Hiện trạng phát triển du lịch bền vững theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 56 - 65)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch bền vững theo lãnh thổ

2.2.2.1. Hiện trạng phát triển các điểm du lịch a. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế:

- Công trình thủy điện và lòng hồ Hòa Bình

Với chiều dài 70 km, nằm trải rộng trên địa bàn 17 xã ở 5 huyện, thành phố là: huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình. Được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình, trên hồ chỗ rộng nhất 1- 2 km, sâu từ 80 - 110 m. Hồ có dung tích trên 9 tỷ m3 nước. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú với địa hình bị chia cắt bởi nhiều ngòi, khe, suối... Trong hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5 ha. Phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, hai bên hồ là những cánh rừng núi ngút ngàn, thơ mộng, hấp dẫn du khách.

Điểm đặc biệt khi đến du lịch lòng hồ, trước tiên du khách được đến thăm Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Nhà máy được xây dựng từ năm 1979 - 1994 với 8 tổ máy đạt công suất 1.920 MW. Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn là điểm tham quan du lịch hấp đối với du khách.

Rời khu vực Nhà máy thuỷ điện, du khách tiếp tục được thăm quan, khám khá những kỳ quan thiên tươi đẹp mà tạo hoá đã ưu ái ban tặng cho khu vực lòng hồ sông Đà. Nơi đây từ lâu đã được biết đến như một “Vịnh

Hạ Long trên núi” với cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều điểm thăm quan tâm

linh, văn hoá, du lịch nổi tiếng như Đền Bờ, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên... Lễ hội Đền Bờ được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra từ mùng 7 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không phải riêng của người Mường Hòa Bình mà còn có sự tham gia của nhiều dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh, hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm quan và làm lễ.

Xung quanh lòng hồ chứa đựng hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mệnh mông, trong đó, nhiều đảo đã được đầu tư cải tạo thành các khu

53

du lịch hấp dẫn với những nét đặc trưng riêng như: đảo Dừa, đảo Bè Bạn, đảo Cối Xay Gió... Trong đó, đảo Dừa - một điểm du lịch mới đang thu hút đông đảo du khách. Những ngôi nhà sàn lớn xây dựng theo kiến trúc cổ truyền người Mường phân bố theo các khu vực khác nhau được dùng làm chỗ nghỉ, chỗ ăn khi khách có nhu cầu. Xung quanh đảo, gần sát mép hồ còn có những ngôi nhà sàn nhỏ gọn nằm quay mặt ra phía hồ được dựng để dành riêng cho khách du lịch đi nghỉ theo gia đình. Đặc biệt, du khách có thể tự do hái quả tại các vườn cây ăn quả hoặc bơi thuyền thăm các đảo xung quanh, tắm, câu cá... Ngoài vẻ đẹp tự nhiên vùng hồ, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng do chính gia đình chủ đảo nuôi, trồng và chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng của người dân bản địa như: cá hun khói, rau rừng đồ chấm lòng cá, thịt lợn nướng...

Hồ Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch với phong cảnh sơn thủy, hữu tình, có các điểm tâm linh, văn hóa mang tính lịch sử, nhiều thắng cảnh đẹp, phù hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng cuối tuần; lại dễ dàng kết nối với các điểm du lịch các tỉnh Tây Bắc theo tuyến sông Đà và QL 6. Ngoài điểm du lịch tâm linh đền và động Thác Bờ, hiện mô hình du lịch sinh thái đảo Dừa, du lịch Hòa Bình đang từng bước khai thác các thế mạnh trên vùng hồ, phấn đấu đưa khu du lịch hồ Hòa Bình phát triển xứng đáng với những tiềm năng vốn có, trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư, du khách trong nước và quốc tế trong thời gian tới.

- Suối nước khoáng Kim Bôi

Là một suối khoáng nóng tự nhiên thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70Km theo quốc lộ 6, và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 Km. Với diện tích 7 ha, khu du lịch Kim Bôi nằm ở điểm mạch nước nóng của dòng suối khoáng phun lên. Hạ tầng khu nhà nghỉ ở đây hiện đại và dân dã với 7 dãy nhà gồm 83 phòng. Vào những ngày cuối tuần du khách có thể lên đây ngâm mình sảng khoái dưới hồ, tận hưởng cảm giác thi vị mà núi rừng mang đến. Từ khu du lịch nếu đi về phía dốc Cun khoảng 1km, du khách sẽ gặp dòng suối Mớ Đá róc rách chảy ngày đêm bên những nương lúa và đồi núi xanh ngút ngàn tầm mắt. Không khí ở

54

đây mát lành như cơn mưa khiến cho du khách cảm thấy tâm hồn thư thái, như muốn hòa mình vào thiên nhiên trăng núi, mây ngàn.

