1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh hòa bình

83 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Phương pháp phân tích tổng hợp Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp để làm làm rõ: tiềm năng du lịch của tỉnh tài nguyên du lịch tự nhiên, tài

Trang 1

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự

hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là ThS Trần Thị Ninh và TS.Vũ Đình Hòa – Khoa Quy hoạch phát triển – Học viện Chính sách và Phát triển

Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả khóa luận của mình

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2014 Tác giả

Phùng Thị Thanh Hương

Trang 2

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Trần Thị Ninh và TS Vũ Đình Hòa – Giảng viên Khoa Quy hoạch phát triển – Học viện Chính sách và phát triển, những người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những thầy cô giáo đã giảng dạy em trong bốn năm qua Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin

Em cũng xin chân thành cảm ơn đến các cô chú, anh chị ở Vụ Quản lý quy hoạch – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành tốt thời gian thực tập và hỗ trợ em tìm kiếm tài liệu để hoàn thành khóa luận

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè, người thân, gia đình… những người đã luôn bên cạnh em, ủng hộ, cổ vũ tinh thần và giúp đỡ

em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt khóa luận

Tuy nhiên, với hiểu biết còn hạn chế nên những phân tích cũng như giải pháp đưa ra trong nội dung khóa luận còn mang tính chủ quan cá nhân và không tránh khỏi những sai sót Do đó, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, những người quan tâm để khóa luận được hoàn thiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU……….2

MỞ ĐẦU……… 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu khóa luận 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1.3 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 7

1.1.2 Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế - xã hội 9

1.1.3 Điều kiện để phát triển du lịch bền vững 10

1.1.4 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 13

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững 15

1.1.6 Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững 18

1.2 Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững 19

1.2.2 Kinh nghiệm trong nước về phát triển du lịch bền vững 20

1.2.3 Những bài học rút ra cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Hòa Bình 23

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH 24

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch 24

2.1.1 Vị trí địa lý 24

Trang 4

iv

2.1.2 Tài nguyên du lịch 25

2.1.4 Cơ chế chính sách phát triển du lịch 43

2.2 Hiện trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2000 - 2012 44

2.2.1.Hiện trạng phát triển du lịch bền vững theo ngành 44

2.2.1.1 Hiện trạng khách du lịch 44

2.2.1.2 Doanh thu du lịch 47

2.2.1.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch 49

2.2.1.4 Hiện trạng lao động trong du lịch 50

2.2.1.5 Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch 51

2.2.2 Hiện trạng phát triển du lịch bền vững theo lãnh thổ 52

2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình từ góc độ bền vững 61

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 65

3.1 Quan điểm phát triển 65

3.2 Mục tiêu phát triển 65

3.3 Định hướng phát triển 65

3.3.1 Các loại hình du lịch 65

3.3.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch 66

3.4 Các giải pháp thực hiện 66

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC

Trang 5

1

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng phát triển châu Á

CNTT : Công nghệ thông tin

DLST : Du lịch sinh thái

DCKC : Di chỉ khảo cổ

FIDR : Tổ chức cứu trợ và phát triển quốc tế

GTNT : Giao thông nông thôn

KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên

KDTTN : Khu dự trữ thiên nhiên

KDL : Khu du lịch

KHCN : Khoa học công nghệ

ODA : Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức

UBND : Ủy ban nhân dân

UNEP : Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

UNWTO : Tổ chức Du lịch thế giới Liên Hợp Quốc

VHTTDL : Văn hóa thể thao du lịch

VQG : Vườn quốc gia

WB : Ngân hàng thế giới

XDCB : Xây dựng cơ bản

Trang 6

2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

1 Biểu 2.1: Các KBTTN, VQG trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 28

2 Biểu 2.2: Các di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia của tỉnh

5 Biểu 2.5: Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương 55

6 Hình 2.1: Lượng khách du lịch đến Hòa Bình giai đoạn

Trang 7

có nguồn nước khoáng thiên nhiên Kim Bôi quý giá nổi tiếng trong và ngoài nước; có những hang động tự nhiên, các đền chùa gắn liền với các di tích, các truyền thuyết về lịch sử, tất cả các tiềm năng về tự nhiên và nhân văn đã tạo ra một môi trường du lịch có nhiều lợi thế để phát triển

Trong những năm qua, Hòa Bình luôn xác định việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên, so với tiềm năng thì sự phát triển của du lịch Hòa Bình trong thời gian qua chưa thực sự tương xứng và còn nhiều hạn chế: lượng khách đến Hòa Bình tăng không đều qua các năm, tỷ lệ khách đến 2 lần thấp, khách quốc tế ít, thời gian lưu trú ngắn, công suất sử dụng buồng không cao và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp Tất cả những hạn chế này đã đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế, những người đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Hòa Bình băn khoăn là làm thế nào để có thể thu hút khách, phát triển du lịch nhằm đưa nền kinh tế này trở thành ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh, đóng góp vào nguồn ngân sách tỉnh cao và tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh

Vì lý do trên, việc nghiên cứu “Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” là hết sức cần thiết

Trang 8

2.2 Nhiệm vụ

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch bền vững

- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi không gian tỉnh Hòa Bình được giới hạn bởi ranh giới tiếp giáp với các tỉnh: Phú Thọ ở phía Bắc; Hà Nam, Ninh Bình ở phía Nam, Hà Nội ở phía phía Đông; Sơn La, Thanh Hóa ở phía Tây

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từ 2000 – 2012 và đưa ra giải pháp đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập tài liệu là một phương thức rất quan trọng cho phép người viết

có thể kế thừa các kết quả từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra

Để thực hiện đề tài khóa luận, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn: Vụ Quản lý quy hoạch - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020,

Trang 9

5

tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịchvùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020…); nhà sách Sư phạm (Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2012, Các giáo trình về du lịch, địa lý du lịch, kinh tế du lịch…); Các bài báo, tài liệu trên Internet…

