1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng công thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

71 640 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 204,67 KB

Nội dung

Một trong số các hoạt động của ngân hàng có hoạt động cho vay, từ trước đếnnay, các ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản xuất kinh doanh mà chưaquan tâm tới giai đoạn cuối cùng

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA: KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH TP.HCM

GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà SVTH : Huỳnh Thái Uyển

MSSV : 2112190271

TP.HỒ CHÍ MINH – 1/2015

Trang 2

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt ba năm học tập tại trường Cao đẳng Công thương TP.HCM, em đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng tận tình và quý báu của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Tài chính - Ngân hàng trong việc tạo điều kiện cho em học tập, trang

bị kiến thức chuyên môn cũng như hành trang thực tập để tiếp cận với những công việc thực tế trong lĩnh vực tài chính NH

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Tài chính - Ngân hàng của trường Cao đẳng Công thương TP.HCM Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến Cô Nguyễn Thị Hồng Hà, cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt nhất bài báo cáo tốt nghiệp của mình

Trang 4

góp ý chân thành của Cô sẽ giúp em hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu Một lầnnữa, em cảm ơn Cô rất nhiều.

Bên cạnh đó, em cũng rất biết ơn VietinBank - CN TP.HCM nói chung, cácanh chị Phòng giao dịch Trường Sơn nói riêng, đã tạo điều kiện cho em thực tập,hướng dẫn em thực hiện các thao tác quy trình nghiệp vụ, giúp em vận dụng những

lý thuyết học được trên ghế nhà trường vào những công việc thực tế trong NH

Em xin kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp trồngngười mai sau, chúc các anh chị tại Phòng giao dịch Trường Sơn cũng như các anhchị tại CN TP.HCM công tác tốt và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

CBCNV Cán bộ công nhân viên

Trang 6

Số hiệu Tên Trang

Trang 7

Số hiệu Tên Trang

Sơ đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của VietinBank - CN

Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay KHCN áp dụng tại NHCTVN 27

Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank - CN TP.

Biểu đồ 2.2

Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng của Vietinbank - CN

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 3

1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 3

1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 3

1.1.2 Đối tượng cho vay tiêu dùng 3

1.1.3 Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng 3

1.1.3.1 Đặc điểm về quy mô 4

1.1.3.2 Đặc điểm về lãi suất 4

1.1.3.3 Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ 4

1.1.3.4 Đặc điểm về rủi ro 4

1.1.3.5 Đặc điểm về chi phí và lợi nhuận 5

1.4.1 Phân loại cho vay tiêu dùng 5

1.1.4.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của NH 5

1.1.4.2 Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay 5

1.1.4.3 Căn cứ vào cách thức trả nợ 5

1.1.4.4 Căn cứ vào hình thức cho vay 6

1.1.5 Vai trò của cho vay tiêu dùng 6

1.1.5.1 Đối với khách hàng 6

1.1.5.2 Đối với Ngân hàng 7

1.1.5.3 Đối với nền kinh tế 7

1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng 7

1.1.6.1 Các chỉ tiêu định tính 7

1.1.6.2 Các chỉ tiêu định lượng 8

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng 10

Trang 9

1.1.7.1.2 Môi trường pháp lý 10

1.1.7.1.3 Môi trường văn hóa xã hội 11

1.1.7.1.4 Chủ trương chính sách của Nhà nước 11

1.1.7.2 Các nhân tố chủ quan 11

1.1.7.2.1 Chính sách tín dụng của NHTM 11

1.1.7.2.2 Quy trình cấp tín dụng 12

1.1.7.2.3 Thông tin tín dụng 12

1.1.7.2.4 Chất lượng cán bộ và cơ sở vật chất thiết bị 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIETINBANK - CN TP.HCM 13

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 13

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 13

2.1.2 Giới thiệu về VietinBank - CN TP.HCM 14

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14

2.1.2.2 Hệ thống tổ chức tại CN TP.HCM 15

2.1.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 15

2.1.2.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng\ban 16

2.1.2.2.3 Hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012-2014 19

2.1.2.2.3.1 Hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay 19

2.1.2.2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tổng quát 21

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng VietinBank - CN TP.HCM giai đoạn 2012-2014 22

2.2.1 Một số quy định đối với hoạt động cho vay tiêu dùng 22

2.2.1.1 Các quy định về điều kiện cho vay 23

2.2.1.2 Nguyên tắc vay vốn 23

2.2.1.3 Những trường hợp không cho vay 23

Trang 10

2.2.1.6 Các phương thức cho vay 24

2.2.1.7 Các quy định về thời hạn cho vay 24

2.2.1.8 Các quy định về lãi suất cho vay và phí 24

2.2.1.9 Các quy định về mức cấp tín dụng đối với cho vay có tài sản bảo đảm 25

2.2.2 Quy trình tín dụng tiêu dùng 26

2.2.3 Những sản phẩm cho vay tiêu dùng tiêu biểu 29

2.2.3.1 Cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở 29

2.2.3.2 Cho vay mua ô tô 30

2.2.3.3 Cho vay chứng minh tài chính 30

2.2.3.4 Cho vay du học 31

2.2.3.5 Cho vay khác 31

2.2.4 Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 32

2.2.4.1 Doanh số cho vay tiêu dùng 32

2.2.4.2 Doanh số thu nợ tiêu dùng 34

2.2.4.3 Dư nợ tiêu dùng 35

2.2.4.4 Nợ xấu tiêu dùng 38

2.2.5 Nhận xét hoạt động cho vay tiêu dùng 40

2.2.5.1 Kết quả đạt được 40

2.2.5.2 Những hạn chế 41

2.2.5.3 Nguyên nhân 42

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIETINBANK - CN TP.HCM 43

3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại VietinBank - CN TP.HCM 43 3.1.1 Định hướng phát tiển chung VietinBank – CN TP.HCM 43

