1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình

90 661 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 324,05 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói cho vay tiêu dùng (CVTD) đang và sẽ đóng một vai tròchủ đạo trong các dịch vụ ngân hàng Bởi vì cho vay tiêu dùng không chỉlà khoản mục mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà còn vì người tiêudùng với trình độ dân trí và mức sống ngày càng cao sẽ vay nhiều hơn đểtiêu dùng, để nâng cao mức sống bản thân và đáp ứng các kế hoạch chitiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương lai.

Nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng cho đến nay tại Việt Nam vẫnchưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó Vì vậy với tư cách là trunggian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế, các ngân hàngthương mại cần phải thúc đẩy hoạt động đó Hiện nay đối với các ngânhàng thương mại Việt Nam thì tín dụng vẫn đang là hoạt động mang lạithu nhập chính, do đó họ cũng rất quan tâm phát triển cho vay tiêu dùngtrong thời gian tới Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương (NHCT) BaĐình là một Ngân hàng thương mại quốc doanh có mức dư nợ hàng nămlên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong nhưng năm gần đây hoạt động cho vaytiêu dùng của NHCT Ba Đình đã có những bước phát triển đáng kể, chấtlượng cho vay được cải thiện dần qua từng năm.

Qua thời gian thực tập tại NHCT Ba Đình, em đã có điều kiện tìmhiểu và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng, đặc biệt làhoạt động cho vay tiêu dùng Làm sao để cùng với việc tăng trưởng dư nợlà chất lượng CVTD không ngừng được nâng cao? Đây không chỉ là mộtvấn đề trăn trở với NHCT Ba Đình mà còn đối với các NHTM nói chung.

Do vậy em chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngCông Thương khu vực Ba Đình” để làm đề tài nghiên cứu với hy vọng

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD nói riêng cũng như hoạtđộng kinh doanh của NHCT Ba Đình nói chung trong những năm tới.

Trang 2

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính được chia thành 3chương.

+ Chương 1: Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàngthương mại.

+ Chương 2; Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Côngthương Ba Đình.

+ Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngCông Thương Ba Đình

CHƯƠNG 1

Trang 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊUDÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CHO VAY TIÊU DÙNG

1.1.1 KHÁI NIỆM CHO VAY TIÊU DÙNG (CVTD)

Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, cùng với sự phát triển củanền kinh tế thị trường thì ngân hàng được coi là một trung gian tài chínhquan trọng bậc nhất của nền kinh tế Sự hoạt động hiệu quả của nó sẽ làtiền đề cho việc luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lựctài chính cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Nhắc đến hoạt động chủ yếu của ngân hàng thì không thể không nóiđến hoạt động cho vay Đặc biệt là đối với các ngân hàng Việt Nam thìlợi nhuận từ hoạt động cho vay đem lại chiếm một phần rất lớn trong tổnglợi nhuận Do vậy có thể nói cho vay là hoạt động chủ chốt của các ngânhàng thương mại.

Trên cơ sở đó thì hoạt động cho vay có thể được hiểu như sau: “ Chovay là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên di vay (cá nhân, doanhnghiệp, và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sảncho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bêndi vat có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên chovay khi đến hạn thanh toán”.

Do đó dựa trên các tiêu thức khác nhau thì người ta có thể phân chiacho vay ra lam nhiều loại Nếu dựa vào mục đích sử dụng vốn vay thìngười ta đưa ra loại hình cho vay tiêu dùng Và trên thực tế có nhiều cáchđịnh nghĩa khác nhau về CVTD CVTD là các khoản cho vay nhằm tàitrợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ giađình Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang

Trang 4

trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ… Bên cạnh đó, những chitiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởiCVTD Nhưng nhìn chung “ CVTD được coi là khoản tiền vay cấp chocác cá nhân hộ gia đình để chi dùng cho các mục đích không kinhdoanh”.

Cho vay tiêu dùng cho phép cá nhân, các hộ gia đình được sử dụngtrước khả năng mua của mình trong tương lai, tức là tạo điều kiện thoảmãn nhu cầu tiêu dùng trước khi họ có khả năng chi trả Do đó ngoài việcnâng cao mức sống về mặt vật chất thì nó còn gián tiếp kích thích sảnxuất phát triển Mặt khác ở CVTD thì người vay sử dụng tiền vay vàomục đích không sinh lời và nguồn trả nợ độc lập so với việc sử dụng tiềnvay.

Ở các nước phát triển thì hoạt động này đã rất phát triển và được sửdụng rất rộng rãi còn ở nước ta thì mới chỉ là giai đoạn ban đầu Do đóviệc nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của hoạt động cho vay này kếthợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa cho việc thúc đẩy hoạtđộng này và đem lại hiệu quả thiết thực cho ngân hàng nói riêng và nềnkinh tế nói chung.

1.1.2 ĐỐI TƯỢNG CVTD

Tuỳ vào cách xác đinh của từng ngân hàng hoặc cách phân chia thìđối tương cho vay tiêu dùng có rất nhiều dạng Ta có thể chia đối tượngcho vay tiêu dùng theo mức độ tài chính của khách hàng Có thể chia làmcác nhóm như sau:

+ Các đối tượng có thu nhập thấp: Những người có thu nhập thấp thìthường nhu cầu vay để tiêu dùng không cao vì giới hạn bởi thu nhậphạn chế việc vay vốn nhằm tạo sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.+ Các đối tượng có thu nhập trung bình: Đối với những người nàynhu cầu vay vốn có xu hướng tăng mạnh Đối tượng này muốn vay

Trang 5

để tiêu dùng hơn là bỏ ra khoản tiền tiết kiệm tích luỹ của mình đểđáp ứng được những mục đích đó.

+ Các đối tượng có thu nhập cao: Nhu cầu nảy sinh làm tăng thêmkhả năng thanh toán và coi no như một khoản nợ linh hoạt để chitiêu khi mà tiền vốn tích luỹ của họ đang được đầu tư trung và dàihạn Hiểu theo cách khác thì khoản tiền vay tiêu dùng này được coila nguồn ứng trước của lợi nhuận do đầu tư mang lại Những ngườinhóm này là thường xuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng vớisố tiền lớn Vì vậy, các ngân hàng thương mại càn phải chú ý quantâm đến nhóm khách hàng này.

1.1.3 ĐẶC ĐIỂM CHO VAY TIÊU DÙNG

1.1.3.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ QUY MÔ

Đối với cho vay tiêu dùng ta có thể thấy một đặc điểm là số lượngkhách hàng vay thì rất lớn những giá trị mỗi khoản vay thì thường là nhỏ.Mặc dù vậy thì tổng giá trị các khoản thì vẫn lớn Bởi vì cho vay tiêudùng là khoản vay cấp cho các cá nhân, hộ gia đình để chi dùng cho cácmục đích không kinh doanh nên nó thường là các khoản vay có giá trịkhông lớn thậm chí còn rất nhỏ Giá trị này được xác định trên cơ sở giácả hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng mà nhữngthứ này thì không quá đắt đỏ Hoặc do những cá nhân, hộ gia đình họcũng có một số tiền tích luỹ nhất định nên số tiền họ còn thiếu để vay sẽchiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nhu cầu để tiêu dùng.

Những do số lượng khách hàng là lớn nên tổng khoản cho vay la rấtlớn, điều này được phản ánh qua tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại cácngân hàng thương mại lớn Đây cũng là xu thế phổ biến, khi xã hội càngphát triển thì những nhu cầu để thoả mãn nhu cầu cá nhân và tiêu dùngcàng trở nên phong phú và đa dạng hơn do đó số lượng vay tiêu dùng sẽlớn.

1.1.3.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ LÃI SUẤT

Trang 6

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn và “cứng nhắc” với lãisuất các loai trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp Ngoài ra chí phícủa nó cũng thường cao hơn so với các khoản cho vay khác.

