Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Trang 45)

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG.

2.2.1.Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tiêu dùng

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long là một chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hoạt động tín dụng cũng như kinh doanh của chi nhánh phải tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà Nước. Hiện nay, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long đang áp dụng các văn bản nghiêp vụ tín dụng sau:

- Quyết định số 407/QĐ-NHNT – HĐQT ngày 29/03/2002 của Hội đồng quản trị về việc ban hành hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế cho vay đối với khách hàng.

- Quyết định số 408/QĐ – NHNT ngày 20/03/2002 của tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng.

Theo quyết định này, thẩm định gới hạn tín dụng đối với một khách hàng tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long là 80 tỷ đồng. Trường hợ xét thấy có thể xác định giới hạn tín dụng lớn hơn mức thẩm quyền của chi nhánh, chi nhánh gửi hồ sơ cho Trung ương xin phê duyệt, trong đó có ý kiến của chi nhánh sau khi thẩm định tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Quyết định số 409/QĐ – NHNT ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng.

Hội đồng tín dụng hoạt động nhằm mục đích nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chính sách tín dung, xét duyệt gới hạn tín dụng đối vơi một khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng và các vấn đề liên quan khác như xử lý tài sản đảm bảo, ra hạn nợ, các biện pháp thu hồi vốn vay… của hệ thống ngân hàng Ngoại thương.

- Quyết định số 30/QĐ - NHNT – QLTD ngày 21/02/2002 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương về hạn mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với chi nhánh.

Theo quyết định này, mức dư nợ cho vay không đảm bảo bằng tài sản đối với chi nhánh là 95%.

- Quyết định số 133/QĐ – NHNT ngày 31/12/2001 ban hành khu vực đầu tư của chi nhánh.

Theo quyết định này, khu vực đầu tư của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thăng Long là địa bàn Hà Nội. Chi nhánh chỉ được phép thực hiện cho vay, bảo lãnh ngoài khu vực đầu tư được phân định trong trường hợp được Tổng giám đốc giao thực hiện hoặc chấp nhận và phải phối hợp với các chi nhánh sợ tại thực hiện.

- Quyết định số 1627/QĐ – NHNT ngày 31/12/2001của Thống đốc ngân hàng Ngoại thương về quy chế cho vay đối với khách hàng. Quyết định này thay quyết định 284/QĐ – NHNT ngày 25/08/2000.

Trong quyết định số 1627 đã thay đổi một số điều như: trong điều 1, quyết định 1627 mở rộng thêm đối tượng pháp nhân và khách hàng cá nhân người nước ngoài; tại điều 11, lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Ngoại thương, lãi suất quá hạn do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng; tại điều 13, kỳ hạn trả nợ lãi vốn vay có thể cùng kỳ hạn trả nợ gốc có thể theo kỳ hạn riêng, khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì chuyển toàn bộ dư nợ sang dư nợ quá hạn…

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Trang 45)