Lý thuyết về cung – cầu du lịch lần đầu tiên được đưa ra do các giáo sư người Thuỵ sỹ là Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong cuộc hàn
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận được sử dụng có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hậu
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn - Tiến sĩ Vũ Đình Hòa đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này theo đúng thời gian quy định
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Quy hoạch phát triển, các thầy cô Học viện Chính sách và Phát triển đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường, luôn quan tâm, đôn đốc và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo huyện Tam Đảo, Ban Quản lý khu du lịch Tam Đảo, Ban quản lý khu di tích Tây Thiên đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Và cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người thân, gia đình, bạn
bè, những người đã quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ và động viên tôi hoàn thành khóa luận
Mặc dù đã cố gắng trong quá tình thực hiện để khóa luận có tính khoa học và thực tiễn cao nhất, song do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn và vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Do vậy tôi rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung của các thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn 2
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2
4 Cấu trúc của khoá luận 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch 4
1.1.2 Phân loại các loại hình du lịch 5
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch 8
1.2.1 Tài nguyên du lịch 8
1.2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội - chính trị 16
1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng 18
CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO 20
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch huyện Tam Đảo 20
2.1.1 Vị trí địa lý 20
2.1.2 Tài nguyên du lịch 20
2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ trong du lịch 32
2.2 Thực trạng phát triển du lịch của huyện Tam Đảo 34
2.2.1 Nguồn khách 34
2.2.2 Doanh thu 37
2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 39
2.2.4 Nguồn nhân lực 40
Trang 52.2.5 Các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện 41
2.2.6 Các tuyến du lịch 46
2.2.7 Cụm du lịch 47
2.3 Đánh giá chung 47
2.3.1 Thuận lợi 47
2.3.2 Khó khăn 48
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO 50
3.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo 50
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc 50
3.1.2 Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch huyện Tam Đảo 52 3.1.3 Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển du lịch của huyện Tam Đảo 52 3.2 Giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo 54
3.2.1 Xây dựng quy hoạch và thực hiện tốt công tác quy hoạch 54
3.2.2 Tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 55
3.2.3 Tu bổ, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch 56
3.2.4 Khai thác và phát triển các loại hình du lịch 56
3.2.5 Phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch 57
3.2.6 Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 58
3.2.7 Đào tạo, nâng cao tình độ nguồn nhân lực 59
3.2.8 Tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư du lịch 59
3.2.9 Tăng cường xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch 60
3.4 Kiến nghị 61
PHẦN KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
1 Bảng 2.1 Các di tích văn hóa tín ngưỡng được xếp hạng của
huyện Tam Đảo
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch - ngành kinh tế được ví là ngành “công nghiệp không khói” - “xuất khẩu tại chỗ” và đang trở thành hoạt động kinh tế sôi động hàng đầu thế giới Du lịch là một ngành kinh tế tương đối nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy phát triển du lịch góp phần khai thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của đất nước, bảo vệ môi trường tự nhiên Cùng với xu hướng đó, Việt Nam với tiềm năng
du lịch rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển và khẳng định vị thế trong nền kinh tế quốc dân
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thủ đô Hà Nội Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các tuyến du lịch, đặc biệt là tuyến du lịch về cội nguồn, đến với vùng đất tổ thời các vua Hùng Cùng với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội, những cảnh quan kỳ thú, các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội dân tộc đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có tiểm năng về phát triển du lịch Nhắc đến du lịch Vĩnh Phúc không thể không nhắc đến Tam Đảo, một huyện phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc trên quốc lộ 2B – nơi có tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn với 107 di tích, gồm: 24 đình, 34 chùa, 28 đền, 7 miếu, 9 di tích lịch sử, 1 di tích lưu niệm Bác Hồ Trong đó có Khu di tích danh thắng Tây Thiên được xếp hạng cấp Quốc gia với 5 di tích lớn nhỏ; có
10 di tích xếp hạng cấp tỉnh Và các điểm du lịch khác như: Khu nghỉ mát Tam Đảo, Vườn quốc gia Tam Đảo, Khu nghỉ mát Tam Đảo II, Sân Golf Tam Đảo… Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tam Đảo, hàng năm còn có nhiều lễ hội truyền thống và các món ăn đặc sản dân tộc hấp dẫn du khách thập phương Với các yếu tố tự nhiên thuận lợi kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống của Tam Đảo Đây chính là nguồn tài nguyên quý báu, là điều kiện thuận lợi giúp Tam Đảo phát triển du lịch
Với những tiềm năng sẵn có nhưng du lịch Tam Đảo chưa thực sự phát triển xứng tầm Lượng khách du lịch tới Tam Đảo trong những năm vừa qua còn rất ít, các điểm du lịch chưa được khai thác hết tiềm năng… Đứng trước thực trạng đó, chúng ta phải tìm ra những giải pháp nhằm phát huy hết tiềm năng du lịch huyện Tam Đảo
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc” làm khóa luận tốt nghiệp
Trang 92 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn
2.1 Mục đích
Vận dụng cơ sở lý luận về du lịch, phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của huyện Tam Đảo từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch
- Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch huyện Tam Đảo
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo
2.3 Giới hạn
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi toàn lãnh thổ huyện Tam Đảo (Bao gồm các xã, thị trấn: Thị trấn Tam Đảo, xã Đại Đình, xã Hợp Châu, xã Đạo Trù, xã Minh Quang, xã Hồ Sơn, xã Tam Quan, xã Bồ Lý, xã Yên Dương), đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và tiềm năng du lịch của Tam Đảo
- Về không gian: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của huyện Tam Đảo trong giai đoạn 2009 – 2013 và đề xuất giải pháp phát triển
du lịch của huyện từ nay đến năm 2020
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tiềm năng phát triển du lịch huyện Tam Đảo (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn)
- Thực trạng phát triển du lịch của huyện
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Khảo sát thực địa, thu thập tài liệu
Đây là phương pháp nghiên cứu địa lý truyền thống để khảo sát thực tế, thu thập tài liệu, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời thu thập thông tin, số liệu thực tiễn để bổ sung cho các vấn đề lý luận hoàn chỉnh hơn
Từ đó tôi đã trực tiếp tham quan, nghiên cứu tại các điểm, khu du lịch trong toàn huyện để thẩm định lại tính xác thực của những tài liệu đã có, thu thập thêm những tài liệu mới, giúp cho việc đề xuất các giải pháp hợp lý và khả thi hơn