Cho vay tiêu dùng từ khi ra đời và phát triển đã đem lại cho các ngânhàng lợi nhuận lớn, lãi suất cho vay tiêu dùng thường được cố định Khiđưa ra mức lãi suất cho vay cố định đó, các ngân hàng thường phải dựtính đến yếu tố lãi suất huy động đầu vào sẽ thay đổi như thế nào để làmcăn cứ đưa ra lãi suất cho vay tiêu dùng Vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùngkhông linh hoạt như các khoản cho vay kinh doanh khác hiện nay với lãisuất thoả thuận, tuỳ thuộc sự thay đổi của điều kiện thị trường Đây cũnglà yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng khi lãi suât huy động tăng, nhưngthông thường các khoản vay tiêu dùng thường được định giá rất cao Lýdo chính được đưa ra để lý giải cho mức lãi suất cao của các khoản vaytiêu dùng đó là cho vay tiêu dùng có chi phí lớn và rủi ro cao trong danhmục cho vay của ngân hàng Mỗi hợp đồng vay thường có giá trị nhỏ hơnnhiều so với giá trị các hợp đồng vay của các đơn vị sản xuất Do đó chiphí tổ chức cho vay cao

Ngoài ra nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vàochu kỳ kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, moi người tin rằngmình sẽ có một thu nhập cao hơn trong tương lai từ đó nhu cầu người dânsẽ tăng lên dẫn đến tăng nhu cầu cho vay tiêu dùng Ngược lại khi nênkinh tế suy thoái, sức mua của dân cư giảm sút, mọi người có xu hướngtiết kiệm hơn là tiêu dùng nên họ sẽ hạn chế tìm kiếm các khoản vay từngân hàng Do đó nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm.

Người tiêu dùng thường kém nhạy cảm với lãi suất Ta có thể thấynhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất Họthường chỉ quan tâm đến số tiền mà họ phải trả theo từng đợt (có thể làtháng, quý) hơn là lãi suất mà họ phải chịu Bởi vì khi tiêu dùng một loạihàng hoá dịch vụ nào đó, có thể có giá trị lớn hoặc nhỏ thì họ chỉ quan

Trang 7

tâm đến việc thu nhập của mình trong tương lai có thể trang trải đượckhoản vay hiện nay hay không, nếu phù hợp họ sẽ vay để thoả mãn nhucầu của mình.

Thu nhập và trình độ học vấn cũng có tác động rất lớn đến việc sủdụng các khoản tiền vay của người tiêu dùng Những người có thu nhậpcao và ổn định thường sẽ có nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, và những ngườicó học vấn cao thì những nhu cầu hàng ngày của họ yêu cầu sẽ ngày càngphong phú và đa dạng như vêd giải trí, điều kiện sống, sinh hoạt … vàngược lại Bên cạnh đó thì tư cách khách hàng là một yếu tố rất khó xácđịnh song lại rất quan trọng, quyết định đến sự hoàn trả của khoản vay.Nó là một khái niệm trừu tượng không dễ dàng gì xác định được rằng tưcách người đó là tốt hay xấu Nếu họ là người có tư cách tốt thì họ sẽ có ýthức và trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn Ngược lại,nếu khách hàng là người có tư cách không tốt thì việc nhận biết được conngười thực của họ là rất khó và họ chỉ làm sao để vay được tiền ngânhàng mà rất ít quan tâm tới việc làm thế nào để trả nợ Do vậy ngân hàngcho những đối tượng đó vay sẽ rất dễ gặp rủi ro khi thu nợ.

1.1.3.3 RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

Bản thân hoạt động cho vay của ngân hàng đã đã tiềm ẩn rất nhiềurủi ro và cho vay tiêu dùng cũng không phải là ngoại lệ Mà rủi ro tronghoạt động này lại tiềm ẩn rủi ro ở mức cao hơn các khoản vay kinhdoanh Ta có thể xem xét nó dưới 2 góc độ, đó la rủi ro lãi suất và rủi rotín dụng.

+ Về rủi ro lãi suất: Cũng như đã nói ở trên do lãi suất cho vay tiêudùng là cố định và nó thường được xác định giá dựa trên lãi suất cơ bảncộng với mức lãi suất cận biên và phần bù rủi ro Nhưng khi lãi suất trênthị trường vốn tăng mà lãi suất của các khoản cho vay tiêu dùng là cốđịnh và cứng nhắc như thế sẽ khiến cho ngân hàng phải bù đắp mức lãisuất huy động vốn mà không được thay đổi lãi suất cho vay tiêu dùng.

Trang 8

+ Về rủi ro tín dụng: Nguồn tài chính để chi trả cho khoản vay tiêudùng không phải là dựa vào lợi nhuận hay bắt nguồn từ chính nhữngkhoản tiền vay đó đem lại mà nó lai phụ thuộc vào một nguồn khác độclập hoàn toàn với nguồn vay đó chính là khoản thu nhập của người đótrong tương lai Do đó nó sẽ bao gồm cả rủi ro khách quan và chủ quan.Ví dụ như tình trạng kinh tế tăng trưởng hay la suy thoái, bệnh tật, thiêntai, địch hoạ… nó đều làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ người vay,hoặc cac rủi ro mang tính cá nhân về sức khoẻ, tai nạn, công việc nó sẽảnh hưởng gian tiếp đến nguồn thu nhập của người đó và đương nhiên sẽđe doạ đến nguồn trả nợ của ngân hàng.

1.1.3.4 ĐẶC ĐIỂM LỢI NHUẬN TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

Chính vì rủi ro càng cao nên kỳ vọng lợi nhuận đem lại càng lớn,nên ta có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa rủi ro và lợi nhuận Như ởtrên đã nói cho vay tiêu dùng luôn tiềm ẩn rủi ro ở mức cao, điều nàyđồng nghĩa với một điều là lợi nhuận kỳ vọng mang lại từ nguồn cho vaytiêu dùng là cũng lớn Thực ra có điều này là do chính vì rủi ro tiềm ẩn làcao do đó phần bù rủi ro được cộng vào để tính mức lãi suất cũng cao,ngoài ra khoản chi phí mà ngân hang phải bỏ ra thực hiện được một hợpđồng là cũng chiếm tỷ lệ lớn so với giá trị khoản cho vay nên nó cũnglàm cho lãi suất trở nên cao hơn Ngoài ra hầu như không có sự co dãncầu tiêu dùng khi lãi suất thay đổi, vì mục tiêu của họ là thoả mãn nhucầu lên hàng đầu chứ không phải là tính chuyện thu lợi nhuận lãi lỗ từkhoản đó như là trong kinh doanh Chính vì những điều kiện trên nênmức lãi suất cho vay tiêu dùng thường được xác định cao hơn mức bìnhthường và quan trọng hơn là nó lại được người tiêu dùng chấp nhân, dođó lợi nhuận kỳ vọng mang lại sẽ ở mức cao hơn.

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY TIÊU DÙNG

Trang 9

Có nhiều phương thức cho vay tiêu dùng dựa trên những tiêu thứckhác nhau để ta có những góc nhìn nhận khác nhau đối với loại hình chovay tiêu dùng.

1.2.1 PHÂN LOẠI CHO VAY TIÊU DÙNG DỰA VÀO MỤC ĐÍCH

Căn cứ vào mục đích vay, cho vay tiêu dùng được chia làm 2 loại:- Cho vay tiêu dùng cư trú: cho vay tiêu dùng cư trú là khoản vaynhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở củakhách hàng là cá nhân hộ gia đình.

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: cho vay tiêu dùng phi cư trú là khoảncho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phi mua sắm, xe cộ, đồ dùng giađình, chi phí học hành , giải trí và du lịch…

1.2.2 CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC HOÀN TRẢ

Căn cứ vào phương thức hoàn trả thì gồm có cho vay tiêu dùng trảgóp và phi trả góp Trong đó thì cho vay tiêu dùng trả góp chiếm tỷ lệ rấtlớn Vì người ta thấy rằng định kỳ trả như vậy thì sẽ thuận lợi hơn là trảgốc và lãi một lần.

