5. Kết cấu khóa luận
2.2.1.5. Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch
Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tăng cường công tác quản lý của nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu hút mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng để khai thác các tiềm năng cho phát triển du lịch. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch vào hoạt động, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, xã hôi; thu hút được lao động, tạo việc làm, tăng nguồn ngân sách cho địa phương, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được khoảng 80 dự án du lịch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó, có hơn 20 dự án đã hoạt động với diện tích đất khoảng 700 ha và tổng vốn đầu tư khoảng 1.310 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Đặc biệt, trên địa bàn đã xây dựng được nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng cao, các khu resort nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế ở các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Mai Châu…
Để tiếp tục đầu tư khai thác và phát huy các tiềm năng nhằm phát triển du lịch nhanh, bền vững cũng như đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Từ đó, phấn đấu trong giai đoạn 2010-2015, số khách đến Hòa Bình tham quan du lịch tăng khoảng 25%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20%/năm. Theo đó, Hòa Bình sẽ tăng cường đầu tư phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Trong đó ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tiếp tục xây dựng các cơ chế chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng và khu du lịch trọng điểm hồ Hòa Bình. Tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư các hạng mục hạ tầng cơ sở du lịch nhằm từng bước khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch hấp dẫn; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm hình thành hệ thống
52
các tuyến điểm du lịch liên vùng, các điểm du lịch tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng hợp tác và hội nhập.