Trang 104 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung khoá luận được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch huyện Tam Đảo
- Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo
Trang 11PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Tonos” nghĩa là
đi một vòng Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “Turnur” và sau đó thành
“Tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “Tourism” (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa Một số học giả khác lại cho rằng du lịch không phải xuất phát từ tiếng Hi Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”, có nghĩa là cuộc hành trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau
đó từ gốc này ảnh hưởng ra phạm vi toàn thế giới… Như vậy, nhìn chung chưa có sự thống nhất về nguồn gốc thuật ngữ du lịch, song điều cơ bản của
thuật ngữ này đều bắt nguồn từ gốc là cuộc hành trình đi một vòng, từ nơi này
đến một nơi khác và có quay trở lại Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được
giải nghĩa theo âm Hán – Việt: du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng
trải (Địa lý du lịch Việt Nam – Tr.5)
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh:
“Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động du lịch
Lý thuyết về cung – cầu du lịch lần đầu tiên được đưa ra do các giáo sư người Thuỵ sỹ là Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ
và hiện tượng phát sinh trong cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên
và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” Khái niệm này thể hiện tương đối đầy đủ và bao quát các hiện tượng du lịch Tuy nhiên, quan niệm này chưa làm rõ được đặc trưng của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch
Trang 12Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Official Travel Oragnizatinon: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)
đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”
Ở Việt Nam, khái niệm về du lich đã được nhiều người nghiên cứu và lần đầu tiên được định nghĩa chính thức trong Pháp lệnh du lịch (1999) như
sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” Đến năm 2005, Luật Du lịch đã khẳng định lại:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Hiện nay,
quan điểm này được coi là quan điểm chính thống của du lịch Việt Nam Như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau về quan niệm du lịch Xét về bản chất, du lịch là một ngành liên quan đến rất nhiều thành phần: khách du lịch, phương tịên giao thông, địa bàn đón khách, trong đó diễn ra các hoạt động du lịch cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác liên quan đến du lịch Theo thời gian, các quan niệm này dần hoàn thiện
1.1.2 Phân loại các loại hình du lịch
Hiện nay, có rất nhiều các loại hình du lịch khác nhau, tuỳ thuộc vào các tiêu chí khác nhau thì có các loại hình du lịch khác nhau:
1.1.2.1 Theo môi trường tài nguyên
- Du lịch thiên nhiên: hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức phong cách đẹp và đời sống động thực vật hoang dã
- Du lịch văn hóa: thu hút những người có mối quan tâm chủ yếu là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của điểm đến du lịch
Trang 131.1.2.2 Theo mục đích chuyến đi
- Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất
- Du lịch hoạt động: thu hút du khách bằng một hoạt động được xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ
- Du lịch giải trí: nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người
- Du lịch thể thao: thu hút những người đam mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe
- Du lich chuyên đề: liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ
- Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau
- Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện thể chất của mình
- Du lịch dân tộc học đặc trưng hóa cho những người quay trở về nơi quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa
1.1.2.3 Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
- Du lịch quốc tế: bao gồm du lịch quốc tế đến( là chuyến viếng thăm của những người từ các quốc gia khác) và du lịch ra nước ngoài( là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác)
- Du lịch trong nước: là chuyến đi của những cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ
- Du lịch nội địa: gồm du lịch trong nước và du lịch trong quốc tế đến
- Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài
1.1.2.4 Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến du lịch
- Du lịch thám hiểm: bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi
và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ Loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể tới kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của điểm đến
- Du lịch thượng lưu: chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí và tìm kiếm sự mới lạ
Trang 14- Du lịch khác thường: bao gồm những khách du lịch không giầu có như tầng lớp thượng lưu, nhưng họ thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm (không có) trong một tour du lịch tiêu chuẩn
- Du lịch đại chúng tiền khởi: một dòng khách du lịch ổn định đi theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp Nhu cầu của nhóm này có thể đàn hồi theo giá cả và có ý nghĩa quan trọng đối với
1.1.2.5 Các cách phân loại khác
- Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch: bao gồm du lịch biển,
du lịch núi, du lịch thành phố, du lịch nông thôn
- Căn cứ vào phương tiện giao thông: bao gồm du lịch xe đạp và các phương tiện thô sơ, du lịch xe máy, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy, du lịch máy bay
- Căn cứ vào phương tiện lưu trú: bao gồm du lịch ở khách sạn, nhà trọ, bãi cắm trại và làng du lịch
- Căn cứ vào thời gian du lịch: gồm du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày
- Căn cứ vào lứa tuổi: bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên và du lịch cao niên
- Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: bao gồm du lịch theo đoàn, du lịch gia đình và du lịch cá nhân
- Căn cứ vào phương thức bán sản phẩm: bao gồm du lịch trọn gói và du lịch từng phần
Trang 151.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch
1.2.1 Tài nguyên du lịch
1.2.1.1 Khái niệm về tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình
Hiện nay có rất nhiều những khái niệm về tài nguyên du lịch khác nhau Mỗi một học giả lại có các quan niệm về tài nguyên du lịch khác nhau như: Theo Pirojnik (1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp, sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của
họ Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất những dịch vụ du lịch.”
Theo khoản 4 (Điều 4 Chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch và yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”
Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao
1.2.1.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch
Để khai tài và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch, trước hết cần phải tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm nguồn tài nguyên này Tài nguyên du lịch có những đặc điểm chính sau:
- Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại tài nguyên được nghiên cứu, phát hiện và được đưa vào khai thác sử dụng
Trang 16- Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bố các nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch
- Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi Nếu không khai thác, bảo vệ, tôn tạo hợp lý, tiết kiệm theo hướng bền vững thì nguồn tài nguyên du lịch sẽ