- Cho vay tiêu dùng trả góp: nó là cac khoản vay ngắn hoặc trunghạn được thanh toán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (có thể theo thánghoặc quý) Khoản vay này thường được tài trợ cho nhu cầu mua sắm đốivới những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài Ví dụ như là ôtô,đồ dùng thiết bị gia đình hoặc để trả các khoản nợ cho gia đình Cùng vớinó thì trách nhiệm và thiện trí trả nợ của khách hàng cũng cao hơn.

- Thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toántrước một phần giá trị tài sản cần mua sắm (khoảng 20-30% giá trị hànghoá) Đây là số tiền phải trả trước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Sốtiền trả trước cũng cần phải đủ lớn để một mặt làm cho người đi vay nghĩrằng họ chính là chủ tài sản, mặt khác nó còn làm nhiệm vụ hạn chế rủi rocho ngân hàng Và tài sản đảm bảo khoản vay này chính là tài sản cần

Trang 10

mua sắm Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợcủa khách hàng, ngân hàng phải chú ý một số vấn đề sau:

+ Số tiền thanh toán mỗi kì phải phù hợp với khả năng thu nhập xéttrong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng.

+ Giá trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưađược thu hồi.

+ Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng,thường là theo tháng do nguồn trả nợ của người vay tiêu dùng chủ yếu làtừ thu nhập nhận được hàng tháng Đây chính là hình thức cho vaykhuyến khích tiêu dùng, phù hơp với chủ trương kích cầu của Chính phủgiúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm.

- Cho vay trả một lần: là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộgia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lầnkhi khoản vay đáo hạn Qui mô của những khoản vay này tương đối lànhỏ, bao gồm cả phí tài khoản với yêu cầu thanh toán trong một khoảngthời gian tương đối ngắn Phần lớn các khoản vay loại này được dùng đểchi trả cho các chuyến đi nghỉ, tiền nằm viện, mua các vật dụng gia đìnhhoặc sửa chữa ôtô, nhà ở.

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là các khoản vay trong đó ngân hàngcho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc thấuchi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, trong thời gian tíndụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếmđược từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện cho vay vàtrả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn Trong tất cả các lãi suất cho vay tiêudùng, mức cao nhất là đối với tín dụng tuần hoàn Bởi vì những khoảnvay tín dụng không được đảm bảo, và chi phí để điều hành tín dụng tuầnhoàn tương đối cao: như dự trữ quỹ, xử lý thẻ tín dụng bao gồm kiểm tratín dụng lừa đảo và những mất mát trong thu ngân Lãi phải trả trong mỗikỳ có thể dựa trên một trong ba cách sau:

Trang 11

+ Lãi trước được tính trên số dư nợ đã được điều chỉnh, theo phươngpháp này số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗithời kỳ khi khách hàng đã được thanh toán nợ cho ngân hàng.

+ Lãi được tính trên số dư nợ trước khi điều chỉnh: theo cách này sốdư nợ dùng để tính lãi là số dự nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ đượcthanh toán.

+ Lãi được tính trên cơ sở nợ bình quân.

1.2.3 CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TIỀN VAY(3 LOẠI)

1.2.3.1 CHO VAY CẦM ĐỒ

- Nó chính là một hình thức ngân hàng cho khách hàng vay để nhằmmục đích tiêu dùng nhưng ngân hàng giữ tài sản của khách hàng để đảmbảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng.

- Danh mục các loại tài sản và điều kiện các tài sản được cầm đồcũng được ngân hàng quy định cụ thể dựa trên cơ sở quy định của phápluật và chính sách tín dụng của ngân hàng

1.2.3.2 CHO VAY THẾ CHẤP LƯƠNG

Cho vay thế chấp lương thường được áp dụng cho khách hàng cóviệc làm ổn định, thu nhập ổn định ngoài việc chi cho các khoản thườngxuyên hàng tháng thì còn tích luỹ được để còn trả nợ vay Và số tiền đượcvay sẽ dựa trên nhu cầu muốn vay của khách hàng, thu nhập thườngxuyên của khách hàng đó và giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng Dođó khi xét duyệt cho vay, ngân hàng cần thu thập đủ thông tin về các thunhập khác nhau cũng như các khoản chi tiêu khác thường xuyên củakhách hàng.

1.2.3.3 CHO VAY CÓ ĐẢM BẢO TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ TIỀNVAY

Nó thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêudùng để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài Tuỳthuộc vào khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua

Trang 12

sắm và mức tối đa cho vay khoảng 50-60% giá trị tài sản mua sắm mà từđó ngân hàng sẽ có mức cho vay thích hợp.

1.2.4 CĂN CỨ VÀO NGUỒN GỐC CỦA CÁC KHOẢN CHO VAYTIÊU DÙNG

Căn cứ vào nguồn gốc của các khoản cho vay thì ta có thể chia ralàm 2 loại: phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp và phương thức chovay tiêu dùng gián tiếp Bởi vì có 2 cách: đó là ngân hàng có thể thựchiện trực tiếp các khoản cho vay tiêu dùng này với khách hàng đến xinvay tại ngân hàng hoặc ngân hàng có thẻ mua lại các phiếu tiêu dùng từnhững người bán lẻ hàng hoá cho khách hàng tiêu dùng hay từ nhữngngười cung cấp dịch vụ tiêu dùng Ví dụ: các chứng từ của những ngườibuôn bán xe ôtô, những người bán lẻ thiết bị dân dụng như máy điều hoà,tủ lạnh, máy giặt, tivi…

1.2.4.1 CHO VAY TIÊU DÙNG GIÁN TIẾP

- Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phátsinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho nhàtiêu dùng Nó được thể hiện qua sơ đồ sau:

(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ.

(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chiuhàng hoá.

Công ty bán lẻNgân hàng

Người tiêu dùng

Trang 13

(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngânhàng.

(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho các công ty bán lẻ.

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng - Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm như:

+ Cho phép ngân hàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.+ Cho phép ngân hàng tiết giảm được chi phí trong cho vay.

+ Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và cáchoạt động ngân hàng khác.

+ Trong trường hợp có quan hệ với các công ty bán lẻ tốt, cho vaytiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.

- Ngoài ra nó còn có một số nhược điểm sau:

+ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã đượcbán chịu.

+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiệnviệc bán chịu hàng hoá.

+ Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạpcao.

Do những nhược điểm này cho nên những ngân hàng tham gia vàohoạt động này đều phải co những biện pháp , cơ chế kiểm tra kiểm soátrất chặt chẽ Trong khi đó một số ngân hàng thì lại không để ý đến nhiềuhoạt động cho vay tiêu dùng gián tiếp này.

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp thường được thực hiện thông qua cácphương thức như phương thức được truy đòi hoàn toàn, phương thức truyđòi hạn chế, phương thức không truy đòi, phương thức mua lại.

+ Phương thức truy đòi hoàn toàn: Phương thức này nói rằng khi báncho ngân hàng các khoản nợ mà mà người tiêu dùng đã mua chịu, công tybán lẻ sẽ cam kết thanh toán toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng nếu khi

Trang 14

đến hạn người mà tiêu dùng không thanh toán được cho ngân hàng Mặtkhác nếu một số phiếu nợ trở thành quá hạn thanh toán các công ty bán lẻbuộc phải chi trả, thu xếp thời gian thực hiện chi trả Do đó phương thứcnày mang lại ít rủi ro cho ngân hàng và như thế các công ty bán lẻ buộcphải quan tâm đến chất lượng các khoản bán chịu.

+ Phương thức truy đòi hạn chế: theo phương thức này trách nhiệmcủa công ty bán lẻ đối với các khoản nợ mà người tiêu dùng không thanhtoán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, nó phụ thuộc vào cáckhoản thoả thuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ Các điều kiện thườngđược sử dụng là:

* Công ty bán lẻ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần nợtrong trường hợp nếu người mua không đủ tiền để trả trước một số tiềnnhất định khi mua hoặc không đủ tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng.

