Luận văn tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long là đề tài luận văn xuất sắc, mới được bảo vệ tại một trường nổi tiếng. Nội dung luận văn đã được thẩm định và cập nhật những thông tin mới nhất đến thời điểm hiện tại. Hi vọng đây sẽ là tài liệu học tập, tham khảo bổ ích cho bạn!
Trang 1Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ chếchính sách và tổ chức hoạt động Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành ngânhàng vẫn còn những hạn chế Một trong những hạn chế là vấn đề các ngân hàngchỉ trú trọng cho vay đối với các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp mà chưaquan tâm đến cho vay tiêu dùng cho đối tượng khách hàng cá nhân.
Thị trường cho vay tiêu dùng những năm gần đây rất phát triển, và trởthành thị trường rất hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, dohình thức vay tiêu dùng còn khá mới mẻ đối với người Việt Nam và các ngânhàng thương mại nên còn nhiều bất cập Nhận thấy đây là thị trường tiềm năngtrong tương lai đối với các ngân hàng thương mại và cũng xu hướng tất yếu khi
xã hội ngày càng phát triển Chính vì thế nên em đã chọn đề tài “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long” làm chuyên đề thực tập.
Trang 2Chuyên đề thực tập gồm có các phần:
Chương 1: Lý luận chung về cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long.
Chương 3: Các giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long.
Với đề tài này em hy vọng những lý luận và thực tiễn về cho vay tiêu dùngtrong đề tài sẽ giúp ích cho những người quan tâm đến việc mở rộng hoạt độngcho vay tiêu dùng
Trang 3Cám ơn ban lãnh đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánhThăng Long cùng các anh chi công tác trong phòng Tín dụng và Quan hệ kháchhàng đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và tạo điều kiện để em thuthập các tài liệu liên quan.
Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2008
Sinh viên :
Lê Hoàng Vỹ
Trang 4Thật vậy, Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính quan trọng nhấtcủa nền kinh tế, đóng vai trò thủ quỹ của toàn xã hội Hàng triệu cá nhân, hộ giađình, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại Ngân hàng.Đồng thời, Ngân hàng cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanhnghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần với chính phủ Trong đó, đối với cácdoanh nghiệp, Ngân hàng thường cung cấp các khoản tín dụng phục vụ cho nhucầu mua hàng hoá, dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị Khidoanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hoá
và dịch vụ thì họ thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng và các tài khoảnđiện tử… Và khi họ cần thông tin hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đếnNgân hàng để được tư vấn
Hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm: nghiệp vụ huy động vốn,nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian tài chính Các nghiệp vụ trên
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau làm cho Ngân hàng ngày càngphát triển và tạo được uy tín trên thị trường tài chính
Trang 5Hiện nay, Ngân hàng thương mại được phân loại theo các hình thức:
- Phân chia theo hình thức sở hữu: Gồm có ngân hàng sở hữu tư nhân,ngân hàng cổ phần, ngân hàng sở hữu Nhà nước và ngân hàng liên doanh
- Phân chia theo tính chất hoạt động: Gồm có ngân hàng hoạt độngchuyên doanh và đa năng, ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ Ngân hànghoạt động theo hướng chuyên doanh là ngân hàng chỉ tập trung cung cấp một sốdịch vụ ngân ngân hàng Ngân hàng hoạt động theo hướng đa năng là ngân hàngcung cấp mọi loại dịch vụ ngân hàng cho mọi loại đối tượng Ngân hàng hoạtđộng bán buôn là cung cấp các dịch vụ cho các ngân hàng, các công ty tài chính,cho Nhà nước, cho những doanh nghiệp lớn Ngân hàng hoạt động bán lẻ cungcấp các dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân, với cáckhoản tín dụng nhỏ
- Phân chia theo cơ cấu tổ chức: Gồm có ngân hàng sở hữu công ty vàcông ty sở hữu ngân hàng, ngân hàng đơn nhất và ngân hàng có chi nhánh Ngânhàng sở hữu công ty là nắm giữ phần vốn chi phối của công ty, cho phép ngânhàng được quyền tham gia quyết định các hoạt động cơ bản của công ty Ngânhàng thuộc sở hữu của công ty là các tập đoàn kinh tế thường tổ chức thành lậpcác ngân hàng nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho các đơn vị thành viên củatập đoàn và ngoài tập đoàn
1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Đây là hoạt động đầu tiên mà ngân hàng thực hiện với nội dung là ngânhàng đứng ra mua hoặc bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và thu đượclợi nhuận nhờ chênh lệch giá và phí dịch vụ Ngày nay, hoạt động này đã mởrộng ra rất nhiều các hình thức dịch vụ phong phú như: Mua bán, trao đổi, gửi
Trang 6vay các loại ngoại tệ với các nghiệp vụ như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyềnchọn và tương lai Các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch ngoại hối vớihai mụch đích Một là, ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chủ yếu làmua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng riêng lẻ, và ngân hàng thu một khoảnphí Hai là, ngân hàng kinh doanh ngoại hối nhằm kiếm lời khi tỷ giá thay đổi.
- Hoạt động huy động vốn:
Các Ngân hàng cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nềnkinh tế để duy trì hoạt động và phát triền cần vốn Nguồn vốn của Ngân hànggồm có vốn tiền gửi, vốn tiền vay, vốn chủ sử hữu và vốn uỷ thác đầu tư Đểthực hiện hoạt động này Ngân hàng nhận tiền gửi, phát hành các giấy nợ hoặc cổphiếu với cam kết sẽ hoàn trả khách hàng đúng hẹn kèm theo một khoản tiền gọi
là tiền lãi Việc huy động được càng nhiều vốn sẽ càng tạo điều kiện cho Ngânhàng mở rộng kinh doanh do đó các Ngân hàng luôn tìm kiếm các nguồn vốn vớichi phí thấp và ổn định, đa dạng hoá các hình thức và lãi suất tiền gửi, giấy nợnhằm thu hút được nhiều vốn trong nền kinh tế
- Hoạt động sử dụng vốn:
Đây là hoạt động Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tưhoặc cấp tín dụng Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản củaNgân hàng và là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Bên cạnhhoạt động tín dụng Ngân hàng cũng mở rộng danh mục tài sản bằng cách đầu tưvào các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty Các hoạtđộng đầu tư và tín dụng mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng lạichứa đựng nhiều rủi ro nên các Ngân hàng thường rất thận trọng khi thực hiệnhoạt động này
- Các hoạt động khác:
Trang 7Các hoạt động ngân hàng khác có thể kể ra ở đây như là hoạt động bảoquản vật có giá, cung cấp các khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lýngân quỹ, tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ, cho thuê thiết bị trung và dàihạn, cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn, cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứngkhoán, bảo hiểm, dịch vụ đại lý… Các hoạt động này mang lại nguồn thu nhậpcho ngân hàng thông qua việc thu phí và chứa đựng ít rủi ro Do vậy, các ngânhàng hiện đại ngày nay đang mở rộng hoạt động dịch vụ này nhằm tăng nguônthu giảm bớt rủi ro.
