1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tài chính ngân hàng: SGD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

32 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 335 KB

Nội dung

Luận văn tài chính ngân hàng: SGD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam là đề tài luận văn xuất sắc, mới được bảo vệ tại một trường nổi tiếng. Nội dung luận văn đã được thẩm định và cập nhật những thông tin mới nhất đến thời điểm hiện tại. Đây sẽ là tài liệu học tập, tham khảo bổ ích cho bạn!

Lời mở đầu Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng quan trọng bậc nhất, với hoạt động nghiệp vụ đa dạng và phức tạp. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập tại sở giao dịch của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam, tôi đã có sự tiếp cận đầu tiên với hoạt động thực tiễn của ngân hàng. Dưới đây, tôi xin trình bày đôi nét về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức hoạt động và chức năng của các phòng ban, những kết quả hoạt động kinh doanh của SGD trong ba năm gần đây, cùng những thuận lợi, khó khăn mà SGD gặp phải, cũng như những định hướng hoạt động của SGD trong tương lai. Bài viết sẽ cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất về SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. 1 1. Giới thiệu chung về SGD 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD Ngày 1 tháng 4 năm 1963, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức được thành lập theo quyết định số 115/ CP do hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/ 10/ 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lí ngoại hối trực thuộc NHTW( nay là NHNN Việt Nam). Ngày 21/ 09/ 1996, thống đốc NHNN kí quyết định số 286/ QĐ – NH5 thành lập ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam theo mô hình tổng công ty Nhà nước. Tháng 6/ 2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức trở thành ngân hàng cổ phần, trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên ở nước ta được cổ phần hóa. Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là Bank for foreign trade of Vietnam, viết tắt là Vietcombank. Ngày 1/ 4/ 1991, SGD ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thành lập theo nghị quyết 125/ NQ – NHNT. HĐQT nhưng vẫn trực thuộc Vietcombank trung ương. SGD có vai trò là một bộ phận chức năng chính phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ngày 28/ 12/ 2005, theo quyết định số 1215/ QĐ NHNT. TCCB&ĐT của Hội đồng quản trị ngân hàng Ngoại Thương, SGD ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tách ra hoạt động độc lập. SGD chính thức trở thành một chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Lúc này, SGD đóng tại tòa nhà trụ sở của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ở 198 Trần Quang Khải- Q. Hoàn Kiếm- Hà Nội. Bên cạnh những thuận lợi về ưu thế và thương hiệu của SGD trước đây, ban đầu SGD cũng gặp nhiều khó khăn do sự xáo trộn về tổ chức, quan hệ khách hàng, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào tiến hành,…, nhưng với cố gắng của ban giám đốc và đội ngũ cán bộ nhân viên, SGD cũng đã nhanh 2 chóng đi vào ổn định, bắt nhịp ngay với hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đầu năm 2008, SGD chuyển trụ sở làm việc ra địa chỉ mới là 31 – 33 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Ở đây có mặt bằng lớn hơn, cơ sở tốt hơn, tạo điều kiện cho hoạt động của Sở thuận tiện hơn. Dù SGD đã tách ra Hội sở chính NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam nhưng nó vẫn là một đơn vị trực thuộc NHTMCP Ngoại thương VN và không có tư cách pháp nhân. Tuy nó có con dấu riêng, nhưng không có tài sản riêng, mà tài sản do NHTMCP Ngoại thương trung ương cấp. SGD vẫn là một đơn vị hạch toán phụ thuộc với NHTMCP Ngoại Thương VN. 1.2. Chức năng hoạt động của SGD Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHTMCP Ngoại thương VN và thực hiện các chức năng sau: - Huy động vốn: + Nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kì phiếu ngân hàng + Tiếp nhận vốn do NHTMCP Ngoại thương Việt Nam phân bổ. + Các nguồn khác không trái với quy định của pháp luật. - Cho vay: 3 Cho vay bằng VNĐ, ngoại tệ đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo quyền hạn và hạn mức do TGĐ của NHTMCP Ngoại thương VN ủy quyền. Chỉ cho vay với thời hạn tối đa là 10 năm, với thời hạn lớn hơn thì phải chuyển lên hội sở chính. - Thực hiện dịch vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như mở LC, thu chi hộ, chuyển tiền, dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng, kinh doanh ngoai hối trong phạm vi mua- bán ngoại tệ với khách hàng, - Cung cấp dịch vụ gửi, bảo quản các tài sản có giá - Dịch vụ phát sinh về tiền gửi, tiền vay theo quy chế quản lí vốn của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. - Lập báo cáo tài chính - Thực hiện công tác quản lí ngân quỹ theo quy định. - Lập báo cáo kết quả hoạt động và chuyển lên hội sở chính - Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Tổ chức quản lí cán bộ: được Hội đồng quản trị và tổng giám đốc giao chức năng và nhiệm vụ từng thời kì. 2. Bộ máy tổ chức của SGD và chức năng của các phòng ban Cơ cấu tổ chức của SGD ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam gồm có: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 24 phòng ban ở 198 Trần Quang Khải và 31-33 Ngô Quyền và 15 phòng giao dịch nằm rải rác trên địa bàn thành phố Hà Nội với hơn 500 nhân sự. Mỗi phòng có một chức năng, nhiệm vụ riêng, khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác nhau. Có thể chia 24 phòng ban này thành 4 nhóm như sau: 4 (1) Nhóm tín dụng: Các phòng thuộc nhóm này thực hiện các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. (2) Nhóm thanh toán : Các phòng thuộc nhóm này có chức năng thực hiện công tác thanh toán. (3) Nhóm kinh doanh dịch vụ: Các phòng thuộc nhóm này thực hiện hoạt động ngoài hoạt động tín dụng của ngân hàng và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. (4) Nhóm hỗ trợ: Các phòng thuộc nhóm này có chức năng hỗ trợ cho hoạt động của SGD. 5 Sơ đồ tổ chức 6 Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng bảo lãnh Phòng đầu tư dự án Phòng khách hàng Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng Phòng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Phòng quản lí nợ Phòng quản lí rủi ro Phòng thanh toán xuất khẩu Phòng thanh toán nhập khẩu Phòng vay nợ viện trợ Phòng tiết kiệm Phòng kế toán giao dịch Phòng khách hàng đặc biệt Phòng ngân quỹ Phòng hối đoái Phòng thanh toán thẻ Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Tổ quản lí quỹ ATM Phòng kế toán tài chính Phòng hành chính quản trị Phòng quản lí nhân sự Phòng tin học Tổ Đảng đoàn Phòng kiểm tra nội bộ Nhóm tín dụng Nhóm thanh toán Nhóm kinh doanh dịch vụ Nhóm hỗ trợ Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Chức năng của các phòng ban: (1) Nhóm tín dụng  Phòng bảo lãnh: Cung cấp các sản phẩm về bảo lãnh, tái bảo lãnh cho khách hàng là cá nhân, tổ chức.  Phòng đầu tư dự án: Cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng, tín dụng giành cho các dự án đầu tư; Là đầu mối xử lí các yêu cầu liên quan đến khách hàng về đầu tư dự án  Phòng khách hàng: Chức năng: Cung cấp tín dụng ngắn hạn cho các khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn; Là đầu mối duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng; Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng kế hoạch kinh doanh - Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng - Thiết kế các sản phẩm phù hợp với khách hàng và triển khai các sản phẩm marketing tới khách hàng - Đẩu mối xử lí các yêu cầu liên quan đến khách hàng trêm tất cả các lĩnh vực(duy trì liên lạc thường xuyên với khách hàng, cung cấp các thông tin liên quan đến khách hàng cho các phòng ban khác; đàm phán, kí kết hợp đồng cung ứng dịch vụ đến khách hàng) - Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lí các khoản tín dụng theo quy trình, quy định hiện hành - Thực hiện chính sách quản lí rủi ro tín dụng và quản lí danh mục khách hàng - Cung cấp thông tin về khách hàng cho phòng/ bộ phận quản lí nợ 7 - Giao đầy đủ, cập nhật hồ sơ tín dụng theo quy trình tín dụng cho phòng/ bộ phận quản lí nợ để lưu giữ và cập nhật thông tin trên hệ thống - Chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng và chỉ tiêu lợi nhuận được giao đối với khách hàng.  Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: Cung cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân, đáp ứng cho tiêu dùng và mua trả góp như mua nhà trả góp, mua ô tô trả góp…  Phòng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cung cấp sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa  Phòng quản lí nợ: Quản lí các hồ sơ vay vốn; Theo dõi thu hồi gốc, lãi, chế độ giải ngân), đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp với số liệu trên hồ sơ; Quản lí rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân thủ các quy định trong Quy trình tín dụng.  