* Công ty bán lẻ cam kết trả toàn bộ số đã bán chịu cho tới khingân hàng thu hồi được nợ.

* Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ giớihạn trong phạm vi số tiền dự phòng gửi tới ngân hàng.

+ Phương thức không truy đòi: Là phương thức không yêu cầu sựbồi thường của công ty bán lẻ do vậy các công ty này sẽ không có tráchnhiệm về các phiếu nợ bán cho ngân hàng Đây là phương thức luôn tiềmẩn nhiều rủi ro hơn đối với ngân hàng nên chi phí tài trợ thường đượcngân hàng tính cao hơn so với phương thức truy đòi Cũng chính vì cónhiều rủi ro hơn nên ngân hàng thường phải lựa chọn loại chứng từ nàođược mua và các công ty bán lẻ sẽ không nhận được một phần chi phíđược trích lập của khoản dự trữ Chỉ có các công ty bán lẻ mà rất đượcngân hàng tin cậy thì mới được áp dụng phương thức này.

+ Phương thức mua lại: Đây chính là phương thức thoả thuận khôngtruy đòi hoặc truy đòi giới hạn, cho phép công ty bán lẻ mua lại số dưthực tế chưa thanh toán Khi khoản cho vay quá hạn thi hàng hoá sẽ được

Trang 15

ngân hàng tái sở hữu và phân phát cho công ty bán lẻ trong một thời gianđã được sắp xếp Phương thức này phù hợp với các công ty bán lẻ mạnhvề tài chính và có trách nhiệm Vì công ty bán lẻ có ít rủi ro với phươngthức mua lại hơn là phương thức truy đòi hoàn toàn, họ được một phầnnhỏ hơn trong lợi tức tài chính.

1.2.4.2 PHƯƠNG THỨC CHO VAY TIÊU DÙNG TRỰC TIẾP

- Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếpxúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này Chovay tiêu dùng trực tiếp thường được thể hiện theo sơ đồ sau:

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.

(2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua tài sản cho cáccông ty bán lẻ.

(3) Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công tybán lẻ.

(4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(5) Người tiêu dùng thanh toán số tiền vay cho ngân hàng.

- So với cho vay tiêu dùng gián tiếp thì cho vay tiêu dùng trực tiếpcó một số ưu điểm như:

Người tiêu dùng

Trang 16

+ Ngân hàng có thể tận dùng được sở trường của nhân viên tín dụng.Đây là những người được đào tạo chuyên môn và có rất nhiều kinhnghiệm trong lĩnh vực tín dụng nên các quyết định trực tiếp của ngânhàng sẽ có chất lượng cao hơn với trường hợp quyết định bởi các công tybán lẻ.

+ Ngoài ra thì bản thân nhân viên tín dụng của ngân hàng luôn có ýthức và trách nhiệm tạo ra các khoản vay có chất lượng tốt (khả năng chovay được nhiều nhưng phải kèm theo khả năng thu hồi cả gốc và lãi tốt)trong khi các nhân viên của các công ty bán lẻ thường chú trọng đến việcbán được nhiều hàng.

+ Tại điểm bán hàng, thì các quyết định thường được đưa ra vộivàng và có thể từ chối bỏ sót đối với một số khách hàng tốt, đương nhiêncũng sẽ có nhiều khoản cấp tín dụng không chính đáng Điều này có thểsẽ hạn chế hơn nếu người câp tín dụng là ngân hàng.

Ta có thể phân thành các phương thức như sau:

- Phương thức tín dụng trả theo định kỳ: Theo phương thức này thìtoàn bộ số tiền vay được sẽ ghi nợ vào tài sản cho vay và ghi có vào tàisản tiền gửi cá nhân, hoặc được giao cho khách hàng một cách trực tiếp.Trong hợp đồng tín dụng của phương thức này giữa ngân hàng và kháchhàng thường tồn tại điều khoản “ mục đích sử “ tức là thoả thuận về đốitượng cấp tín dụng.

Thông thường thì kỳ hạn hoàn trả thường là một tháng, người vaytiêu dùng tiến hành trả dần dần theo tháng để giảm bớt số tiền nợ cho đếnkhi hết Ngoài ra kỳ hạn hoàn trả còn tuỳ thuộc vào nhu cầu của ngườivay nữa Tiền lãi được tính trên cơ sở số dư hàng tháng còn lại của khoảntiền vay Nhưng cũng có sự linh hoạt trong phương thức hoàn trả, ví dụtrong trường hợp thì việc hoàn trả được tiến hành một lần vào thời điểmgiao hạn khoản vay bao gồm cả gốc và lãi.

Trang 17

Ngoài ra còn có sự linh động trong phương thức sử dụng khoản vay.Ngân hàng cung ứng những khoản ứng trước có tính chất dự phòng nghĩalà chỉ một phần khoản ứng trước này được đem ra sử dụng trong kỳ hạnđã cho phép Khi đó ngân hàng sẽ áp dụng phí cam kết có thể tính chotoàn bộ số tiền trong suốt kỳ hạn kể từ khi ngân hàng trao quyền sử dụng,hoặc có thể tính cho số tiền còn lại thuộc phần chưa dùng đến của khoảnứng trước đã cho phép.

Điều quan trọng đối với ngân hàng trong phương thức cho vay này làngân hàng phải xác định được các nguồn thu nhập của khách hàng đồngthời với nó là các khoản cho chi phí cần thiết Từ đó có thể đánh giá đượcnăng lực hoàn trả của người vay cũng như hạn mức khoản tiền có thể vay.- Phương thức thấu chi: Thấu chi là hình thức cấp tín dụng ứng trướcđặc biệt trên cơ sở hợp đông tín dụng hay còn gọi là hạn mức tín dụng, nóđược thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được sử dụng dư nợ trongmột giới hạn nhất định Cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãnglai của họ vượt quá số dư cho tới một hạn mức cho phép.

Nghiệp vụ này có lợi cho khách hàng hơn trong việc sử dụng nó Nóchỉ đòi hỏi khách hàng chỉ phải trả lãi phần tiền của khoản tiền ứng trướcđã sử dụng theo mức lãi suất đã thoả thuận, không qui định các đối tượngtín dụng là các mặt hàng cụ thể nào Việc hoàn trả định kỳ không đượcthiết lập, khách hàng có thể hoàn trả một số tiền nào đó vào bất kỳ lúcnào, có thể bằng cách gửi tiền vào tài khoản Hàng năm ngân hàng sẽ xemxét ấn định lại việc tăng hay giảm lượng tiền hoặc yêu cầu phải hoàn trảvào bất cứ lúc nào Đối với ngân hàng thì việc kiểm tra kiểm soát thườngxuyên có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì nó chính là lúc xem lại hoạt độngnày có thật sự đem lại hiệu quả cho ngân hàng không, sự rủi ro không thuhồi được có lớn hay không, số dư biến động ra sao Khi cấp khoản tiềnthấu chi, giám đốc hoặc cán bộ tín dụng có nhiêm vụ phát hành một thưnghiệp vụ Trong đó nó qui định lượng tiền tối đa có thể thấu chi, lãi suất,

Trang 18

các điều kiện yêu cầu đảm bảo, chi phí các loại có liên quan, thời điểm táixét và kỳ hạn nợ.

- Phương thức thẻ tín dụng: Đây là nhiệp vụ tín dụng mà trong đóngân hàng sẽ phát hành thẻ cho những người có tài khoản ở ngân hàngphải có đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa màngười có thẻ được phép sử dụng Ở đây sẽ có sự thoả thuận giữa 3 bên:người giữ thẻ, ngân hàng và người buôn bán Tấm thẻ sẽ là bằng chứngđảm bảo để các nhà buôn bán thấy rằng ngân hàng đã bảo lãnh một mứctín dụng đối với người giữ thẻ Mỗi thẻ có một mức tín dụng ấn định, vàmức này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sự tín nhiệm của ngân hàng vớikhách hàng và một phần phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng Nếukhách hàng có những dấu hiệu làm ảnh hưởng đến lòng tin của ngân hàngnhư việc chậm chi trả, hoặc chi trả thiếu không đúng thời hạn thì có thểthẻ tín dụng sẽ bị thu hồi Thẻ được tái phát hành định kỳ theo thời gian,đây cũng là điều hợp lý vì nó cho phép ngân hàng đánh giá lại khả năngcủa người giữ thẻ, xem người đó có thể giữ thẻ không và có phải thay đổimức tín dụng cho phù hợp với tình hình tài chính của người đó trong hiệntại va tương lai hay không Có hai cách để ngân hàng cung cấp dịch vụthẻ tín dụng cho khách hàng.

