NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 78 - 81)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC

3.2.6. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, toàn bộ quá trình cho vay như gặp gỡ tiếp xúc khách hàng, thẩm định, ra quyết định… không có một máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bọ tín dụng đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào trình độ

nghiệp vụ, sự năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Những điều kiện cần thiết mà một cán bộ tín dụng nên có là:

+ Có kiến thức, trình độ, có kỹ năng chuyên môn vững vàng, có năng lực dự đoán các vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong quan hệ xã hội, khả năng giao tiếp tốt.

+ Có năng lực học tập, nghiên cứu, có ý thức học hỏi trau dồi kinh nghiệm, không ngừng vươn lên trong công tác. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực như:

- Thực hiện tốt chiến lược đào tạo cán bộ, xây dựng các chương trình đào tạo chính thức đối với các cán bộ này là vấn đề hết sức quan trọng. Nội dung của chương trình đào tạo chủ yếu này là đào tạo tại chỗ trong đó cán bộ tập sự sẽ được làm việc cùng với cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và nghiệp vụ giỏi trên cơ sở một kèm một. Như vậy cán bộ tập sự sẽ thu lượm được nhiều kiến thức, thông qua quan sát học hỏi. Sau khi đạt đến một trình độ nhất định, cán bộ tập sự sẽ cho phép cho vay dưới sự kiểm soát của cán bộ tín dụng cho đến khi đủ năng lực làm việc độc lập. Ngoài việc đào tạo tại chỗ, ngân hàng cũng nên mở các lớp học ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ công nhân viên. Ngân hàng cần phát triển hơn nữa việc đào tạo cho giao dịch đổi mới công nghệ ngân hàng. Tăng cường cử cán bộ nhân viên tham dự các khoá học về nghiệp vụ ngân hàng và ngân hàng cũng nên tạo điều kiện cho các cán bộ học lên thạc sĩ và tiến sĩ.

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, điều tra, phân tích đánh giá cho cán bộ tín dụng là việc làm hết sức quan trọng. Đây là một kỹnăng hết sức cần thiết đối với một cán bộ tín dụng vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thẩm định dự án, đề xuất với cán bộ lãnh đạo phê duyệt. Chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Do vậy đội ngũ cán bộ này phải có khả năng thu thập và xử lý thông tin tốt, có khả năng giao tiếp để thu hút

khách hàng, có hiểu biết thực tế. Họ phải khéo léo trong việc đàm phán, thương lượng với khách hàng về các điều kiện vay vốn làm sao đảm bảo lợi ích của ngân hàng nhưng vẫn thu hút được ngân hàng.

- Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng để họ làm việc với năng suất và trách nhiệm cao từ lúc cho vay đến khi thu nợ.

- Bố trí sắp xếp và xử dụng cán bộ một cách hợp lý. Ngân hàng cần tìm hiểu về năng lực, sở trường của từng cán bộ tín dụng để đề bạt, bố trí, quản lý sử dụng cán bộ phù hợp, phát huy tốt khả năng của mỗi người nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác, ngăn ngừa rủi ro xảy ra.

- Quy định thời gian cán bộ tín dụng đi cơ sở chiếm 2/3 thời gian làm việc trong tháng để nắm bắt được tình hình khách hàng vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu lãi, thu nợ và xử lý nợ kịp thời khi có các vấn đề xảy ra có nguy cơ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

- Công tác tuyển dụng cán bộ tín dụng cũng là một trong những vấn đề ngân hàng đặc biệt quan tâm.Ngân hàng cần đặt ra các điều kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ nghiệp vụ, tổ chức thi tuyển để lựa chọn những người thực sự có năng lực vào công tác. Nếu thực hiện được tốt việc tuyển dụng này, ngân hàng hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện các mục tiêu phát triển của mình, đồng thời nguồn nhâ lực tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng so với ngân hàng khác trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, ngân hàng nên tiến hành các cuộc thăm dò nội bộ về mức độ hài lòng của nhân viên ngân hàng về chế độ lương, thưởng điều kiện làm việc cũng như mục đích, định hướng của họ trong tương lai, nhằm giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có các thông tin đầy đủ và có cách nhìn nhận đúng đắn về nhân viên của mình.

Ngoài ra, ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu, văn nghệ thể thao hay các cuộc thi nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng nhằm tạo cơ hội cho các nhân viên trao đổi thêm kinh nghiệm nghề

nghiệp và hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời bộ phận tín dụng và các bộ phận khác cũng cần có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ, tăng cường học hỏi giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung của ngân hàng.

3.2.7. TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ VẬT CHẤT, HIỆN ĐẠI HOÁ CÔNG NGHÊ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w