Đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Trang 63)

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG.

2.2.4.3.Đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long

thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

Với vai trò tài trợ để người tiêu dùng mua sắm, tiêu dùng… phục vụ đời sống và các nhu cầu cá nhân, tín dụng tiêu dùng đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư, đồng thời có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội. Ngân hàng đã đạt được những kết quả như sau:

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng ngày càng cao.

Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thăng Long ngày càng tăng trưởng về quy mô và tốc độ. Năm 2005 dư nợ cho vay tiêu dùng là 64,755 tỷ đồng thì đến năm 2006 là 148,635 tỷ đồng và đến năm 2007 là 378 tỷ đồng. Đó là những con số chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Cho vay tiêu dùng đã và đàng trở thành một trong những loại hình tín dụng chủ yếu của ngân hàng nhằm đa dạng hoạt động, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần cho ngân hàng.

- Thị trường ngày càng được mở rộng, khách hàng ngày càng đa dạng. Chính sự tăng trưởng không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng tín dụng của ngân hàng đã chứng tỏ được ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, thị trường của ngân hàng ngày càng được mở rộng, đặc biệt là đối với thị trường người tiêu dùng rộng lớn trên địa bàn Hà Nội. Đây là hướng phát triển hoàn toàn đúng đắn.

Đồng thời, việc mở ra một thị trường mới đồng nghĩa với sự đa dạng hoá đối tượng khách hàng, giúp cho Ngân hàng tránh được rủi ro khi tập trung quá mức vào một nhóm khách hàng truyền thống, tạo nên tính năng động và linh hoạt trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Đây là một mục tiêu quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi các ngân hàng cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt và khốc liệt.

- Phát triển cho vay tiêu dùng đã mang lại hiệu quả kinh tế đối với người tiêu dùng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Việc khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ hàng hoá đã tạo ra động lực rất to lớn cho các ngành sản xuất và cho bản thân các ngân hàng thương mại, bởi vì một lý do đơn giản là khi các Nhà sản xuất tiêu thụ được hàng hoá thì khả năng trả nợ các khoản vay Ngân hàng là rất lớn. Đổng thời, nó còn nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần thực hiện chủ trương kích cầu của Nhà nước, mở rộng sản xuất, mở rộng tiêu dùng.

- Cho vay tiêu dùng nâng cao hình ảnh của ngân hàng và tăng khả năng huy động vốn.

Một trong những đặc điểm của cho vay tiêu dùng là số lượng khách hàng lớn cho nên với tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng trong năm 2007 tăng 50% so với năm 2006 với số khách hàng đến 35000 người. Đến với Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long, khách hàng cảm thấy hài lòng trong việc vay vốn và họ sẽ lựa chọn các dịch vụ khác của ngân hàng như: gửi tiết kiệm, thanh toán, giao dịch mua bán ngoại tệ…và họ cũng là những người quảng cáo tốt nhất cho ngân hàng.

- Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tỏ ra rất hiệu quả. Trước hết, phải kể đến quy trình tín dụng chặt chẽ, rõ ràng mà không qua rườn rà, phức tạp của ngân hàng, thời gian thẩm định tương đối nhanh chóng( trong vòng từ 3 đến 5 ngày) đã góp phần thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công tác đánh giá khách hàng thể nhân được tiến hành một cách khoa học với sự kết hợp hai hệ thống đánh giá: Hệ thống đánh giá mang tính phán đoán và hệ thống đánh giá mang tính thống kê. Hệ thống đánh giá mang tính phán đoán là phương pháp đánh giá khách hàng dựa vào kinh nghiệm, trình độ và sự hiểu biết của cán bộ tín dụng thông qua tiêp xúc, trò chuyện cùng khách hàng để tìm hiểu về nhân thân lai lịch, khả năng tài chính và thiện chí trả nợ của khách hàng. Còn hệ thống đánh giá mang tính thống kê là tiến hành cho điểm khách hàng theo một số chỉ tiêu như:

Về yếu tố nhân thân lai lich: Tuổi, nghề nghiệp, thời gian làm công việc hiện tại, tình hình cư trú, số người ăn theo, thu nhập hàng năm của cá nhân, thu nhập hàng năm của gia đình.

Về yếu tố tài chính: Tỷ trọng vốn vay trên tổng phương án xin vay, tình hình trả nợ đối với ngân hàng, tình hình tính lãi, tổng dư nợ trên giá trị bất động sản hoặc bất động sản có thể chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của người đi vay.

Về tài sản đảm bảo: Mức độ biến động về giá trị tài sản đảm bảo có thể xảy ra trong thời gian vay, giá trị tài sản đảm bảo so với khoản vay.

Với mỗi yếu tố trên, ngân hàng đánh giá và xác định được điểm số mà khách hàng đạt được. Phương pháp này hiệu quả giúp giảm thời gian xét duyệt cho vay và đưa ra các chính sách khách hàng phù hợp về lãi suất, về các kỳ hạn tả gốc, lãi.

