5. Kết cấu khóa luận
2.1.2. Tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Địa hình
Đặc điểm nổi bật của định hình tỉnh Hòa Bình là đồi, núi dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Phía Tây Bắc (vùng cao): Bao gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500-600m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30 - 35°, có nơi dốc trên 40°. Chính địa hình này đã tạo nên những ngọn núi trùng điệp, cây cao bong cả, nhiều hang động đẹp (động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên…); những thung lũng đẹp (thung lũng Mai Châu), với thảm thực vật rất phong phú (vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc); không gian thoáng đãng, cảnh quan đẹp mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối.
Hơn nữa đây là nơi tập trung cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Thấp thoáng các bản Nanh, bản Nưa của người Mường, bản Dao, bản Tày và xen kẽ một số gia đình người Thái, với những mái nhà sàn cổ đơn sơ nhưng rất nên thơ rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Vì vậy, khu vực này thích hợp cho các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tham quan, dã ngoại, cắm trại, du lịch cuối tuần, du lịch chuyên đề và nghiên cứu truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số. Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở nên gây khó khăn lớn cho việc đi lại, đầu tư hạ tầng cơ sở cho các công trình du lịch.
- Phía Đông Nam (vùng thấp): thuộc hệ thủy sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình. Địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 25°, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100 – 200m, đi lại thuận lợi.
Địa hình này đã tạo cho Hòa Bình nhiều hồ, ao, kênh rạch, điển hình là hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn.
26
Những bãi tắm đẹp bên hồ sông Ðà và suối nước khoáng Kim Bôi đích thực là chén thuốc vàng phục hồi sức khoẻ cho du khách.
Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp thuận lợi cho việc cư trú của con người từ lâu, vì vậy ở đây có nhiều di tích lịch sử - văn hóa (Đền, miếu Trung Báo, nhà tù Hòa Bình…), nhiều di tích khảo cổ (Hang Muối, Mái đá làng Vành, hang Đồng Nội…); nhiều đô thị (sân golf Phượng Hoàng, Sân golf 54 lỗ ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn - hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á…). Nên địa hình này thích hợp với các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái ngắn ngày hoặc cuối tuần, tham quan, nghiên cứu, cắm trại.
b. Khí hậu
Hòa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng 12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 24°C, cao nhất 38 - 39°C vào tháng 6 và tháng 7, lượng mưa trung bình từ 1.700 – 1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm). Thích hợp với loại hình du lịch sinh thái, leo núi, tắm suối.
- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15 - 16°C, thấp nhất 5°C vào tháng 1 và tháng 12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2°C, lượng mưa từ 100 – 200 mm (chiếm 10% lượng mưa cả năm). Thời tiết thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm suối nước nóng, cắm trại, tham quan di tích.
Tuy nhiên, khí hậu Hòa Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, sạt lở đất, sương muối… gây khó khăn cho hoạt động du lịch.
27
c. Tài nguyên nước
- Nước mặt
Hòa Bình có hệ thống sông, suối phong phú, phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố, với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi. Nguồn cung cấp nước chính là sông Đà, có lưu lượng lớn là nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Lưu vực sông có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao.
Ngoài ra, tỉnh còn có số lượng các hồ, đầm khá lớn, góp phần quan trọng cho việc điều hòa vi khí hậu trên địa bàn, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Có ý nghĩa nhất đối với du lịch Hòa Bình phải kể đến Hồ Hòa Bình với diện tích khoảng 8000 ha. Với dung tích nước lớn và hơn 40 đảo nổi trong hồ, đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản, du lịch tham quan, du lịch sinh thái.
- Nước khoáng
Nguồn nước khoáng phong phú cũng là thế mạnh đối với việc phát triển du lịch của Hòa Bình, trong đó đáng kể nhất là suối nước khoáng Kim Bôi thuộc địa phận xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Chất lượng nước khoáng ở Hòa Bình được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Nước phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36°C, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36°C. Nguồn nước khoáng Kim Bôi có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp. Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý. Cho đến nay, đã phát hiện được điểm nước khoáng phân bố quanh rìa khối granit Kim Bôi là Mớ Đá, Sào Báy thuộc hai nhóm nước khoáng Bicacbonat, Sunfat canxi nguồn gốc hòa tan.
d. Tài nguyên sinh vật
Hòa Bình có địa hình đa dạng, khí hậu mát mẻ, là môi trường sinh sống của nhiều loại sinh vật, với hệ động thực vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại. Trong đó, có nhiều loài động vật quý hiếm, như: sơn dương, hươu, nai, gấu, các loại khỉ, sóc bay, các loại chim v.v. Đồng thời cũng là nơi có nhiều loại gỗ quý hiếm như: trắc, gụ, nghiến, táu, dổi, chò chỉ, thông… Tỉnh đã xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ
28
thiên nhiên nhằm bảo tồn các loại động – thực vật quý hiếm, đồng thời cũng là những địa điểm du lịch lý thú, hấp dẫn du khách.