3.1.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng VietinBank - CN TP.HCM 44

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng VietinBank - CN TP.HCM 44

Trang 11

3.2.1 Nâng cao chất lượng an toàn tín dụng 45

3.2.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý và tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng 46

3.2.3 Mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng 46

3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động marketing NH 47

3.2.5 Xây dựng chính sách khách hàng tập trung và có chọn lọc 48

3.2.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin và cải tiến công nghệ NH 50

3.3 Kiến nghị với NH TMCP Công Thương Việt Nam 50

TỔNG KẾT 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngân hàng là trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nềnkinh tế Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc hoàn thiện và mởrộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và pháttriển Một trong số các hoạt động của ngân hàng có hoạt động cho vay, từ trước đếnnay, các ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản xuất kinh doanh mà chưaquan tâm tới giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất là tiêu dùng Nếu cho vaysản xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu

về hàng hóa đó hay có nhu cầu nhưng không có khả năng thanh toán Tất yếu điềunày sẽ dẫn tới cung lớn hơn cầu, hàng hóa bị tồn kho và xảy ra ứ đọng vốn

Theo một số thống kê gần đây trên thế giới thì cho vay tiêu dùng là một trongnhững khoản mục giữ vai trò quan trọng và đóng góp phần lợi nhuận không nhỏtrong hoạt động cho vay của ngân hàng Tuy nhiên, dịch vụ cho vay tiêu dùng màngân hàng cung cấp có thể là một trong những dịch vụ có chi phí cao nhất và nhiềurủi ro nhất đối với ngân hàng vì tình hình tài chính của các cá nhân và hộ gia đình

có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc và sức khỏe của họ.Chính vì lý do đó mà các khoản cho vay tiêu dùng được quản lý một cách chặt chẽ,linh hoạt trước những vấn đề đặc biệt có liên quan Ở Việt Nam ta trong những nămgần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu kinh doanh và tiêu dùngcủa người dân ngày càng tăng cao Cùng với đó là những dịch vụ mới của ngânhàng được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Sự cạnh tranh giữa cácngân hàng về khách hàng cá nhân là rất gay gắt Chính vì vậy mà các ngân hàngluôn phải đổi mới, cải tiến để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chinhánh TP.HCM - PGD Trường Sơn, được quan sát, tiếp cận và tìm hiểu về quytrình cũng như quy định và tình hình về hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân và hơnthế nữa là do những yêu cầu về cạnh tranh trong thực tiễn ở phân khúc cho vay nàynên em đã chọn đề tài “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM” cho bài báo cáo thực tập

2 Mục tiêu đề tài

Trang 13

Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 mục tiêu:

- Hệ thống hóa các lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

- Đề xuất một số giải pháp hoạt động cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào những mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tàitập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm 2012, 2013, 2014 tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh Theo đó sosánh với định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng năm 2015 và các nămtiếp theo của ngân hàng

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chung: phương pháp biện chứng, phân tích thống kê…

- Phương pháp cụ thể: phương pháp nghiên cứu tài liệu…

- Đồng thời, phân tích các nguồn tài liệu như các báo cáo ngân hàng Phân tích

số liệu sẵn có về thực trạng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánhTP.Hồ Chí Minh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung chính được chia thành:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TIÊU DÙNG

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍMINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO

VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHINHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG

CHO VAY TIÊU DÙNG

1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay, qua đó NH chuyển cho kháchhàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong khoảnthời gian nhất định, với những thỏa thuận mà hai bên đã ký kết nhằm giúp chokhách hàng có thể sử dụng những dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điềukiện cho họ hưởng một cuộc sống cao hơn

1.1.2 Đối tượng cho vay tiêu dùng

Tùy vào cách xác định của từng NH hoặc cách phân chia thì đối tượng CVTD

có rất nhiều dạng Ta có thể chia đối tượng CVTD theo mức độ tài chính của kháchhàng Có thể khái quát thành các nhóm sau:

- Nhóm đối tượng có nhu nhập thấp: Những người có thu nhập thấp thườngvay vốn không nhiều vì bị hạn chế bởi thu nhập, việc vay vốn chỉ nhằm làm cân đốigiữa thu nhập và chi tiêu

- Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình: Vì có thu nhập khá nên nhu cầu vayvốn sẽ tăng mạnh hơn so với nhóm đối tượng có nhu nhập thấp Họ sử dụng tiềnvay chủ yếu là để tiêu dùng hơn là dùng chính số tiền tích lũy của mình để chi tiêu

- Nhóm đối tượng có thu nhập cao: Họ vay nhằm mục đích tăng khả năngthanh toán và coi như đó là một khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền tích lũy của

họ chưa cao hay chưa thu được lợi nhuận từ đầu tư mang lại Đây là nhóm đốitượng có những khoản tiêu dùng lớn và thường xuyên

Vì chỉ mới bước vào thực hiện kinh tế thị trường một thời gian chưa lâu, nênngười Viêt Nam vẫn còn lạ lẫm với các dịch vụ tài chính Nhìn chung, KHCN ởnước ta có những đặc điểm tâm lý giao dịch như:

+ Ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với NH

+ Ngại phiền phức thủ tục khi giao dịch

+ Ngại chia sẻ thông tin về thu nhập

+ Mặc cảm với những người có thu nhập không cao

1.1.3 Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu tiêu dùng

Trang 15

1.1.3.1 Đặc điểm về quy mô

Quy mô của từng khoản vay thì nhỏ nhưng số khách hàng vay thì rất lớn do đó

số hồ sơ giao dịch lớn nhưng doanh số lại thấp Vì CVTD là khoản vay cấp cho cánhân hay hộ gia đình để chi tiêu với mục đích không kinh doanh nên nó thường lànhững khoản vay có giá trị không lớn Với số lượng khách hàng đông và phân tánrộng khắp nên để giao dịch thuận tiện và đẩy nhanh thời gian giải quyết hồ sơ, NHcần thiết phải mở nhiều CN, văn phòng giao dịch và đầu tư công nghệ online