4.2 Phương pháp phân tích tổng hợp

Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp để làm làm rõ: tiềm năng du lịch của tỉnh (tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn), phân tích thuận lợi, khó khăn của các loại tài nguyên đến phát triển du lịch bền vững của tỉnh; thực trạng phát triển du lịch bền vững giai đoạn 2000 – 2012 (lượng khách, doanh thu thu lịch, lao động, đầu tư ), đánh giá thành tựu, hạn chế, có so sánh với hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững

4.3 Phương pháp biểu đồ, bản đồ

Tác giả đã sử dụng các phần mềm GIS và các tài liệu, số liệu đã xử lí để xây dựng các biểu đồ, bản đồ chuyên phục vụ cho đề tài

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa

bàn tỉnh Hòa Bình

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa

bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trang 10

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm du lịch

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ

Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu và phát triển với tốc độ nhanh, song cho đến ngày nay khái niệm du lịch vẫn chưa có sự thống nhất Đúng như Giáo sư tiến sĩ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các hành trình với mục đích giải trí”

Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và Giáo sư, tiến sĩ Krapf – hai người được coi

là những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch lại đưa ra định

nghĩa du lịch như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”

Ông Michael Coltman – người Mỹ lại đưa ra một định nghĩa rất ngắn

gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch,

cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”

Tại điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Trang 11

7

1.1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững

Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980

trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn

giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh

tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường Phát triển Thế giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ:

Phát triển bền vững là: “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tồn tại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…” Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm

có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo

vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội…phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội – môi trường

1.1.1.3 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững

Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác đinh và tăng cường các nguồn hấp dẫn khách tới các vùng

và quốc gia du lịch Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra tại Hội nghị về

Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”

Trang 12

8

Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân,

nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định “…Phát triển

du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái, môi trường Xây dựng các chương trình và các điểm

du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch”

Sự phát triển của du lịch trong những năm qua đã góp phần làm sống động thêm các công trình và địa chỉ văn hóa như Văn Miếu Quốc Tử Giám, quần thể di tích Huế, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội…, các lễ hội truyền thống của dân tộc, các di tích lịch sử cách mạng Nhiều làng nghề truyền thống cũng đã hồi sinh và phát triển do những tác động từ việc phát triển của

du lịch Qua đó, tạo một nguồn thu đáng kể cho ngân sách của địa phương và cộng đồng địa phương Mặc dù vậy, do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chủ quản, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các ngành, sự thiếu ý thức của du khách và cũng có thể du mục đích thiên về khai thác thu lợi nhuận của ngành

du lịch mà thiếu đi sự tôn tạo cần thiết Do đó, phát triển du lịch gắn liền với yếu tố bền vững là tất yếu để phát triển ngành du lịch Việt Nam

Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải có sự bền vững trên các mặt:

- Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai

trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên

- Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa

của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa

- Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp

những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận

ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo

Trang 13

9

Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo

vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia

1.1.2 Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế - xã hội

Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước Du lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển

Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới Mục đích chính của phát triển bền vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế - được phát triển một cách đồng đều và hài hòa

- Một là, phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống Vì

bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống

mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo

- Hai là, phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế Ví dụ, từ

việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch

và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm

Trang 14

10

- Ba là, phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bảo cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng

Với ba lí do được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt được 3 yếu tố đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện, đặc biệt đối với một nước nền kinh tế còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc như Việt Nam

1.1.3 Điều kiện để phát triển du lịch bền vững

1.1.3.1 Nhóm điều kiện chung

a Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của nhân dân

Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để

họ có thể tham gia đi du lịch Mức thu nhập của một gia đình hay của một người là một trong những yếu tố quyết định người đó có thể trở thành khách

du lịch hay không Thực tế đã chứng minh luận điểm này, khách du lịch quốc

tế hầu hết đều từ các nước có nền kinh tế phát triển như ở Tây Âu và Mỹ, Nhật bản Chính vì vậy, các chuyên gia về du lịch khẳng định: “Mức thu nhập của con người là nhân tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu

du lịch”

Trình độ văn hóa chung của nhân dân được nâng cao thì hoạt động du lịch cũng được nâng cao Cả hai điều kiện trên nếu tốt thì du lịch sẽ phát triển với khách đi là những người có văn minh, do đó du lịch có cơ hội phát triển bền vững

b Thời gian nhàn rỗi của nhân dân

Theo Maslow – nhà tâm lý học người Pháp “Thời gian nhàn rỗi tức là tên gọi chung khi một người thoát ra khỏi vị trí làm việc, nghĩa vụ gia đình và

xã hội, tự do tham gia hoạt động xã hội, tự do phát huy sức sáng tạo vì bản năng nghỉ ngơi, tiêu khiển, không liên quan gì tới việc mưu sinh và là hoạt động tuỳ ý”

Trang 15

11

Thời gian nhàn rỗi của con người là điều kiện tất yếu của du lịch và ngược lại du lịch là hoạt động lý tưởng để con người sử dụng thời gian nhàn rỗi nhằm tái hồi sức lao động và mở mang nhận thức về thế giới xung quanh Mặt khác để phát triển du lịch cần nghiên cứu thời gian nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư với mục tiêu thu hút họ tham gia vào các chương trình du lịch

c Động cơ du lịch

Theo các nhà tâm lý “Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động Động cơ du lịch chỉ ra nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta đi du lịch, đi đâu, theo loại hình du lịch nào, điều này thường được biểu hiện ra bằng các hình thức như nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, tìm kiếm điều mới lạ” Chính vì vậy, ngành du lịch phải tiến hành tuyên truyền, quảng cáo một cách thiết thực, có hiệu quả để kích thích được động cơ du lịch của mọi người