Biểu 2.1. Các khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
STT Tên Địa điểm
1 KBTTN Hang Kia – Pà Cò Huyện Mai Châu 2 KBTTN Thượng Tiến Huyện Kim Bôi
3 KBTTN Pù Luông Huyện Mai Châu (chung với Thanh Hóa)
4 KDTTN Phu Canh Huyện Đà Bắc
5 KDTTN Ngọc Sơn Huyện Lạc Sơn và Tân Lạc
6 VQG Cúc Phương Chung với Ninh Bình và Thanh Hóa
7 VQG Ba Vì Chung với Hà Nội
8 Khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ Hòa Bình
Thành phố Hòa Bình
(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030)
Tuy nhiên, trong các năm gần đây tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, nạn phá rừng của lâm tặc đã làm cho rừng ở đây bị tàn phá nặng nề, các loài thú quý hiếm cũng bị người dân tại cơ sở săn bắt bừa bãi, nhiều loại đã bị tuyệt chủng như hươu, nai, sơn dương… ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh.
e. Đánh giá chung nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên được cấu thành bởi các yếu tố: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật đã tạo cho Hòa Bình một số nguồn lợi để phát triển du lịch. Các yếu tố đó kết hợp với nhau để có các khu du lịch như: KDL Thung Nai, KDL Cửu Thác Tú Sơn, KDL Suối Ngọc – Vua Bà, V - Resort… với nhiều loại hình du lịch phong phú đã thu hút được nhiều khách đến tham quan. Bên cạnh những thuận lợi, ưu thế cho phát triển du lịch, Hòa Bình vẫn còn gặp nhiều khí khăn về điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch như: những
29
hiện tượng thời tiết bất thường (gió mùa đông bắc, sương muối, gió nồm, lũ lụt, sạt lở đất…) đã gây không ít khó khăn cho hoạt động phát triển du lịch. Du khách ái ngại khi đến Hòa Bình vào những khoảng thời gian diễn ra những hiện tượng thời tiết này khiến du lịch Hòa Bình mang tính mùa vụ.
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn a. Di tích văn hóa lịch sử
Hòa Bình là tỉnh có thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn với nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 185 địa điểm di tích được đưa vào hồ sơ nghiên cứu, quản lý, trong đó có 37 di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận và cấp bằng xếp hạng và 21 di tích cấp tỉnh.
Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử cách mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử, có giá trị du lịch cao. Bên cạnh đó, Hòa Bình còn là một trong những địa phương có hệ thống chùa chiền, các di tích khảo cổ học từ xa xưa, gắn với lịch sử sinh sống của các dân tộc thuộc nền văn hoá tiền sử nổi tiếng: “Văn hoá Hoà Bình” đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Biểu 2.2. Các di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia của tỉnh Hòa Bình STT Tên di tích Giới thiệu khái quát
1
Di tích lịch sử chiến công diệt xe tăng của anh hùng Cù Chính Lan
- Địa điểm: Dốc Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện
Cao Phong.
- Năm xếp hạng: 1993
- Di tích là một tượng đài chiến thắng phản ánh trình độ tác chiến, tài tình trong chiến đấu, nghệ thuật tổ chức, nghệ thuật chiến dịch, nghệ thuật chỉ đạo chiến lược đối với chiến dịch của quân đội ta và nhân dân ta chống lại thực dân Pháp năm 1951.
2
Khu Căn cứ cách mạng chiến khu Mường Khói
- Địa điểm: Xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn. - Năm xếp hạng: 1993
- Chiến khu Mường Khói là di tích lịch sử cách mạng, khu căn cứ địa cách mạng thời kỳ tổng khởi nghĩa
30
giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Các địa điểm di tích chủ yếu của khu căn cứ cách mạng Mường Khói: Khu vực ba cây đa cổ thụ, Khu vực nhà ông Quách Hy, Khu vực gia đình nhà ông Bùi Văn Khuýnh.