1.1.3.2 Đặc điểm về lãi suất

Lãi suất CVTD thường cao và cố định so với lãi suất các loại trong lĩnh vựcthương mại và công nghiệp bởi lẽ, mức độ rủi ro của CVTD cao hơn so với các lĩnhvực khác Và chi phí của nó thường cao hơn so với khoản vay khác Tuy nhiên rủi

ro lại phân tán rộng và sẽ không làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của

NH

1.1.3.3 Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ

Nhu cầu vay tiêu dùng thường phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế Khi kinh tế tăngtrưởng ổn định nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng nhanh, khi kinh tế có dấu hiệu xuống dốcthì hoạt động này sẽ giảm

Người tiêu dùng thường kém nhạy cảm với lãi suất Họ chỉ quan tâm tới sốtiền mà họ sẽ phải trả theo từng đợt hơn là lãi suất họ phải chịu Ngoài ra, do số tiềnvay thường nhỏ nên mức chênh lệch lãi suất không làm cho số tiền lãi phải trảchênh lệch đáng kể Khách hàng vay thường chú ý tới việc NH cho vay bao nhiêutrên số TSBĐ hay trên mức thu nhập của họ

Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ mật thiết tới nhucầu tiêu dùng của khách hàng

1.1.3.4 Đặc điểm về rủi ro

Bản thân hoạt động cho vay của NH đã tiềm ẩn nhiều rủi ro và CVTD cũngkhông phải là ngoại lệ Bởi bên cạnh một số nguyên nhân khách quan như môitrường kinh tế, văn hóa, xã hội…nó còn chịu bởi nguyên nhân chủ quan xuất phát từbản thân khách hàng

Trang 16

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chủ quan như tình hình sức khỏe, khả năngtrả nợ, thông tin tài chính của khách hàng Yếu tố đạo đức cá nhân khách hàng khóxác định song lại là nhân tố tác động trực tiếp vào việc trả nợ NH.

1.1.3.5 Đặc điểm về chi phí và lợi nhuận

Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục có chi phí lớn nhất tronghoạt động tín dụng của NH Vì NH phải chi cho những công tác thẩm định và xétduyệt cho vay cũng như việc quản lý hồ sơ khách hàng

Mức lãi suất CVTD khá cao vì rủi ro và chi phí tính trên 1 đơn vị tiền tệCVTD lớn Ngoài ra, số lượng CVTD rất lớn làm cho tổng lợi nhuận của hoạt độngnày tại các NH là đáng kể

1.1.4 Phân loại cho vay tiêu dùng

1.1.4.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của NH

Có thể phân loại CVTD thành 2 loại:

- Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầumua sắm, xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng Đặc điểm của món vay này làquy mô thường lớn và thời gian dài Bởi lẽ khoản cho vay tài trợ cho loại tài sản nàyrất lớn, nên sự biến động không tốt sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn cho NH

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản vay tài trợ cho việc trang trải cácchi phí mua sắm xe, chi phí học hành, giải trí… Đặc điểm của món vay này là quy

mô thường nhỏ và thời gian ngắn

1.1.4.2 Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay

- Cho vay không có đảm bảo: Là việc cho vay dựa trên sự tin cậy, uy tín củakhách hàng mà không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của ngườithứ ba

- Cho vay có đảm bảo: Là việc cho vay mà yêu cầu người đi vay phải có tàisản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba

1.1.4.3 Căn cứ vào cách thức trả nợ

- Cho vay tiêu dùng trả góp: Là hình thức vay mà người đi vay trả nợ gốc hoặcgốc và lãi cho NH với mỗi số tiền bằng nhau nhất định trên mỗi kỳ trả nợ Đây làhình thức cho vay chủ yếu của NHTM Phương thức này thường áp dụng cho khoảnvay lớn hay thu nhập của người vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần

Trang 17

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Là hình thức vay mà người đi vay trả nợ mộtlần khi đến hạn Phương thức này thường áp dụng cho khoản vay nhỏ, thời hạn < 1năm hay thu nhập của người vay cao có đủ khả năng thanh toán hết một lần.

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là khoản vay là NH sẽ cấp cho khách hàngmột hạn mức tin dụng được duy trì trong thời gian nhất định Loại vay này thường

dễ sử dụng và thuận tiện cho khách hàng

Cho vay qua thẻ là một loại hình cho vay phổ biến của tín dụng tiêu dùng tuầnhoàn

1.1.4.4 Căn cứ vào hình thức cho vay

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: đây là hình thức cho vay, trong đó NH tiếp xúctrực tiếp với khách hàng của mình, việc trả nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi

NH

Hình thức này mang tính linh hoat cao và giúp cho NH phát triển thêm cácdịch vụ khác nhằm mở rộng quan hệ giữa NH và khách hàng Tuy nhiên, NH sẽphải chịu rủi ro khi không có mối quan hệ tốt với công ty bán lẻ, NH sẽ thu mộtkhoản tiền nhỏ hơn khoản tiền mà mình đã bỏ ra khi NH phát mãi tài sản

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay, trong đó NH mua nhữngkhoản nợ phát sinh do công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho ngườitiêu dùng NH và công ty bán lẻ sẽ ký kết một hợp đồng mua bán nợ

Hình thức này làm tăng doanh số CVTD, giảm bớt chi phí, rất phù hợp vớicách thức mua hàng lâu bền, giá trị lớn với cả người mua và người bán Nhưng việckhông tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, dẫn đến tình trạng lừa đảo, giả mạo, thiếu

sự kiểm soát của NH khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa Bên cạnh

đó, trong quá trình trả góp, xảy ra việc không ít người mua trả lại hàng hóa chongười bán

1.1.5 Vai trò của cho vay tiêu dùng

1.1.5.1 Đối với khách hàng

Với nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại đã sản xuất racác mẫu mã hàng hóa sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầutiêu dùng của khách hàng Nhờ những khoản CVTD này, khách hàng có thể muasắm những hàng hóa cần thiết cũng như các mặt hàng hóa xa xỉ, nhằm thỏa mãn nhu

Trang 18

cầu chi tiêu và nâng cao cuộc sống hằng ngày khi khả năng tài chính hiện tại chưacho phép Có thể thấy rằng, người tiêu dùng là người hưởng lợi nhiều nhất từ hoạtđộng này.