d Tình trạng sức khỏe của nhân dân

Ngoài ba điều kiện trên, con người muốn trở thành khách du lịch đòi hỏi phải có sức khoẻ để di chuyển từ nơi ở thường xuyên đến các điểm du lịch Nhằm khắc phục tình trạng sức khoẻ của con người, ngành du lịch đã tổ chức nhiều loại hình du lịch chữa bệnh như: chữa bệnh bằng nghỉ dưỡng, bằng nước khoáng, bằng bùn, bằng chế độ ăn uống, bằng châm cứu…vv Bên cạnh đó, ngành du lịch cùng ngành bộ phận liên quan tổ chức phục vụ tốt cho những người khuyết tật đi du lịch, đồng thời tổ chức các khu nghỉ dưỡng cho những người cao tuổi, thường được gọi là các khu dưỡng lão

e Điều kiện chính trị ổn định và đất nước hoà bình

Đây là điều kiện quyết định cho các hoạt động du lịch phát triển Chiến tranh, các cuộc xung đột vũ trang trong từng khu vực, sự bất ổn định về chính trị đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển du lịch Điều này được minh chứng rằng, du lịch trên thế giới chỉ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới lần thứ II (1945) Đất nước Irăc mặc dù nổi tiếng với vườn treo Bavilion, là trung tâm của nền văn minh Trung Đông, nhưng do chiến tranh và nội chiến nên hoạt động du lịch không thể phát triển Ở Việt Nam, trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoạt động du lịch rất hạn chế

Trang 16

12

f Cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động du lịch

Nhận thức vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhiều

nước đã xác định “phát triển du lịch là quốc sách”, hoặc “đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, việc xây dựng các cơ chế, chính sách và

luật pháp tạo điều kiện cho du lịch phát triển là điều kiện mang tính quyết định Đó là việc xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho: khách du lịch quốc tế vào - ra, cho việc đầu tư, liên doanh, liên kết các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cho việc phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, việc phát triển cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch phát triển Nhiều nước xây dựng cơ chế miễn thị thực cho khách du lịch nước ngoài nhằm thu hút nhiều khách hoặc có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch Xây dựng Luật Du lịch, Luật Khách sạn, Luật Hướng dẫn viên du lịch, Luật Đại lý du lịch… để tạo một môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch phát triển [11]

1.1.3.2 Nhóm điều kiện đặc trưng

a Điều kiện và tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, hệ động thực vật, đất, nước Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố này sẽ khiến cho khách

du lịch đến đông hơn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc, của địa phương nơi mà khách đến

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn, thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của các tộc người mang bản sắc độc đáo và được lưu giữ cho đến ngày nay

Trang 17

13

b Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch

Đó là các khu du lịch (resorts), các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, các điểm tham quan, các cơ sở giải trí, các phương tiện vận chuyền khách du lịch, các

cơ sở thương mại Đây là những cơ sở có tính quyết định đến việc đón tiếp

và phục vụ khách du lịch và khai thác các tài nguyên du lịch của địa phương

và của đất nước

c Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch là điều kiện có tính chất quyết định đến việc phát triển hoạt động du lịch Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực du lịch bao gồm tất cả những người trực tiếp (những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị sự nghiệp trong ngành du lịch) và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách

du lịch (các cơ quan, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nơi khách du lịch đến thăm quan) Du lịch là ngành dịch vụ, dịch vụ trước hết phụ thuộc vào con người với trí tuệ cao, khả năng sáng tạo các ý tưởng mới lớn Con người làm du lịch đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp cao, kỹ năng giao tiếp tốt, có

ý thức trách nhiệm cao đối với công việc và giỏi ngoại ngữ Chính vì vậy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là điều kiện không thể thiếu được nhằm phát triển ngành du lịch

1.1.4 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ 10 nguyên tắc của phát triển bền vững Đó là:

Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền

vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn Đó được coi

là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài

Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu

chất thải Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên

và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng

thể kinh tế - xã hội

Trang 18

14

Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng

văn hóa Viêc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp

du lịch phát triển một cách bền vững

Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát

triển Du lịch được coi là một ngành tổng hợp, vì vậy sự phát triển của du lịch

có liên quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương Do đó, muốn phát triển vền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò

hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển

Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương Sự tham

gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan Điều

đó giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của mọi người, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch được lâu dài

Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực Như chúng ta

đã biết, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn

Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du

lịch) Đó là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá

du lịch một cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình

Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu Triển khai nghiên cứu,

nhằm mang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp

Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế và môi trường xã hội Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhọn chỉ khi nó được phát triển một cách bền vững Mặt khác, cần

Trang 19

15

triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững

Tháng 10/2008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên hợp quốc (United Nations Foundation), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh Rừng nhiệt đới, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức

Du lịch Thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN Bộ tiêu chí mới này được xây dựng dựa trên cơ sở hàng nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp thế giới Các tiêu chuẩn này được phát triển

để cung cấp một khung hướng dẫn hoạt động du lịch bền vững, giúp các doanh nhân, người tiêu dùng, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ

sở giáo dục bảo đảm rằng hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại cộng đồng và môi trường địa phương

1.1.5.1 Quản lý hiệu quả và bền vững

Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn

Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc

tế Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn

Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp

Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh

Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: (i) Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương; (ii) Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được; (iii) Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; (iv) Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những

Trang 20

Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý

Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể

Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù

về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản)

Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng

Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục

Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em

Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lương đầy đủ

Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ

cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận

1.3.5.3 Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực

Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách

Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép

Trang 21

17

Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương

Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực

1.1.5.4 Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: (i) Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; (ii) Cân nhắc khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này; (iii) Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh; (iv) Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng

Giảm ô nhiễm: (i) Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; (ii) Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để

và tái sử dụng; (iii) Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế; (iv) Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng; (v) Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất

Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: (i) Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; (ii) Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức

có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng; (iii) Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn; (iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học