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm:
Cho vay là hoạt động truyền thống và là chức năng kinh tế hàng đầu củacác ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện việc chuyển tiết kiệm thành đầu tư.Ngân hàng thương mại có thể cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đápứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống và cũng có thể cho các tổchức, cá nhân vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất kinh doanh
Ta có thể tóm tắt lại rằng: “Cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc
hàng hoá) giữa bên cho vay ( Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên
đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán”.
Đối với phần lớn các ngân hàng thì khoản mục cho vay chiếm quá nửa giátrị tổng tài sản và tạo ra từ 1/3 đến 1/2 thu nhập của ngân hàng Tuy nhiên rủi rotrong hoạt động ngân hàng lại tập trung vào danh mục các khoản cho vay
Trang 81.1.2.2 Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Để phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại thì có rất nhiềutiêu thức để phân loại như: Phân loại theo thời gian, theo tài sản đảm bảo, theođối tượng vay, theo phương thức vay, theo nguồn cho vay… Cụ thể là:
Phân loại theo thời gian thì ta có: cho vay ngắn hạn là các khoảnvay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, cho vay trung hạn là cáckhoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm và cho vay dài hạn là cáckhoản vay có thời hạn trên 5 năm
Phân loại theo tài sản đảm bảo: bao gồm có đảm bảo bằng uy tínkhách hàng và có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản Đảm bảobằng uy tín khách hàng đối với khách hàng làm ăn thường xuyên cólãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dâydưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay… Đảmbảo bằng tài sản đối với khách hàng mới, đối với các khoản vay lớnđòi hỏi ngân hàng phải có phương án để dự phòng khi khách hàngkhông thanh toán được nợ cho ngân hàng…
Phân loại theo mục đích sử dụng vốn: Bao gồm cho vay nhằm mụcđích sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng.Cho vay nhằm mụcđích sản xuất kinh doanh là ngân hàng cho các tổ chức, các doanhnghiệp hay các công ty vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện các
dự án đầu tư, các phương án sản xuất Cho vay tiêu dùng là ngânhàng cho cá nhân hay hộ gia đình vay để đáp ứng nhu cầu mua sắmhàng tiêu dùng như mua ôtô, mua nhà ở …
Cho vay tiêu dùng là một trong những dịch vụ ngân hàng mới phát triểngần đây nhưng đã tỏ rõ được ưu thế của nó so với các khoản cho vay khác của
Trang 9ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành một xu hướng tấtyếu và là một thị trường tiềm năng để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnhtranh trên thị trường tài chính.
1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay tiêu dùng
1.2.1.1 Khái niệm
Hoạt động cho vay tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng( ngườicho vay) và các cá nhân, người tiêu dùng(người đi vay) nhằm tài trợ cho cácphương án phục vụ đời sống, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ khi ngườitiêu dùng chưa có khả năng thanh toán trên nguyên tắc người tiêu dùng sẽ hoàntrả cả gốc và lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai
Nếu như cho vay sản xuất kinh doanh là hình thức tín dụng mà trong đóngân hàng thương mại cấp cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nhằm tàitrợ cho các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh… thì cho vay tiêu dùnglại là một sản phẩm rất hữu ích nhằm tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng cánhân, hộ gia đình Như vậy, khác với các khoản cho vay sản xuất kinh doanh thìcác khoản cho vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá dịch
vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có thể hướng tới cuộc sống caohơn như mua xe, các dụng cụ dân dụng, chi phí nghỉ ngơi, du lịch…
1.2.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Cũng là một hình thức cho vay của ngân hàng dành cho cá nhân và hộ giađình, cho vay tiêu dùng có đầy đủ đặc điểm chung của một hình thức cho vaynhư đối tượng cho vay, nguyên tắc cho vay, thu nhập từ các khoản vay và rủi ro
từ các khoản vay Ngoài ra cho vay tiêu dùng còn có các đặc điểm sau:
- Quy mô món vay nhỏ
Trang 10Người tiêu dùng luôn có sự tích luỹ từ trước khi có ý định mua sắm các tàisản có giá trị lớn ( do tâm lý cũng như trong điều lệ cho vay của các ngân hàngthường là người tiêu dùng phải có đủ vốn chủ sở hữu trước khi vay vốn) Hơnnữa, giá cả hàng hoá dịch vụ tiêu dùng thường không lớn so với quy mô vốn củamột ngân hàng.
- Rủi ro lớn
Nguyên nhân các khoản cho vay tiêu dùng có rủi ro cao là vì:
Thứ nhất, các khoản cho vay này có lãi suất cố định nên ngân hàng phải
chịu rủi ro lãi suất khi chi phí huy động tăng lên
Thứ hai, đối tượng của cho vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình nên chất
lượng các thông tin tài chính của khách hàng thường không cao Tư cách củakhách hàng là một yếu tố rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vaynhưng lại rất khó xác định Trong cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh, nguồntrả nợ được lấy từ kết quả kinh doanh, còn trong cho vay tiêu dùng thì nguồn trả
nợ là thu nhập hoặc tài sản của người vay Khả năng trả nợ thay đổi nhanh chóngkhi người vay thay đổi điều kiện làm việc hoặc sức khoẻ giảm sút, khả năng bùđắp trong trường hợp rủi ro hầu như không có Lý do là các cá nhân dễ dàng giữkín các thông tin đáng ra phải trình bày( như triển vọng về công việc cũng nhưtình trạng sức khoẻ) hơn là hầu hết các hãng kinh doanh khác( vì các hãng kinhdoanh này sẽ phải gửi kèm theo đơn xin vay mọi giấy tờ chứng nhận về tài chính
đã được kiểm toán) Hơn nữa, cá nhân và hộ gia đình không thể dễ dàng vượtqua các khó khăn về tài chính so với một hãng kinh doanh Đấy là chưa kể đếnnhững trường hợp người đi vay cố tình lừa đảo Trong những trường hợp nhưvậy thì dù có nắm giữ tài sản đảm bảo hay không thì các Ngân hàng vẫn phải đốimặt với rủi ro giảm thu nhập
Trang 11- Lãi suất cao
Cho vay tiêu dùng là một khoản đem lại lợi nhuận rất cao cho các Ngânhàng với lãi suất “cứng nhắc” tức nó đủ để bù đắp chi phí huy động vốn củaNgân hàng và có một khoản lãi cần thiết Không như hầu hết các khoản cho vaykinh doanh, lãi suất cho vay thường biến động theo điều kiện thị trường, như vậyvới cho vay tiêu dùng Ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy độngvốn tăng lên Tuy nhiên, các khoản vay này thường được định giá rất cao đếnmức mà bản thân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phảităng lên đáng kể thì hầu hết các khoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợinhuận
Lý do chính khiến các khoản vay tiêu dùng có lãi suất cao nhất trongthang lãi suất cho vay của Ngân hàng đó là do chi phí và rủi ro của các khoảnvay tiêu dùng là cao nhất trong các loại cho vay của Ngân hàng Tất nhiên đâycũng không phải là lý do đặc biệt gì vì đó luôn là nguyên nhân chính làm cho giá
cả của các khoản tín dụng Ngân hàng thông thường tăng lên Nguyên nhân có thểdo:
Đặc điểm về quy mô của món vay tiêu dùng thường nhỏ, thời gian vaykhông kéo dài lâu trong khi số lượng các món vay tiêu dùng thường lại rất lớn.Hơn nữa, thông tin về các cá nhân thường không đầy đủ và chính xác hoàn toàn,tiêu dùng là hoạt động không mạng lại các lợi ích kinh tế cụ thể cho người tiêudùng, không cho các con số cụ thể về thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn vay haycác nguồn thu nhập cụ thể cho người tiêu dùng nên gây khó khăn cho cán bộ tíndụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định các nguồn trả nợ Ngân hàng của cáckhách hàng vay vốn, giải ngân và thu nợ Điều đó làm cho chi phí mỗi món vay
Trang 12cao và rủi ro các khoản vay này tăng lên so với các loại cho vay kinh doanh luôn
có những con số cụ thể với chi phí và thu nhập rõ ràng từ các nguồn công khai
- Có tính nhạy cảm theo chu kỳ:
Cho vay tiêu dùng thường có tính nhạy cảm theo chu kỳ, nó tăng lên trongthời kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc quan về tươnglai Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và hộ gia đìnhcảm thấy không tin tưởng nhất là khi họ thấy tình trạng thất nghiệp tăng lên và
họ sẽ hạn chế việc vay mượn từ Ngân hàng, và khi đó tình trạng chất lượngkhách hàng cũng giảm khiến tỉ lệ khách hàng được vay vốn cũng giảm xuống
Ngoài ra, cho vay tiêu dùng còn có một số đặc điểm như: Khi vay tiền, cánhân người tiêu dùng thường không quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàngtháng hơn là lãi suất mặc dù chính lãi suất ghi trên hợp đồng ảnh hưởng đến quy
mô số tiền phải trả Trong khi lãi suất không phải là một trong những yếu tốquan trọng mà hộ gia đình vay tiền quan tâm thì mức thu nhập và trình độ dân trílại tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vay của người tiêu dùng.Những người có thu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàngnăm của mình Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu nhậpchính có học vấn cao cũng vậy Với họ, việc vay mượn là một công cụ để đạtđược mức sống như mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong tìnhtrạng khẩn cấp
- Lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng là rất đáng kể
Tương ứng với mức rủi ro cao như vậy thì các khoản tín dụng tiêu dùng cóđược một mức lợi nhuận rất lớn trong các nguồn thu của ngân hàng Bên cạnh
đó, số lượng các khoản vay tiêu dùng khá nhiều khiến cho tổng quy mô cho vaytiêu dùng rất lớn, và cùng với mức lợi nhuận trên mỗi khoản vay tiêu dùng sẽ
Trang 13khiến cho lợi nhuận thu về từ hoạt động cho vay là rất đáng kể trong tổng lợinhuận của ngân hàng.
Chính vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi về đối tượng kháchhàng trong lĩnh vực này mà đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, cho vaytiêu dùng đã trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt của các ngân hàngthương mại, đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng cũng như quản lýngân hàng và vẫn còn tiếp tục hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc phát triển loạihình tín dụng này trong tương lai Tại các nước đang phát triển, loại hình chovay này cũng đang dần khẳng định được vai trò của mình, đem lại những lợinhuận không nhỏ trong hoạt động cho vay của ngân hàng
1.2.2 Đối tượng của cho vay tiêu dùng
Do cho vay tiêu dùng là một hướng cho vay cụ thể của ngân hàng bán lẻnên cách phân loại khách hàng cá nhân cũng tương tự như cách phân loại kháchhàng cá nhân theo nhóm thu nhập của ngân hàng bán lẻ Cụ thể là khách hàng cánhân của cho vay tiêu dùng cũng được chia làm ba nhóm như sau:
- Nhóm thứ nhất: Những cá nhân có thu nhập cao
Những đối tượng này thường cần đến tín dụng với tư cách là những khoảnphụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm khả năng thanh toán, đặc biệt khi tiền của họ đã
bị trói chặt vào những khoản đầu tư dài hạn Mặc dù sự vay mượn nhằm mụcđích tiêu dùng chỉ thể hiện một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản mà họ đang sởhữu, song họ lại thường xuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng với nhữngmón tiền lớn Và chính vì lý do này mà các ngân hàng tỏ ra đặc biệt quan tâmđến nhóm khách hàng đi vay này
- Nhóm thứ hai: Những cá nhân có thu nhập trung bình:
Trang 14Nhu cầu về tín dụng của nhóm này có xu hướng tăng trưởng ngày càngmạnh Việc mong muốn chi tiêu ngay lập tức các nguồn tài chính trong tương laihoặc việc không thể điều tiết nhu cầu của mình mà chạy theo những chi tiêu cótính chất phô trương dẫn đến quá khả năng thu nhập là nguyên nhân có thể làmnảy sinh các nhu cầu về tín dụng của nhóm khách hàng này.
- Nhóm thứ ba: Những người có thu nhập thấp
Nhu cầu tín dụng của nhóm này thường rất hạn chế do thu nhập của họthường không đủ để thoả mãn những nhu cầu chi tiêu đa dạng của họ Tuy nhiên,những người này cũng có các mong muốn chi tiêu không khác mấy so với nhữngngười có thu nhập cao hơn Vì vậy, nếu có những chính sách và biện pháp hợp lýthì cũng có thể hình thành được các món tín dụng hợp lý đến nhóm khách hàngnày
Nhìn chung, nhu cầu về tín dụng của hai nhóm đầu là rất cao, thườngchiếm tỉ trọng lớn trong tổng mức cầu tiều dùng cúa cá nhân Vì lẽ đó, nhu cầucho vay tiêu dùng chủ yếu đến từ những người có thu nhập trung bình và thunhập cao, nhưng không vì thế mà các nhà quản trị ngân hàng, các nhà kinhdoanh lại bỏ ngỏ nhu cầu tín dụng tiêu dùng của nhóm khách hàng có thu nhậpthấp mà phải có những chính sách và sản phẩm phù hợp để phục vụ mọi nhu cầucủa mọi nhóm đối tượng khách hàng
1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng
1.2.3.1 Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với khách hàng
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêucủa người tiêu dùng Do vậy, khách hàng của cho vay tiêu dùng cũng chính làngười tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình Nhờ nhữngkhoản cho vay tiêu dùng, họ có thể mua sắm những hàng hoá cần thiết có giá trị
Trang 15cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện cuộc sống ngay cả khi khả năng tàichính hiện tại của họ không cho phép.