+ Ngân hàng có thể đưa ra loại thẻ tín dụng riêng mình và thoả thuậnvới các công ty bán lẻ là châp nhận loại thẻ đó như là một phương thứcthanh toán Khi khách hang sử dụng loại thẻ này để đi mua hàng hoá dịchvụ thì công ty bán lẻ sẽ chấp nhận và gửi hoá đơn bán hàng hoặc sử dụngdịch vụ có ký tên xác nhân của khách hàng cho ngân hàng phát hành thẻ,lúc đó ngân hàng sẽ ghi có vào tài khoản của công ty bán lẻ sau khi đã trửđi khoản tiền chiết khấu phù hợp Với phương thức này khách hàng muốnthu được lợi nhuận thì số công ty bán lẻ châp nhận thẻ của ngân hàngphải đủ lớn và số người sử dụng thẻ cũng phải đủ lớn Để khắc phục

Trang 19

nhược điểm này thì có thể đưa ra loại thẻ tín dụng thứ hai đó là thẻ tíndụng do công ty Visa, Master card phát hành.

Thuận lợi mang lại từ phương thức phát hành này la ngân hàng sẽnhận được nhiều sự giúp đỡ về nghiên cứu thị trường, sử lý và nâng caochất lượng thẻ, cùng với nó là ngân hàng sẽ phải bỏ ra một chi phí thấphơn nhiều so với trường hợp ngân hàng tự phát hành thẻ tín dụng củariêng mình Ngoài ra do phát hành thông qua một chương trình độc quyềnnên thẻ sẽ được nhiều biết đến được châp nhận rông rãi của các công tybán lẻ vô hình chung đã khuyến khích mọi người sử dụng thẻ nhiều hơnlàm tăng số lượng người sử dụng từ đó tạo điều kiện để ngân hàng thu lạinhiều lợi nhuận hơn từ phương thức phát hành thẻ này.

Thật vậy việc sử dụng thẻ mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi sovới tiền mặt, séc và một số phương thức chi trả khác Việc sử dụng thẻlàm giảm thiểu nhu cầu giữ tiền mặt (đang là một thói quen của ngườidân Việt Nam), nó cho phép người sử dụng thẻ trì hoãn việc chi trả chocác hàng hoá và dich vụ mà họ tiêu dùng trong một thời gian ngắn Mặtkhác nó còn có giá trị như một tài sản đảm bảo dùng để tạm ứng tiền màkhông cần những thủ tục rườm rà khác Nhưng song song với nó thì việckiểm tra kiểm soát thẻ tín dụng lại trở nên vô cùng quan trọng và cầnthiết Vì việc các thẻ tín dụng bị đánh cắp, làm giả đã trở nên ngày càngphổ biến và nó gây tổn thất cho cả ngân hàng và người sử dụng thẻ Vàdo đó thì thẻ tín dụng được sử dụng chủ yếu trong pham vi mức bán lẻ vànó không phù hợp để sử dụng trong các cuộc mua bán hàng hoá dịch vụcó giá trị lớn như: xe hơi, tàu thuyền, các thiết bị gia dụng đắt tiền

1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG

Có nhiều nhân tố tác động đến cho vay tiêu dùng, nhưng ta có thểchia nó ra làm hia loại nhân tố chính: đó là nhóm các nhân tố khách quanvà nhóm các nhân tố chủ quan.

1.3.1 NHÓM NHÂN TỐ KHÁCH QUAN

Trang 20

Đây là nhóm các nhân tố mà bản thân ngân hàng không kiểm soátđược, nó gồm có các nhân tố sau: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý,môi trường xã hội, các chính sách của nhà nước.

1.3.1.1 MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

Đây là môt nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay tiêudùng của ngân hàng Nó có thể là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt độngnày hoặc ngược lại Môi trường kinh tế bao gồm: trình độ phát triển kinhtế, thu nhập trung bình trên đầu người, mức sống của người dân Khi mànền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì mức sống người dâncũng được nâng cao, khi đó thì những nhu cầu về tiêu dùng cũng gia tăngtheo vì họ yên tâm về các khoản thu nhập của họ trong tương lai Từ đódẫn đến hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ có điều kiện để phát triển mạnh.Còn khi nền kinh tế bị khủng hoảng, trì trệ thì bản thân tâm lý người tiêudùng cũng rất cẩn trọng trong chi tiêu vì họ muốn dự trữ cho tương lai, dođó mà nhu cầu tiêu dùng cũng chỉ dừng lại ở mức vừa đủ nên hoạt độngcho vay tiêu dùng sẽ gặp khó khăn hơn.

1.3.1.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Ta thấy bất kỳ một hoạt động của cá nhân hay tổ chức xã hội nàođều phải tuân theo pháp luật của đất nước và quốc gia đó Có như vậy thìđất nước mới có sự ổn định lâu dài, và do đó hoạt động của ngân hàng nóichung và hoạt động cho vay tiêu dung nói riêng cũng nằm trong pham vikhuôn khổ của pháp luật, nó cũng phải tuân theo những qui định của nhànước, luật của các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các qui định khác Nếuluật qui định về cho vay tiêu dung chung chung không rõ ràng, thiếu sựđồng bộ còn nhiều khe hở thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của cácngân hàng, không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh.Còn nếu như bộ luật qui định đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ thì góp phầnthúc đẩy sự phát triển lành mạnh các hoạt động của ngân hàng nói chungvà cho vay tiêu dùng nói riêng Và khi có luật về cho vay tiêu dùng thì nó

Trang 21

sẽ tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển hơn và mang lại hiệu quảcao Nó chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến đường lối mục tiêu vàchiến lược của từng ngân hàng.

1.3.1.3 MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

Các nhân tố này gồm tập quán, trình độ dân trí, lối sống, thóiquen… Nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu người tiêu dùng và từ đó ảnhhưởng đến mối quan hệ cho vay tiêu dùng giữa khách hàng và ngân hàng.Ví dụ tuỳ từng vùng với những tập quán sinh hoạt ăn uống chi tiêu khácnhau mà lương tiền họ chi tiêu để thoả mãn nhu cầu hiện tại và tương lailà khác nhau Có những nơi họ có xu hướng chi tiêu thu nhập của mìnhvào chủ yếu là ăn uống, nhưng cũng có nhưng nơi họ chi tiêu cho ăn uốngít hơn và để tích luỹ mua sắm các đồ dụng thiết bị cho gia đình nhiều hơn.Hoặc cũng có nơi người dân là những người cần cù, cần mẫn tiết kiệm thìnhu cầu của những nơi này là không cao, và cũng có những nơi mọingười đến để vui chơi giải trí, để tiêu dùng thì những nơi này hoạt độngcho vay tiêu dùng có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng.