Trang 22

18

cao; (v) Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn

1.1.6 Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững

1.1.6.1 Vai trò, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững

Nhìn từ phương diện phát triển kinh tế đơn thuần thì du lịch có thể được điều khiển một cách hiệu quả bởi khu vực tư nhân Tuy nhiên, đối với sự phát triển của du lịch bền vững đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia của Nhà nước Vai trò của Nhà nước thể hiện một cách cơ bản nhất là tổ chức và giám sát hoạt động du lịch có phù hợp với định hướng phát triển bền vững Nhà nước có thể tác động đến phát triển du lịch bền vững bằng cách thông qua các công cụ quyền lúc và hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương Đưa chính sách phát triển du lịch bền vững vào tất cả các thỏa thuận về phát triển du lịch địa phương cũng như quốc gia

1.1.6.2 Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững

Chính phủ ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, là văn kiện có tính phương pháp luận chung cho mọi hoạt động kinh tế

- xã hội Ngành du lịch cũng trên cơ sở này xây dựng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Chiến lược đã nhấn mạnh đến vấn đề phát triển bền vững của ngành trong giai đoạn tới

Quán triệt tinh thần nêu trên trong thời gian gần đây, các dự án, các kế hoạch phát triển du lịch đã chú trọng đến việc bảo tồn tài nguyên cho mục tiêu phát triển bền vững lâu dài Quá trình khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch đã thực hiện các hoạt động đánh giá tác động môi trường đưa ra các phân tích, dự báo và biện pháp khắc phục vụ thể cho từng dự án khi phê duyệt Hoạt động phát triển du lịch đang dần hướng tới cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn trong đời sống như ở các vùng nông thôn, vùng núi và hải đảo xa xôi Biểu hiện rõ rệt nhất là những loại hình du lịch thân thiện với môi trường đồng thời khai thác các giá trị tự nhiên và nhân văn ở các vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển du lịch và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ngày càng được chú trọng và phát triển rộng rãi

Trang 23

19

1.2 Kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững

1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững

1.2.1.1 Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc

Vân Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách hợp lý Phát triển du lịch ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương Vân Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho du lịch của tỉnh phát triển một cách đa dạng Với sự quản lý khai thác tài nguyên du lịch được thống nhất cao gắn kết với

sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho du lịch ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài Quy hoạch các khu du lịch ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng có một định hướng rõ ràng Trong quá trình lập quy hoạch du lịch có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, du lịch, lữ hành, văn hóa, môi trường… Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với phát triển du lịch là việc giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch

Ở các địa điểm du lịch đều có quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, nhà kinh doanh và khách du lịch và được thực hiện một cách nghiêm túc Cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với các khu du lịch Không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ nạn xã hội Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thủ công, cho vay vốn tạo dựng cơ sở sản xuất thủ công… Chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm, giảm nhẹ sức ép lên nguồn tài nguyên

1.2.1.2 Phát triển du lịch không bền vững ở Pattaya (Thái Lan)

Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn

400 lên đến gần 25.000 phòng khách sạn Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực Biển trở nên rất ô nhiễm và Ủy ban Môi trường quốc gia Thái Lan đã phải ra tuyên bố là tắm biển ở đây không an toàn vào năm 1989 Cùng

Trang 24

Nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, năm 1993, Thái Lan đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩy lùi và số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại

1.2.2 Kinh nghiệm trong nước về phát triển du lịch bền vững

1.2.2.1 Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng khách du lịch thì cơ sở vật chất ở Phong Nha – Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện, môi trường được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ du lịch được nâng lên một bước và sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch Điều đó đã giúp cho Phong Nha – Kẻ Bàng nhận được sự hài lòng của du khách khi đến đây Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma túy, tội phạm… không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương

Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha – Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường sinh thái bị suy giảm, thời gian lưu trú của khách ngắn (1 ngày), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp

Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách về hoạt động du lịch, bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển

Trang 25

21

nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất những sản phẩm truyền thống để bán cho du khách… Qua đó, giúp giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân

1.2.2.2 Phát triển du lịch bền vững ở Quảng Nam nhờ mô hình làng du lịch cộng đồng

Quảng Nam là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nằm trong nhóm phạm trù du lịch bền vững như: du lịch sinh thái, trách nhiệm, làng quê Nhưng những năm qua, du lịch vẫn chưa thực sự trở thành thế mạnh của tỉnh, việc phát triển du lịch vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Do đó, những năm gần đây, Quảng Nam đã có nhiều chính sách, biện pháp phát triển,

đa dạng hóa các loại hình du lịch trên địa bàn

Bên cạnh vùng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và bất động sản ven biển, Quảng Nam cũng hướng sự quan tâm đến các loại hình du lịch làng quê, sinh thái, homestay, thủ công mỹ nghệ mang những bản sắc riêng biệt và độc đáo Trong thời gian qua, phát triển theo hướng du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang đem lại cho Quảng Nam những hiệu quả rõ rệt trong cải thiện đời sống tại các làng, bản miền núi Dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế (FIDR) phối hợp với UBND huyện Nam Giang tổ chức tại xã Ta Bhing không giống như các dự án du lịch cộng đồng đã được triển khai trước đây, dự án tập trung vào mục tiêu chính là phát huy tính chủ động của cộng đồng với việc kết nối nhiều thành phần tham gia Dù mới triển khai thử nghiệm hơn một năm (từ 5/2012 đến 6/2013) nhưng đã có 20 đoàn với số lượng 260 khách chủ yếu là khách châu Âu và Nhật Bản đến tham quan; tổng thu nhập của địa phương từ hoạt động du lịch này đạt hơn 93 triệu đồng

Việc thành lập tổ hợp tác cùng tương trợ đã đem lại hiệu quả tích cực cho mô hình du lịch homestay Mỹ Sơn (thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) Các hộ làm du lịch trong làng tham gia tổ hợp tác