1.1.5.2 Đối với Ngân hàng

- Cho vay tiêu dùng tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, góp phầnthúc đẩy việc cạnh tranh giữa các NHTM, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro

- Cho vay tiêu dùng giúp mở rộng mối quan hệ giữa NH và khách hàng NH

có thể quảng cáo mình, từ đó có nhiều khách hàng biết đến NH nhiều hơn Tuy hìnhthức CVTD này chiếm một khoản nhỏ nhưng nhu cầu về nó là rất lớn Dân cư làkhách hàng tiềm năng của NH, vì thế để NH phát triển bền vững thì cần phải cónhóm đối tượng này

1.1.5.3 Đối với nền kinh tế

Nền kinh tế thị trường ngày càng đi lên, các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đadạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng CVTD đã góp phần làmgiảm khối lượng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt, làmgiảm áp lực lạm phát, làm ổn định tiền tệ Ngoài ra, làm kích cầu nền kinh tế , tạođiều kiện các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất Sự tác động trở lại vớinăng suất, sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ mở rộng lao đông, tiền công, tiền lươngđược cải thiện Điều đó làm ổn định giá cả trong nước, một đất nước phát triểnmạnh, chất lượng cuộc sống được nâng cao

1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng

1.1.6.1 Các chỉ tiêu định tính

- Đảm bảo nguyên tắc cho vay

Do đặc thù của NH là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnhhưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đất nước, do vậy có cácnguyên tắc khác nhau Trong đó, nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trongđối với NH

Theo Quyết dịnh 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốcNHNN , tại điều 6: nguyên tắc cho vay quy định rõ:

“ Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Trang 19

+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồngtín dụng”

Khi đi vay, mặc dù biết NH sẽ yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảm bảonguyên tắc cho vay nhưng trên thực tế không phải khách hàng nào cũng tuân thủtheo Chính vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc vay vốn, NH chỉ xem xét cho vay khikhách hàng thỏa mãn một số điều kiện vay vốn theo Quyết định 1627/QĐ-NHNNngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN, tại điều 7, điều kiện vay quy định rõ:

+ Có năng lực pháp luật, dân sự, năng lực hành vi nhân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

+ Có mục đích vay vốn hợp pháp

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết

+ Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả

Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của NHNN Việt Nam

- Quá trình thẩm định

Thẩm định tín dụng chỉ là một khâu trong toàn bộ quy trình thẩm định Thếnhưng lại là khâu vô cùng quan trọng vì nó giúp đánh giá chính xác và trung thựckhả năng thu hồi nợ trước khi cho vay

Quá trình thẩm định là cách tốt nhất để NH có thể nắm được một số thông tincần thiết từ khách hàng như: năng lực pháp luật, đạo đức, tài chính Một khoản vay

có chất lượng là một khoản vay đã được thẩm định, và phải bảo đảm các bước củaquá trình thẩm định

1.1.6.2 Các chỉ tiêu định lượng

Chất lượng tín dụng sẽ được đánh giá xác thực nhất thông qua các chỉ tiêuđịnh lượng Các chỉ tiêu thường được tính như:

- Doanh số cho vay tiêu dùng

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng vaykhông nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.Doanh số cho vay thường được xác định theo thời gian là tháng, quý, năm Doanh

số cho vay phụ thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của NH, chu kỳ kinh tế, môitrường pháp lý

Trang 20

Doanh số CVTD phản ánh kết quả phát triển mở rộng hoạt động cho vay vàtốc độ tăng trưởng tín dụng trong NH Khi con số doanh số CVTD càng cao thìcàng tốt và ngược lại.

Ngoài ra, NH còn dùng chỉ tiêu tương đối để phản ánh tỷ trọng CVTD trongtổng số cho vay

Tỷ trọng CVTD =T ổ ng doanh s ố cho vay Doanh s ố CVTD ∗100 %

- Dư nợ cho vay tiêu dùng

Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vàomột thời điểm nhất định Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉtiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền mà NH đã thu hồiđược từ khách hàng sau khi đã việc giải ngân một số tiền cho khách hàng trong mộtthời kỳ nhất định Bên cạnh đó, NH còn dùng chỉ tiêu tỷ trọng thu nợ CVTD đểphản ánh với doanh số CVTD nhất định, thì NH sẽ thu được về bao nhiêu đồng vốn

Tỷ trọng thu nợ=Doanhs ố thu n ợ CVTD Doanhs ố CVTD *100%

Dư nợ cuối năm = Dư nợ đầu năm + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợTổng dư nợ của một NH cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứngnhu cầu về vốn vay của NH đó Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mốiquan hệ của NH và khách hàng trên Tỷ trọng này càng lớn càng tốt

Là một khoản nợ mang những đặc tính sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ với NH khi đã cam kết

đã hết hạn

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có xu hướng xấu, dẫn tới khả năng

NH không thu hồi được vốn và lãi

Trang 21

+ Tài sản bảo đảm được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc

và lãi

Hoạt động NH luôn chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng tới lợi nhận và an toàntrong kinh doanh cuả NH Để đánh giá khả năng không thu hồi được nợ, NH sửdụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = T ổ ng d ư n ợ cho vay tiê u dùng Dư n ợ x ấ u cho vay tiêu dùng *100%