bị suy thoái, kạn kiệt giảm cả về số lượng lẫn chất lượng
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; có giá trị thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn với khách Đây chính là đặc điểm để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch
- Tài nguyên du lịch bao gồm các loại vật thể và phi vật thể Bên cạnh việc khai thác các nguồn tài nguyên vật thể có thể quan sát được như: Bãi biển, các thác, hồ, các vườn quốc gia… Bên cạnh đó các giá trị vô hình cũng được khai thác nhằm hấp dẫn du khách
- Tài nguyên du lịch là những tài nguyên có thể tái tạo được Tài nguyên
du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các quy định về sử dụng
tự nhiên một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chung
- Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung Về nguyên tắc bất cứ người dân nào cũng có quyền được thẩm, thưởng thức các giá trị của tài nguyên du lịch Việc khai thác tài nguyên du lịch là quyền của mọi doanh nghiệpdu lịch Không có cá nhân hay doanh nghiệp nào được độc quyền tổ chức các tour du lịch, tài nguyên du lịch ở bất cứ địa điểm du lịch nào Trong luật du lịch Việt Nam, năm 2005 điều 7, mục 1 quy định: “Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch”
- Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn chặt với vị trí địa lý Hầu hết các loại tài nguyên du lịch như cảnh quan tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, nghề và các làng nghề truyền thống… đều gắn chặt với không gian địa lý, tạo
ra nó không thể dời đi được Vì vậy, tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh du lịch với các ngành kinh tế khác là sản phẩm du lịch được bán tại chỗ, khách hàng tìm đến và được đưa đến nơi có tài nguyên
- Tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ vì vậy việc khai thác tài nguyên du lịch mang tính mùa vụ Thời gian khai thác xác định tính mùa của
du lịch, nhịp điệu của dòng khách
- Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên
Trang 17- Tài nguyên du lịch mang tính diễn giải và cảm nhận Đây chính là đặc diểm tạo nên sự khác biệt giữa tài nguyên du lịch với các loại tài nguyên cho phát triển các ngành kinh tế khác Giá trị của tài nguyên du lịch có hấp dẫn du khách hay không không chỉ phụ thuộc vào giá trị tự thân của tài nguyên mà còn phụ thuộc vào chất lượng của các hướng dẫn viên và trình độ nhận thức cũng như sở thích của du khách
1.2.1.3 Phân loại tài nguyên du lịch
Hiện nay, tài nguyên du lịch được phân thành hai loại chính: Tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
a Tài nguyên du lịch tự nhiên
TNDLTN là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên, xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nước, động thực vật
Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Địa hình
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách Đối với hoạt động du lịch thì các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh Một
số dạng địa hình tiêu biểu được khai thác phục vụ cho hoạt động du lich: + Các vùng núi cao có phong đẹp: Theo nhu cầu và sở thích của khách
du lịch hiện nay thì các vùng núi cao có phong cảnh đẹp rất thu hút được sự chú ý của du khách Vì họ thích tới những nơi có phong cảnh đẹp, khác so với nơi họ đang sống hiện tại
+ Địa hình biển đảo: Với các bài biển hoang sơ có cảnh đẹp, nguồn nước biển sạch tốt cho sức khoẻ của con người, kết hợp với những hòn đảo lớn nhỏ
có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển
Trang 18+ Đồng bằng: Đây là dạng địa hình kém hấp dẫn hơn so với các địa hình trên nhưng bù lại đây lại là nơi thuận tiện cho hoạt động kinh tế phát triển đặc biệt là hoạt động nông nghiệp Đồng bằng chính là nơi nuôi dưỡng gìn giữ các giá trị văn hoá của loài người Do vây, địa hình đồng bằng rất thuận lợi cho loại hình du lịch văn hoá, thể thao, nghỉ dưỡng
+ Các dạng địa hình kasrt: đây là một dạng địa hình rất đặc biệt và thú
vị Có địa hình kasrt ngập nước, kasrt trên cạn, hang động Vì những nơi này
có những đặc điểm rất khác lạ thu hút sự tò mò và chú ý của du khách Đây là dạng địa hình có tiềm năng rất lớn đối với hoạt động du lịch
+ Các di tích tự nhiên: Đây là nguồn tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho mỗi quốc gia Trong mỗi chuyến tham quan các điểm này thường làm tăng thêm tính hấp dẫn và hiệu quả của chuyến đi
- Khí hậu
Khí hậu cũng được coi là một dạng tài nguyên du lịch, là nguồn tài nguyên sớm được khai thác để quy hoạch phát triển du lịch Trong các chỉ tiêu về khí hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ và độ ẩm không khí Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời, các hiện tượng thời tiết đặc biệt Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiên các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch Các điều kiện khí hậu khai thác phục vụ cho du lịch khá đa dạng:
+ Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người: Tài nguyên khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt thích hợp với sức khoẻ của con người tạo cho con người có một điều kiện sống thoải mái nhất
+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng: Khí hậu là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ, các điều kiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt
độ, độ ẩm, ánh nắng, độ trong lành của không khí có tác dụng chữa lành bệnh
và phục hồi cho sức khoẻ của con người
+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch: Những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch
và hấp dẫn khách du lịch được coi là tài nguyên du lịch như: Có nhiều ngày đẹp, ngày mưa ít, nhiều ánh nắng, tốc độ gió không quá lớn, độ ẩm không khí cũng không quá cao, cũng không quá thấp Không có hoặc ít thiên tai và những diễn biến thời tiết đặc biệt
Trang 19- Tài nguyên nước
Nước là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và nhiều loại hình du lịch Các loại tài nguyên nước đã được khai thác để phát triển du lịch là: tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm
+ Nước mặt: Sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các vùng nước ven biển Bề mặt nước của các con sông, hồ, suối,… đã kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, rừng cây tự nhiên, hệ sinh thái nhân văn tạo ra các phong cảnh nên thơ hữu tình hấp dẫn du khách Bên cạnh đó thì các vùng nước ven biển, bãi cát đẹp hoặc ven các hồ có môi trường trong sạch có
độ mặn phù hợp (3 – 4%) độ trong suốt cao thường được khai thác phục vụ cho các loại hình thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, đua thuyền, lướt ván Tài nguyên nước mặt không chỉ có tác dụng hồi phục trực tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu đi khí hậu ven bờ
+ Nước ngầm: Cần phải nói tới tài các điểm nước khoáng, suối nước nóng Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý để triển khai loại hình du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng, tắm khoáng Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát hiện từ thời đế chế La Mã Những nước có nhiều tài nguyên nước khoáng là Liên Bang Nga, Bungari, Italia, CHLB Đức, CH Séc… cũng là những nước phát triển loại hình du lịch chữa bệnh
- Tài nguyên sinh vật
Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng trở nên đa dạng Sau thời gian lao động mệ mỏi, con người cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, đảm bảo khả năng lao động lâu dài… Việc đi du lịch đến nơi có phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành là cách nghỉ ngơi rất tốt Bởi lẽ, con người cũng như mọi sinh vật đều được phát sinh và phát triển trong môi trường tự nhiên- nguyên thủy- một môi trường hoàn toàn trong lành và ổn định Con người đã thích nghi với môi trường đó Tài nguyên sinh vật không chỉ góp phần tạo nên phong cảnh đẹp và hấp dẫn mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường: Bảo tồn các nguồn gen, che phủ cho mặt đất, hạn chế sự sói mòn, lọc không khí,
…Tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp các loại dược liệu quý phục vụ cho hoạt động du lịch an dưỡng, chữa bệnh (tắm lá thuốc của người Dao Đỏ) Ngoài ra, tài nguyên sinh vật còn có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, chữa bệnh, nghỉ dưỡng, leo núi…
Trang 20Tài nguyên sinh vật phục vụ cho hoạt động du lịch chủ yếu được khai thác ở:
+ Vườn quốc gia: Đây là nơi tập trung đa dạng sinh học cao, có nhiều loại động - thực vật đặc hữu, quý hiếm, nhiều vườn quốc gia có khả năng hấp dẫn khách du lịch cao, thuận lợi cho loại hình du lịch sinh thái phát triển + Khu bảo tồn thiên nhiên: Được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ các hệ sinh thái phục vụ nghiên cứu giám sát và giáo dục môi trường Khu bảo tồn thiên nhiên rất phù hợp cho loại hình du lịch nghiên cứu phát triển
+ Các điểm tham quan sinh vật: Chủ yếu tại các công viên quốc gia, các trang trại, miệt vườn Đây là nơi bảo tồn nuôi dưỡng các loài động - thực vật quý hiếm Việc bảo tồn và nuôi dưỡng các động thực vật hoang dã đã và đang phục vụ giải trí, du lịch sinh thái
b Tài nguyên du lịch nhân văn
TNDLNV là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch Tuy nhiên, chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới gọi là tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên nhân văn được chia ra thành các loại như sau:
- Các di sản văn hoá thế giới và các di tích văn hoá - lịch sử
Mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều có quá trình lịch sử, xây dựng bảo vệ địa phương và đất nước riêng, được ghi dấu bằng các di tích lịch sử Những di tích văn hoá, lịch sử là những địa điểm, các đền, chùa, các công trình kỷ niệm, những vật kỷ niệm, những cổ vật ghi dấu các sự kiện lịch sử, những cuộc chiến đấu những danh nhân, anh hùng dân tộc của một thời kỳ nào đó trong quá trình lịch sử của mỗi địa phương, mỗi quốc gia Các di tích văn hoá, lịch
sử không chỉ có giá trị về văn hoá của một thời mà nó còn mang giá trị thẩm
mỹ cao Đây chính là những nét độc đáo của các di tích văn hoá, lịch sử có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch
+ Di sản văn hoá thế giới: Nhìn chung, các di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá một dân tộc Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế
+ Các di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá: Di tích lịch sử – văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại Nó
Trang 21là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hoá mỗi nước Ở
đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia Di tích lịch sử – văn hoá có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người; góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử
Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
- Lễ hội
Trong các dạng TNDLNV, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất lớn Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc Là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương và đất nước, có liên quan đến các nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế trọng đại, của địa phương, của đất nước hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng Như vậy, lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống có sức lôi cuốn đông người tham gia, trở thành nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân và lễ hội là một nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách Các lễ hội là tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ cho mục đích pháp triển du lịch bao gồm: Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại
Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội:
+ Phần lễ: gồm những nghi lễ trang trọng nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà
và sự phồn vinh hạnh phúc
+ Phần hội: bao gồm các trò chơi dân gian: đánh đu, kéo co, cờ người…
để con người giao lưu cộng cảm trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục cao đẹp Thông thường, lễ hội gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử
Trang 22quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trú, trang phục, ca múa nhạc Nhiều tộc người
họ vẫn giữ được những giá trị văn hoá độc đáo, đặc sắc tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với du khách Hiện nay, các loại hình du lịch tham quan các bảo tàng,
di tích, nghiên cứu văn hoá và sinh thái gắn với việc khai thác bảo tồn những giá trị văn hoá tộc người đã và đang được triển khai phát triển
- Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống là những nghề mà bí quyết về công nghệ sản xuất ra các sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ, tư tưởng triết học, tâm tư tình cảm và ước vọng của con người Nghề thủ công truyền thống là nghề mà các công đoạn sản xuất tạo ra sản phẩm chủ yếu bằng các công cụ sản xuất thô sơ
và bằng tài nghệ tinh xảo, khéo léo của các nghệ nhân Các sản phẩm của các nghề thủ công cổ truyền không những mang giá trị sử dụng mà còn có giá trị
về mỹ thuật, giá trị triết học, tâm linh, thể hiện tài nghệ tâm tư, ước vọng của người làm ra chúng Chính vì vậy, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công cổ truyền và các làng nghề thủ công truyền thống là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá có sức hấp dẫn du khách nhất là đối với các du khách quốc
tế đến từ các quốc gia công nghiệp phát triển, nơi mà các làng nghề thủ công truyền thống đã bị mai một nhiều
- Văn hoá ẩm thực
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đối với mỗi con người Nhưng khi nói tới văn hoá ẩm thặc hay nghệ thuật ẩm thực thì không chỉ nói tới nhu cầu ăn no, ăn đủ chất mà nói tới cái đẹp, nghệ thuật chế biến món ăn, không gian, thời gian ăn uống, cách ản uống của con người, quan niệm triết học và nhu cầu ăn uống được nâng lên thành nghệ thuật Nghệ thuật ẩm thực
là giá trị văn hoá của mỗi quốc gia được sáng tạo, bảo tồn, bồi đắp qua nhiều thời đại, là dấu ấn của mỗi vùng đất đối với mỗi du khách Khi đi du lịch du khách không chỉ mong muốn được đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu trú, mua sắm, chiêm ngưỡng, nâng cao nhận thức về các loại tài nguyên du lịch mà họ còn mong muốn được thưởng thức các món ăn, đồ uống đặc sắc của những địa phương, nâng cao nhận thức giá trị nghệ thuật ẩm thực của những quốc gia khác Văn hoá ẩm thực cũng được coi là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn
có sức hấp dẫn đối với du khách
- Các nguồn tài nguyên nhân văn khác
+ Bên cạnh các nguồn tài nguyên nhân văn trên thì không thể không nhắc tới nghệ thuật thơ ca, văn học đặc biệt là Việt Nam là một quốc gia có truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước, với sự cư trú của 54 tộc
Trang 23người Việt Nam có cả một kho tàng thơ ca, vè, cổ tích, truyền thuyết, ca dao,… rất có sức hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế
+ Các hoạt động mang tính sự kiện như: Liên hoan phim, ảnh, ca nhạc quốc tế, các giải thể thao lớn, các cuộc thi hoa hậu,… Đây cũng là đối tượng hấp dẫn khách du lịch và là điều kiện, tài nguyên du lịch quan trọng để phát triển loại hình du lịch MICE