Thực tế, đối với cá nhân và hộ gia đình thường nảy sinh nhiều nhu cầumang tính tự nhiên, thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống Ví dụ nhưnhu cầu về mua sắm, sửa chữa nhà cửa, mua các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt,mua sắm các phương tiện như xe máy, ôtô, du lịch, học hành…
Mặc dù những nhu cầu thiết yếu thì nhiều nhưng của cải thì được tích luỹtheo thời gian, do vậy khả năng tài chính thường bị giới hạn Vì vậy người tathường mua sắm nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt sau một khoản thời gian dài tíchluỹ Khi đó lợi ích cảm nhận được từ sự hưởng thụ sẽ ít đi Do vậy người tiêudùng sẽ tìm cách để phối hợp khéo léo giữa việc thoả mãn các nhu cầu với yếu tốthời gian và khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai Điều này có nghĩa làngười tiêu dùng sẽ tìm cách để hưởng thụ trước số tiền sẽ có trong tương lai Nếu
ta phân tích theo khía cạnh tài chính thì việc mượn tiền trước của ngân hàng đểtiêu dùng đòi hỏi chúng ta phải trả lãi thực chất là cách quy đổi luồng tiền mà ta
sẽ có tại một thời điểm nào đó trong tương lai về thời điểm hiện tại
Khi xuất hiện cho vay tiêu dùng, sức mua sắm của người dân sẽ tăngnhanh, do đó mang lại sức mua rất lớn cho thị trường, tuy nhiên sự lựa chọnhàng hoá sẽ trở nên khắt khe hơn, cầu kỳ hơn, kỹ lưỡng hơn, do đó cạnh tranh sẽtrở nên gay gắt hơn dẫn đến nhà sản xuất sẽ phải chú trọng vào chất lượng vàluôn sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn nữa để tung ra thị trường, vì vậy ngườitiêu dùng sẽ được hưởng những dịch vụ tốt nhất tương ứng với đồng tiền màmình bỏ ra
Cho vay tiêu dùng chính là một giải pháp, nhờ vay tiêu dùng mà ngườitiêu dùng được hưởng các lợi ích trước khi họ tích luỹ đủ tiền để mua sắm Bên
Trang 16cạnh đó cho vay tiêu dùng còn đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa khi đáp ứng nhucầu chi tiêu mang tính cấp bách như chi tiêu cho học hành, khám chữa bệnh…Như vậy, việc ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng sẽ mang lại chongười tiêu dùng những lợi ích tốt nhất.
1.2.3.2 Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng thương mại
Hiện nay, các ngân hàng thương mại phải đối mặt với sự cạnh tranh gaygắt của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty chứngkhoán… Do vậy, để thành công thì ngân hàng phải dựa vào khả năng xác địnhcác dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ đó một cáchhiệu quả Như vậy để tăng tính cạch tranh của ngân hàng thương mại thì cần phảiphát triển một cách toàn diện hoạt động của ngân hàng cả về chiều rộng lẫnchiều sâu, trong đó cho vay tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc xâydựng chiến lược cạnh tranh của ngân hàng Hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ làtăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng và tăng cường mối quan hệ giữa ngânhàng với doanh nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như tạo hình ảnh
và thương hiệu đối với công chúng
Với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sửdụng tiền đó để cho vay kiếm lời, các ngân hàng thương mại song song với nỗlực huy động vốn, phải khai thác thị trường tín dụng một cách triệt để, nghĩa làtìm cách để đảm bảo khả năng đáp ứng và trên cơ sở đó thoả mãn tốt nhất cácnhu cầu về tín dụng của nền kinh tế Vì vậy, sẽ là sai lầm và thiếu sót nếu bỏ quathị trường khách hàng cá nhân Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng thương mạikhông tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng nhữngkhoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô nhỏ và rủi ro vỡ nợ cao do đó làmcho chúng trở nên có mức sinh lời thấp Đầu thế kỷ XX, các ngân hàng thương
Trang 17mại bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tiến hành cho vaythương mại Và rồi, sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và chovay đã buộc các Ngân hàng phải hướng vào người tiêu dùng như là một kháchhàng trung thành Sau thế chiến thứ hai, cho vay tiêu dùng đã trở thành một trongnhững loại hình có mức tăng trưởng nhanh nhất Các Ngân hàng tiếp tục pháttriển và trở thành tổ chức cấp tín dụng chính trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.Như vậy, phát triển cho vay tiêu dùng là một biện pháp tốt để mở rộng thị trườngcho các ngân hàng thương mại.
Trong nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, khách hàng tiềm năng của Ngân hàng
và sự đa dạng về nhu cầu là vô cùng lớn Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng gầnnhư là vô tận, đó là nền tảng vững chắc của Ngân hàng khi tiến hành cho vaytiêu dùng Thực tế, rất nhiều hộ gia đình sẽ không muốn gửi tiền của mình vàomột Ngân hàng nếu họ không thấy được rằng mình có triển vọng vay lại Ngânhàng đó khi có nhu cầu Vì vậy, các ngân hàng thương mại cung cấp sản phẩmdịch vụ cho vay tiêu dùng cũng có nghĩa là sẽ mở rộng được quan hệ với kháchhàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho Ngân hàng Đồngthời, phát triển cho vay tiêu dùng cũng chính là Ngân hàng thực hiện đa dạnghoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy Ngân hàng nâng cao được khả năng cạnhtranh, tăng thu nhập và phân tán rủi ro cho Ngân hàng
Bên cạnh đó mục tiêu hoạt động của Ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận,trong khi đó cho vay tiêu dùng có giá trị của món vay nhỏ nhưng số lượng mónvay thì rất lớn nên có thể chia sẻ rủi ro, đồng thời lại đơn giản hơn rất nhiều sovới cho vay đối với sản xuất mà lãi suất lại tương đối cao Do vậy việc mở rộngcho vay tiêu dùng đối với ngân hàng thương mại là một hướng kinh doanh cóhiệu quả và tương đối an toàn
Trang 18Ngày nay các dịch vụ của Ngân hàng ngày càng đa dạng và cuộc cạnhtranh hết sức mạnh mẽ Thực hiện phát triển cho vay tiêu dùng vừa mở rộngkhách hàng vay, tăng quan hệ giao dịch của Ngân hàng với khách hàng để hìnhảnh của Ngân hàng ngày càng đậm nét trên thị trường.
