Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 69 - 83)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Mục tiêu phát triển

Xây dựng và phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều lao động, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách Nhà nước.

Phấn đấu thu hút số khách đến tham quan du lịch tăng bình quân 15 – 20%/năm và tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân khoảng 20 – 25%/năm giai đoạn 2011 – 2020.

3.3. Định hƣớng phát triển

3.3.1. Các loại hình du lịch

Phát triển thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế; lựa chọn loại hình du lịch chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa như: Du lịch lễ hội, văn hóa, khảo cứu văn hóa truyền thống, đặc thù của địa phương; du lịch thể thao; du lịch sinh thái; du lịch tâm linh; du lịch thông qua hội nghị, hội thảo, sự kiện…

Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

66

3.3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình du lịch, các khu, điểm du lịch chất lượng cao.

- Số buồng (phòng) của các cơ sở lưu trú đến năm 2015 đạt 5.000 buồng; trong đó có 30% số buồng đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên.

- Số buồng (phòng) của các cơ sở lưu trú đến năm 2020 đạt 7.000 buồng; trong đó có 35% số buồng đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên.

3.4. Các giải pháp thực hiện

Từ những đánh giá trên, ta thấy rằng hoạt động du lịch Hòa Bình thời gian qua đã có những bước tiến nhất định, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng lại đang phát triển theo hướng thiếu bền vững. Hòa Bình cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn tại, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện những giải pháp sau :

3.4.2.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

Thời gian qua, công tác đầu tư đã được chú trọng, thu hút được nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các dự án đăng ký đầu tư vào du lịch được triển khai còn chậm (bên cạnh do nhà đầu tư, còn có nguyên nhân do thủ tục hành chính, công tác đền bù giải tỏa, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư và xác định giá đất); quy mô các dự án đầu tư còn nhỏ lẻ, suất đầu tư thấp và chất lượng dịch vụ chưa cao (đặc biệt là các dự án liên quan đến vùng đồng bào dân tộc, phát triển rừng để phục vụ du lịch sinh thái chưa thực sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư). Vì vậy, trong thời gian tới cần phải:

- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn thành phố; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh.

- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du

67

lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT...

- Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:

+ Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v... + Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài... Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.

+ Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch...

3.4.2.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch của Hòa Bình được đánh giá đơn điệu, sức cạnh tranh chưa cao, không có sự đầu tư, sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm mới hấp dẫn du khách. Nên ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, Hòa Bình cần đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ. Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo còn có tác dụng thu thút thêm các thị trường khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với các diễn biến phức tạp của thị trường du lịch (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...).

68

3.4.2.3. Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch Hòa Bình còn rất đơn điệu, nghèo nàn và kém hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp du lịch còn thụ động trong công tác xúc tiến quảng bá, khai thác khách. Việc tự quảng bá, xúc tiến du lịch khai thác khách của các doanh nghiệp, người kinh doanh du lịch còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của tòan ngành du lịch Hòa Bình còn thấp. Do đó, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp:

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Hòa Bình trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch Hòa Bình.

- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về Du lịch Hòa Bình, về tiềm năng - đất nước và con người Hòa Bình cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch Hòa Bình tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm (cả trong nước và quốc tế); tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch Hòa Bình có hiệu quả.

- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, quảng bá về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn thành phố như triển lãm, hội chợ, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống...; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

3.4.2.4. Giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong hoạt động du lịch của tỉnh còn thiếu và yếu. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên

69

tiến vào kinh doanh du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm đã gây khó khăn cho việc phát triển du lịch. Trong giai đoạn tới, cần tích cực :

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, xây dựng các chiến lược về thị trường - sản phẩm du lịch Hòa Bình, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch và tạo khả năng hội nhập của du lịch Hòa Bình với hoạt động phát triển du lịch ở trong nước, khu vực và trên thế giới.

- Khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ việc giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành.

- Khuyến khích ứng dụng khoa học - công nghệ, kết hợp với việc nâng cao ý thức của khách du lịch nhằm các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, nước sạch, hạn chế rác thải... góp phần bảo vệ môi trường như việc xây dựng và khuyến khích áp dụng mô hình "khách sạn xanh" (khách sạn tiêu thụ ít điện năng và nước sạch, sử dụng vật liệu tự nhiên, vật liệu địa phương, hạn chế tối đa rác thải, tăng cường tái chế, tái sử dụng...). Nhiệm vụ này có thể thực hiện với hỗ trợ của chính quyền trong việc xây dựng tiêu chuẩn, xây dựng mô hình, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ưu đãi về thuế đối với các khách sạn đạt chuẩn.

- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ du lịch. - Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường...

- Tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch.

3.4.2.5. Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch

Công tác quản lý Nhà nước về du lịch vẫn còn nhiều hạn chế: việc triển khai thực hiện các quy hoạch dự án còn chậm, quản lý sau quy hoạch chưa tốt; chưa kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong đầu tư kinh doanh du lịch, đặc biệt là môi trường đầu tư, trong đó có năng lực thẩm định, thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng vẫn là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ triển khai các dự án.

70

Cơ chế, chính sách phát triển du lịch tuy đã cải thiện tích cực, song về thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thật hợp lý, thiếu rõ ràng nên chưa thực sự tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh chậm được tháo gỡ, giải quyết kịp thời cho doanh nghiệp, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, trình độ sản phẩm, công nghệ cao cấp đa dạng và quản lý hiện đại để tạo bước đột phá trong phát triển du lịch. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành còn nhiều bất cập, còn tình trạng chồng chéo, chia cắt trong sự phân công, phân cấp quản lý giữa ngành và lãnh thổ. Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong tương lai, Hòa Bình cần phải tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch bằng các giải pháp:

- Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch như khu vực Mai Châu, Kim Bôi, Hòa Bình... Đối với các dự án phát triển các khu du lịch, công trình quan trọng cần thành lập ban chuẩn bị (kêu gọi, xúc tiến) đầu tư, và sau này trở thành các ban quản lí dự án có năng lực, hoạt động hiệu quả.

- Tỉnh cần sớm xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch (quy chế quản lý các khu du lịch trong tỉnh, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch v.v...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn.

- Tỉnh cần sớm đầu tư xây dựng và hoàn thành một số quy hoạch chi tiết và thực hiện quản lí chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng điểm.

- Tăng cường công tác thống kê du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh.

- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Hà Nội, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam) trong việc thực hiện quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh...

71

Với đặc thù là ngành kinh tế nằm trong sự quản lí nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hòa Bình có thể đề xuất với Bộ VH, TT & DL và Bộ Nội vụ cho phép thành lập Cục Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí đặc thù của ngành.

3.4.2.6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của không chỉ ngành du lịch mà còn của bất kỳ lĩnh vực nào. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng là một trong các nguyên tắc phát triển bền vững đã được nêu ra ở chương 1 của khóa luận. Đây là nhóm giải pháp mang tính toàn diện không chỉ là những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về môi trường sinh thái, đối với cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà cần đối với du khách và cộng đồng dân cư địa phương, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giáo dục thường xuyên thành ý thức hệ đối với mọi thành viên trong tổ chức bảo vệ môi trường và tài nguyên phát triển du lịch.

Bên cạnh việc đào tạo cán bộ ngành tại các trường nghiệp vụ ở Hà Nội, Hòa Bình cần khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu trước mắt.

Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, các chương trình về nhận thức du lịch cũng cần được lồng ghép trong chương trình giáo dục phổ thông tại địa

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)