0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình từ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 65 -83 )

5. Kết cấu khóa luận

2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình từ

góc độ bền vững

Hòa Bình là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, danh lam văn hóa đẹp, có nhiều trung tâm danh thắng gắn liền với bản sắc văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc, di tích lịch sử, tín ngưỡng. Điểm thuận lợi này giúp Hòa Bình có khả năng phát triển du lịch thành lĩnh vực mũi nhọn của Hòa Bình với các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh...

Từ thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đã được phân tích, dựa vào bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, tác giả có những so sánh, đánh giá như sau:

62

2.2.3.1. Về công tác quản lý

Quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Hiện nay công tác tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hòa Bình đảm nhiệm. Sở đã tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Bước đầu đã quản lý và giám sát được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành.

Các công ty du lịch trên địa bàn nhìn chung đều tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và trên quốc tế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo trên cả nước để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực.

Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu từ phát triển có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho Tỉnh.

Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch Hòa Bình còn rất đơn điệu, nghèo nàn và kém hiệu quả. Trong hình thức tuyên truyền, quảng bá, nội dung còn thiên về giới thiệu sản phẩm mà hầu như thiếu mất việc cung cấp những thông tin tưởng chừng là những thông tin phụ nhưng thực ra nó lại rất có ý nghĩa đối với việc phát triển bền vững. Đó là việc thiếu các thông tin, chỉ dẫn cần thiết cho du khách về thái độ ứng xử đối với cộng đồng, với truyền thống văn hóa, với cảnh quan môi trường nơi du khách sẽ thăm quan. Về lâu dài, nếu các thông tin này không được giới thiệu đến du khách sẽ làm gia tăng tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới tài nguyên, môi trường thiên nhiên, tới các giá trị văn hóa bản địa do không tạo được sự gần gũi, hòa nhập giữa du khách với thiên nhiên và cộng đồng… dẫn đến giảm lượng khách, giảm chi tiêu và ảnh hưởng đến thu nhập du lịch.

Hiện nay, toàn tỉnh có 219 cơ sở lưu trú du lịch nhưng hầu hết là cơ sở lưu trú quy mô nhỏ (dưới 20 buồng) của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn nhân lực quản trị khách sạn, du lịch còn yếu. Hiện toàn tỉnh có

63

1.400 lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong đó, trình độ trên đại học chiếm 0,4%, đại học 9%, cao đẳng 5%, trung cấp 30%, sơ cấp 10%, còn lại 45% là lao động phổ thông. Do đó việc tổ chức kinh doanh du lịch nói chung còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quảng bá, xúc tiến, xây dựng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.

Như vậy đối chiếu với tiêu chí phát triển du lịch bền vững thứ nhất thì hoạt động phát triển du lịch ở đây được xem là có tính bền vững chưa cao.

2.2.3.2. Về việc gia tăng lợi ích kinh tế và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương

Khách du lịch đến Hòa Bình không ngừng tăng qua các năm (đạt trên một triệu lượt khách năm 2010) cùng với đó là doanh thu của ngành du lịch tăng cao (65.910 triệu đồng năm 2010). Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2000 – 2010 về doanh thu là 16,8%/năm. Tuy nhiên nếu xét đóng góp của ngành du lịch vào tổng GDP của toàn tỉnh còn rất khiêm tốn. Năm 2010 GDP của ngành du lịch là 65 tỉ đồng và chiếm tỷ trọng khoảng 1,23% trong tổng GDP toàn tỉnh. Điều này khẳng định doanh thu du lịch Hòa Bình còn thấp, du lịch Hòa Bình mới ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển, mức độ gia tăng lợi ích kinh tế thấp.

Hầu hết các điểm du lịch của Hòa Bình đang được khai thác và sử dụng đều có sự ủng hộ của cộng đồng địa phương. Đây là một yếu tố phản ánh trạng thái bền vững của hoạt động du lịch Hòa Bình.

Quy mô và mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch được tăng cường. Hầu hết từ lao động trực tiếp đến lao động quản lý, từ lĩnh vực nhà hàng, khách sạn đến vận chuyển, hướng dẫn đều có sự tham gia tích cực của người dân địa phương. Mức sống của cộng đồng được nâng cao nhờ có hoạt động du lịch.

Đối chiếu với nguyên tắc phát triển du lịch bền vững thứ 2 thì nhìn chung, du lịch Hòa Bình đang phát triển theo hướng bền vững.

64

2.2.3.3. Về việc gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực

Trong những năm qua, việc tôn tạo, bảo tồn tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường hiện tại cũng đã phần nào được quan tâm nhưng chưa đủ. Việc khai thác tài nguyên du lịch, tài sản và vốn của các doanh nghiệp du lịch chưa mang lại hiệu quả tương xứng. Các doanh nghiệp được giao quản lý khai thác các danh lam thắng cảnh hầu như chỉ khai thác sản phẩm có sẵn của thiên nhiên mà chưa quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp tôn tạo.

Chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh còn thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, tính cạnh tranh chưa cao. Tỉnh chưa xây dựng được nhiều khu vui chơi giải trí tổng hợp đáp ứng yêu cầu của mọi lứa tuổi, thành phần du khách. Sản phẩm du lịch chỉ đơn điệu, không có sự đầu tư, sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm mới, hấp dẫn, sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với văn hoá - thông tin còn hạn chế. Ngoài ra, từ năm 2006-2010, nguồn vốn địa phương mới đầu tư được 20 tỷ đồng cho 19 dự án đầu tư hạ tầng du lịch trên địa bàn toàn tỉnh dẫn đến nhiều dự án mới chỉ ở giai đoạn khởi động hoặc thiếu thốn, dang dở.

Như vậy xét về góc độ khai thác các di sản văn hóa, du lịch Hòa Bình đang phát triển thiếu tính bền vững.

2.2.3.4. Về việc gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực

Do du lịch còn chưa phát triển lắm nên hiện tại các vấn đề về môi trường do hoạt động du lịch gây ra chưa đến mức quá ngưỡng. Tuy nhiên vấn đề môi trường mang tính liên ngành nên các vấn đề nảy sinh từ hoạt động khác cũng sẽ làm ảnh hưởng đến du lịch như vấn đề ô nhiễm do nhà máy Giấy (Mai Châu), nhà máy xi măng, nhà máy đường (Hòa Bình). Sự gia tăng của du khách cũng gây ra hiện tượng quá tải chất thải tại một số điểm du lịch dẫn đến hiện tượng suy thoái môi trường. Môi trường du lịch (môi trường cảnh quan, môi trường kinh doanh du lịch, môi trường xã hội) tuy có được cải thiện nhưng một số lĩnh vực đã xuống cấp. Do đó, du lịch Hòa Bình thời gian qua chưa thỏa mãn tiêu chí thứ 4 về phát triển du lịch bền vững.

65

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030. 3.1. Quan điểm phát triển

- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, môi trường sinh thái để đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch; gắn việc phát triển du lịch với tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao dân trí.

- Phát triển du lịch của tỉnh gắn với du lịch vùng Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và cả nước.

- Gắn phát triển du lịch với giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và đặc thù văn hóa địa phương, tôn tạo các khu di tích lịch sử.

3.2. Mục tiêu phát triển

Xây dựng và phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều lao động, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách Nhà nước.

Phấn đấu thu hút số khách đến tham quan du lịch tăng bình quân 15 – 20%/năm và tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân khoảng 20 – 25%/năm giai đoạn 2011 – 2020.

3.3. Định hƣớng phát triển

3.3.1. Các loại hình du lịch

Phát triển thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế; lựa chọn loại hình du lịch chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa như: Du lịch lễ hội, văn hóa, khảo cứu văn hóa truyền thống, đặc thù của địa phương; du lịch thể thao; du lịch sinh thái; du lịch tâm linh; du lịch thông qua hội nghị, hội thảo, sự kiện…

Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

66

3.3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình du lịch, các khu, điểm du lịch chất lượng cao.

- Số buồng (phòng) của các cơ sở lưu trú đến năm 2015 đạt 5.000 buồng; trong đó có 30% số buồng đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên.

- Số buồng (phòng) của các cơ sở lưu trú đến năm 2020 đạt 7.000 buồng; trong đó có 35% số buồng đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên.

3.4. Các giải pháp thực hiện

Từ những đánh giá trên, ta thấy rằng hoạt động du lịch Hòa Bình thời gian qua đã có những bước tiến nhất định, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng lại đang phát triển theo hướng thiếu bền vững. Hòa Bình cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn tại, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện những giải pháp sau :

3.4.2.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

Thời gian qua, công tác đầu tư đã được chú trọng, thu hút được nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các dự án đăng ký đầu tư vào du lịch được triển khai còn chậm (bên cạnh do nhà đầu tư, còn có nguyên nhân do thủ tục hành chính, công tác đền bù giải tỏa, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư và xác định giá đất); quy mô các dự án đầu tư còn nhỏ lẻ, suất đầu tư thấp và chất lượng dịch vụ chưa cao (đặc biệt là các dự án liên quan đến vùng đồng bào dân tộc, phát triển rừng để phục vụ du lịch sinh thái chưa thực sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư). Vì vậy, trong thời gian tới cần phải:

- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn thành phố; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh.

- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du

67

lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT...

- Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:

+ Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v... + Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài... Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.

+ Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch...

3.4.2.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch của Hòa Bình được đánh giá đơn điệu, sức cạnh tranh chưa cao, không có sự đầu tư, sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm mới hấp dẫn du khách. Nên ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, Hòa Bình cần đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ. Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo còn có tác dụng thu thút thêm các thị trường khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với các diễn biến phức tạp của thị trường du lịch (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...).

68

3.4.2.3. Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch Hòa Bình còn rất đơn điệu, nghèo nàn và kém hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp du lịch còn thụ động trong công tác xúc tiến quảng bá, khai thác khách. Việc tự quảng bá, xúc tiến du lịch khai thác khách của các doanh nghiệp, người kinh doanh du lịch còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của tòan ngành du lịch Hòa Bình còn thấp. Do đó, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp:

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 65 -83 )

×