Với những lợi ích trên, phát triển cho vay tiêu dùng là hướng đi rất đúngđắn của các ngân hàng thương mại
1.2.3.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nhà sản xuất
Lợi ích của nhà sản xuất là cùng với sự gia tăng nhu cầu có khả năngthanh toán của người tiêu dùng, là gia tăng cầu về hàng hoá dịch vụ, qua đó làmtăng quy mô thị trường về hàng hoá dịch vụ Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ bánđược nhiều hàng hóa hơn, cũng như đẩy nhanh được quá trình bán hàng, tăngvòng quay hàng tồn kho, giảm các khoản phải thu, từ đó làm tăng thu nhập vàtăng độ an toàn trong hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó cho vay tiêu dùng cũngtạo ra sự cạnh tranh cao hơn giữa các nhà sản xuất cả về số lượng, mẫu mã,chủng loại sản phẩm, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển
1.2.3.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế
Cho vay tiêu dùng là đòn bẩy hữu hiệu cho việc kích cầu Thị trường chovay tiêu dùng đã góp phần tạo nên sự sôi động của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuấtphát triển, tạo nguồn vốn cho khu vực sản xuất trong nước, từ đó tăng GĐP chonền kinh tế Cùng với nó là hàng loạt các vấn đề xã hội được giải quyết như tạocông ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giúp họ cải thiện mức sống,giảm tệ nạn xã hội, góp phần quan trọng đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi… và làmtăng tiết kiệm quốc gia Tuy nhiên cần phải đặc biệt chú ý tới tác dụng phụ củatăng cầu, đó là khi xảy ra lạm phát mà lại tăng cầu thì đó là một điều không tốt
và sẽ làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng
Trang 19Tóm lại, hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời là một tất yếu, phù hợp với sựphát triển của xã hội và tuân theo quy luật kinh tế Có thể nói phát triển cho vaytiêu dùng là một hướng đi vô cùng đúng đắn đối với các ngân hàng thương mạitrong điều kiện hiện nay.
1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng
Để phân loại cho vay tiêu dùng được lựa chọn trên nhiều tiêu thức khácnhau Cụ thể là ta có thể phân loại dựa vào:
- Cắn cứ vào mục đích vay:
Căn cứ vào mục đích vay thì cho vay tiêu dùng bao gồm:
Cho vay tiêu dùng cư trú( Residential Mortgage Loan): Đây là cáckhoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hay cải tạo nhà ởcủa khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình
Cho vay tiêu dùng phi cư trú( Nonresidential Loan): Cho vay tiêu dùngphi cư trú là khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí về muasắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch, chữa bệnh…
- Căn cứ theo phương thức hoàn trả:
Cho vay tiêu dùng trả góp( Installment Consumer Loan): Đây là hìnhthức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ( gồm cả số tiền gốc lẫn lãi)cho ngân hàng theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn chovay Phương thức này được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thunhập từng thời kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số
nợ vay Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các ngân hàng thường chú ý tới một
số vấn đề cơ bản sau:
+ Thứ nhất: Loại tài sản được tài trợ
Trang 20Thông thường thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ cao hơn nếu tài sảnhình thành từ tiền vay đáp ứng được nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trongtương lai Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đến điều này vìngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thờihạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn Bởi vì, có như vậy thì người tiêu dùngmới được hưởng những tiện ích do tài sản đem lại trong một khoảng thời giandài.
+ Thứ hai: Số tiền phải trả trước
Nói chung thì các ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phải thanh toántrước một phần giá trị tài sản cần mua sắm( số tiền này được gọi là số tiền trảtrước) Phần còn lại, ngân hàng sẽ cho vay Số tiền trả trước cần phải đủ lớn đểmột mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu tài sản, mặt kháclại có tác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng Một khi không cảm nhận được rằngmình là chủ sở hữu của tài sản được hình thành từ tiền vay thì người đi vay sẽ cóthái độ miễn cưỡng trong việc trả nợ Ngoài ra, khi khách hàng không trả nợ,trong nhiều trường hợp, ngân hàng đành phải tiếp nhận và phát mại tài sản để thuhồi nợ Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều đã bị giảm giá trị, tức là giá trị thịtrường nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản, cho nên số tiền trả trước có vai tròrất quan trọng trong việc giúp ngân hàng hạn chế rủi ro Số tiền trả trước thườngphụ thuộc vào các yếu tố sau:
Loại tài sản: Đối với các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì sốtiền trả trước nhiều và ngược lại, đối với các tài sản có mức độ giảmgiá chậm thì số tiền trả trước ít
Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng
Môi trường kinh tế
Trang 21 Năng lực tài chính của những người đi vay.
+ Thứ ba: Chi phí cuả khoản vay
Chi phí của khoản vay là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng
về việc sử dụng vốn Chi phí này chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác cóliên quan Chi phí khoản vay này phải trang trải được chi phí huy động vốn, chiphí hoạt động, rủi ro, đồng thời phải mang lại một phần lợi nhuận thoả đáng chongân hàng
+ Thứ tư: Điều khoản thanh toán
Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của kháchhàng, ngân hàng thường chú ý tới các vấn đề sau:
Số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn phải phù hợp với khả năng về thunhập trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác củakhách hàng
Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng
Thời hạn cho vay không nên quá dài Thời hạn cho vay bị giới hạnbởi thời gian hoạt động của tài sản tài trợ Và nếu thời hạn cho vayquá dài thì dễ làm cho giá trị tài sản tài trợ bị giảm mạnh đồng thờirủi ro tín dụng cũng tăng lên Hơn nữa, khi thời hạn cho vay quá dàithì thiện chí trả nợ của những người đi vay cũng như việc thu hồi nợgặp nhiều khó khăn rắc rối
+ Thứ năm: Số tiền khách hàng thanh toán cho ngân hang mỗi kỳ trả nợ
Để xác định số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng trong mỗi
kỳ trả nợ, ta có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp lãi gộp( Add on Method): Đây là phương pháp thườngđược áp dụng trong cho vay tiêu dùng trả góp, do tính chất đơn giản
Trang 22và dễ hiểu của nó Theo phương pháp này, trước hết lãi được tínhbằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời gian vay, sau đócộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để tìm
số tiền phải thanh toán ở mỗi kỳ hạn trả nợ
Phương pháp lãi đơn( Simple Interest Method): Theo phương phápnày, vốn gốc người đi vay phải trả cho từng kỳ hạn trả nợ được tínhđều nhau bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kỳ hạn thanhtoán Còn lãi phải trả mỗi kỳ hạn được tính trên số tiền khách hàngthực sự còn nợ ngân hàng
Cho vay tiêu dùng phi trả góp( Noninstallment Consumer Loan)
Theo phương thức này thì tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngânhàng chỉ một lần khi đến hạn Thường thì tín dụng tiêu dùng phi trả góp chỉ đượccấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn( Revolving Consumer Credit):
Đây là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép kháchhàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãnglai Theo phương thức này thì trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn
cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngânhàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theomột hạn mức tín dụng
- Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng muanhững khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá haydịch vụ cho người tiêu dùng Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua
Trang 23bán nợ Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều khoản về đối tượngkhách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu Công
ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá Theonguyên tắc người mua hàng phải trả trước một phần giá trị của hàng hoá Có haicách tài trợ tín dụng tiêu dùng gián tiếp cho khách hàng:
(1) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hànghóa, người mua trả trước một phần giá trị tài sản mua bán chịu
(2) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng và lập bộ chứng từ bánchịu hàng hoá
(3) Công ty bán lẻ giao bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng làmthế chấp
(4) Ngân hàng thanh toán tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ
(5) Người tiêu dùng thanh toán nợ vay theo thoả thuận trong bộ chứng từbán chịu cho ngân hàng
Ưu điểm cho vay tiêu dùng gián tiếp:
+ Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng
Trang 24+ Cho phép ngân hàng giảm được chi phí trong cho vay Vì việc mua lạicác chứng từ bán chịu hàng hoá sẽ đơn giản hơn việc lập một bộ hồ sơ cho vaytrong một thời hạn nào đó( như theo dõi các tài khoản trả không đúng hạn, việctái sở hữu, bán hàng hoá tái sở hữu…).