3 Hang Muối
- Địa điểm: Thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. - Năm xếp hạng: 1995
- Hang Muối là một mái đá cao, thoáng đãng và rộng rãi. Quá trình thám sát, khai quật, nghiên cứu hang Muối, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di vật phong phú và xác định di tích hang Muối thuộc nền Văn hoá Hoà Bình có niên đại từ 10.000 đến 7.000 năm cách ngày nay. 4 Khu căn cứ cách mạng Cao Phong – Thạch Yên
- Địa điểm: Xã Yên Thượng, huyện Cao Phong. - Năm xếp hạng: 1996
- Khu căn cứ Cao Phong - Thạch Yên nằm trên vùng rừng núi hiểm trở, địa bàn phân bố hoạt động của khu căn cứ diễn ra rất rộng gồm các địa điểm lịch sử như: Đồi Chùa Khánh ở xóm Khánh xã Yên Thượng; Gia đình ông Bùi Văn Y xóm Đai, xã Yên Thượng; Gia đình ông Bùi Văn Hoảnh ở xóm Trang, xã Tân Phong; Chùa xóm Trang, xã Tân Phong; Gia đình ông Phó Viễn (tức Đặng Chí Viễn).
5
Khu Mộ
Mường cổ Đồng Thếch
- Địa điểm: Xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi. - Năm xếp hạng: 1997
- Với diện tích rộng vài vạn mét vuông, trải qua nhiều đời khu mộ cổ Đống Thếch đã ẩn chứa hàng trăm ngôi mộ của nhiều thế hệ dòng họ Đinh. Kết quả khai quật khu mộ đã đem lại nhiều thông tin quý giá về một xã hội Mường cổ, về táng thức, về quy mô, cấu trúc trong các mộ, cùng cách đặt hiện vật, đồ tuỳ táng trong mộ với số lượng hiện vật phát hiện phong phú, đặc biệt là đồ gốm sứ được chế tác ở nước ta vào thế kỷ thứ XVII.
31 6 Hang Khoài
- Địa điểm: Xóm Sun, xã Xăm Khoè, huyện Mai Châu.
- Năm xếp hạng: 1997
- Hang nằm ở quả núi cùng tên là núi Khoài, vừa là nơi cư trú, vừa là xưởng chế tác công cụ của cư dân Văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại tương đối khoảng từ 17.000 năm đến 11.000 năm cách ngày nay. Qua kết quả khai quật và nghiên cứu cho thấy đây là di chỉ xưởng thuộc thời đại đá “Văn hoá Hoà Bình”. Di tích hang Khoài đã minh chứng cho sự phát triển liên tục của kỹ nghệ cuội Việt Nam từ văn hoá Sơn Vi đến Hoà Bình và Bắc Sơn.
7 Hang Chổ
- Địa điểm: Xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn.
- Năm xếp hạng: 2000
- Di tích hang Chổ là nơi cư trú lâu dài của cư dân tiền sử Hoà Bình (thể hiện ở tầng văn hoá rất dầy). Đồng thời nó còn là di chỉ Xưởng có niên đại trên dới 10.000 năm cách ngày nay, trong giai đoạn chuyển tiếp sang trung kỳ đá mới ở nước ta. Hang Chổ là di tích khảo cổ học quan trọng, có giá trị cao trong công tác nghiên cứu và thăm quan về một nền văn hoá tiền sử nổi tiếng: “Văn hoá Hoà Bình”.
8 Nhà tù Hòa Bình
- Địa điểm: Phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình.
- Năm xếp hạng: 2000
- Nhà tù Hoà Bình được xây dựng năm 1896 trên một diện tích 1.500m2. Di tích nhà tù Hoà Bình gắn liền với những tên tuổi của các chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp ra sức khủng bố, đàn áp bắt bớ giam cầm. Đây vừa là nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp, đồng thời chính nơi đã bồi dưỡng rèn luyện những chiến sĩ Cộng sản kiên cường, đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
32 9 Hang xóm
Trại
- Địa điểm: Xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn. - Năm xếp hạng: 2001
- Di tích hang xóm Trại do đoàn Địa chất 203 phát hiện đầu tiên vào năm 1980. Theo đánh giá của các nhà khoa học Hang xóm Trại là loại di tích cư trú và xưởng chế tác công cụ trong hang động núi đá vôi của cư dân văn hoá Hoà Bình.
Hiện nay di tích hang xóm Trại đã được tu bổ tôn tạo các hạng mục, để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu về văn hoá Hoà Bình.
10 Mái đá làng Vành
- Địa điểm: Xóm vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn. - Năm xếp hạng: 2003
- Mái đá Làng Vành nằm cách sông Kỵ (Bến Kỵ) khoảng 400m về phía Nam. Qua kết quả nghiên cứu khai quật cho thấy di tích Mái đá làng Vành thuộc nền Văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại kéo dài từ 17.000 đến 8000 năm cách ngày nay. Hiện nay di tích mái đá Làng Vành còn giữ nguyên một phần tầng văn hoá gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều những lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Toàn bộ dãy núi đá Trắng và phần cực Tây nơi mái đá làng Vành còn được giữ