Một số BPSP tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thông qua dạy học các yếu tố về hàm số mũ và hàm số logarit

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT (Trang 50)

b) 6log6 2x= 6log6 x.log6 x= (6log6 x) log6 x= x log6

2.1.2. Một số BPSP tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thông qua dạy học các yếu tố về hàm số mũ và hàm số logarit

DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ VỀ HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT 2.1. Xây dựng một số biện pháp sư phạm

2.1.1. Định hướng xây dựng biện pháp sư phạm

+ Đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học và đặc biệt là yêu cầu về tính tích cực học tập của HS THPT.

+ Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung.

+ Đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính tích cực của HS. + Đảm bảo tính hệ thống và bám sát chương trình SGK. Để xây dựng, tôi tiến hành:

+ Phân tích nội dung “Hàm số mũ và hàm số logarit” ở lớp 12 THPT, làm rõ mục đích, yêu cầu dạy học, từ đó lựa chọn những hoạt động tương thích của HS lớp 12 trường THPT trong quá trình học nội dung đó.

+ Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1 để đề xuất một số BPSP.

2.1.2. Một số BPSP tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thông qua dạy học các yếu tố về hàm số mũ và hàm số logarit dạy học các yếu tố về hàm số mũ và hàm số logarit

2.1.2.1. Biện pháp 1: Tạo ra và tăng cường yếu tố gây hứng thú trong các hoạt động nhận thức, đặc biệt là gợi động cơ hoạt động

Để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS có liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó các yếu tố nhờ năng lực, ý chí của cá nhân, không khí dạy học, tạo động cơ, hứng thú…đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong học tập. Trong đó có nhiều yếu tố là kết quả của một quá trình hình thành lâu dài và thường xuyên, không phải là kết quả của một giờ học mà là kết quả của cả một giai đoạn, là kết quả của sự phối hợp nhiều người, nhiều lĩnh vực và cả xã hội. Do đó, với vai trò của mình, thầy giáo phải là người

góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho HS học tập, rèn luyện và phát triển.

Ngay từ khi GV vào lớp cần phải tạo ra không khí thoải mái, thân thiện bằng những cử chỉ, hành động và lời nói. Có thể tiếp cận bài mới bằng nhiều cách khác nhau, nhưng nên tìm cách vào bài mới xuất phát từ nhu cầu thực tế, cũng có thể bằng một câu chuyện ngắn, hay một bài toán mà HS chưa đủ kiến thức để giải quyết. Đứng trước một hoạt động học tập cần gợi động cơ học tập cho HS, để HS có ý thức hay thấy được ý nghĩa của những hoạt động. Gợi động cơ nhằm làm cho những mục tiêu sư phạm biến thành những mục tiêu của cá nhân HS. Gợi động cơ không phải chỉ là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu dạy một tri thức nào đó (thường là một bài học) mà phải xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy có thể phân biệt gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết thúc.

VD 1: (Gợi động cơ mở đầu) Khi dạy bài hàm số mũ. Ta đưa ra bài toán

thực tế sau: Một người có 1 triệu đồng gửi vào ngân hàng với lãi xuất 14%/năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm, số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban đầu (người ta gọi là lãi kép). Hỏi người đó được lĩnh bao nhiêu tiền sau n năm (nN*), nếu trong khoảng thời gian này không rút tiền ra và lãi suất không thay đổi?

Từ bài toán thực tế nhờ vậy sẽ gây tính tò mò, hứng thú cho HS và nhanh chóng muốn được giải quyết bài toán này, khi giải quyết xong HS thấy được ứng dụng của Toán học trong thực tiễn đời sống.

Với số vốn ban đầu là P, lãi suất r.

(?) Sau n năm vốn tích lũy là bao nhiêu?

+ Số tiền được lĩnh: Pn =P(1+r)n =(1,14)n (triệu đồng) (*) Vậy sau n năm, người đó được lĩnh (1,14)n (triệu đồng).

+ Cơ số không đổi, ẩn số nằm ở số mũ, với mỗi n∈N* thì có duy nhất một giá trị Pn.

Như vậy HS sẽ thấy sự tương ứng giữa Pn và n. Mỗi n∈N* chỉ có duy nhất một giá trị Pn. Đó chính là hàm số và gọi là hàm số mũ. Từ bài toán thực tế trên chúng ta sẽ đi xét một hàm số có ẩn số nằm ở số mũ, cơ số không thay đổi, nó có dạng y a= x và có ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn cũng như trong các môn khoa học khác.

VD 2: Khi học bài logarit GV có thể gợi động cơ mở đầu bằng cách nêu ứng

dụng của logarit trong công thức đo lường (môn khoa học khác) như sau:

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w