+ Là nguồn gốc để mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt độngkhác của ngân hàng
+ Trong trường hợp ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty bán lẻthì cho vay tiêu dùng sẽ có tính an toàn cao hơn, giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro
Nhược điểm của cho vay tiêu dùng gián tiếp:
+ Ngân hàng không được tiếp xúc trưc tiếp với người tiêu dùng, điều nàydẫn đến ngân hàng không thể kiểm soát được khách hàng mà công ty bán lẻ đãbán chịu, không kiểm soát được chất lượng tín dụng
+ Ngân hang không thẩm định được khách hàng trước khi cho vay, dễ dẫnđến rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp có hiện tượng cố ý lừa đảo
+ Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính chất phức tạp cao
Do có những nhược điểm trên nên rất nhiều ngân hàng không mặn mà vớicho vay tiêu dùng gián tiếp, chỉ có những ngân hàng nào có cơ chế kiểm soát tíndụng rất chặt chẽ mới tham gia vào hoạt động cho vay tiêu dùng này
Để hạn chế những nhược điểm trên, cho vay tiêu dùng gián tiếp thườngđược thực hiện thông qua các phương thức sau:
- Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này, khi bán cho ngân hàngcác khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết
sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạnngười tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng
Trang 25- Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này, trách nhiệm của công
ty bán lẻ đối với các khoản nợ của người tiêu dùng mua chịu khôngthanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vàocác điều khoản đã thoả thuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ
- Tài trợ miễn truy đòi: Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợcho ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việcliệu các khoản nợ đó có được trả hay không Phương thức này chứađựng nhiều rủi ro nên chi phí của khoản vay này được ngân hàng tínhcao hơn so với các phương thức trên và các khoản nợ được mua cũngđược ngân hàng lựa chọn rất kỹ Ngoài ra, chỉ có những công ty bán lẻrất uy tín vơi ngân hàng mới áp dụng phương thức tài trợ này
- Tài trợ có mua lại: Theo phương thức này thì khi thực hiện cho vay tiêudùng gián tiếp với hình thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếurủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả được nợ thì ngân hàng buộcphải thanh lý tài sản để thu hồi nợ Trong trường hợp này, nếu có thoảthuận trước thì ngân hàng có thể bán lại cho chính công ty bán lẻ phần
nợ mình chưa được thanh toán kèm với tài sản đã được người tiêu dùng
sử dụng trong một thời gian nhất định
Cho vay tiêu dùng trực tiếp:
Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngânhàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ họ.Các bước thực hiện:
(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay
(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bánlẻ
Trang 26(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ.
(4) Công ty giao tài sản cho người tiêu dùng
(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng
So với cho vay tiêu dùng gián tiếp thì cho vay tiêu dùng trực tiếp có một
số ưu điểm sau:
+ Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được sởtrường và trình độ của các cán bộ tín dụng Những người này thường được đàotạo có chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm nên các quyết định tín dụng trựctiếp từ ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng đượcquyết định bởi công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng thường có xu hướng chútrọng tới việc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng trong khi nhân viên của cáccông ty bán lẻ thường chú trọng tới việc tiêu thụ được nhiều hàng hoá Bên cạnh
đó, tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thường được đưa ra vội vàng,
có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp một cách không chính đáng Hơn nữa,trong một số trường hợp, do quyết định vội vàng, công ty bán lẻ có thể từ chốicấp tín dụng đối với khách hàng tốt của mình Nếu như người cấp tín dụng làngân hàng thì điều này có thể được hạn chế
+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay tiêu dùng giántiếp ở chỗ: cuối cùng quan hệ vay mượn chỉ diễn ra giữa ngân hàng và người tiêudùng, không liên quan tới công ty bán lẻ Khách hàng không trả được nợ thì phầnlớn là không liên quan tới công ty bán lẻ
+ Khi khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp từ ngân hang thì có rấtnhiều lợi thế phát sinh như: Ngân hàng có thể mở rộng quan hệ với khách hàng,tạo ra hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng đối với khách hàng Còn đối với khách hàngthì khách hàng có cơ hội tiếp cận được với nhiều dịch vụ ngân hàng hơn
Trang 27Cho vay tiêu dùng trực tiếp được thực hiện theo các phương thức sau:+ Tín dụng trả theo định kỳ:
Đây là phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay Theo phươngthức này, ngân hàng cấp cho khách hàng toàn bộ số tiền vay và khách hàng trả
nợ cho ngân hàng theo từng kỳ hạn cụ thể Kỳ hạn hoàn trả tiền có thể khác nhautuỳ thuộc vào nhu cầu của người vay, thường là một lần trong tháng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng.
