b) 6log6 2x= 6log6 x.log6 x= (6log6 x) log6 x= x log6
1.2.4.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề [8]
a) Những khái niệm cơ bản
• Một vấn đề biểu thị bởi một hệ thống những mệnh đề và câu hỏi, yêu cầu hoạt động chưa được giải đáp, chưa có phương pháp có tính thuật toán để giải hoặc thực hiện.
• Tình huống gợi vấn đề: Là tình huống trong đó tồn tại một vấn đề, gợi nhu cầu nhận thức.
• PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề: Là PPDH mà GV tạo ra tình huống gợi vấn đề và điều khiển HS phát hiện và giải quyết vấn đề, qua đó mà HS lĩnh hội được tri thức, rèn luyện được kỹ năng, đạt được mục đích dạy học.
• Có những hình thức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là:
- Tự nghiên cứu vấn đề: GV tạo ra tình huống gợi vấn đề, HS phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề: Trong vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề, HS làm việc không hoàn toàn độc lập mà có sự dẫn dắt của GV khi cần thiết. Phương tiện để thực hiện hình thức này là những câu hỏi của GV và những câu trả lời hoặc hành động đáp lại của trò.
- Thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề: GV tạo ra tình huống gợi vấn đề, sau đó chính GV phát hiện vấn đề và trình bày quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề.
b) Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề Bước 2: Tìm giải pháp
Bước 3: Trình bày giải pháp Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
Nhận xét: PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề có ưu điểm là sự tổ chức làm xuất hiện tình huống gợi vấn đề, HS nhận thức được vấn đề, chấp nhận giải quyết và tìm lời giải trong quá trình hợp tác giữa GV và HS, phát huy tính tích cực độc lập, nhận thức của HS dưới sự hướng dẫn của GV.
Khi HS đứng trước một vấn đề thấy nhu cầu cần thiết phải quyết vấn đề, HS sẽ hứng thú giải quyết vấn đề đó. Nếu trong khi dạy học toán mà chỉ nêu ra những kiến thức và cho HS thực hiện các yêu cầu đã được đặt ra thì sẽ không thể phát huy được tính tích cực, sáng tạo, mà phải luôn đặt HS trước các tình huống có vấn đề cần phải giải quyết, hay HS tự nguyện tham gia vào các hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh. Chỉ có sự tích cực tham gia vào các hoạt động một cách chủ động thì mới nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
Chẳng hạn khi dạy học khái niệm logarit, GV đưa ra định nghĩa logarit và cho HS thực hiện áp dụng định nghĩa để tính một số logarit. Nếu như vậy HS chỉ biết áp dụng một cách máy móc, không tạo ra được sự hứng thú trong
là tích cực hóa hoạt động học tập của HS, tuy rằng HS vẫn thực hiện các hoạt động do GV đưa ra. Đồng thời, không phải nội dung dạy học nào cũng có thể thực hiện theo PPDH này mà phải phù hợp với từng nội dung, từng bài và từng đối tượng HS.