+ Những đối tượng văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, bảo tàng… đều có sức hấp dẫn rất lớn du khách tới tham quan và nghiên cứu Thông thường những đối tượng văn hoá tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn Vì vậy những thành phố lớn đương nhiên trở thành những trung tâm du lịch văn hoá của các quốc gia, vùng, khu vực và là hạt nhân của các trung tâm du lịch
1.2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội - chính trị
1.2.2.1 Dân cư và lao động
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch Nhu cầu du lịch của con người tuỳ thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư
1.2.2.2 Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm, xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực Sự phát triển của nền sản xuất xã hội sinh ra nhu cầu nghỉ ngơi du lịch Nền sản xuất xã hội càng phát triển thị trường nhu cầu của nhân dân càng lớn, chất lượng càng cao, đồng thời tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều nhân tố khác nhau như: nhu cầu nghỉ ngơi, nhu cầu giải trí, mức sống, mức thu nhập, thời gian rảnh rỗi
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng là nhân tố làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch do sự xuất hiện của máy móc hiện đại thay thế lao động chân tay nhưng lại làm tăng
sự căng thẳng trong lao động Điều đó đòi hỏi con người phải được phục hồi sức lực sau những ngày làm việc căng thẳng
1.2.2.3 Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo không gian và thời gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình
ra đời và phát triển của du lịch Đó là nhu cầu của con người về hồi phục sức
Trang 24khoẻ và khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sống Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở 3 mức độ:
xã hội - nhóm người - cá nhân
1.2.2.4 Cách mạng khoa học kỹ thuật
Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá và tự động hoá quá trình sản xuất liên quan chặt chẽ với nhau Chúng là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu du lịch và hoạt động du lịch Nhờ cơ khí hoá, nhất là tự động hóa sản xuất, lao động chân tay giảm xuống đáng kể Mặc dù lao động chân tay giảm xuống với tốc độ nhanh chóng nhưng cường độ và sự căng thẳng tăng lên với tốc độ tương ứng Điều đó đòi hỏi phải được phục hồi sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng thông qua con đường nghỉ ngơi du lịch Dưới góc độ khác cách mạng khoa học kỹ thuật đồng thời là nhân tố đẩy mạnh sự phát triển của du lịch Công nghiệp du lịch chắc chắn không phát triển mạnh được nếu thiếu sự hỗ trợ của cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình công nghiệp hoá
1.2.2.5 Đô thị hoá
Là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, đô thị hoá như nhân tố phát sinh nhằm góp phần đẩy mạnh nhu cầu du lịch Đô thị hoá tạo nên một lối sống đặc biệt - lối sống thành thị và đồng thời hình thành các thành phố lớn và các cụm thành phố Đô thị hoá có những đóng góp to lớn trong việc cải thiện đời sống cho nhân dân về phương diện vật chất và văn hoá, thay đổi tâm
lý và hành vi của con người Tuy nhiên đô thị hoá cũng làm biến đổi các điều kiện sống tự nhiên tách con người ra khỏi môi trường xung quanh, thay đổi bầu không khí và các quá trình khác của tự nhiên… Tất cả các điều đó đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người là nguyên nhân gây ra stress Do đó nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trong những nhu cầu không thể thay thế được của người dân thành phố
1.2.2.6 Điều kiện sống
Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch
Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hoá, giáo dục… Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt đến trình độ nhất định
Trang 251.2.2.7 Các nhân tố chính trị
Là điều kiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hoà bình Thông qua du lịch quốc
tế con người thể hiện nguyện vọng được sống và làm việc trong hoà bình và hữu nghị
1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng
1.2.3.1 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu
Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định, vì vậy nó phụ thuộc vào giao thông: mạng lưới đường xá và phương tiện giao thông Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác nguồn tài nguyên du lịch mới Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội
Mỗi loại giao thông có những đặc điểm riêng biệt Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình mình lựa chọn Giao thông bằng đường sắt rẻ tiền, tất cả mọi người đều có thể đi được nhưng chỉ theo tuyến đường sắt có sẵn Giao thông bằng đường không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại tuy nhiên lại đắt tiền Giao thông bằng đường thuỷ, mặc
dù tốc độ đi chậm nhưng lại có thể kết hợp với việc tham quan, giải trí…dọc theo sông hoặc biển
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng cũng có các phương tiện giao thông được sản xuất và sử dụng chuyên phục vụ nhu cầu du lịch (ô tô, tàu thuỷ, máy bay đặc biệt, đường dây cáp…) chúng được tách ra như một bộ phận của cơ sở hạ tầng du lịch Ngay các phương tiện giao thông dùng cho khách nghỉ đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức của xã hội, được thỏa mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau
Trang 26Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi - giải trí của khách
Như vậy cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch
1.2.3.2 Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách
Du lịch là một ngành “sản xuất”, nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Do vậy cơ sở vật chất -
kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có cả một hệ thống các cơ sở, các công trình đặc biệt… Tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch Việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đó đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu
cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra, thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất - kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch như thương nghiệp du lịch, dịch vụ… Cơ sở vật chất
- kỹ thuật và tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xác định công suất các công trình phục
vụ du lịch, sức hấp dẫn của chúng ảnh hưởng tới thứ hạng các cơ sở này
Trang 27CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch huyện Tam Đảo
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc trên quốc lộ 2B Huyện lỵ tạm thời của huyện Tam Đảo đóng trên địa bàn xã Hợp Châu, cách Thành phố Vĩnh Yên 10km về phía Đông Bắc
- Phía Bắc giáp huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và tỉnh Thái Nguyên
- Phía Nam giáp huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên
- Phía Tây giáp huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch
Huyện Tam Đảo là một huyện miền núi, nằm phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu) Trục Quốc lộ 2B chạy dọc huyện với chiều dài 20km, nối liền thị
xã Vĩnh Yên với khu nghỉ mát Tam Đảo, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các trục tỉnh lộ: tỉnh lộ 310, tỉnh lộ 314 tạo ra mạng lưới giao thông tương đối liên hoàn
Huyện Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố
Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động,
có sức lan tỏa lớn Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về du lịch
Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển Kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch
Trang 28Địa hình Tam Đảo đã tạo nên cho Tam Đảo những cảnh quan đẹp rất có giá trị cho hoạt động du lịch Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù
về yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh
- Khí hậu
Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp xã) Cụ thể:
+ Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18oC – 19oC, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp
+ Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã còn lại Tiểu vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc Bộ
Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2.157 mm, thấp nhất là 1.060 mm, trung bình là 1.567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7 trong năm Huyện Tam Đảo nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đông, mát về mùa hè Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, độ ẩm cao nhất là 87%, thấp nhất là 67% Nhiệt độ trung bình trong năm là 20oC đến
22oC, mưa tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1, mùa nóng tập trung vào tháng 6 đến tháng 7 Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa là 17oC Về chế độ gió, hướng gió thịnh hành phân chia 2 mùa rõ rệt, gió mùa đông nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2 Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc
Tam Đảo có khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè
Trang 29- Tài nguyên nước
Huyện Tam Đảo có 2 đập chứa nước lớn đó là hồ Xạ Hương và hồ Làng
Hà, ngoài ra còn có sông Phó Đáy nằm ở ranh giới 2 xã Đạo Trù và Bồ Lý với huyện Lập Thạch, cùng với một số hồ ao chứa nước nhỏ nằm rải rác ở các xã trong huyện Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong huyện
+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và tạo thành gianh giới Tam Đảo với Tam Dương và nhiều suối nhỏ ven các chân núi Những năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy được cải thiện, nguồn nước tương đối dồi dào Huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3, hồ Làng
Hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long… Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nước từ các suối của rừng Quốc gia Tam Đảo có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất, thậm chí có thể xử lý để cấp nước phục vụ cho sinh hoạt
+ Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có nghiên cứu tổng thể về nước ngầm trên địa bàn Huyện, nhưng qua khảo sát cho thấy, chất lượng nước ngầm ở các giếng khoan của nhân dân khá tốt Điều đó có thể cho phép nhận định nguồn nước ngầm ở Tam Đảo tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu dân cư trong Huyện
- Sinh vật
Ngày nay, nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của con người trở thành nhu cầu cấp thiết, thị hiếu khách du lịch ngày càng đa dạng, phong phú Ngoài các hình thức du lịch truyền thống như tham quan, nghỉ ngơi… nay đã xuất hiện các hình thức hấp dẫn du khách, đó là các khu bảo tồn thiên nhiên Đối tượng của loại hình du lịch này các động - thực vật trong thế giới sống động hài hòa với thiên nhiên, làm cho con người tăng thêm ý nghĩa cuộc sống Tam Đảo không chỉ được nhiều người trong nước và quốc tế biết đến bởi
sự hấp dẫn của khu du lịch Tam Đảo; danh thắng Tây Thiên, mà nó còn được biết đến bởi giá trị đa dạng sinh học Tam Đảo được đánh giá là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao nhất nước, với nhiều loài động, thực vật quí hiếm không chỉ riêng của Tam Đảo mà còn của Việt Nam và thế giới
Trang 30Huyện Tam Đảo là huyện miền núi, có địa hình phong phú, đa dạng, phức tạp xen kẽ giữa núi đồi và đồng ruộng; đất canh tác của huyện có địa hình cao chia làm 3 hệ sinh thái rừng:
+ Hệ sinh thái rừng kín là hệ sinh thái rừng đặc trưng ở Tam Đảo, phân
bố từ độ cao 100 đến 700 - 800m Rừng có 3 tầng cao: Tầng cây cao 15-20m chiếm ưu thế, tầng trung bình từ 8-15m ít hơn và tầng thấp nhỏ hơn 6m Hệ cây cao có các loại trám, gội, bời lời, xoan nhù; trung bình có ngát, thị rừng; thấp có cà phê, trúc đào, đơn nem
+ Hệ sinh thái rừng kín phân bố từ 800m trở lên đỉnh phân thuỷ Hệ sinh thái này nằm trong khu nguyên sinh cần bảo vệ nghiêm ngặt Rừng có độ che phủ cao, đa dạng sinh học khá phong phú, cây xanh quanh năm, có khí hậu á nhiệt đới rõ rệt, phát triển nhiều tầng cao khá phong phú về chủng loại và số lượng thuộc loại rừng giàu và trung bình
+ Hệ sinh thái khu du lịch: Phân bố ở độ cao 1.000m - 1.200m, có tính chất chuyển tiếp pha trộn, gần giống hệ sinh thái á nhiệt đới do quá trình du lịch, một số khoảnh rừng bị con người tác động, tu sửa làm đường, mở rộng xây dựng, quy hoạch lại… nên đặc trưng rừng bị huỷ hoại và độ che phủ thấp (15% - 20%), chủ yếu là tầng thấp 5m - 10m
Tam Đảo có trên 904 loài thực vật thuộc 478 chi, 213 họ được phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau như: trảng cỏ, cây bụi, các loài cây gỗ trên núi đất và núi đá; được phân chia làm 8 nhóm theo giá trị sử dụng: cây cho tinh dầu; cây làm rau ăn; cây làm cảnh; cây dược liệu; cây cho tinh bột, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm cây cho gỗ và nhóm cây dược liệu Ở Tam Đảo
có nhiều loài thực vật được thu thập và mô tả lần đầu tiên ở Việt Nam và có tới 38 loài mang nguồn gen quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam
Hệ thực vật rừng của Tam Đảo rất đa dạng, có những loài rất quý hiếm như: Kim tuyến; vù hương; kim giao; dẻ tùng dọc trắng; trầm hương… Tam Đảo có nhiều loại thực vật có giá trị về mặt bảo tồn, ở đây có tới 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo vệ
Hệ động vật ở Tam đảo rất phong phú về thành phần loài, với 840 loài bao gồm: 64 loài thú, 240 loài chim, 75 loài bò sát, 28 loài ếch nhái, 234 loài côn trùng: Lớp thú, tính đa dạng loài cao nhất là bộ ăn thịt có 23 loài; gặm nhấm có 20 loài; bộ Linh trưởng có 6 loài; bộ Dơi và bộ Guốc chẵn, mỗi bộ
có 5 loài; bộ ăn sâu bọ có 2 loài; bộ nhiều răng và bộ Tê tê mỗi bộ có 1 loài; Lớp chim có 239 loài, trong đó bộ có tính đa dạng cao nhất là bộ chim sẻ có
Trang 31147 loài, tiếp đến là bộ Gõ kiến có 15 loài; bộ Sả có 12 loài; bộ Cu cu có 12 loài…; Lớp bò sát có 75 loài, tính đa dạng cao nhất có các bộ: bộ có vảy có
69 loài; bộ rùa có 6 loài; Lớp lưỡng cư có 28 loài, bộ không đuôi là bộ có tính
đa dạng loài cao nhất là 26 loài; hai bộ có đuôi và bộ không chân mỗi bộ có một loài; Lớp côn trùng có 434 loài, tính đa dạng cao nhất thuộc bộ cánh cứng với 187 loài và bộ cánh vảy với 162 loài
Với nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng huyện Tam Đảo rất có tiềm năng cho phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu Đây cũng là tài nguyên thu hút một lượng không nhỏ khách du lịch
2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di tích văn hóa - lịch sử
Tam Đảo là huyện có hệ thống di tích tương đối dày đặc và phong phú Toàn huyện có 107 di tích Xét về loại hình bao gồm: 24 đình, 34 chùa, 28 đền, 7 miếu, 9 di tích lịch sử, 1 di tích lưu niệm Bác Hồ Trong số đó có Khu
di tích danh thắng Tây Thiên được xếp hạng cấp Quốc gia với 5 di tích lớn nhỏ; 10 di tích xếp hạng cấp tỉnh Xét về quy mô, đa phần các di tích ở Tam Đảo có tuy có quy mô nhỏ, kiến trúc không quá phức tạp cầu kỳ như kiến trúc
gỗ vùng đồng bằng nhưng giá trị của di tích cao, có ý nghĩa sâu sắc, có tính
mở rộng, phổ biến, chứa đựng tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh, du lịch hoài niệm lịch sử lớn
Hệ thống các di tích ở huyện Tam Đảo không nhiều và khá rải rác, quy
mô nhỏ, nội dung và kiến trúc đơn giản Xét theo tiêu chí và định nghĩa của Luật di sản văn hóa sẽ rất khó để phân loại Tựu trung có hai dạng: Một là, các di tích có ý nghĩa văn hóa, gắn với tín ngưỡng dân gian Hai là, các di tích mang dấu ấn lịch sử cách mạng, lưu niệm danh nhân, ghi nhận những sự kiện trọng đại, có ý nghĩa trong lịch sử dân tộc nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng
