Dạy học giải toán

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT (Trang 82)

c) Logarit của một lũy thừa

2.2.4. Dạy học giải toán

2.2.4.1. Một số vấn đề chung về dạy học bài tập

Trong thực tế dạy học, bài tập được sử dụng với những dụng ý khác nhau. Đảm bảo trình độ xuất phát, gợi động cơ, làm việc với nội dung mới, củng cố hoặc kiểm tra...Đặc biệt về mặt kiểm tra, bài tập là phương tiện để đánh giá mức độ, kết quả dạy và học, khả năng làm việc độc lập và trình độ phát triển của HS.

• Khi giải bài tập cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Lời giải không có sai lầm.

- Lập luận phải có căn cứ chặt chẽ. - Lời giải phải đầy đủ.

- Ngôn ngữ chính xác.

- Trình bày rõ ràng đảm bảo mỹ thuật.

- Tìm ra nhiều lời giải, chọn cách giải ngắn gọn hợp lý.

- Nghiên cứu giải những bài toán tương tự, mở rộng hay lật ngược vấn đề.

• Theo G.Pôlya về cách thức giải bài tập gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán. Bước 2: Tìm cách giải.

Bước 3: Trình bày lời giải.

Bước 4: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải.

Tuy nhiên qua phân tích nội dung bài tập, thực tiễn dạy học của chương và dựa vào gợi ý của G.Pôlya. Tôi thấy để hệ thống câu hỏi được ngắn gọn,

súc tích, tôi đã gộp bước 1 và bước 2 thành bước: Phân tích và tìm cách giải, cùng với bước kiểm tra và nghiên cứu lời giải, đây là những bước mà tôi ưu tiên tập chung nhất vì nó rất phù hợp với việc sử dụng các BPSP ở đó.

• Để tích cực hóa HS thì khi dạy giải bài tập toán cần chú ý:

- Cần đặt những câu hỏi gợi ý đúng tình huống để HS biết sử dụng chúng như những phương tiện kích thích suy nghĩ, tìm tòi, dự đoán, phát hiện, lúc đầu GV nêu ra câu hỏi để hỗ trợ cho HS, nhưng dần dần biến thành vũ khí, được HS nêu ra đúng lúc, đúng chỗ trong quá trình giải toán.

- Sau khi HS giải các bài tập theo yêu cầu bắt buộc, HS phải nắm được phương pháp chung và vận dụng linh hoạt vào các bài tập khác.

- Chú ý chỉ ra những chỗ sai lầm, tạo ra và phát hiện sai lầm và sửa chữa những sai lầm cho HS, tập cho HS nghiên cứu lời giải, kiểm tra lời giải. Có như thế HS sẽ cảm thấy hứng thú, không cảm thấy nhàm chán khi giải toán.

2.2.4.2. Vận dụng vào dạy học giải bài tập về hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit

Việc vận dụng các BPSP vào dạy học giải bài tập cần phải linh hoạt tuỳ theo dạng bài tập, thậm chí từng bài tập cụ thể. Trong đó, tôi thực hiện dạy học giải toán theo các bước đã xây dựng ở trên và vận dụng các BPSP trong các bước để phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của HS.

Lý thuyết về “Hàm số mũ và hàm số logarit" của Giải tích 12 tuy không nhiều nhưng hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng, liên hệ đến nhiều nội dung Toán học. Tuy nhiên tôi cũng chia (có tính chất tương đối) các bài tập của nội dung này thành một số chủ đề và đưa ra một số VD minh họa về dạy học bài tập nhằm tích cực hóa nhận thức của HS chứ không tham vọng đưa ra hết các dạng bài tập cũng như giải hết các bài tập của chương. Tuy nhiên sau mỗi bài toán, tôi cũng đưa ra một số bài tập tự luyện mà phương pháp giải của chúng cũng tương tự như các bài tập được hướng dẫn trước đó.

Sau đây, tôi xin trình bày việc vận dụng các BPSP vào dạy học một số dạng bài tập.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w