Trang 26

22

dựa trên tinh thần tự nguyện Trước đây, khách du lịch đến Mỹ Sơn chỉ trong thời gian ngắn rồi về Hội An hoặc Đà Nẵng, không có gì trải nghiệm ngoài khu đền tháp Mỹ Sơn Khi mô hình tổ hợp tác ra đời đã tạo điều kiện để du khách lưu trú tại làng du lịch cộng đồng, cùng dân trong làng nấu ăn, thưởng thức những món ăn truyền thống Quảng Nam, giao lưu với người dân địa phương để tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa Đồng thời, qua đó giúp người dân địa phương có thêm thu nhập, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nằm trong khuôn khổ của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5, ngày 23/6/2013, Sở VHTTDL Quảng Nam đưa làng Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn) và làng Đhơ Rồng (xã Ta Lu), huyện Đông Giang vào khai thác du lịch theo mô hình homestay Cộng đồng dân tộc nơi đây với nụ cười thân thiện, mến khách cùng các sản phẩm dệt thổ cẩm đặc trưng… đã trở thành yếu tố thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa

Kế tiếp những thành công trong việc phát triển du lịch ở các làng bản, cộng đồng dân tộc, mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Làng du lịch sinh thái Đại Bình tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, cách thành phố Hội An 20 km Làng Đại Bình sẽ là khu du lịch sinh thái kết hợp tham quan, tìm hiểu văn hóa truyền thống làng quê với quy mô 130

ha Dự án này nhằm phát huy thế mạnh để khai thác, phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu bản sắc làng quê Việt, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống làng quê và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương Đồng thời, dự án gắn với quá trình bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững, gắn kết các khu vực du lịch văn hóa – lịch sử Hội An, Duy Xuyên

Việc hình thành các làng du lịch tại miền núi của Quảng Nam là một chủ trương lớn của tỉnh nhằm giúp các địa phương phát huy tiềm năng du lịch, tạo việc làm và thu nhập cho cư dân, phát triển kinh tế, qua đó phát triển du lịch tỉnh theo hướng bền vững.[12]

Trang 27

23

1.2.3 Những bài học rút ra cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Hòa Bình

Từ những kinh nghiệm quốc tế và trong nước nêu trên, có thể rút ra một

số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hòa Bình như sau:

Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về du lịch Hòa Bình

Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh các khu du lịch

Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững

Trang 28

24

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU

LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch

2.1.1 Vị trí địa lý

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung

du miền núi Bắc Bộ, nằm ở tọa độ 200°19'-210°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ đông, là tỉnh giáp ranh giữa 3 khu vực: tây bắc, đông bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam Phía Bắc giáp với các tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Đông giáp với thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp với Sơn La,Thanh Hóa, thủ phủ là thành phố Hòa Bình cách thủ

đô Hà Nội 73km

Hoà Bình có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi Vị trí địa lý của tỉnh Hoà Bình có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phòng thủ của cả nước và rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế thương mại giữa miền xuôi và miền ngược Đặc biệt, do nằm kề với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước nên Hòa Bình có lợi thế cho phép Hòa Bình tiếp cận với thông tin, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế trong đó có du lịch

Trang 29

Hơn nữa đây là nơi tập trung cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo Thấp thoáng các bản Nanh, bản Nưa của người Mường, bản Dao, bản Tày và xen kẽ một số gia đình người Thái, với những mái nhà sàn cổ đơn sơ nhưng rất nên thơ rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình

Vì vậy, khu vực này thích hợp cho các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tham quan, dã ngoại, cắm trại, du lịch cuối tuần, du lịch chuyên

đề và nghiên cứu truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở nên gây khó khăn lớn cho việc đi lại, đầu tư hạ tầng

cơ sở cho các công trình du lịch

- Phía Đông Nam (vùng thấp): thuộc hệ thủy sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình Địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 25°, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100 – 200m, đi lại thuận lợi

Địa hình này đã tạo cho Hòa Bình nhiều hồ, ao, kênh rạch, điển hình là

hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn

Trang 30

26

Những bãi tắm đẹp bên hồ sông Ðà và suối nước khoáng Kim Bôi đích thực

là chén thuốc vàng phục hồi sức khoẻ cho du khách

Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp thuận lợi cho việc cư trú của con người từ lâu, vì vậy ở đây có nhiều di tích lịch sử - văn hóa (Đền, miếu Trung Báo, nhà tù Hòa Bình…), nhiều di tích khảo cổ (Hang Muối, Mái đá làng Vành, hang Đồng Nội…); nhiều đô thị (sân golf Phượng Hoàng, Sân golf 54

lỗ ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn - hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á…) Nên địa hình này thích hợp với các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái ngắn ngày hoặc cuối tuần, tham quan, nghiên cứu, cắm trại

- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng

ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 24°C, cao nhất 38 - 39°C vào tháng 6 và tháng 7, lượng mưa trung bình từ 1.700 – 1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm) Thích hợp với loại hình du lịch sinh thái, leo núi, tắm suối

- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15 - 16°C, thấp nhất 5°C vào tháng 1 và tháng 12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2°C, lượng mưa từ 100 –

200 mm (chiếm 10% lượng mưa cả năm) Thời tiết thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm suối nước nóng, cắm trại, tham quan di tích

Tuy nhiên, khí hậu Hòa Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, sạt lở đất, sương muối… gây khó khăn cho hoạt động du lịch

Trang 31

Ngoài ra, tỉnh còn có số lượng các hồ, đầm khá lớn, góp phần quan trọng cho việc điều hòa vi khí hậu trên địa bàn, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng Có ý nghĩa nhất đối với du lịch Hòa Bình phải kể đến Hồ Hòa Bình với diện tích khoảng 8000 ha Với dung tích nước lớn và hơn 40 đảo nổi trong hồ, đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản, du lịch tham quan, du lịch sinh thái