Trang 32+ Các di tích có ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng:
Bảng 2.1 Các di tích văn hóa tín ngƣỡng đƣợc xếp hạng của huyện Tam Đảo
2 Đình Ngò Xã Đại Đình Thờ: Quốc Mẫu Lăng
Thị Tiêu
Cấp tỉnh (2009)
3 Đền Mẫu Hóa Xã Đại Đình Thờ: Quốc Mẫu Lăng
Thị Tiêu
Cấp tỉnh (2009)
4 Đền Thõng Xã Đại Đình Thờ: Quốc Mẫu Tây
Thiên Lăng Thị Tiêu
Cấp Quốc Gia (1991)
5 Đền Cậu Xã Đại Đình Thờ: Cậu bé trường
sinh
Cấp Quốc Gia (1991)
6 Đền Cô Bé Xã Đại Đình Thờ: Cô bé Cấp Quốc
Gia (1991)
7 Đền Cô Chín Xã Đại Đình Thờ: Cô Chín Cấp Quốc
Gia (1991)
8 Đền Thượng
Tây Thiên Xã Đại Đình Thờ: Quốc Mẫu Tây
Thiên Lăng Thị Tiêu
Cấp Quốc Gia (1991)
9 Đền Chân Suối Xã Hồ Sơn Thờ: Quốc Mẫu Lăng
Thị Tiêu, bà Đào Liễu
11 Đình Làng Mạ Xã
Tam Quan
Thờ: Quốc mẫu Tây
Thiên Lăng Thị Tiêu Cấp tỉnh
12 Thiền viện trúc
(Nguồn: http://tamdao.vinhphuc.gov.vn/ )
Trang 33Trong đó, các di tích nổi tiếng được nhiều du khách biết đến như:
Đền thõng: Ngôi đền nằm ngay dưới chân núi vì vậy có tên gọi khác là
Đền Trình, là nơi mà những du khách hành hương phải vào trình báo trước khi đăng sơn lên Đền Thượng nơi thờ chính của Quốc Mẫu Tây Thiên Dưới sân Đền Thỏng là cây đa cổ thụ, một biểu tượng rất đặc trưng của Khu danh thắng Tây Thiên Đền Thỏng hiện nay khang trang bề thế với quy mô gồm hai tòa, năm gian đại bái và ba gian hậu cung nối liền nhau theo hình chữ Đinh được phục dựng trên nền cũ năm 1998 Đền là nơi diễn ra các sự kiện chính của phần Lễ trong Lễ hội Tây Thiên hàng năm với Lễ dâng hương, Lễ khai hội, Lễ tế của các đoàn tế vào ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm
Đền Thượng Tây Thiên: Nằm trên sườn núi Thạch Bàn của dãy núi Tam
Đảo Trong quần thể Khu di tích danh thắng Tây Thiên Đền Thượng được coi là nơi ở của Quốc Mẫu Tây Thiên, là nơi thờ chính của bà với thần hiệu “ Tam Đảo sơn Trụ Quốc Mẫu” Trước đây ngôi đền có kết cấu 5 gian, hai trái giống như ngôi nhà của người Việt, một bên thờ Phật và một bên thờ Quốc Mẫu Quần thể khu Đền Thượng hiện nay đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo quy hoạch xây dựng khang trang hơn trên diện tích quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1 500 Khu vực Đền Thượng 28.650 m2 với các công trình; Đền Thượng, Đền Tam Tòa Thánh Mẫu, Đền Cô Chín, Đền Mẫu Hoàng Thiên cùng với các công trình phụ trợ khác; nhà Tả, Hữu mạc, nhà công quán, điểm thường trực của Ban quản lý Khu danh thắng Tây Thiên, khu
ki ốt dịch vụ…
Đền Chân Suối: Nằm bên dưới dòng Thác Bạc đổ xuống, hợp tất cả các
ngọn nguồn lại thành con suối chảy quanh khu Đền Đền Chân Suối ở vào vị thế Sơn thuỷ hữu tình, phía trước là dòng chảy của con suối lớn xả nước xuống Hồ Làng Hà, bên phải là Suối bạc và rừng lim cổ thụ Cầu Chân Suối chỉ dài 27,4m nhưng có dáng Cầu Kiều, rất nên thơ với khuân viên rộng, mát
mẻ bởi trời nước mênh mông, cây xanh toả bóng, nằm sát bên đường quốc lộ 2C Vĩnh Yên đi thị trấn Tam Đảo, hàng năm đón hàng vạn lượt du khách gần
xa đến hành hương làm lễ
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên: Đây là một trong những nơi phát tích
sớm nhất của Phật giáo Việt Nam, là cái nôi của Phật giáo Việt Nam Được xây dựng ngay bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự, nơi đây không chỉ được biết đến là nơi đất linh mà còn là địa danh thu hút không ít những du khách hành hương về cõi Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình
Trang 34Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây Đường lên khúc khuỷu, quanh co, bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi Cảnh vật thanh tịnh đến lạ lùng Nơi đây đã hút hồn du khách bởi những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối khi tỏa ra khi thu lại, chảy quanh co Thiền viện Trúc Lâm mọc lên nguy nga giữa ngàn cây như mở rộng con đường thiền đưa con người tìm về với thế giới tâm linh
+ Một số di tích lịch sử - cách mạng tiêu biểu như:
Nhà thờ đá cổ ở Tam Đảo: Nhà thờ Tam Đảo được xây dựng từ năm
1906, nhà sàn lợp lá Đến năm 1937 xây lại to đẹp, kiên cố với vật liệu đá, gạch Nhà thờ không có trụ, rộng 12m x 22m, gian cuối 2 tầng, tầng trên dành cho ca đoàn Nhà thờ tọa lạc trên nền kè cao khoảng 5 mét, có hai cầu thang bằng đá xanh lên tiền diện và hậu diện Trong kháng chiến chống Pháp, thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến của cách mạng Việt Nam, nhân dân đã di tản khỏi thị trấn, mọi biệt thự đều bị phá hủy; riêng nhà thờ được Bác Hồ chỉ thị phải giữ nguyên vẹn, không được xâm phạm vào tín ngưỡng của dân nhờ vậy giữ được một kiến trúc đậm nét văn hóa
Nhà Rông: Đây là nơi đã từng có ngôi nhà gỗ là nơi Bác Hồ đã từng nghỉ
lại và làm việc khi đến Tam Đảo
Bốt Nhật: Là căn cứ của quân Nhật trên Khu nghỉ mát Tam Đảo giam
cầm hàng trăm tù nhân người Việt và người Pháp Hiện nay, di tích chỉ còn lại
là một lô cốt nổi hình trụ lục giác
Sở Chỉ huy chiến dịch Trần Hưng Đạo: Là nơi đặt Tổng hành dinh - Sở
Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Trần Hưng Đạo Tại đây, Đảng uỷ chiến dịch Trần Hưng Đạo đã trực tiếp ra những mệnh lệnh chỉ huy, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch này Hiện nay, di tích
Sở Chỉ huy chiến dịch chỉ còn căn hầm đã bị vùi lấp trong khu vực biệt thự của Toàn quyền Đông Dương cũ
Hệ thống hầm chỉ huy của Bộ Chính trị trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá
miền Bắc, Trung ương đã chọn Tam Đảo để xây dựng hệ thống hầm trú ẩn gồm có 5 hầm Đây là hệ thống di tích có ý nghĩa về mặt lịch sử, đặc biệt là Biệt thự 18B với hầm số 2 - là nơi Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã họp trong những năm chiến tranh chống Mỹ và khu “Nhà Rông” - trước kia là khu nhà gỗ nơi Bác Hồ nhiều lần lên nghỉ và làm việc
Trang 35- Lễ hội
Tam Đảo có hệ thống di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội truyền thống nằm phân bổ ở hầu khắp các địa phương trong huyện, hàng năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách đến thăm quan, vãn cảnh Các lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội đền Chân Suối (ngày 15 tháng Giêng), hội vật làng Hà (ngày mùng 7-1 âm lịch), Lễ Hội Tây Thiên (ngày 15-2 âm lịch), đại lễ Phật Đản và lễ Vu Lan báo hiếu của Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, lễ hội đình
Bồ Lý, lễ hội đền thờ Đức Thánh Trần (thị trấn Tam Đảo)
+ Lễ hội đền Chân Suối
Ngay dưới chân núi Tam Đảo là lễ hội đền Chân Suối (xã Hồ Sơn), thờ thần mẫu của Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, đền được UBND tỉnh xếp hạng di tích văn hoá lịch sử năm 1991 Hàng năm nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng, trong hội có các trò như: vật dân tộc, chọi gà, cờ tướng, kéo co Hàng năm đền Chân Suối đón tiếp một lượng lớn du khách về hành hương, vãn cảnh, bởi ngoài việc thắp hương tưởng nhớ công lao của Mẫu thân Quốc mẫu thì đền còn nằm ở vị trí rất thuận lợi gần Vườn quốc gia Tam Đảo, hồ Xạ Hương, sân golf Sau khi du xuân lễ hội đền Chân Suối, du khách có thể đến thăm quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp của các địa danh này
+ Hội vật làng Hà
Hội đầu năm phải kể đến là hội vật làng Hà, đây là lễ hội truyền thống có
từ lâu đời của cư dân vùng ven chân núi Tam Đảo, vốn là dân thượng võ, từ
xa xưa đã có những lò vật nổi tiếng, với những đô vật lừng danh Vùng Tam Đảo có nhiều hội vật khác trong vùng đều hẹn nhau về đây tranh tài cao thấp,
ai đoạt chức vô địch ở làng Hà mới đáng mặt anh hùng Hội vật được tổ chức hàng năm vào mùng 7 tết Hội vật làng Hà theo lề lối tự do, với cách thức giữ giải nên bất kỳ ai dù lớn, bé, già, trẻ đều có thể vào tranh giải, đến khi không
có đối thủ thì đô vật đó thắng cuộc Với cách thách đấu như vậy, hội vật làng