1.3.1.4 CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

Đây là những chính sách mang tầm vĩ mô và thường có thời giantương đối dài Nó thường được đề ra theo nhiệm vụ của từng năm Ví dụlà khuyến khích đầu tư nước ngoài, hay gia tăng đầu tư vào một số ngànhtrong nước, kích cầu để tạo điều kiện hàng hoá tiền tệ lưu thông nhằmthúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoặc là giảm qui định lãi suất trần của cácngân hàng… Tất cả những điều này đều nhằm mục đích làm cho nền kinhtế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, nếu thực hiện được đúngthì đời sống người dân sẽ được nâng cao, xã hội phát triển nhu cầu tiêudùng và trinh độ dân trí cũng thay đổi theo hướng thuận lợi cho phát triểncho vay tiêu dùng Cùng với nó là các chính sách về thuế thu nhập, thuếvề hàng hoá, dịch vụ, các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển, xoá đóigiảm nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu vung xa, miền núi, hải đảo…

Trang 22

Những yếu tố như thế đều có tác động đến trước mắt và lâu dài đến cầutiêu dùng của người dân

Ngoài ra những mối quan hệ, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phầnkinh tế khác nhau, giữa các cơ quan cá nhân tổ chức đều ảnh hưởng đếnhoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Và những điều này lại chịusự chi phối không nhỏ của những chính sách của Đảng và nhà nước, dođó ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng của những đường lối chính sáchnày tới hoạt động cho vay tiêu dùng.

1.3.2 NHÓM CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN

Đây là nhóm nhân tố phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng Dođó nó sẽ là những nhân tố ngân hàng có thể chi phối được Nếu ngânhàng có một chính sách chiến lược tổng thể và lâu dài cho hoạt động chovay tiêu dùng thì hoạt động này sẽ có điều kiện để phát triển và ngày mộthoàn thiện hơn Nhưng nếu ngân hàng không làm gì để khuyến khích thúcđẩy nó thì hoạt động này sẽ không có cơ hội và động lực để phát triển.

1.3.2.1 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG

Chính sách tín dụng chính là mức giới hạn cho vay đối với mộtkhách hàng, lãi suất cho vay và mức phí, tài sản đảm bảo và hướng giảiquyết những khoản nợ khó đòi Do đó một chíng sách tín dụng phù hợpvà đa dạng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến xin vay, và khi nó đápứng được mong muốn nhu cầu của người tiêu dùng thì chắc chắn ngânhàng sẽ thành công trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng Ngược lại vớichính sách tín dụng cứng nhắc kém linh hoạt thi sẽ hạn chế việc đi vaygiảm tính canh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.

1.3.2.2 THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG

Quá trình này là rất quan trọng đối với việc xem xét có cho kháchhàng vay hay không, nhưng chính nó cũng là rào cản nếu nó quá ư phứctạp và rườm rà Nó làm người di vay nản lòng trong khi quá trình này làmhọ mất nhiều thời gian và công sức Và để hạn chế được điều này thì việc

Trang 23

thẩm định phải dựa trên các thủ tục cơ sở khoa học hợp lý và song songvới nó thì việc thực hiện phải nghiêm chỉnh, nó là yếu tố quyết định chấtlượng thẩm định và chất lượng khoản tín dụng Ngoài ra vốn huy độngvà vốn tự có giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc ngân hàng tiếnhành các hoạt động kinh doanh của mình, nó cũng thể hiện phần nào độtin cậy và khả năng sức mạnh của ngân hàng đó.

1.3.2.3 THÔNG TIN TÍN DỤNG

Bản chất của ngân hàng là đi vay và cho vay, mà hoạt động cho vaylại phụ thuộc vào lòng tin của ngân hàng với khách hàng đó: họ có tìnhhình tài chính ra sao, có thể hoàn trả lãi và gốc trong khoảng thời giannào Mà để ra quyết định có cho vay hay không thì ngân hàng phải cóđược nhưng thông tin có thể tin cậy được nói khác đi đó chính là chấtlượng thông tin tín dụng Ví dụ: tư cách, uy tín, năng lực quản lý, tìnhhình xã hội, xu hướng phát triển kinh tế Và việc yêu cầu của thông tintín dụng đó phải chính xác, kịp thời và đầy đủ, vì mọi thông tin chỉ có giátrị trong một khoảng thời gian xác định và một số ngân hàng do khôngnắm bắt được thông tin kịp thời nên đã không đáp ứng được nhu cầu vềvốn cho khách hàng, hạn chế việc mở rộng cho vay tiêu dùng.

1.3.2.4 CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ TÍN DỤNG

Chất lượng cán bộ tín dụng thể hiện qua trình độ nghiệp vụ chuyênmôn đạo đức nghề nghiệp, cũng như khả năng giao tiếp của cán bộ tíndụng Nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn giỏi mà không có đạođức nghề nghiệp thì lợi ích của ngân hàng sẽ bị tổn hại nhiều hơn là íchlợi mà họ mang lại Nhưng bên cạnh đó, cán bộ tín dụng nhất thiết cầnphải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng, có như vậy thì việcthẩm định khách hàng mới chính xác, từ đó đưa ra quyết định mới đúngđắn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Do khách hàng là người tiếp xúctrực tiếp với cán bộ tín dụng nên theo họ thì cán bộ tín dụng sẽ chính làbộ mặt của ngân hàng Sự thân thiện và cởi mở đúng mực sẽ làm cho

Trang 24

khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn vào ngân hàng và từ đó dễ trở thànhkhách hàng quen thuộc của ngân hàng.

1.3.2.5 CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾT BỊ

Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng lớn đến việc thu hút kháchhàng Việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phù hợp đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng sẽ giúp ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh, thu hútđược nhiều khách hàng hơn Mặt khác việc áp dụng các công nghệ tiêntiến giúp hoạt động của ngân hàng diễn ra chính xác và trôi chảy hơn rấtnhiều.

Trên đây là một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cho vay tiêu dùng,ngân hàng muốn duy trì hoạt động và nâng cao chất lượng cho vay tiêudùng thì không thể không để ý đến các yếu tố trên.

Trang 25

Khi mới thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực BaĐình được giao nhiệm vụ : Vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa củng cố tổchức và hoạt động ngân hàng Lúc này hoạt động mang tính cung ứng cấpphát theo chỉ tiêu- kế hoạch được giao của nhà nước với mục tiêu hoạtđộng mang tính bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt độngtheo mô hình quản lí một cấp theo Nghị định 163/CP được Hội đồngchính phủ ban hành ngày 16/6/1977 Mô hình này được duy trì từ khithành lập cho đến tháng 07 năm 1988 thì kết thúc

Ngày 01/07/1988, theo nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (hiệnnay đổi thành chính phủ) ngành ngân hàng chuyển từ cơ chế quản lí hànhchính, kế hạch sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản língân hàng hai cấp ( bao gồm : Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thươngmại ) Các ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đời, gồm: Ngânhàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam,Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàngNgoại thương Việt Nam hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận và an toàn.Nghị định 53/ HĐBT đã góp phần hình thành mô hình ngân hàng mớiđem lại hình thức mới trong lĩnh vực huy động và chu chuyển vốn Trongbối cảnh chuyển đổi đó, ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổithành một Chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi chinhánh NHCT khu vực Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thươngThành phố Hà Nội Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự,thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp – phục vụ, lấy lợi nhuận làmmục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanhdịch vụ, khai thác mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụmới vào kinh doanh

Từ năm 1988 đến năm 1993 chi nhánh NHCT khu vực Ba Đìnhhoạt động theo mô hình quản lí NHCT ba cấp : trung ương – thành phố –quận dẫn đến việc quản lí cồng kềnh, chồng chéo Hoạt động kinh doanh

Trang 26

của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình phụ thuộc hoàn toàn vào NHCTThành phố Hà Nội, các phương thức và nghiệp vụ kinh doanh chưa đượctriển khai có hiệu quả, cùng những khó khăn thử thách của những nămđầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng nênhoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đi đến kémhiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánhngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô Trước những khó khăn vướngmắc từ mo hình tổ chức quản lí, cũng như từ cơ chế; bắt đầu từ01/04/1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm môhình tổ chức hai cấp Trong mô hình này cấp trung gian là NHCT Thànhphố Hà Nội bị xoá bỏ, chỉ còn hai cấp : Cấp trung ương – Cấp quận.Cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ chi nhánh NHCTkhu vực Ba Đình đã có sức bật mới; hoạt động theo mô hình mộtngânhàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham giacạnh tranh một cách tích cực trên thị trường Nhanh chóng tiếp cận thịtrường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với các môitrường kinh doanh trong cơ chế thị trường Trong công tác xây dựng, ổnđịnh mô hình tổ chức, chi nhánh luôn coi trọng đội ngũ cán bộ, luôn bồidưỡng nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn, năng lực quản lí điềuhànhvà coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cụ thể: chi nhánh đã tự sưutầm tài liệu, tự tổ chức các lớp học tại chỗ hoặc ngoài giừ làm việc,ngườibiết kèm người chưa biết, người có kinh nghiệm truyền đạt cho ngườimới vào nghề Công tác đào tạo nghiên cứu, học tập của mỗi cán bộ viênchức chi nhánh đã thực sự có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiện cho đội ngũcán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trênvị trí công tác được phâncông, làm nòng cốt xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh toàn diện,hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh trong những năm sau này Sau năm 1993, hoạt độngkinh doanh tại chi nhánh đã có nhữngthuận lợi nhất định Sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa chi

Trang 27

nhánh với các NHCT cùng hệ thống nhằm khai thác ưu thế từng đơn vịvới mục tiêu cùng xây dựng và phát triển thị trường Về mô hình tổ chứcsố cán bộ viên chức đã được tăng thêm cả về chất lượng và số lượng.

