KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI SỰ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 82 - 84)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC

3.3.1.KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI SỰ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC

NƯỚC

Do chính nhưng lợi ích mà thu được khi cho vay tiêu dùng được hoàn thiện và mở rộng nên nhà nước cũng cần có những nỗ lực nhằm hộ trợ cho muc tiêu phát triển tín dụng tiêu dùng, khuyến khích và tạo ra những điều kiện thuận lợi để sự phát triển của loại hình cho vay này diễn ra một cách lành mạnh tốt đẹp.

+ Nhà nước cần phải ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng. Ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý được coi là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên. Chính việc nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế chính trị – xã hội ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về hàng hoá

và tiêu dùng. Hơn nữa, việc có một môi trường ổn định cũng giúp cho các doanh nghiệp an tâm tiến hành sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng phong phú về hàng hoá dịch vụ tiêu dùng của dân cư.

+ Nhà nước cần tiếp tục củng cố cơ cấu ngành trong nền kinh tế theo hướng ưu tiên cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng và các ngành dịch vụ phục vụ đời sống của dân cư.

+ Nhà nước cần sớm ban hành luật tín dụng tiêu dùng, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nhà nước cần chỉ thị cho cơ quan lập pháp và các ban ngành có liên quan nghiên cứu về luật tín dụng tiêu dùng. Vận dụng sáng tạo của các nước khác vào điều kiện thực tế vủa Việt Nam là một việc làm cần thiết, vì các nước đi trước luôn cho ta những bài học kinh nghiệm nhưng vận dụng thế nào cho khéo thì đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu hơn nữa.

+ Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề đó phải nằm trong chiến lược phát triển chung của quốc gia. Do vật muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới như ngành ngân hàng thì cần có một đương lối chiến lược chỉ đạo của nhà nước. Do đó, nhà nước cần có khuyến khích, hỗ trợ các trường đại học trong khối kinh tế nói chung.

+ Nhà nước nên tiếp tục xúc tiến các chương trình phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, các chương trình hỗ trợ nông dân và các hộ gia đình có thu nhập thấp để giúp họ nâng cao, cải thiện mức thu nhập, thu hẹp dần hố sau ngăn cách giầu nghèo, tránh tình trạng có sự phân hoá sâu sắc giữa các tầng lớp xã hội.

+ Nhà nước nên hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc phổ biến kiến thức, thông tin về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Cụ thể, nhà nước có chỉ thị cho các cơ quan truyền hình, truyền thanh, báo chí của nhà nước quảng bá về tín dụng tiêu dùng, tạo ra các chính

sách hỗ trợ, ưu tiên nhằm khuyến khích cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng.

+ Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần chấn chỉnh hoạt động của mình trong phạm vi có liên quan, như là việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác này nhằm bảo vệ quyền hạn của các ngân hàng trong vấn đề liên quan đến cầm cố, thế chấp.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 82 - 84)