- Thung lũng Mai Châu

Từ Hà Nội đi 70 km đến thị xã Hoà Bình. Ði tiếp 60 km nữa đến Mai Châu. Ở đoạn đường thứ hai này bạn sẽ vượt qua dốc Cun dài 15 km. Gọi là dốc nhưng không phải một lần lên dốc là xong, thực ra đây là một đèo cao, có lúc tưởng như ôtô đang đi vào một biển mây.

Khi lên đến đỉnh đèo, không ai qua đây là không dừng lại ngắm cảnh. Huyện lỵ Mai Châu xinh đẹp hiện ra dưới tầm mắt du khách: một thung lũng xanh rờn cây lá, đồng lúa và những nếp nhà sàn đều tăm tắp như xếp hàng chào đón khách.

Nhà sàn ở đây cao ráo, sạch sẽ. Sàn nhà cách mặt đất khoảng 1,5 m bằng những cột gỗ chắc chắn. Khách đến nhà xin mời múc nước rửa chân trước khi bước lên cầu thang. Sàn nhà bằng tre hoặc bương. Mái nhà lợp lá gồi hoặc lá mây. Các cửa sổ trong nhà có kích thước khá lớn để đón gió mát và cũng là nơi để chủ nhà treo các giò hoa phong lan, lồng chim cảnh. Một khung dệt vải thổ cẩm được đặt cạnh một ô cửa sổ.

Bạn là khách, sẽ được ông chủ nhà trải chiếu hoa mời ngồi, rồi bày ra giữa chiếu một vò rượu cần bằng nếp cẩm. Còn bà chủ nổi lửa đồ xôi trong cái chõ cao lênh khênh của người Thái. Nhìn qua cửa sổ bạn sẽ thấy ở dưới đất có một ao cá nhỏ hình vuông sát chân cột nhà, những con cá đang bơi lặn ăn mồi trong nước ao trong vắt. Ông chủ sẽ dành cho bạn quyền chỉ vào con cá nào, ông sẽ bắt đúng con đó cho vào nồi cháo cá.

55

b. Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương:

Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương của Hòa Bình bao gồm:

Biểu 2.5: Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phƣơng

STT Huyện, thành phố Điểm du lịch

1 Tp. Hòa Bình Động Tiên Phi, Nhà tù Hòa Bình…

2 H.Lương Sơn Hang Tằm, Hang Núi Sáng, Động Mãn Nguyện, Động Đá Bạc, sân golf Phượng Hoàng…

3 H.Đà Bắc KBTTN Phu Canh, Căn cứ Tu Lý – Hiền Lương, Căn cứ Mường Diềm.

4 H.Cao Phong Bản Mường Giang Mỗ, Căn cứ cách mạng Cao Phong – Thạch Yên, Đền Thác Bờ.

5 H.Kim Bôi Đền, Miếu Trung Báo, Khu mộ cổ Đống Thếch, KBTTN Thượng Tiến, Sào Báy

6

H.Tân Lạc Động Hoa Tiên, Hang Bụt, Động Mường Chiềng, Di chỉ khảo cổ (DCKC) Hang Muối, Bản Lũng Vân, Hang Đắng

7

H.Mai Châu Bản Pom Coọng, bản Cun Pheo, bản Pà Cò, DCKC Hang Mỏ Luông, DCKC Hang Khoài, KBTTN Hang Kia – Pà Cò, KBTTN Pù Luông 8 H.Lạc Sơn Hang Xóm Trại, Khu suối nóng Quý Hòa,

DCKC mái đá làng Vành

9 H.Lạc Thủy Hang Luồn, Động Tiên Phú Lão, DCKC hang Đồng Nội

10 H.Yên Thủy Hang Chùa và Chùa Hang

11 H.Kỳ Sơn Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn, tổ hợp “Kỳ Sơn xanh”

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch TTPT KT – XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020)

Ngoài những điểm di tích lịch sử văn hóa được xếp dạng di tích cấp quốc gia đã được giới thiệu ở trên, Hòa Bình còn có các danh thắng nổi tiếng như:

56

- Động Tiên Phi

Nằm trong quần thể các di tích của thị xã Hoà Bình, lại cùng tuyến với điểm tham quan Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, động Tiên Phi đang là một địa chỉ hấp dẫn du khách gần xa.