- Nước khoáng

Nguồn nước khoáng phong phú cũng là thế mạnh đối với việc phát triển

du lịch của Hòa Bình, trong đó đáng kể nhất là suối nước khoáng Kim Bôi thuộc địa phận xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi Chất lượng nước khoáng ở Hòa Bình được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm Nước phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36°C, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36°C Nguồn nước khoáng Kim Bôi có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo

vệ và khai thác hợp lý Cho đến nay, đã phát hiện được điểm nước khoáng phân bố quanh rìa khối granit Kim Bôi là Mớ Đá, Sào Báy thuộc hai nhóm nước khoáng Bicacbonat, Sunfat canxi nguồn gốc hòa tan

d Tài nguyên sinh vật

Hòa Bình có địa hình đa dạng, khí hậu mát mẻ, là môi trường sinh sống của nhiều loại sinh vật, với hệ động thực vật phong phú, đa dạng về số lượng

và chủng loại Trong đó, có nhiều loài động vật quý hiếm, như: sơn dương, hươu, nai, gấu, các loại khỉ, sóc bay, các loại chim v.v Đồng thời cũng là nơi có nhiều loại gỗ quý hiếm như: trắc, gụ, nghiến, táu, dổi, chò chỉ, thông… Tỉnh đã xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ

Trang 32

1 KBTTN Hang Kia – Pà Cò Huyện Mai Châu

2 KBTTN Thượng Tiến Huyện Kim Bôi

3 KBTTN Pù Luông Huyện Mai Châu (chung với Thanh

Hóa)

5 KDTTN Ngọc Sơn Huyện Lạc Sơn và Tân Lạc

6 VQG Cúc Phương Chung với Ninh Bình và Thanh Hóa

8 Khu bảo tồn đất ngập nước

e Đánh giá chung nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên được cấu thành bởi các yếu tố: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật đã tạo cho Hòa Bình một số nguồn lợi để phát triển du lịch Các yếu tố đó kết hợp với nhau để có các khu du lịch như: KDL Thung Nai, KDL Cửu Thác Tú Sơn, KDL Suối Ngọc – Vua Bà, V - Resort… với nhiều loại hình du lịch phong phú đã thu hút được nhiều khách đến tham quan Bên cạnh những thuận lợi, ưu thế cho phát triển du lịch, Hòa Bình vẫn còn gặp nhiều khí khăn về điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch như: những

Trang 33

và cấp bằng xếp hạng và 21 di tích cấp tỉnh

Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành

di tích lịch sử cách mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử, có giá trị

du lịch cao Bên cạnh đó, Hòa Bình còn là một trong những địa phương có hệ thống chùa chiền, các di tích khảo cổ học từ xa xưa, gắn với lịch sử sinh sống của các dân tộc thuộc nền văn hoá tiền sử nổi tiếng: “Văn hoá Hoà Bình” đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Biểu 2.2 Các di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia của tỉnh Hòa Bình STT Tên di tích Giới thiệu khái quát

- Di tích là một tượng đài chiến thắng phản ánh trình

độ tác chiến, tài tình trong chiến đấu, nghệ thuật tổ chức, nghệ thuật chiến dịch, nghệ thuật chỉ đạo chiến lược đối với chiến dịch của quân đội ta và nhân dân ta chống lại thực dân Pháp năm 1951

Trang 34

30

giành chính quyền tháng 8 năm 1945 Các địa điểm di tích chủ yếu của khu căn cứ cách mạng Mường Khói: Khu vực ba cây đa cổ thụ, Khu vực nhà ông Quách

Hy, Khu vực gia đình nhà ông Bùi Văn Khuýnh

đã đem lại nhiều thông tin quý giá về một xã hội Mường

cổ, về táng thức, về quy mô, cấu trúc trong các mộ, cùng cách đặt hiện vật, đồ tuỳ táng trong mộ với số lượng hiện vật phát hiện phong phú, đặc biệt là đồ gốm sứ được chế tác ở nước ta vào thế kỷ thứ XVII

Trang 35

di chỉ xưởng thuộc thời đại đá “Văn hoá Hoà Bình”

Di tích hang Khoài đã minh chứng cho sự phát triển liên tục của kỹ nghệ cuội Việt Nam từ văn hoá Sơn Vi đến Hoà Bình và Bắc Sơn

7 Hang Chổ

- Địa điểm: Xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương

Sơn

- Năm xếp hạng: 2000

- Di tích hang Chổ là nơi cư trú lâu dài của cư dân tiền

sử Hoà Bình (thể hiện ở tầng văn hoá rất dầy) Đồng thời nó còn là di chỉ Xưởng có niên đại trên dới 10.000 năm cách ngày nay, trong giai đoạn chuyển tiếp sang trung kỳ đá mới ở nước ta Hang Chổ là di tích khảo cổ học quan trọng, có giá trị cao trong công tác nghiên cứu và thăm quan về một nền văn hoá tiền

sử nổi tiếng: “Văn hoá Hoà Bình”

là nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp, đồng thời chính nơi đã bồi dưỡng rèn luyện những chiến sĩ Cộng sản kiên cường, đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc

Trang 36

cư dân văn hoá Hoà Bình

Hiện nay di tích hang xóm Trại đã được tu bổ tôn tạo các hạng mục, để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu về văn hoá Hoà Bình

di tích của văn hoá Hoà Bình được phát hiện nghiên cứu ở tỉnh Hoà Bình

(Nguồn: Thống kê từ Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa – Thể thao và Du

lịch tỉnh Hòa Bình, www.sovanhoa.hoabinh.gov)