Phòng quản lí rủi ro: quản lí về các khoản tín dụng đảm bảo cấp tín dụng tuân thủ các quy định, theo dõi, xử lí đối với các khoản tín dụng có vấn đề, quá hạn (2) Nhóm thanh toán  Phòng thanh toán xuất khẩu: Nhận LC từ nước ngoài, kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ của LC, chiết khấu chứng từ hàng xuất, hạch toán chuyển tiền về.  Phòng thanh toán nhập khẩu: cung cấp các sản phẩm ngân hàng phục vụ hoạt động nhập khẩu, mở LC, chuyển tiền sang bên bán.  Phòng vay nợ viện trợ: Quản lí, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại, nhận và viện trợ các khoản vay viện trợ; Tham mưu cho BGĐ về nguồn vốn viện trợ.  Phòng tiết kiệm: là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện công tác huy động vốn tiết kiệm bằng VNĐ và bằng ngoại tệ tại SGD theo đúng chế độ và quy định tại SGD. (3) Nhóm kinh doanh dịch vụ 8  Phòng kế toán giao dịch: Phục vụ khách hàng cư trú hoặc không cư trú có quan hệ với SGD, cung cấp các sản phẩm thanh toán cho các khách hàng là tổ chức kinh tế ( như trả lương qua tài khoản, dịch vụ thanh toán…)  Phòng khách hàng đặc biệt: Cung cấp tất cả các sản phẩm dành cho các cá nhân đặc biệt ( như có số dư hoạt động lớn, là quan chức các ngành, bộ, cán bộ lãnh đạo của các tổ chức kinh tế ); Xây dựng chính sách cho khách hàng đặc biệt.  Phòng ngân quỹ: Là phòng triển khai thực hiện công tác quản lí giấy tờ có giá tại SGD, thu chi tiền mặt VN Đ, ngoại tệ đảm bảo đúng quy trình, chế độ quản lí kho quỹ của Nhà nước, của ngành, của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.  Phòng hối đoái: Cung cấp sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân (cư trú hoặc không cư trú), cụ thể là quản lí hồ sơ, thông tin khách hàng là cá nhân mở tài khoản tại phòng; quản lí và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng cá nhân; chuyển tiền trong nước của khách hàng cá nhân; quản lí các chứng từ có giá, phục vụ cho nghiệp vụ của phòng.  Phòng thanh toán thẻ: Phát hành thẻ (gồm có thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng); triển khai các sản phẩm thẻ của Ngân hàng ngoại thương, chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp thị sản phẩm thẻ đến khách hàng.  Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: Quản lí vốn theo cơ chế quản lí vốn tập trung; Mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc mua đứt bán đoạn; tư vấn, tham mưu cho BGĐ lãi suất huy động, tỉ giá; Chuyển vốn giữa ngân hàng với ngân hàng khác; Thực hiện dự trữ bắt buộc của SGD.  Tổ quản lí quỹ ATM: Cung ứng các dịch vụ, làm đầu mối xử lí các sự cố hoặc đề xuất xử lí các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống máy ATM của SGD. (4) Nhóm hỗ trợ  Phòng kế toán tài chính: Hạch toán, kế toán các khoản thu chi tài chính, hạch toán tài sản cố định, chi phí của dự án; Thanh toán bù trừ cũng như cân đối tài 9 khoản kế toán phụ cho hoạt động tác nghiệp của các phòng nghiệp vụ (hạch toán doanh thu phát hành thẻ ATM, thu ngoại tệ…)  Phòng hành chính quản trị: Hành chính: thực hiện các hoạt động văn thư, lễ tân, đóng dấu, luân chuyển công văn. Quản trị: đảm bảo cơ sở vật chất cho các phòng ban, quản lí đội ngũ lao động, lái xe, bảo vệ.  Phòng quản lí nhân sự: Tham mưu cho ban giám đốc về bộ máy, quản lí cán bộ nhân viên, tham mưu về việc giải thể, sáp nhập, chia tách các đơn vị bộ máy SGD; Quản lí cán bộ nhân viên về hoạt động lao động, bố trí điều động cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiến hành công tác BHXH cho người lao động, đề xuất công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ công nhân viên; quản lí tiền lương đối với người lao động.  Phòng tin học: Đảm bảo hệ thống thông tin, máy móc; lập trình theo yêu cầu của các phòng ban.  Tổ Đảng, đoàn: phổ biến, kiểm tra, giám sát công tác đoàn, Đảng của SGD.  Phòng kiểm tra nội bộ: chuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách, quy chế của SGD ở các phòng, tổ nghiệp vụ. Hệ thống phòng giao dịch: thực hiện đa chức năng từ huy động vốn, thanh toán, tín dụng, séc, chuyển tiền… theo quy định. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD 2006 – 2008 3.1. Huy động vốn Tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ ước đến 31/ 12/ 2008 đạt 40.500,75 tỉ VNĐ, tăng 21,07% so với cùng kì năm 2007. Trong đó, vốn huy động bằng VNĐ ước đạt 25.701,51 tỉ đồng, tăng 59,20% so với cùng kì năm 2007, chủ yếu nhờ tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế và vốn huy động 10 [...]