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng

1.1.7.1 Các nhân tố khách quan

1.1.7.1.1 Môi trường kinh tế

Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng ảnhhưởng rất nhiều của môi trường này Do đặc tính của ngân hàng là một tổ chức kinhdoanh trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm vớinhững biến động kinh tế vĩ mô Môi trường kinh tế bao gồm: trình độ phát triểnkinh tế, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ xuất nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát…Đặc biệt, trongđiều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng khôngchỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tếquốc tế Môi trường kinh tế tác động đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thông quacác biến số kinh tế như tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất…Các chỉ tiêunày tác động lên khả năng cho vay, đồng thời tác động trực tiếp lên chi phí của ngânhàng

Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng cao và ổnđịnh, thì mức sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn tới nhu câu tiêudùng sẽ tăng Tất nhiên, hoạt động CVTD trong giai đoạn này sẽ tăng lên nhanhchóng Và ngược lại

1.1.7.1.2 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liênquan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quantrọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuậnlợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công

Trang 22

dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượngtín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấphành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luậtvà cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủpháp luật một cách nghiêm minh triệt để Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừanhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuậnlợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế

xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi íchcủa các bên tham gia quan hệ tín dụng Những quy định pháp luật về tín dụng phảiphù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thíchhoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng

bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng Luật ngânhàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác Điều này ảnh hưởngđến việc quản lý hiệu quả tín dụng của ngân hàng

Nếu một quốc gia, có một hệ thống pháp lý chặt chẽ, đồng bộ và vững chắc, sẽgóp phần phát triển hệ thống NH, tăng tính cạnh tranh lành mạnh Nhưng ngược lại,khi hành lành pháp lý không vững chắc, các văn bản pháp luật thiếu tính rõ ràng,còn nhiều khe hỡ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình hoạt động của các NHTM

1.1.7.1.3 Môi trường văn hóa xã hội

Trình độ, phong tập tập quán, lối sống…là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tớihành vi của khách hàng Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động CVTDcủa các NHTM Chẳng như, nếu một NHTM hoạt động CVTD cho một khu vực cótrình độ dân trí cao, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng nhiều, có một lối sống và phongtục tập quán lành mạnh thì hoạt động CVTD của NH sẽ phát triển tốt hơn khi NHhoạt động trong khu vực có nhu cầu tiêu dùng và mua sắm ít, trình độ kém hơn

1.1.7.1.4 Chủ trương chính sách của Nhà nước

Các chính sách này mang tầm vĩ mô Các chính sách đầu tư, chính sách vềthuế thu nhập, thuế về hàng hóa, dịch vụ, các chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển ,xóa đói, giảm nghèo … tất cả đều tác động trước mắt và lâu dài tới cầu của ngườidân tạo cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt độngCVTD tại NHTM nói riêng

1.1.7.2 Các nhân tố chủ quan

Trang 23

1.1.7.2.2 Quy trình cấp tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vayvốn khách hàng cho đến khi NH quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồngtín dụng Quy trình tín dụng là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tài chính thíchhợp tại NH Việc xây dựng một mô hình tín dụng hoàn thiện và hiệu quả có tácđộng rất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, đồng thời còn tạo cảm tìnhvới khách hàng, nhờ đó thu hút nhiều khách hàng hơn

1.1.7.2.3 Thông tin tín dụng

Hoạt động chính của NH là cho vay và đi vay Hoạt động cho vay phụ thuộcvào lòng tin của ngân hàng đối với khách hàng Để nâng cao hiệu quả hoạt động chovay NH cần phải nắm rất rõ thông tin chính xác và kịp thời về khách hàng Bao gồmcác thông tin về thu nhập hiện tại và khả năng trả nợ của khách hàng, uy tín, cácmối quan hệ xã hội, tình hình kinh tế xã hội khả năng cạnh tranh với các NHTMkhác

1.1.7.2.4 Chất lượng cán bộ và cơ sở vật chất thiết bị

Việc mở rộng hoạt động cho vay tín dụng là một điều vô cùng thiết thực màbất kỳ NHTM cần phải làm Nhưng thực hiện có thành công hay không còn phụthuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng cán bộ, nhân viên NH và chất lượng vậtchất đóng vai trò rất quan trọng Có thể nói, cán bộ, nhân viên NH là hình ảnh củaNH.Trong quá trình giao dịch và làm việc với nhân viên NH, khách hàng cảm thấy

an toàn và tin tưởng thì khách hàng sẽ tìm đến NH đó để giao dịch lần sau, tạo sựtín nhiệm của khách hàng đối với NH Bên cạnh đó, NH cần phải mua sắm trangthiết bị để cải thiện về chất lượng cơ sở vật chất, đảm bảo phù hợp với quy mô hoạt

Trang 24

động Một cơ sở vật chất tốt sẽ đảm bảo quá trình giao dịch chất lượng và an toàntrong việc bảo quản tài sản NH cũng như của khách hàng.

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU

DÙNG TẠI VIETINBANK - CN TP.HCM

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Tên tiếng anh: Vietnam Bank For Industry and Trade

Tên viết tắt: VIETINBANK

Thành lập: 26/03/1988

Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đao, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-39241158 Fax: 84-4-39421032

Trang web chính thức: www.vietinbank.vn

NH TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tiền thân là NHCT ViệtNam, thành lập dưới tên gọi NH chuyên doanh NHCTVN từ ngày 26/03/1988 theonghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về Tổ chức bộ máy NHNNViệt Nam sau khi tách ra từ NHNN VN Ngày 15/04/2008, thương hiệu