Ðộng nằm trên đỉnh đồi Thúc (hay còn gọi là đồi Thung Phi), cửa động quay về hướng đông bắc, lối vào động đi qua một khe đá hẹp, thoai thoải dốc vào bên trong. Từ ngoài bước vào khoảng 10m sẽ gặp một vòm động cao ráo, thoáng mát. Lòng động đôi chỗ gồ ghề đá và dốc về phía trong, đất nền màu vàng thẫm, khô ráo, các vách ngăn và vòm trần có nhiều nhũ đá rủ xuống, xoè ra tạo thành nhiều hình thù ngộ nghĩnh, sinh động như: khối nhũ đá trông tựa hình cô tiên khoác một tấm voan dài nằm mơ màng trên chiếc võng ngũ sắc, mái tóc dài buông rủ mềm mại thật thơ mộng; hình ảnh bầy tiên nữ với xiêm y lộng lẫy như đang bay lượn giữa những áng mây bồng bềnh; các khối đá có hình dạng như những bức tượng Phật vừa trang nghiêm, trầm mặc, vừa hiền từ, bao dung; hình con báo, hình chúa Giêsu; hình một con sư tử đang nằm phủ phục như đang canh cổng…

Trước vòm động nguy nga tráng lệ và đầy huyền bí này, du khách có cảm giác như đang được viếng thăm toà lâu đài của vua chúa thuở xưa, và những kiệt tác của thiên nhiên như níu kéo bước chân khiến cho du khách không muốn rời xa.

- Động Đá Bạc

Đây là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hóa. Nó kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội họa, giữa tính hoành tráng khỏe khắn với sự duyên dáng thơ mộng, chứa đựng những giá trị tiềm tàng và nhiều điều bí ẩn của thiên nhiên.

Ðộng Ðá Bạc được phát hiện năm 1990 do sự tình cờ của người dân đi lấy củi. Ban đầu cửa động là một khe nhỏ vừa một người chui vào, sau dân địa phương mở rộng cửa động để dễ bề đi lại. Bên trong gồm 3 động nhỏ: động Cô Tiên, động Long Tiên, động Mẫu.

Đến động Đá Bạc, du khách có thể ngồi hàng giờ bình tâm tĩnh trí để trái tim trò chuyện với đá, cho hơi thở con người phập phồng với đá để khi ra về không khỏi luyến tiếc bâng khuâng.

57

- Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò

Khu bảo tồn thiên nhiên Hang kia - Pà cò thuộc huyện Mai châu nằm ở độ cao trên 1.000 mét, rừng Hang Kia - Pà Cò có thảm thực vật rất độc đáo, với nhiều loài cây quí hiếm như Thông năm lá (Ngũ trâm tùng), Thông đỏ, Dẻ tùng, cùng nhiều loài phong lan...

Trước đây, các nhà khoa học đã xác định được một số loài thú quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt diệt như khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, voọc xám, gấu chó, cầy gấm, báo gấm, hổ, bò tót... Rừng Hang Kia - Pà Cò có nhiều con suối đầu nguồn chảy về sông Mã, qua những dãy đá vôi với tài nguyên rừng rất phong phú, tạo nên cảnh quan của vùng đất cửa ngõ miền Tây Bắc thêm hùng vĩ.

- Thung Nai – Đền Thác Bờ

Cách Hà Nội khoảng 100Km về phía tây bắc, Thung Nai, một xã lòng hồ sông Đà từ lâu là một địa chỉ mà nhiều du khách thích dừng chân khi lên Hòa Bình. Trước đây nơi này là một thung lũng có rất nhiều đàn nai về tụ họp, giờ đây sau khi đập thủy điện hoàn thành địa danh này trở thành một địa điểm du lịch khá hấp dẫn và hoang sơ.

Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 đến tỉnh Hoà Bình, sau khi thăm đập thuỷ điện sông Đà, chạy tiếp khoảng 5km thì rời đường lớn rẽ vào một con lộ chạy vòng quanh qua các sườn núi. Du khách sẽ xuống thuyền tại bến Thung Nai để ra hồ tham quan các đảo. Trên đảo có chợ nổi Thác Bờ diễn ra vào sáng chủ nhật mỗi tuần, hai ngôi đền thờ bà Đinh Thị Vân người Mường ở Hào Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền bè khi vua dẹp giặc Đèo Cát Hãn vào năm 1431.