... thu ngoại tệ tăng 63% chủ yếu là ngoại tệ nhập từ nước ngoài tăng 24% so với năm 2007, chi ngoại tệ tăng 62% (trong đó chủ yếu chi lưu thông mà khách hàng kiều hối chiếm khoảng 58%) 4 Những thuận lợi và khó khăn của SGD 4.1 Thuận lợi  Có uy tín cao: SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam là một chi nhánh cấp 1 của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Sở được thực hiện tất cả các hoạt động của NHTMCP Ngoại Thương Việt. .. ngân hàng cổ phần và SGD là khá lớn, đồng thời các NHTMCP và các ngân hàng nước ngoài có các gói sản phẩm tiền gửi rất đa dạng, kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn đã hút bớt một phần tiền gửi của dân cư cả ở VNĐ và USD - Trong năm 2008, Tổng công ti dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã chuyển đi khỏi hệ thống VCB một lượng vốn lớn, riêng tại SGD lên đến 100 tr.USD cũng đã góp phần. .. soát… để phục vụ khách hàng kịp thời 3.5 Kinh doanh ngoại tệ Năm 2008, tình hình cung cầu ngoại tệ có nhiều biến động, gây khó khăn cho SGD trong việc cân đối ngoại tệ để phục vụ khách hàng Tuy vậy, trạng thái ngoại tệ của SGD vẫn đảm bảo duy trì cân bằng, đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu ngoại tệ để thanh toán và trả nợ của khách hàng đồng thời hỗ trợ bán ngoại tệ cho khách hàng của một số chi... nhập ngoại tệ để phục vụ khách hàng kịp thời ♦ Về đào tạo đội ngũ cán bộ: Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp và quan hệ khách hàng cho các cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công việc và nhu cầu của khách hàng 31 Kết luận Trên đây, tôi đã trình bày về một số đặc điểm cơ bản của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Bài viết hy vọng đã cung cấp... thẻ của Việt Nam - Tìm kiếm và thuê mới địa điểm cho 10 máy ATM, 2-3 phòng giao dịch tại các địa bàn đông dân cư và toà nhà lớn 30 ♦ Về công nghệ thiết bị hỗ trợ: Nghiên cứu và lên kế hoạch lắp đặt hệ thống camera tại các quầy giao dịch quỹ để đảm bảo an toàn ngân quỹ khi giao dịch tiền mặt với khách hàng với số lượng lớn Phối hợp chặt chẽ giữa phòng Hối đoái và phòng Ngân quỹ để chủ động nhập ngoại. .. nhân viên có nhu cầu để phục vụ cho công tác  Cơ chế chính sách điều hành, quản lí khá đồng bộ: Hiện tại, SGD đang hoạt động dưới khung pháp lí khá hoàn chỉnh, như luật tổ chức tín dụng sửa đổi, luật doanh nghiệp, và hàng loạt các văn bản hướng dẫn các hoạt động khác của ngân hàng SGD cũng hoạt động dưới sự kiểm soát, điều hành chặt chẽ của hội sở chính, đảm bảo cho hoạt động của SGD được thông suốt... trả nợ của khách hàng Nợ xấu tại SGD ước khoảng 550 tỉ đồng, chiếm 11,2% tổng dư nợ, trong đó riêng nợ xấu của công ti cổ phần Container Vianshin là 359 tỉ đồng, chiếm 65% tổng nợ xấu của toàn SGD Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lí nợ xấu và phòng ngừa rủi ro tín dụng, SGD đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm thu hồi nợ kịp thời như đôn đốc trả nợ, xử lí tài sản của khách hàng, … Đặc biệt,... các hoạt động của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam với việc thực hiện ở quy mô lớn, đối tượng rộng so với các chi nhánh khác cùng hệ thống và so với các NHTMCP khác Cùng với uy tín lâu năm của NHTMCP Ngoại Thương Trung ương, SGD cũng kế thừa được uy tín và chứng tỏ năng lực hoạt động của mình đối với khách hàng Đặc biệt, SGD có thể đáp ứng nhu cầu của các khách hàng lớn khó tính Nhiều tổng công ti, tập... điểm các khoản nợ tồn đọng của khách hàng thể nhân Kết quả trong năm đã thu được trên 10 tỉ nợ xấu của khách hàng thể nhân Tổng số nợ đã thu được năm 2008 là 27,4 tỉ đồng và 1.753,6 nghìn USD SGD cũng đã lập hồ sơ xin xuất trình ngoại bảng đối với 14 đơn vị có dư nợ đã hạch toán và theo dõi ngoại bảng trên 5 năm không còn khả năng thu nợ và đáp ứng các yêu cầu tại công văn số 943/ CV – NHNT CN ngày 29/... khách hàng vẫn chưa thể thanh toán nợ cũ và ảnh hưởng đến khả năng cho vay món mới của SGD  Cơ cấu tổ chức hoạt động của SGD có nhiều xáo trộn: SGD mới tách ra khỏi hội sở chính để trở thành một chi nhánh của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam từ đầu năm 2006, đến đầu năm 2008, SGD lại thay đổi trụ sở làm việc ra 31 – 33 Ngô Quyền, tháng 11 năm 2008, 4 phòng giao dịch của SGD lại tách ra thành chi nhánh VCB

Ngày đăng: 09/04/2015, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w