“Vietinbank” chính thức được đổi tên trên thị trường giao dịch trong nước và quốc

tế thay cho tên thương hiệu cũ là Incombank Từ đó đến nay, “Vietinbank” kèm vớicâu định vị thương hiệu “Nâng giá trị cuộc sống” đã hiện diện ở khắp mọi miền đấtnước với một hình ảnh mới mẻ, trẻ trung, nhất quán và mạnh mẽ hơn nhằm hướngtới mục tiêu “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại, Tăng trưởng” Cũng chính trong nămnày, ngày 25/12/2008, Vietinbank đã hoàn thành việc cổ phần hóa - chuyển đổi từhình thức NH quốc doanh sang hình thức NH TMCP, chào bán IPO (mã chứngkhoán CTG), đây là đợt chào bán thành công nhất trên thị trường chứng khoán ViệtNam Ngày 03/07/2009, NHNN ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạtđộng NHCTVN Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã và

Trang 26

đang phát triển theo mô hình NH đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bốrộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 1 hội sở chính; 3 sở giaodịch; 145 CN; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động(ATM); 5 văn phòng đại diện, 4 công ty con, 3 đơn vị hành chính sự nghiệp Ngoài

ra Vietinbank còn có 3 CN tại nước ngoài: 2 CN tại Đức (Frankfurt và Berlin) và 1tại Lào Tính đến nay, Vietinbank quan hệ đại lý với trên 850 NH, định chế tàichính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.Đặc biệt vào cuối năm

2012, Vietinbank đã ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ, Ltd, thương vụ bán 20% vốn thu về xấp xỉ 750 triệu USD đượcđánh giá là thương vụ M&A lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam từ trước tớinay Sự kiện này không chỉ nâng uy tín, vị thế, sức mạnh của Vietinbank lên tầmcao mới mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trước các nhà đầu tư quốc

-tế Đến nay, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trong tổng vốn điều lệ 37.234,44 tỷ đồngnhư sau: cổ đông Nhà nước là 64,46% tương đương số tiền 24.002,19 tỷ đồng; cổđông chiến lược The bank of Tokyo Mitsubishi UFJ là 19,73% tương đương7.346,15 tỷ đồng; cổ đông khác là 15,81% tương đương 5.886,10 tỷ đồng

2.1.2 Giới thiệu về Vietinbank - CN TP.HCM

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 14/09/1997 Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank đã ban hành Quyếtđịnh số 52/QĐ-NHCTVN sáp nhập VietinBank - CN TP.HCM vào Sở Giao Dịch II(cũ) và chính thức hoạt động từ ngày 01/10/1997 với tên giao dịch Sở Giao Dịch II -VietinBank Trụ sở đặt tại 79A Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM - trung tâm tài chính

NH của TP.HCM và cả nước

Ngày 14/08/2009, Sở Giao Dịch II - VietinBank đổi tên thành NHCT ViệtNam - CNTP.HCM (VietinBank - CN TP.HCM) theo quyết định số 500/QĐ-HĐQT-NHCTVN ngày 05/08/2009 của Chủ tịch HĐQT NH TMCP CTVN

VietinBank - CN TP.HCM là CN lớn nhất trong hệ thống NHCTVN vớikhoảng 2.700 khách hàng là tổ chức kinh tế - xã hội và 20.000 KHCN đang có quan

hệ giao dịch; Hiện đang quản lý tài sản có lên đến 18.000 tỷ VNĐ; Quy mô tăngtrưởng bình quân 30%/năm VietinBank - CN TP.HCM hiện có khoảng 450 cán bộ

Trang 27

- công nhân viên đang làm việc tại đơn vị, đội ngũ cán bộ dần được trẻ hóa, năngđộng, sáng tạo và đều có trình độ đại học và trên đại học phù hợp với công tác.VietinBank - CN TP.HCM đã nhanh chóng đầu tư thiết bị kỹ thuật, đào tạo vànâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, phát triển nghiệp vụ thanh toán toàn quốc và mởrộng phát triển các dịch vụ trong và ngoài nước, đã thiết lập và đặt mối quan hệ đại

lý với nhiều NH khác trên thế giới CN TP.HCM là CN đầu tiên được VietinBankchọn thực hiện thí điểm chương trình hiện đại hóa NH ở khu vực phía Nam, cungcấp nhân lực cùng với VietinBank triển khai chương trình hiện đại hóa đến các CN

ở phía Nam

Đặc điểm của CN: VietinBank - CN TP.HCM tọa lạc tại trung tâm của thànhphố, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, tài chính NH của toàn khu vực miền nam.Nơi quy tụ nhiều trụ sở, CN của các NH trong và ngoài nước Do đó, NH có thể thuhút được nhiều khách hàng đến giao dịch Tuy nhiên cũng không tránh khỏi nhữngkhó khăn thách thức trong việc cạnh tranh tìm kiếm và giữ chân khách hàng

- Mạng lưới khách hàng: VietinBank - CN TP.HCM có mối quan hệ chặt chẽvới hầu hết các tổ chức tài chính NH tại Việt Nam bao gồm các NH thương mạitrong và ngoài nước, Công ty tài chính, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư.VietinBank - CN TP.HCM cung cấp dịch vụ cho phần lớn các tập đoàn và tổngcông ty lớn, bên cạnh đó các khách hàng là tổ chức của đơn vị còn có các doanhnghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần trong

cả nước Đối với các KHCN, VietinBank - CN TP.HCM đã triển khai rộng rãi các

Trang 28

Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Hà

dịch vụ cho cá nhân như huy động tiền gửi có kỳ hạn, cho vay phát triển kinh tế gia

đình, CVTD, cho vay mua nhà trả góp…

- Thị trường hoạt động của VietinBank - CN TP.HCM bao phủ khắp các

ngành nghề trong đó có nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, công

nghiệp khai mỏ, sản xuất và phân phối điện khí đốt, xây dựng, thương mại, xuất

nhập khẩu, khách sạn nhà hàng…

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại VietinBank - CN TP.HCM

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự VietinBank - CN TP.HCM

2.1.2.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng\ban

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch

với khách hàng là các doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Là

phòng tham mưu, giúp hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong quản lý và điều

hành, tổ chức kinh doanh của NHCTVN Tham mưu cho tổng giám đốc chỉ đạo,

Trang 29

điều hành, quản lý hoạt động tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn phùhợp với quy định của NHNN và NHCTVN.