2.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN

2.1.2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG BAN

Theo quyết định số 151/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc chuyển mớimô hình của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình theodự án hiện đại hóa NHCT, gồm có các phòng ban nghiệp vụ sau:

 Phòng kế toán giao dịch  Phòng khách hàng 1  Phòng khách hàng 2  Phòng khách hàng cá nhân

 Phòng tổ chức hành chính  Phòng tổng hợp và tiếp thị  Phòng tài trợ thương mại

 Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng thông tin điện toán Phòng kế toán tài chính Phòng kiểm tra nội bộ Các phòng giao dịch

 Các quỹ tiết kiệm / Điểm giao dịch

Các phòng ban của chi nhánh có sơ đồ cơ cấu tổ chức điều hành nhưsau:

Trang 28

2.1.2.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG PHÒNGBAN

a/ Phòng kế toán giao dịch. Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với kháchhàng, tổ chức hoạch toán kế toán theo qui định của nhà nước và củaNHCT Việt Nam Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo qui định củaNHNN và của NHCT Quản lí hệ thống giao dịch trên máy, quản lí quỹtiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sửdụng sản phẩm của ngân hàng.

 Nhiệm vụ:

- Quản lí hệ thống giao dịch trên máy : thực hiện mở, đóng giao dịchchinhánh hàng ngày; nhận các dữ liệu/ tham số mới nhất từ NHCT ViệtNam; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện giaodịch

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng + Mở/ đóng các tài khoản (ngoại tệ và VND) + Thực hiện các giao dịch gửi /rút tiền từ tài khoản.

+ Bán sec (bảo chi, chuyển khoản ) cho khách hàng theo thẩmquyền.

Trang 29

+ Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyểntiền (VND và ngoại tệ) trong và ngoài nước, chi trả kiều hối.

+ Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc dulịch, séc bảo chi , séc chuyển khoản

+ Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ… + Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp).

+ Kiểm tra và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụngân hàng; Kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động).

+ Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá,cho thuê tủ két )

- Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tửliên ngân hàng, lập và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên vàchi nhánh, làm các báo cáop theo quy định.

- Quản lí thông tin và khai thác thông tin.

+ Duy trì, quản lí hồ sơ thông tin khách hàng + Quản lí mẫu dấu chữ kí của khách hàng.

+ Quản lí sec và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từgốc

+ Quản lí quỹ tiền mặt trong ngày.

- Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theothẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng họp liệt kê giao dịch trongngày, đối chiếu lập và in báo cáo, đóng nhật kí theo quy định.

- Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trìnhban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro theocác hướng dẫn của NHCT Việt Nam.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ.

- Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quyết định củangân hàng.

- Làm công tác khác do giám đốc giao.

Trang 30

b/ Phòng khách hàng 1(doanh nghiệp lớn).

 Chức năng :

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanhnghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lí các nghiệp vụliên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT.

- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay và xử lí giao dịch + Nhận và xử lí đề nghị vay vốn, bảo lãnh.

+ Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh.

+ Đưa ra các quyết định chấp thuận/ từ chối đề nghị vay vốn/ bảolãnh trên cỏ sở các hồ sơ và việc thẩm định.

+ Kiểm tra giám sát các khoản vay.Phối hợp với cán bộ liênquanthwcj hiện thu nợ, thu lãi, thu phí.

+ Theo dõi quản lí các khoản cho vay bắt buộc Tìm biện pháp thuhồi khoản cho vay này.

+ Theo dõi quản lí các khoản nợ có vấn đề, tiến hành xử lí tài sản bảođảm của các khoản nợ có vấn đề.

+Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng

- Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quyđịnh.

- Quản lí các khoản vay cho vay, bảo lãnh; quản lí tài sản đảm bảo

Trang 31

- Phân tích hoạt độngkinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốnxin bảo lãnh để phụ vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả.

- Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch theo khách hàng, nhóm kháchhàng theo sản phẩm dịch vụ.

- Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và nhữngvấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chinhánh xem xét, giải quyết.

- Lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ.- Làm công tác khác do giám đốc giao.

c/ Phòng khách hàng 2(doanh nghiệp vừa và nhỏ). Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanhnghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lí cácnghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợpvới chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT.

- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay và xử lí giao dịch + Nhận và xử lí đề nghị vay vốn, bảo lãnh.

+ Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh.

Trang 32

+ Đưa ra các quyết định chấp thuận/ từ chối đề nghị vay vốn/ bảolãnh trên cỏ sở các hồ sơ và việc thẩm định.

+ Kiểm tra giám sát các khoản vay Phối hợp với cán bộ liênquanthwcj hiện thu nợ, thu lãi, thu phí.

+ Theo dõi quản lí các khoản cho vay bắt buộc Tìm biện pháp thuhồi khoản cho vay này.

+ Theo dõi quản lí các khoản nợ có vấn đề, tiến hành xử lí tài sản bảođảm của các khoản nợ có vấn đề.

+Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng.

- Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quyđịnh.

- Quản lí các khoản vay cho vay, bảo lãnh; quản lí tài sản đảm bảo

- Phân tích hoạt độngkinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốnxin bảo lãnh để phụ vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả.

- Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch theo khách hàng, nhóm kháchhàng theo sản phẩm dịch vụ.

- Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và nhữngvấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chinhánh xem xét, giải quyết.

- Lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ.- Làm công tác khác do giám đốc giao.

d/ Phòng khách hàng cá nhân. Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân,để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lí các nghiệp vụ liên quanđến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ

Trang 33

hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT; quản lí hoạt động củacác quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch

- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay và xử lí giao dịch + Nhận và xử lí đề nghị vay vốn, bảo lãnh.

+ Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh.

+ Đưa ra các quyết định chấp thuận/ từ chối đề nghị vay vốn/ bảolãnh trên cỏ sở các hồ sơ và việc thẩm định.

+ Kiểm tra giám sát các khoản vay.Phối hợp với cán bộ liênquanthwcj hiện thu nợ, thu lãi, thu phí.

+ Theo dõi quản lí các khoản cho vay bắt buộc Tìm biện pháp thuhồi khoản cho vay này.

+ Theo dõi quản lí các khoản nợ có vấn đề, tiến hành xử lí tài sản bảođảm của các khoản nợ có vấn đề.

- Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quyđịnh.

- Quản lí các khoản vay cho vay, bảo lãnh; quản lí tài sản đảm bảo

- Phân tích hoạt độngkinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốnxin bảo lãnh để phụ vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả.

- Điều hành và quản lí lao độn, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiếtkiêm, điểm giao dịch.

- Kiểm tra giám sát các hoạt động của quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch.

Trang 34

- Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm kháctheo hướng dẫn của NHCT Việt Nam

- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và nhữngvấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chinhánh xem xét, giải quyết.

- Lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ.- Làm công tác khác do giám đốc giao.

e/ Phòng tổ chức hành chính. Chức năng:

Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổchức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách củanhà nước và quy định của NHCT Việt Nam Thực hiệncông tác quản trịvà văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện côngtác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.