Cũng như nhiều hình thức cho vay khác, cho vay tiêu dùng chịu ảnhhưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan như môi trường kinh tế, môitrường pháp lý, khách hàng… và cả chính bản thân ngân hàng
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng củacác ngân hàng thương mại thành hai nhóm yếu tố:
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan:
- Môi trường kinh tế:
Các biến số kinh tế như: tốc đọ tăng trưởng và phát triển kinh tế, sự ổnđịnh về kinh tế, chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chính phủ, thu nhập bình quân
Trang 28đầu người, tỷ lệ xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, lãi suất… cũng
có tác động mạnh mẽ tới đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hoạt độngcủa các ngân hàng thương mại được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khácnhau của nền kinh tế, vì vậy sự ổn địn hay bất ổn, tăng trưởng hay chậm của nềnkinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt độngtín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng Một môi trường kinh tế lànhmạnh thì các các chủ thể kinh tế hoạt động có hiệu quả và có sự tham gia của cácchủ thể kinh tế khác góp phần thúc đẩy quy mô tín dụng lên cao Ngược lại, nếumôi trường kinh tế có những biến động khó lường hay trong tình trạng khó khăn,các kế hoạch hay dự tính khó có thể chính xác được thì các chủ thể kinh tế sẽ có
xu hướng co cụm trong hoạt động của mình hoặc rút vốn khỏi nền kinh tế haylâm vào tình trạng khó khăn về tài chính Chính những điều này làm quy mô tíndụng tụt giảm xuống Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái và khủnghoảng thì chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thu nhập củangười dân giảm sút dẫn đến giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, rủi ro vì đó màtăng lên
- Môi trường xã hội:
Chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng có cao hay không phụ thuộcmột phần vào thiện chí trả nợ của khách hàng, vào tính cách của người dân nhưtính cần cù, trung thực, ham lao động và tằn tiện hay là ưa thích hưởng thụ…
Người dân Việt Nam có thói quen tiết kiệm để mua sắm nhà ở trong tươnglai khi có thể và sau đó mới nghĩ đến việc hưởng thụ Bởi vậy, họ không có tưtưởng vay để sống sung túc trong cảnh nợ nần Yếu tố thu nhập ảnh hưởng trựctiếp đến cầu vay tiêu dùng Những người có thu nhập cao thường có thói quenmua sắm hưởng thụ cao hơn
Trang 29Xu hướng di dân từ nông thôn ra thành phố cũng là yếu tố tác động đến sự
mở rộng tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Việc tập trung ngàycàng đông ở các đô thị cộng với thu nhập cao sẽ đẩy nhu cầu vay tiền thoả mãnviệc mua sắm xây dựng nhà cửa tăng lên, mở rộng thị trường cho các ngân hàngthương mại
- Môi trường pháp lý:
Do đặc thù của ngành Ngân hàng luôn mang tính rủi ro cao và sự đổ vỡ cótính chất dây chuyền, do đó kinh doanh Ngân hàng luôn phải chịu sự giám sátchặt chẽ của pháp luật Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho Ngân hàng những cơhội mới và cả những thách thức mới Môi trường pháp lý thường sẽ giúp cácNgân hàng tránh được những rủi ro Do vậy, một Ngân hàng luôn luôn cần chủđộng điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với những quy định mới,phân tích và dự báo được những xu hướng thay đổi của môi trường pháp luật từ
đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với xu thế chung, nâng cao khả năngcạnh tranh của Ngân hàng
- Đối thủ cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự xuất hiện của các đối thủ cạnhtranh là không thể tránh khỏi trong các lĩnh vực kinh tế nói chung cũng nhưtrong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng Các đối thủ cạnh tranh rất đa dạng
và phức tạp, đó có thể là các đối thủ cũ, cũng có thể là các đối thủ mới xuất hiệnhay cũng có thể là các đối thủ tiềm tàng khác trong tương lai Sự xuất hiện này
sẽ dẫn đến thị trường cho vay tiêu dùng bị chia nhỏ Tuy nhiên, cạnh tranh là đểcùng phát triển chứ không chú trọng đến người thắng kẻ thua Có cạnh tranh mớinhận thấy ưu điểm và nhược điểm của mình và từ đó có những điều chỉnh hợp lý
để tồn tại và giữ chân khách hàng cũng như thu hút thêm khách hàng mới
Trang 30- Môi trường công nghệ:
Sự ra đời và phát triển của công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt củangành ngân hàng Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ quytrình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt là phát triển sảnphẩm dịch vụ mới như sự phát triển của mạng lưới công nghệ thông tin đã chophép hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, có thể phục vụ khách hàng24/24 Phương thức trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng cũng rất nhậy cảmđối với các tiến bộ công nghệ Trong cạnh tranh, nhà quản trị ngân hàng phải tìm
ra những lợi thế về công nghệ của ngân hàng, đánh giá, xác định rõ khoảng cách
về công nghệ giữa ngân hàng của mình và ngân hàng đối thủ trong và ngoàinước Công nghệ ngân hàng càng tốt thì khả năng bảo mật càng cao, tốc độ giaodịch nhanh và chính xác thì càng nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng càng tốtnhu cầu của khách hàng
- Khách hàng vay vốn:
Khách hàng vay vốn là nhân tố mang tính quyết định đến chất lượng củatín dụng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng Nhân tố này được xem xét dựa trên cácmặt như đạo đức của khách hàng, tính trung thực của khách hàng… Đạo đức củakhách hàng được đánh giá trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm, đó là yếu tốquyết định đến hành vi trả nợ của khách hàng Khách hàng phải có năng lựcpháp lý để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.Mức tín nhiệm của khách hàng liên quan đến sự sẵn lòng và thiện chí thực hiệnhợp đồng
Nguồn trả nợ cho ngân hàng trong cho vay tiêu dùng là một vấn đề quantrọng Đa số thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai là nguồn trả
nợ chính của khách hàng, khách hàng có thu nhập cao thì việc trả nợ định kỳ
Trang 31càng ít ảnh hưởng tới các chi tiêu khác, đặc biệt là chi tiêu thường xuyên củakhách hàng, ít ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng và khoản vaycàng an toàn Tuy vậy, thực tế để xác định được thu nhập thường xuyên ở ViệtNam là rất khó khăn vì đa số họ không giao dịch thanh toán qua ngân hàng, giaodịch tiền mặt còn chiếm tỷ trọng lớn Việc đảm bảo thực hiện tiền vay của kháchhàng là thiết lập cơ sở pháp lý để có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, giảm nhiềurủi ro cho ngân hàng khi cấp ra một khoản tín dụng Tài sản đảm bảo là mộttrong những điều kiện xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩn quantrọng nhất để ra quyết định cho vay.
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng thương mại không chỉ chịu ảnh hưởngcủa các nhân tố khách quan mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc chínhbản thân ngân hàng như chính sách, tài sản, cán bộ nhân viên…
- Chất lượng nhân sự:
Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị là các nhân tố quan trọngtrong chiến lược mở rộng tín dụng, đặc biệt là cho vay tiêu dùng Chất lượngnhân sự bao gồm cả hai yếu tố, đó là đạo đức nghề nghiệp và trình độ nghiệp vụ.Dưới con mắt của khách hàng, cán bộ tín dụng là hình ảnh của ngân hàng Ngânhàng có đội ngũ cán bộ tín dụng gây được thiện cảm với khách hàng thì sẽ thuhút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, và đội ngũ cán bộ tín dụng đóphải có năng lực nghiệp vụ, để khi đó ngân hàng tránh được những rủi ro tíndụng không đáng có trong quá trình cung cấp tín dụng
- Thông tin tín dụng:
Đây là các thông tin về thị trường, về khách hàng, về tình hình tài chính,năng lực của khách hàng, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, xu hướng phát
Trang 32triển và khả năng cạnh tranh của chính ngân hàng mìn… Các thông tin này giúpngân hàng chủ động trong việc cung cấp tín dụng và đánh giá rủi ro một cáchchính xác hơn về các khoản tín dụng của mình Thông tin đầy đủ, chính xác, kịpthời giúp cho ngân hàng ngăn chặn những rủi ro tiềm năng và giữ được kháchhàng tốt cho mình.
- Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố hạn mức cho vay đối với mộtkhách hàng, kì hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loạicho vay được thực hiện, tài sản đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của kháchhàng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt qua giới hạn, các khoản vay có vấnđề… Tất cả các yếu thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đápứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng sẽ thành côngtrong việc mở rộng tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng Ngược lại, nếu cácyếu tố chính sách đều cứng nhắc, không hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu đadạng về vốn của khách hàng thì Ngân hàng không thể thực hiện mục tiêu mởrộng quy mô tín dụng của mình Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắtxảy ra giữa các Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng thì chính sách tín dụngđúng đắn, linh hoạt là hết sức quan trọng Ngân hàng càng đa dạng hoá mức lãisuất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và có cách xử lýđúng đắn các khoản nợ của khách hàng, có chính sách khách hàng, chính sáchsản phẩm hấp dẫn thì càng thu hút được nhiều khách hàng
- Quy trình cấp tín dụng:
Sự cẩn trọng và kết hợp nhịp nhàng trong các bước sẽ tạo điều kiện chongân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm được diễn biến của khoản tíndụng để có biện pháp can thiệp kịp thời, sớm hạn chế rủi ro có thể xảy ra Tuy
Trang 33nhiên, trong khi thực hiện cần phải áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp đểkhông gây khó khăn cho khách hàng vì quá nhiều thủ tục rườm rà, quá nhiềucông đoạn làm mất khả năng thu hút khách hàng và cảm tình của khách hàng đốivới ngân hàng.
Trang 34ĐT Khi mới thành lập thì đội ngũ cán bộ của Ngân hàng chỉ có 14 người và cácphòng ban: Ban giám đốc, Phòng Tín dụng và thanh toán quốc tế, Phòng Kế toán
và dịch vụ ngân hàng
Hiện nay Ngân hàng đã qui tụ và đào tạo được đội ngũ cán bộ có kinhnghiệm gần 65 người Bên cạnh những cán bộ có thâm niên, nhiều kinh nghiệmtrong công tác, ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để tiếp cận vớinhững đổi mới và tiếp cận công việc trong vài năm tới Hiện tại ngân hàng gồm
có các phòng ban: Ban giám đốc, Tổ kiểm soát nội bộ, Phòng Quan hệ kháchhàng, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Ngân quỹ, Phòng Kế toán thanh toán
và dịch vụ ngân hàng, Phòng giao dịch Kim liên ô chợ dừa, Phòng giao dịch LêVăn Lương
Trang 35Tên gọi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Thăng Long
Tên giao dịch quốc tế: Bank of foreign trade of Viet Nam – Thang
Long Branch
Địa chỉ: 98 Hoàng Quốc Việt.- Quận Cầu Giấy
2.1.2 Chức năng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long là ngân hànghoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, có đầy đủ quyền và nghĩa
vụ theo Luật ngân hàng và luật doanh nghiệp Theo đó ngân hàng có những chứcnăng và nhiệm vụ sau:
Huy động vốn: với hoạt động mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của
tất cả các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước:
Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếungân hàng
Các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷthác đầu tư từ NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước vàcác cá nhân
Tín dụng:
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các
tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thộc mọi thành phần kinh tế
Trang 36 Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn
và thời hạn hoàn vốn dài hạn
Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu,bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bên thứ ba, bảo lãnh giaonhận hàng
Thanh toán quốc tế: thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng
Chuyển tiền điện tử
Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch
Thực hiện các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, ngoại hối:
Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay (Spot)
Dịch vụ bán ngoại hối kỳ hạn (Forward)
Dịch vụ hoán đổi (Swap)
Dịch vụ thanh toán điện tử: được thực hiện nhanh chóng, chính xác, antoàn và tiện lợi nhờ hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ
2.1.3 Cơ cấu tổ chức – tình hình nhân sự
Hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long có
6 phòng ban, 2 phòng giao dịch và 65 cán bộ công nhân viên
Trang 37Sơ đồ các phòng ban của ngân hàng:
đốc
Trang 38Ban giám đốc
Bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc Ban giám đốc chức năngđiều hành sự hoạt động của Chi nhánh, đảm bảo Chi nhánh hoạt động trơn tru vàhiệu quả
Tổ kiểm tra nội bộ
Có nhiệm vụ kiểm tra về tính hợp pháp, hợp lệ trong hoạt động của tất cảcác phòng ban của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long.Làm đầu mối tiếp các đoàn thanh tra, kiểm toán, an ninh đến làm việc tại Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
Phòng Hành chính nhân sự
Trợ giúp Ban giám đốc trong việc bố trí, điều động, khen thưởng hay kỷluật kịp thời, tuyển mộ, tuyển dụng cán bộ thuộc diện quản lý của chi nhánh,quản trị xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu, thực hiện hợp đồng về điện,nước, điện thoại, sửa chữa và xây dựng cơ quan
Phòng Quan hệ khách hàng
Thực hiện tất cả các nghiệp vụ tín dụng phát sinh trong quá trình hoạtđộng và làm nhiệm vụ giám sát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ cho các tổchức, cá nhân trên địa bàn Hà Nội
Cân đối vốn, tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho chi nhánh
Phòng Ngân quỹ
Quản lý trực tiếp và bảo quản tiền Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán,các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thếchấp, cầm cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho quỹ trong hệ thống Ngân hàngNgoại thương hiện hành
Trang 39Tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành các nhiệm vụ được giao có hiệuquả
Phòng Kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của Ngâ hàngcho khách hàng và cho bản thân ngân hàng
Phòng Giao dich( Phòng giao dich Kim Liên ô chợ Dừa và Phòng giao dịch Lê Văn Lương)
Hai phòng giao dịch tổ chức triển khai và thực hiện một số mặt nghiệp vụtheo quy định trong điều lệ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các văn bảnhướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chinh nhánh Thăng Long
Phòng giao dịch thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tíndụng; thực hiện mhiêm vụ báo cáo theo chế độ báo cáo hiện hành; hạch toántheo chế độ kế toán hiện hành do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam quy định
3 năm 2005, 2006, 2007 được thể hiện những mặt sau:
Trang 40Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Thăng Long
Kết quả
%so vớinămtrước
Kết quả
% so vớinămtrướcTổng nguồn
Trong những năm qua tổng nguồn vốn của Chi nhánh tăng liên tục và tăngnhanh Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 10%; Năm 2006 tăng so với năm
2005 là 15%; Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 26% Năm 2007 tổng nguồnvốn huy động đạt là 1260 tỷ đồng