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếpgiao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằngVNĐ và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sảnphẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ điều hành và hướng dẫn của NHCTVN.Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ NH cho cácDNVVN

- Phòng Khách hàng xuất nhập khẩu: Được tách ra từ các phòng khách hàng từtháng 5/2013, là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu để khai thác vốn bằng VNĐ, ngoại tệ, xử lý cácnghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu, quản lý các sản phẩm cho vay xuất nhậpkhẩu phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN

- Phòng Khách hàng bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với kháchhàng là các cá nhân để khai thác vốn trong dân cư theo quy định của NHNN và quyđịnh của NHCTVN Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng như cho vay,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫncủa NHCTVN Trực tiếp quảng cáo tiếp thị giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ

NH cho các KHCN

- Phòng Khách hàng nước ngoài: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch vớikhách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có vốn nước ngoài đểkhai thác vốn bằng ngoại tệ

- Phòng hành chính quản trị: Là phòng tham mưu giúp giám đốc thực hiệncông tác hành chính, chính trị, bảo vệ tài sản, an ninh trật tự của CN TP.HCM

- Phòng tổ chức: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức và đào tạo

cán bộ CN TP.HCM theo đúng quy định chủ trương chính sách của NHNN và quyđịnh của NHCTVN

- Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống

thông tin điện toán tại CN TP.HCM; bảo trì, bảo dưỡng máy tính bảo đảm thôngsuốt hoạt động máy tính của CN

Trang 30

- Phòng kế hoạch tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc, dự

kiến kế hoạch kinh doanh tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinhdoanh, điều hành cân đối nguồn lực vốn, thực hiện đánh giá hoạt động hàng nămcủa CN và làm công tác thi đua cho CN

- Phòng kế toán - tài chính: Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc thực hiện công

tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại CN theo đúng quyđịnh của NHNN và quy định của NHCTVN Chi trả lương và các khoản thu nhậpkhác cho cán bộ công nhân viên hàng tháng Thực hiện các giao dịch nội bộ phốihợp với phòng ngân quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày Lưu trữ chứng từ,lập và in báo cáo theo quy định của NHNN và NHCTVN; Quản lý Séc và cácGTCG,… ; Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán, tài sản cố định, công cụlao động, chi tiêu nội bộ của CN,phối hợp với phòng tổ chức hành chính lập kếhoạch bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định; Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chínhtheo quy định hiện hành; Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kếhoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của đơn vị, đảm bảo hoạt độngkinh doanh của CN, trình Giám đốc quyết định

- Phòng Kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực

tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ NH có liên quan đến nghiệp vụ thanhtoán, xử lý hạch toán của nhà nước và của NHCTVN; Thực hiện các giao dịch trựctiếp với khách hàng gồm có: Mở, đóng các tài khoản bằng VNĐ và ngoại tệ Thựchiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản Bán Séc, GTCG cho khách hàng theoquy định Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ bằng tiền mặt, thanh toán vàchuyển tiền VNĐ Kiểm soát các bút toán phát sinh trên tài khoản và việc thể hiệntrên sổ cái Thực hiện hạch toán chi trả và theo dõi các khoản chuyển tiền đến trênmodum chuyển tiền và BDS bằng ngoại tệ

- Phòng Tài trợ thương mại: Là phòng nghiệp vụ tài chính thực hiện nghiệp vụ

về tài trợ thương mại tại CN theo quy định của NHCTVN Thực hiện nhiệm vụ vềtài trợ thương mại theo hạn mức được cấp, gồm có: Thực hiện nghiệp vụ phát hành,sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu Thựchiện nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu Phối hợp với các phòng khách hàng đểthực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh trong và ngoài nước trong

Trang 31

phạm vi được uỷ quyền Làm các thủ tục chuyển tiếp và phối hợp thực hiện các giaodịch vượt hạn mức theo quy định của NHCTVN Thực hiện các nghiệp vụ kháctheo hướng dẫn và ủy quyền của NHCTVN trong từng thời kì.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý

quỹ tiền mặt theo yêu cầu của NHNN Việt Nam và NHCTVN; ứng và thu tiền choquỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho cácdoanh nghiệp, các chi tiền mặt lớn

- Các phòng giao dịch: Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền, chuyển tiền trên

các tài khoản của khách hàng; mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi khác cho khách hàng; quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiệncông việc khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng; quản lý, lưu trữ

hồ sơ thông tin khách hàng giao dịch tiền gửi Bên cạnh đó, phòng giao dịch còn cóthực hiện thêm nghiệp vụ tín dụng như cho vay

2.1.2.2.3 Hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012-2014

2.1.2.2.3.1 Hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay của VietinBank - CN TP.HCM giai đoạn 2012- 2014

Trang 32

Nguồn: Số liệu thực tập VietinBank - CN TP.HCM 2015

Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm khoảng 65 - 70% tổng tàisản của VietinBank - CN TP.HCM

Qua bảng phân tích, ta nhận thấy:

- Tổng dư nợ cho vay của NH từ 2012 đến 2014 tăng khá nhanh Cụ thể, mấynăm trở lại đây, mặc dù điều kiện kinh tế vĩ mô ở nước ta vẫn còn nhiều khó khănnhưng xu hướng CV vẫn tăng trưởng ổn định và nhanh về dư nợ qua các năm, tronggiai đoạn 2012-2013, tổng dư nợ cho vay đã tăng 5.158 tỷ đổng, tương đương tăng32,31% Tuy tăng trưởng tín dụng từ quý II năm 2013 trở đi đã bắt đầu dương vàtăng đều đặn qua các tháng nhưng vẫn không thể đạt được mục tiêu đề ra do khảnăng hấp thụ vốn rất thấp nên dù hiện nay, lãi suất cho vay đã giảm rất nhiều,nhưng dòng vốn vẫn chưa thể luân chuyển thông suốt Một mặt là do nợ xấu tồnđọng, các doanh nghiệp không dễ trả được, kể cả phát mại TSBĐ, khiến cho các