Trước đây ngôi đền nằm trong lòng hồ, từ khi có đập thuỷ điện Hoà Bình đền được di chuyển lên cao. Hai ngôi đền này rất linh thiêng, thường diễn ra các hoạt động tâm linh độc đáo như hầu đồng vào ngày đầu xuân hay lễ cúng bái. Quanh chân đền Thác Bờ là các bè nuôi cá. Gần đó, một cái hang khá đẹp tên là Hang Bờ. Ngày nước lớn, thuyền có thể chèo vào sâu trong lòng hang. Cách đền độ một giờ đi thuyền có bản Ngòi Hoa, một bản người Mường còn rất hoang sơ và biệt lập. Ngoài ra bạn còn có thể đến thăm thác Vầy Nưa, đảo Phong Lan, đảo Quạ.

58

2.2.2.2. Các cụm du lịch

a. Cụm du lịch Trung tâm (cụm du lịch Thành phố Hòa Bình và khu vực phụ cận)

Cụm du lịch thành phố Hòa Bình và vùng phụ cận được coi là cụm du lịch trung tâm, có các điều kiện thận lợi để xây dựng các dự án, có khả năng hấp dẫn du khách. Khu vực tập trung nhiều điểm du lịch có sức hấp dẫn, mà hạt nhân của cụm là thành phố Hòa Bình, có các điểm du lịch Động Tiên Phi, Nhà tù Hòa Bình, khu vực phụ cận gồm các huyện là Cao Phong, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi với nhiều danh thắng, di tích nổi tiếng.

Đặc điểm của cụm du lịch Bắc Giang và phụ cận là có hệ thống giao thông và cơ sở vật chất kỹ thuật thuận tiện, cự ly từ trung tâm cụm đến các vùng phụ cận không quá 30 km, lại nằm giáp ranh với thủ đô Hà Nội, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng là:

+ Du lịch thăm quan di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh. + Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ.

+ Du lịch lễ hội, văn hóa.

+ Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. + Du lịch giải trí.

- Các điểm du lịch chủ yếu là:

+ Thủy điện Hòa Bình, Động Tiên Phi, Nhà tù Hòa Bình (TP Hòa Bình) + KBTTN Phu Canh, Căn cứ Tu Lý – Hiền Lương, Căn cứ Mường Diềm (huyện Đà Bắc).

+ Đền, Miếu Trung Báo, Khu mộ cổ Đồng Thếch (huyện Kim Bôi)

+ Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn, (huyện Kỳ Sơn)

b. Cụm du lịch Lương Sơn – Kỳ Sơn

Tài nguyên du lịch của cụm du lịch Lương Sơn và Kỳ Sơn chủ yếu là tài nguyên sinh vật, các khu thắng cảnh và một số khu vui chơi, giải trí. Việc phát triển cụm du lịch này sẽ bổ sung cho hoạt động du lịch của cụm du lịch Thành phố Hòa Bình và phụ cận, tạo ra sự phong phú cho du lịch tỉnh Hòa Bình.

59 - Sản phẩm du lịch đặc trưng là:

+ Du lịch sinh thái tài nguyên, môi trường. + Du lịch tham quan danh lam, thắng cảnh. + Du lịch nghỉ cuối tuần.

+ Du lịch thể thao, giải trí. - Các điểm du lịch chủ yếu là:

+ Hang Tằm, Hang Núi Sáng.

+ Động Mãn Nguyện, Động Đá Bạc. + Thác Thăng Thiên, Suối Bùi.

+ Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn. + Sân golf Phượng Hoàng.

c. Cụm du lịch Kim Bôi

Đây được coi là cụm du lịch tiềm năng của Hòa Bình, với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, tài nguyên phong phú, đa dạng.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng là: + Du lịch nghỉ dưỡng.

+ Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa. + Du lịch sinh thái.

- Các điểm du lịch chủ yếu là:

+ Khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Kim Bôi, KDL nghỉ dưỡng suối khoáng Quý Hòa.

+ Đền, miếu Trung Báo, Khu mộ cổ Đồng Thếch. + Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến.

d. Cụm du lịch Mai Châu

Là huyện có phần đông người dân là các dân tộc thiểu số sinh sống, Mai

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)