- Thực nhiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ vè mọi mặt chocán bộ, nhân viên chi nhánh.

- Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị vàphương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tạichi nhánh Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ laođộng uỷ quyền.

Trang 35

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làmviệc, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanhvà quy chế quản lí đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCT ViệtNam.

- Quản lí và sử dụng xe ôtô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bịcủa chi nhánh Định kì bảo dưỡng và khám xe ôtô theo quy định, đảm bảolái xe an toàn Là đầu mối xây dựng nội quy quản lí, sử dụng trang thiếtbị tại chi nhánh.

- Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lí hồ sơ cán bộ theo quy địnhcủa Nhà nước và của NHCT Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đãđược Ban giám đốc duyệt Cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban giám đốc vàcác phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lí an toàn hồsơ cán bộ.

- Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh

- Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết

và Ban giám đốc tiếp khách

- Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan.

- Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan; phối hợp với các phóng kếtoán giao dịch, tiền tệ kho quỹ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàngđặc biệt;phòng cháy nổ; chống bão lụt theo đúng quy định của ngành vàcác cơ quan chức năng.

- Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng.

- Thực hiện công tác khác do giám đốc giao

f/ Phòng tổng hợp và tiếp thị. Chức năng:

Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giámđốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giátình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện hoạt động báo cáo hàng nămcủa chi nhánh.

Trang 36

 Nhiệm vụ:

- Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tư vấn đầutư, tư vấn dịch vụ thẻ, tư vấn dịch vụ bảo hiểm Hướng dẫn khách hàngtới giao dịch tại chi nhánh sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ: lắp đặt, vận hành, xử lí lỗi thẻATM,giải quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ,triển khai sản phẩm thẻ theo hướng dẫn của NHCT.

- Thực hiện công tác tiếp thị, chính sách khách hàng

- Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tìnhhình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh; làm báo cáo theoquy định của NHCT

- Làm công tác thi đua chi nhánh.

-Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng.- Làm công tác khác do giám đốc giao.

Như vậy, từ năm 2003 chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình thực hiệnviệc đổi mới mô hình tổ chức theo quyết định số 151/QĐ-HĐQT-NHCT1đã thu được nhiều thành tựu to lớn Hoạt động chi nhánh NHCT khu vựcBa Đình ngày càng trong sạch, vững mạnh, thi đua hoàn thànhkế hoạchkinh doanh, phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của các thành phần kinh tế

Trang 37

+ Thực hiện các ngiệp vụ nhờ thu (nhờ thu kèm chứng từ, nhờ thukhông kèm chứng từ, nhờ thu séc).

+ Phối hợp với các phòng khách hàng Tổng công ty, phòng kháchhàng công ty vừa và nhỏ để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ,nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toám, bao thanh toán tuyệt đối + Phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh) bảo lãnhtrong nước và ngoài nước trong phạm vi được uỷ quyền.

+ Làm thủ tục chuyển tiếp và phối hợp thực hiện các giao dịch vượthạn mức theo quy định của NHCT Việt Nam.

+ Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vaybắt buộc.

+ Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và uỷ quyền củaNHCT Việt Nam trong từng thời kì.

- Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.

+ Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế theoquy định của NHCT

+ Hướng dẫn và quản lí nghiệp vụ với các đại lí thu đổi ngoại tệthuộc chi nhánh quản lí.

- Thực hiện công tác tiếp thịđể khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh.- Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại.

- Tổng hợp báo cáo, lưu giữ tài liệu theo quy định.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ.

- Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quyết định củangân hàng.

- Làm công tác khác do giám đốc giao.h/ Phòng tiền tệ kho quỹ.

 Chức năng:

Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng quản lí an toàn kho quỹ, quản lí quỹtiền mặt theo quy định của NHNNvà NHCT; ứng và thu tiền cho các quỹ

Trang 38

tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt chocác doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn

 Nhiệm vụ:

- Quản lí an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ, thẻtrắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp ) theo đúng quyđịnh của NHNN và NHCT

- Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịchtrong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độquy định.

- Thu, chi tiền mặt giao dịchcó giá trị lớn.

- Phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy), tổ chức hhành chínhthực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh vớiNHNN,các NHCT trên địa bàn, các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, phònggiao dịch, ATM an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thờinhu cầu chi tại chi nhánh.

- Theo dõi tình hình kho tàng, lập kế hoạch chữa cải tạo tu bổ, nâng cấpkho tiền đúng tiêu chuẩn kĩ thuật.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêucầu nhiệm vụ công tác của phòng.

- Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT.- Làm công tác khác do giám đốc giao

i/ Phòng thông tin điện toán. Chức năng:

Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảmbảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

 Nhiệm vụ:

- Thực hiện quản lí về mặt công nghệ và kĩ thuật đối với toàn bộ hệ thốngmạng thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao.

Trang 39

- Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thốngmạng, máy tính của chi nhánh.

-Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, cácphiên bản mới từ NHCT tại chi nhánh.

- Lập, gửi các báo cáo bằng File theo quy định hiện hành của NHCT ViệtNam, NHNN.

- Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tinvề phân hệ điện toán để phối hợp xử lí kĩ thuật phát sinh trong chi nhánh.- Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCTViệt Nam Xử lí các sự cố đối với hệ thông thông tin tại chi nhánh Thựchiện lưu trữ, backup dữ liệu toàn chi nhánh.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêucầu nhiệm vụ công tác của phòng.

- Phối hợp với các phòng chức năng để triển khai công tác đào tạo vềcông nghệ thông tin tại chi nhánh.

- Làm công tác khác do giám đốc giao.k/ Phòng kế toán tài chính.

 Chức năng:

Phòng kế toán tài chính là phòng tham mưu cho giám đốc thực hiệncông tác quản lí tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chinhánh theo đúng quy định của NHNN và của NHCT

Trang 40

- Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêunội bộ đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình giám đốc chinhánh quyết định.

- Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạchvà thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi cho các quỹ theo quy định củaNhà nước và NHCT đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinhdoanh của chi nhánh.

- Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định Là đầu mối trongquan hệ với cơ quan thuế và tài chính.

- Phối hợp với phòng tổ chức hầnh chính, xây dựng nội quy quản lí, sửdụng trang thiết bị tại chi nhánh.

- Thực hiện lưu giữ chứng từ, số liệu, làm báo cáo theo quy định của nhànước và NHCT

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng.- Làm công tác khác do giám đốc giao.

l/ Phòng kiểm tra nội bộ. Chức năng:

Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giámđốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chinhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước vàcơ chế quản lí của ngành.

 Nhiệm vụ:

- Thực hiện giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo chương trình, kế hoạchhoặc chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, về tổ chức thực hiện quy trìnhnghiệp vụ, chế độ, thể lệ tại chi nhánh theo quy định nhà nứơc, NHNN,NHCT Việt Nam Báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lícá nhân, tổ chức có sai phạm được phát hiện trong kiểm tra, kiểm toán.Theo dõi, giám sát hoặc tham gia giải quyết, đôn đốc kiến nghị sau thanhtra, các vụ việc nổi cộm tại chi nhánh.

Ngày đăng: 03/12/2012, 10:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Là hình thức cho vay trong đó ngânhàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho nhà  tiêu dùng - Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình
h ình thức cho vay trong đó ngânhàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho nhà tiêu dùng (Trang 12)
TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN (2003– 2005) Đơn vị: Triệu đồng - Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình
2003 – 2005) Đơn vị: Triệu đồng (Trang 54)
Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trưởng qua các năm - Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình
ua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trưởng qua các năm (Trang 54)
Qua bảng số liệu thì nợ quá hạn của các khoản vay trung và dài hạn không nhiều, mà chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn, một  phần lý do là tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tông  dư nợ CVTD - Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình
ua bảng số liệu thì nợ quá hạn của các khoản vay trung và dài hạn không nhiều, mà chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn, một phần lý do là tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tông dư nợ CVTD (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w