NH cũng thận trọng hơn Mặt khác là do các DN gặp nhiều khó khăn nên nhu cầuvay vốn cũng giảm đi Và đến năm 2014, tốc độ gia tăng dự nợ cho vay so với năm

2013 lên tới 32,49%, tương đương tăng 6.878 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra 28.000

tỷ đồng , tăng 100,08% Trong đó, năm 2014 tỷ trọng cho vay đối với khách hàng

Trang 33

là doanh nghiệp lớn chiếm 88,28%, kế đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm8,76% và phần còn lại là KHCN.

- Tổng vốn huy động được của VietinBank - CN TP.HCM trong giai đoạn

2012 - 2013 đã tăng liên tục, đạt mức 36.450 tỷ đồng vào năm 2013, trong đó chủyếu là sự tăng lên của các khoản mục tiền gửi, với phần lớn là tiền gửi của hộ kinhdoanh, cá nhân Thời gian qua, dù lãi suất huy động liên tục giảm mạnh và khôngphải lúc nào cũng “kịch trần” nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi tiền vào các tổ chứctín dụng với kỳ hạn dài bởi đây vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất so vớicác kênh đầu tư khác hiện nay Mặt khác, NH lại có nhiều phòng giao dịch phân bốrộng khắp với nhiều sản phẩm tiền gởi tiện ích thu hút người gởi Do đó, khoản mụctiền gửi của dân cư trong các năm này đã tăng lên liên tục, tăng 4.648 tỷ đồng,tương đương 14,62% trong giai đoạn 2012-2013 Nhưng, bước sang năm 2014,nguồn vốn huy động giảm mạnh, giảm 16.075 tỷ đồng, tương đương giảm 44,10%.Tất nhiên, nguồn vốn từ KHCN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 41,95%

Từ các phân tích về hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng trên, ta nhận thấyhoạt động của NH trong giai đoạn này còn gặp phải nhiều khó khăn, điều này ảnhhưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh chung của NH, nếu không có chiến lược đúngđắn thì sẽ gây ra những thiệt hại lớn về tài sản và danh tiếng cho NH

Sau đây, ta sẽ tiến hành phân tích để thấy một cách tổng quan hơn về tình hìnhkinh doanh chung của Vietinbank- CN TP.HCM

2.1.2.2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tổng quát

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank - CN TP.HCM giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Trang 34

Nguồn: Số liệu thực VietinBank - CN TP.HCM 2015

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank- CN TP.HCM giai đoạn 2012 - 2014

Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, VietinBank - CN TP.HCM đã thực sựchứng tỏ được vị thế cạnh tranh của mình trong toàn hệ thống VietinBank nói chung

và so với các CN khác của toàn hệ thống NH nói riêng Năm 2012 là năm quá trìnhtái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ đang ở bước đầu, còn trên thế giới thì khủnghoảng nợ công châu Âu vẫn đang diễn ra, trước tình hình khó khăn chung của các

NH, lợi nhuận của VietinBank - CN TP HCM đã giảm nhẹ so với năm 2011, đạt

750 tỷ đồng Tuy năm 2013, lợi nhuận của CN tiếp tục giảm 17,33% so với năm2012; tức chỉ đạt 620 tỷ đồng nhưng đây có thể nói là một kết quả tốt mà CN đã đạt

Trang 35

được so với mặt bằng chung của hệ thống NH trong bối cảnh nền kinh tế vĩ môkhông được thuận lợi do những tác động khách quan của tình hình thế giới vào nềnkinh tế Việt Nam Đến năm 2014, lợi nhuận của CN tăng 66,78 % so với năm 2013,tức đạt 1.034 tỷ đồng

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng VietinBank - CN TP.HCM giai đoạn 2012 - 2014

2.2.1 Một số quy định đối với hoạt động cho vay tiêu dùng

- Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

- Căn cứ Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo Quyếtđịnh số 1627/2001/QĐ-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

- Căn cứ vào Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCTVN; Hội đồng quảntrị NHCTVN ban hành Quyết định số 2185/QĐ-HĐQT-NHCT35 Quy định tạm thời

về cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình theo mô hình tín dụng giai đoạn 2 Sau đây

là một số quy định cơ bản trong Quyết định 2185:

2.2.1.1 Các quy định về điều kiện cho vay

Cá nhân trong và ngoài nước phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành

vi dân sự theo luật Việt Nam; có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn cùngđịa bàn với NHCTVN đóng trụ sở; mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay hợp pháp;

có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; kết quả chấm điểmvàxếp hạng tín dụng gần nhất từ BB trở lên; vốn tự có phải tối thiểu bằng 20% nhucầu vốn; việc cho vay không có bảo đảm thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo và quyđịnh tại các sản phẩm cho vay cụ thể của NHCTVN trong từng thời kỳ

2.2.1.2 Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:Sử dụng vốn vay đúngmục đích đã thoả thuận trong HĐTD; hoàn trả nợ gốc, lãi vay và các loại phí (nếucó) đầy đủ, đúng thời hạn đã thoả thuận trong HĐTD; mang lại lợi ích hợp lý choNHCTVN và đáp ứng các quy định của pháp luật và NHNN liên quan đến hoạtđộng cho vay

2.2.1.3 Những trường hợp không cho vay

Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giámđốc của NHCTVN; Giám đốc, Phó giám đốc CN và cha, mẹ, vợ, chồng, con cái của

Ngày đăng: 04/03/2015, 21:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w