Hà bao giờ cũng chỉ mở ra một ngày mà vẫn thành công, cuối ngày đều tìm được chủ nhân của chức vô địch để trao giải
+ Lễ hội Tây Thiên
Lễ hội tiêu biểu nhất, kéo dài và thu hút đông người nhất là Lễ hội Tây Thiên, diễn ra trên địa bàn xã Đại Đình và Tam Quan, huyện Tam Đảo Lễ hội Tây Thiên hàng năm được tổ chức trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 15-2 (âm lịch) là ngày chính lễ Chuẩn bị đến ngày tổ chức lễ hội, nhân dân trong vùng
tổ chức làm lễ cáo tại đền Thượng, tổ chức luyện tập các đoàn tế, đoàn rước, đoàn nhạc bát âm Ngày chính hội thì lễ rước kiệu bắt đầu lúc 7 giờ, từ đến
Trang 36Mẫu sinh đến đền Thõng thì hội kiệu và tiến hành lễ dâng hương tại sân đền Thõng dưới gốc đa Trong lễ hội có các hoạt động biểu diễn văn nghệ của các đoàn nghệ thuật và hát Soọng cô của đồng bào dân tộc Sán Dìu; tổ chức các môn thi đấu thể thao như vật, cờ tướng, kéo co, chọi gà, bóng chuyền, có năm
tổ chức hội chợ trong lễ hội, làm tăng sự phong phú, hấp dẫn và náo nhiệt Từ mùng 1 tháng Giêng thì hàng đoàn người, đoàn xe từ khắp các ngả đường hối
hả kéo nhau về đến cửa Đền Thõng làm lễ cầu may cho một năm mới an lành, tốt tươi Và suốt như vậy cho đến ngày chính hội thì lượng du khách đến càng đông, tiếp tục rải rác những tháng tiếp theo cho đến mùa hè
+ Đại lễ Phật Đản và lễ Vu Lan báo hiếu của Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên Vĩnh Phúc, một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam, thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo Vĩnh Phúc, cách trung tâm Hà Nội khoảng 85 km về phía Tây Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên cũng là điểm thăm quan vãn cảnh lý tưởng cho du khách trong mùa lễ hội Thiền viện tổ chức hai lễ hội chính trong năm là Đại lễ Phật Đản ngày 15-4 (âm lịch) và lễ Vu lan ngày 15-7 (âm lịch) Suốt các tháng trong năm, nhất là tháng Giêng, tháng 2, lúc nào Thiền Viện cũng đón tiếp một lượng tín đồ, phật tử và du khách đến làm lễ, thăm quan, vãn cảnh rất đông, trung bình 600 lượt/ngày
Vào rằm tháng bảy hàng năm Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên thường tổ chức Đại lễ Vu lan để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh và sâu xa hơn, nó nhắc nhở người ta biết trân trọng những gì mình đang có: Cha mẹ, gia đình, người thân Người Việt Nam trang trọng hướng truyền thống thiêng liêng, vừa mang nét đặc thù hiếu ân, nghĩa đạo, mà ai ai cũng cưu mang, thừa hưởng, đón nhận, đáp đền
- Văn hóa ẩm thực
Tam Đảo được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu quanh năm mát mẻ, là điểm thăm quan du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, nhất là vào mùa hè Tam đảo có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn Khi đến với Tam Đảo du khách còn được thưởng thức các món ăn đã trở thành đặc trưng, đặc sản mà chỉ ở Tam Đảo mới có như:
+ Su su Tam Đảo
Tam Đảo không chỉ có khí hậu mát mẻ, nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn mà thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp với trồng rau Su Su Su Su là một loại rau rất dân dã nhưng hiện nay đã trở thành thứ sản vật đặc trưng của vùng đất này Một điều đặc biệt là Su Su trồng ở thị trấn Tam Đảo sau khi chế biến vẫn giữ được màu xanh tự nhiên, độ giòn, vị ngọt và hương thơm đặc trưng, không giống với bất kỳ vùng, miền trồng Su Su nào khác, quả Su Su cũng
Trang 37vậy Rau, quả Su Su luộc chấm với muối vừng, muối lạc là món khai vị ưa thích trong tất các các mâm cỗ dù là người bình dân hay khách hàng sang trọng Trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện không thể không có món rau Su Su xào hoặc luộc
Ngày 3 8 2005, rau Su Su Tam Đảo được Cục sở hữu trí tuệ cấp thương hiệu sản phẩm rau an toàn Sau những ngày tham quan, nghỉ dưỡng, thả mình cùng đất trời và núi rừng Tam Đảo hy vọng rằng khi trở về mỗi du khách không quên mua, thiết đãi người thân, bạn bè một món quà rẻ, ngon mà lại an toàn đến sức khỏe đó chính là rau "Su su an toàn Tam Đảo"
+ Thịt tái bò kiến đốt
Nghe tên đã thấy lạ tai, ăn càng lạ miệng và cách chế biến thì lại càng độc đáo Thịt bê mới mổ còn nóng, cắt miếng đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng Chọc cho lũ kiến trong tổ tức khí bung ra bâu kín vào miếng thịt Mỗi miếng thịt đem treo vào tổ mỗi loài kiến khác nhau sẽ được nhiều hương vị khác nhau Sau đó, các miếng thịt đem về dội qua nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, để ráo nước rồi đem thui trên bếp lửa than hồng cho chín tái Thái miếng mỏng ngang thớ, bày ra đĩa theo từng loại, đặt thứ tự lên mâm
để nhắm rượu Ai được thưởng thức cũng cảm thấy rất thú vị bởi mỗi miếng thịt được từng loại kiến đốt sẽ cho một hương vị ngon riêng
Ăn thịt bê kiến đốt không chỉ dễ tiêu hóa mà còn là vị thuốc phòng và chữa bệnh thần kinh hoặc bệnh thấp khớp bởi vì nọc kiến rừng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y
đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với
na bở Na chín được nhiều người ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng, nhất là phụ
nữ sau khi sinh, trẻ em, người cao tuổi và người mới ốm dậy Theo Đông y, Một số bộ phận của cây Na (rễ, thân, quả và hạt) có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như: chữa bong gân, chấn thương, hạ khí tiêu đờm…
+ Rượu Chít Tam Đảo
Vào dịp cuối năm, bà con các dân tộc Sán Dìu, Cao Lan thường vào rừng lấy lá chít về gói bánh đồng thời bắt sâu chít về ngâm rượu gọi là rượu chít Rượu này rất phù hợp với những người đàn ông bị "bất lực", một vị thuốc bổ tráng dương, một món ăn quý hiếm thường được ví với “Đông trùng
Trang 38hạ thảo” trong thuốc bắc của Trung Quốc Rượu này có màu vàng bắt mắt và rất thơm ngon Con sâu chít Ở Tam Đảo vừa là vị thuốc vừa là thực phẩm quý hiếm và rất bổ dường đối với cả những người mới ốm dậy Trẻ nhỏ và người già suy dinh đường nếu thường xuyên được bồi dưỡng bằng sâu chít hấp cách thuỷ cùng lòng đỏ trứng gà sẽ rất nhanh lại sức
+ Ngoài ra, đến với Tam Đảo, du khách còn có thể thưởng thức các đặc sản như: bánh trứng kiến, bánh chưng gù, xôi đen, xôi ngũ sắc , bánh tro chấm mật…
Với nền văn hoá ẩm thực đa dạng và phong phú khi du khách tới Tam Đảo du khách sẽ thoả mái lựa chọn cho mình một món ăn độc đáo mang tính chất vùng cao, sẽ được thưởng thức những món ăn mang hương vị khác lạ mà
có lẽ họ sẽ không bao giờ quên được và họ cũng có thể mua những đặc sản đó làm quà cho người thân
- Dân tộc học
Tam Đảo là một huyện miền núi ngoài dân tộc Kinh sinh sống, nơi đây còn là mảnh đất cư trú của một lượng lớn dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Dao, Cao Lan (chiếm 40%)
+ Dân tộc Sán Dìu
Dân tộc Sán Dìu ở Tam Đảo cư trú chủ yếu ở các xã: Hồ Sơn, Hợp Châu, Đạo Trù Bản làng của người Sán Dìu không khác so với thôn, làng của người Kinh ở trung du
Nữ phục truyền thống gồm khăn đội đầu, áo dài ngang đầu gối, áo ngắn mặc bên trong, ngực đeo yếm trắng, váy xẻ nhiều lớp dài đến ngang đầu gối, bắp chân cuốn xà cạp trắng, đi chân đất (trước đây) Cách mặc áo có sự phân biệt giữa người có chồng và người chưa có chồng Phụ nữ có chồng và người già thường mặc áo vạt trái vắt sang bên phải, còn phụ nữ chưa chồng thì vắt ngược lại Đàn ông Sán Dìu để tóc dài búi tó sau gáy có cài trâm, ngày lễ tết đội khăn xếp như đàn ông người Kinh thời trước, ít dùng đồ trang sức, họ hay bịt răng vàng, ngón tay đeo nhẫn bạc
Dân tộc Sán Dìu có điệu hát Soọng cô nổi tiếng Những cô gái Sán Dìu còn đi hát ví Soọng cô, hát giao duyên với nhau để thể hiện tình cảm Trước đây còn có Chợ tình của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù, nhưng nay