b) 6log6 2x= 6log6 x.log6 x= (6log6 x) log6 x= x log6
1.2.3. Yêu cầu dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS
Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS có liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó các yếu tố như động cơ, hứng thú học tập, năng lực, ý chí của cá nhân, không khí dạy học,…đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong học tập. Trong đó, có nhiều yếu tố là kết quả của một quá trình hình thành lâu dài và thường xuyên, không phải là kết quả của một giờ học mà là kết quả của cả một giai đoạn, là kết quả của sự phối hợp nhiều người, nhiều lĩnh vực và cả xã hội.
Để có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình học tập GV cần phải chú ý đến một số biện pháp sư phạm chẳng hạn như: Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp, giải phóng sự lo sợ cho HS nhất là xây dựng động cơ, các tình huống gợi vấn đề, nhằm tạo ra hứng thú học tập cho HS. Bởi chúng ta không thể tích cực hoá trong khi HS vẫn mang tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ, động lực, hứng thú học tập và đặt biệt là thiếu không khí dạy học. Do đó, với vai trò cuả mình, GV phải là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho HS học tập, rèn luyện và phát triển.
Dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của HS đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản là:
+ Mọi đối tượng HS (giỏi, khá, trung bình, yếu) đều được tích cực hoạt động tư duy.
+ HS được tự lực tiếp cận kiến thức với những mức độ khác nhau. + HS được hướng dẫn hoạt động nhận thức và giải quyết vấn đề.
+ GV giữ vai trò chủ đạo, tổ chức các tình huống học tập, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề, khẳng định kiến thức mới trong vốn tri thức của HS.
+ HS là chủ thể nhận thức, chủ động hoạt động trí óc, biết tự học, tự lực chiếm lĩnh tri thức từ nhiều nguồn khác nhau (từ tình huống sư phạm của bài giảng, từ vấn đề thực tế, từ tài liệu giáo khoa, qua trao đổi trong tập thể HS...).