Đạt được những thành tựu này là do các nguyên nhân sau:

- Nền kinh tế của nước ta phát triển ổn định và mức tăng trưởng trong 3 năm qua là tương đối cao( trung bình 8%/năm). Sự tăng trưởng của nền kinh tế tạo tra môi trường kinh doanh thuận lợi và sôi động cho các ngân hàng,các tổ chức kinh tế, năng cao mức sống cũng như thu nhập của người dân.

- Hệ thống luật pháp về hoạt động ngân hàng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, bên cạnh đó là có sự chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

- Theo xu thế phát triển thì đối tượng khách hàng càng ngày càng trẻ hoá, đây là đối tượng tiềm năng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Chính vì thế mà ngân hàng cần nắm lấy cơ hội này để quảng bá thương hiệu của mình ra thị trường.

- Trình độ cán bộ tín dụng ngày càng được cải thiện, việc này sẽ làm giảm rất nhiều rủi ro trong quá trình cho vay đối với các ngân hàng.

Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì chi nhánh còn những hạn chế cần được khắc phục trong chiến lược cho vay tiêu dùng trong tương lai:

Hạn chế:

- Các hình thức cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa thật sự đa dạng, phong phú. Các hình thức mới chỉ là cho vay đơn thuần như vay sửa chữa, mua nhà, mua ô tô… mà chưa áp dụng đối với hình thức tiên tiến hơn đó là cho vay qua thẻ tín dụng. Hình thức cho vay qua thẻ tín dụng là một hình thức mới và nó

đã được áp dụng khá thành công ở các nước phát triển. Tuy nhiên hình thức này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam do khoa học còn thấp, máy móc thiết bị chưa đầy đủ. Các khoản cho vay tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở tài trợ cho một số mục đích nhất đinh chứ chưa khai thác được nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của người dân.

- Đối với cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cũng như cho vay mua ôtô, phạm vi cho vay là cá nhân, hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, hạn chế rất nhiều số lượng người sống và làm việc tại Hà Nội nhưng không có hộ khẩu Hà Nội, những người là việc ở các khu liên doanh, khu công nghiệp. Chính ở những người này nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn. Đâu cũng là hạn chế của phần lớn các ngân hàng thương mại. Theo quy hoạch tổng thể định hướng cho phát triển đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở là rất lớn. Do đó các ngân hàng thương mại cần mở rộng cho vay tới các đối tượng từ nơi khác đến làm việc tại Hà Nội.

- Mức cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn thấp. Mỗi khoản cho vay chỉ được cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản. Số tiền này còn nhỏ đặc biệt với đối tượng khách hàng có thu nhập cao, có nhu cầu được vay cả giá trị tài sản đó.

- Cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long chưa được mở rộng phù hợp với ưu thế của một ngân hàng bán lẻ truyền thống. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng năm 2007 là 30%, song nếu so với tỷ trọng cho vay tiêu dùng của các nước phát triển thường chiếm 40-50% trong tổng dư nợ thì con số này khá nhỏ. Để trở thành ngân hàng bán lẻ như mục tiêu đề ra thì Ngân hàng cần tìm giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong sự cạnh tranh rất khốc liệt của thị trường hiện nay.

Nguyên nhân:

- Tính cách của người Việt Nam là khi có khó khăn về tài chính thì họ thường nghĩ ngay đến người thân, như bố mẹ, anh, chị, em, sau nữa là đến bạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bè. Do họ không muốn có gánh nặng tâm lý là phải trả lãi sau khi vay, do đó họ ít khi tìm đến ngân hàng và chỉ khi thực sự không còn nơi vay thì họ mới nghĩ đến ngân hàng. Đây là quan niệm gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng.

- Cho vay tiêu dùng là lĩnh vực hoàn toàn mới và chỉ vừa xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nên bộ phận người biết vẫn chưa cao. Số người biết chỉ là những người trong nghề hoặc được bạn bè giới thiệu. Chính vì thế khối lượng cho vay tiêu dùng là chưa cao.

- Trong những năm gần đây, tại Hà Nội luôn sảy ra tình trạng giá đất leo thang. Rất nhiều nhà đầu tư vay ngân hàng để mua đất, mua nhà. Và trong số đó có không ít người mang tư tưởng đầu cơ, sự việc này có thể đẩy các khoản vay vào tình trạng quá hạn thường xuyên. Bên cạnh đó, thị trường nhà đất luôn được dự báo là thị trường bong bóng và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, như vậy sẽ dẫn đến các khoản vay không thể trả được gây thiệ hại lớn cho ngân hàng.

- Cán bộ chuyên trách về hoạt động cho vay tiêu dùng còn ít, điều này dẫn đến số lượng hồ sơ được xét duyệt không cao, có thể bỏ sót nhiều khách hàng tốt mà cán bộ tín dụng không có thời gian xét duyệt hồ sơ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Trang 63)