Trang 37

33

b Lễ hội

Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần có giá trị đối với nhân dân ta Trong lễ hội luôn bao hàm một tâm tưởng vừa kín đáo, sâu xa, vừa lan tỏa bao trùm là sự thờ cũng các vị thần thánh, sự nhớ ơn đối với tổ tiên, với những người có công Ở lễ hội, con người luôn được hòa mình sống trong cộng đồng làng xóm với những nét truyền thống được hình thành từ xa xưa, được sàng lọc và truyền lại cho đến ngày nay Do có truyền thống văn hóa lâu đời và lại là địa bàn tỉnh Hòa Bình là nơi cư trú của đồng bào nhiều dân tộc, (khoảng 69,0% dân số của tỉnh là người dân tộc thiểu số), trong đó 6 dân tộc đông người nhất (Mường, Kinh, Thái, Tày, H’Mông, Dao) nên Hòa Bình có trên 30 lễ hội cộng đồng dân tộc như: hội Cồng Chiêng, Lễ hội Khai

Hạ, Lễ hội Chùa Tiên, lễ hội Đền Bờ…

Các lễ hội thường gắn liền với các di tích, điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch Một số lễ hội nổi tiếng của tỉnh:

- Lễ hội khai hạ ở Mường Bi

Khai hạ, lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào Mường Bi, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Lễ hội thể hiện ước mơ mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Lễ hội khai hạ khởi đầu cho năm mới với hai phần lễ và hội Theo quy định của Lang Mường Bi, sau nghi lễ này người dân mới được vào rừng lấy măng, củi, săn bắn nên còn được gọi là lễ xuống đồng và mở cửa rừng Đối tượng thờ cúng trong lễ hội là thành hoàng Quốc Mẫu Hoàng Bà, Đức Thánh Tản - người đứng đầu trong Tứ Bất Tử và các vị thần Ai Lý, Ai

Lo - những người đã có công đào mương Lò

Một đặc điểm độc đáo của lễ hội Khai hạ Mường Bi là tục tu sửa mương

Lò Đây là con mương đảm nhiệm việc tưới tiêu cho toàn vùng, có vai trò hết sức quan trọng với nền nông nghiệp Theo quy định, mỗi gia đình trong vùng đều cử một người tham gia vào công việc chung như: nạo vét lòng mương, lưu thông dòng chảy

Phần hội với những trò chơi dân gian (bắn nỏ, kéo co, đánh cù, đánh mảng ), văn nghệ dân gian (thi xắc bùa, hát đối ) và ẩm thực dân tộc độc đáo

Trang 38

34

Thông qua nghi lễ này, người dân bày tỏ lòng kính trọng tới các vị thần, cầu một năm mưa thuận gióa hoà, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp Đây cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết, tinh thần cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc

- Lễ rước Bụt Khụ Dúng

Lễ rước Bụt Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn là lễ hội cầu mùa, khai hạ đầu năm mới có nguồn gốc từ xa xưa của người dân Mường Vó (Vó Trên, Vó Giữa và Vó Dò) thuộc xã Nhân Nghĩa hiện nay Theo quy định của nhà Lang Mường Vó trước đây phải sau khi tổ chức xong lễ rước Bụt (lễ Khai hạ), mọi người dân trong xóm, trong Mường mới được phép vào rừng lấy măng, lấy củi, săn bắn

Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng được tổ chức như để tổng kết một năm sản xuất đã qua và để mở đầu cho công việc của một năm mới thuận lợi hơn Thông qua lễ hội là nơi con người tiếp cận, giao tiếp cởi mở với nhau, gạt bỏ những mối lo toan vất vả của cuộc sống thường nhật, cùng nhau thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng làng xóm của cư dân Mường Lễ hội còn là nơi con người tìm cách thông linh (tiếp cận với thần linh) cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, con người và vạn vật sinh sôi phát triển, cũng thông qua lễ hội để tỏ lòng tôn kính của mình với các vị thần, phật đó chính là những ước mơ, khát vọng rất đỗi bình dị trong mỗi con người chúng ta

- Lễ hội Xên bản, Xên Mường của người Thái

Lễ hội Xên bản, Xên Mường của người Thái Mai Châu là một sinh hoạt

văn hoá tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng Cầu mong thần Nước phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khoẻ dồi dào, bản làng yên vui Và cũng để tạ ơn thần linh đã cho dân Bản mùa màng bội thu, đem sự no ấm đến cho bản làng, cho cộng đồng, cho mọi người dân

Lễ hội Xên bản, Xên Mường là lễ hội văn hóa dân gian truyền thống của

dân tộc Thái Mai Châu Là nơi hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tạo không khí tươi vui phấn khởi để bước vào năm mới

Trang 39

35

- Tết cơm Đe Mường Rậm

Hàng năm, cứ vào ngày 26 tháng 10 âm lịch, người dân Mường Rậm, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) lại gác công việc đồng áng, ruộng nương thường ngày để tất bật chuẩn bị đón Tết cơm Đe Người Mường Rậm

ở Lạc Thịnh thường ăn ba tết lớn là Tết Nguyên đán, Tết Độc lập và Tết cơm

Đe, trong đó Tết cơm Đe được tổ chức to hơn, đông hơn và vui hơn cả vì cả nước duy chỉ có xã Lạc Thịnh mới có cái tết độc đáo này

Nét độc đáo trong Tết cơm Đe của người Mường Rậm là ăn chay và chỉ

có phần lễ Trong mâm cúng, bao giờ cũng phải có quả đu đủ, mướp, măng giang lấy từ rừng về đồ lên hoặc luộc chín, vừng rang giã nhỏ không cho muối hay bất kỳ gia vị nào

Theo quan niệm của người Mường Rậm, phải cúng trước khi mặt trời mọc, vì thời gian này là linh thiêng và mát mẻ hơn cả Mâm cúng được đặt ở hướng chính giữa ngôi nhà sàn (đặt mấy mâm là tùy từng gia đình) Măng giang, đu đủ, mướp được đồ chín bày lên tàu lá chuối xanh Sau khi sắp lễ xong, một thầy mo có uy tín nhất trong làng được mời đến cúng, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật tốt tươi, con người khỏe mạnh

c Dân tộc học

Theo số liệu điều tra, cộng đồng dân tộc Hòa Bình có khoảng 30 dân tộc, trong đó có 06 dân tộc có số dân đông nhất là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông

Dân tộc Mường chiếm 60,3% dân số toàn tỉnh, tập trung ở các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong (chiếm từ 84,3 đến 90,2% dân số các huyện), các huyện khác và thành phố Hòa Bình đều có dân tộc Mường sinh sống

Dân tộc Kinh chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh, tập trung đông nhất ở thành phố Hòa Bình (chiếm 80,8% dân số thành phố), huyện Lạc Thủy (chiếm 62,8% dân số huyện Lạc Thủy), các huyện khác đều có dân tộc Kinh

Do có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, nên đã tạo nên sự đa dạng, nét độc đáo của văn hóa các dân tộc ở Hòa Bình – sức hấp dẫn chủ yếu đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế Nét độc đáo của văn hóa các dân tộc ít người ở Hòa Bình thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát, thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống, lễ hội…

Trang 40

36

d Những tài nguyên nhân văn khác

Hòa Bình là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng về phong cách ẩm thực đã góp phần tạo nên nền văn hóa ẩm thực Hòa Bình đặc sắc với nhiều món ăn ngon, độc đáo đậm hương sắc miền Tây Bắc

Vùng trung du đồi thấp Lương Sơn có thịt trâu lá lồm, vùng núi đá vôi địa hình karst trùng trùng Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong với gà nuôi thả, cho tới vùng lòng hồ mênh mông sông Đà với đa dạng các loại cá ngon và vùng núi cao Mai Châu với một phần dãy Pù Luông nổi tiếng cùng các loại rau lá rừng tạo thành nhiều món ngon: Cá sông Đà nướng đồ, Chả cuốn lá bưởi, Thịt lợn muối chua, Măng đắng, Thịt trâu nấu lá lồm, Rau rừng đồ…

Dân tộc Mường chiếm đến hơn 60% dân số toàn tỉnh, Hòa Bình được coi

là mảnh đất cội nguồn của Văn hóa Mường, ẩm thực Hòa Bình cũng mang đậm phong cách ẩm thực của người Mường Câu: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi

nói về truyền thống dân tộc Mường - “Văn hoá Mường” Các món ăn tiêu

biểu của người Mường phải kể đến là: Bánh uôi, sâu măng, lợn thui luộc, măng chua nấu thị gà… Trong văn hoá ẩm thực Mường, tục uống rượu đúng

ra thành một nét văn hoá riêng - Văn hoá rượu cần Rượu cần người Mường luôn phải uống tập thể, mỗi lần uống rượu cần là ta lại được hoà mình vào những luật vui của các tuần rượu, được nghe hát dân ca Thường rang - Bộ mẹng, hát đối đáp của các bên tham gia Có thể khẳng định rằng, văn hoá Ẩm thực Mường cũng văn hoá rượu Cần đã thể hiện được tính cộng đồng và tính huyết thống rất cao của dân tộc

Tóm lại, đến với Hòa Bình, du khách sẽ được thưởng thức món ăn dân tộc, đặc sản cơm lam, thịt nướng rượu cần và xem các tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, hát Khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, ngủ nhà sàn dân tộc, mua hàng dệt thổ cẩm và các lâm thổ sản quý… tại những bản Thái cổ, bản láp của đồng bào Dao…

Ngày đăng: 02/03/2015, 21:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Chính phủ (2011), Quyết định Phê duyệt “Chiến lƣợc Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” số 2473/QĐ – TTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lƣợc Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
12. TS.Hà Văn Siêu, “Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”, Viện Chiến lược phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”
14. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
Tác giả: UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Năm: 2011
18. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2009), Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình, www.doko.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Dung
Năm: 2009
19. Tuấn Hùng – Lê Phương, Phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hòa Bình, “Môi trường du lịch Hòa Bình thực trạng và một số giải pháp”, www.sovanhoa.hoabinh.gov.vn, ngày 12/6/1013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường du lịch Hòa Bình thực trạng và một số giải pháp”
20. Xuân Lộc, “6 chiến lược phát triển bền vững khu vực Hạ Long”, Tạp chí Hà Nội mới ngày 8/11/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 6 chiến lược phát triển bền vững khu vực Hạ Long
21. Thiên nhiên,“Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu”, www.thanhgiong.vn ngày 08/7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu”
22. Đỗ Hồng Thuận - Ứng viên đại sứ du lịch, “Phát triển du lịch bền vững – Đâu là giải pháp cho Việt Nam”, www.thethaovanhoa.vn, ngày 26/6/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch bền vững – Đâu là giải pháp cho Việt Nam”
1. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, số 91/2008/QĐ-BVHTTDL Khác
2. Chính phủ (2006), Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khác
4. Quốc hội (2005), Luật Du lịchViệt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Khác
5. Vũ Tuấn Cảnh, (chủ biên, 1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học Khác
6. Cục Thống kê Hòa Bình (2010), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010 Khác
7. GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS.Trần Thị Minh Hòa (chủ biên, 2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động – xã hội Khác
8. TS. Nguyễn Bá Lâm (2009), Giáo trình Tổng quan về Du lịch & Phát triển bền vững, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thị Phương Linh, (2013), Quảng Nam cho thấy hiệu quả từ mô hình làng du lịch cộng đồng, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Khác
10. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh & TS. Nguyễn Đình Hòa (chủ biên), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Kinh tế quốc dân Khác
11. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên, 2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục Khác
13. UBND tỉnh Hòa Bình (1/2013), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 Khác
15. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng Bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Lƣợng khách du lịch đến Hòa Bình giai đoạn 2000 – 2012 - giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh hòa bình
Hình 2.1 Lƣợng khách du lịch đến Hòa Bình giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w