CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3. Đánh giá chung
2.3.1 Thuận lợi
Huyện Tam Đảo cách thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, có quốc lộ 2B nối liền thành phố Vĩnh Yên với khu nghỉ mát Tam Đảo, trong vùng lại có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam, thắng cảnh, Tam Đảo có vị trí địa lý rất thuận lợi cho triển kinh tế và văn hoá xã hội, đặc biệt là du lịch.
48
Tam Đảo mang các đặc điểm khí hậu thời tiết gió mùa nội chí tuyến. Khí hậu và địa hình khá lý tưởng rất phù hợp cho hoạt động du lịch nghỉ mát, tham quan.
Tam Đảo có đội ngũ lao động dồi dào, ham học hỏi là thuận lợi lớn để nâng cao chất lượng du lịch tại đây.
Tam Đảo là huyện mới được thành lập nên sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển. Đây là một thuận lợi rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tam Đảo đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện để khai thác tiềm năng kinh tế du lịch - dịch vụ, nhiều công trình đã và đang được đầu tư, nâng cấp để khai thác tiềm năng kinh tế du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch của huyện.
Hiện nay, nhiều công trình hạ tầng quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực giao thông đã được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần tích cực trong việc tăng cường kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch.
Khu di tích Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên khánh thành ngày 27 11 2005 được đông đảo giới phật tử biết đến, quan tâm và ủng hộ góp phần rất lớn đến quảng bá cho du lịch của Huyện.
Dự án quy hoạch Tam Đảo II đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm và cũng đang trong tiến trình thực hiện được sự ủng hộ rất lớn của chính quyền Tỉnh (được tỉnh hỗ trợ kinh phí lẫn chuyên gia thực hiện quy hoạch).
Với những điều kiện thuận lợi trên Tam Đảo rất có tiềm năng phát triển du lịch, trong những năm gần đây khách du lịch tới Tam Đảo ngày càng đông và đa dạng về cơ cấu khách.
2.3.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì Tam Đảo còn khá nhiều khó khăn:
Việc khai thác tài nguyên du lịch còn bừa bãi, lãng phí, không chú trọng đến yếu tố bền vững của tài nguyên du lịch,
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều nhà kinh doanh du lịch mải chạy theo lợi nhuận trước mắt tìm cách khai thác tối đa các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, khu nghỉ mát… làm cho nơi này nhanh chóng bị xuống cấp, môi
49
trường bị hủy hoại, nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống bị mai một dần, có nguy cơ mất hẳn…
Hoạt động dân tộc, tôn giáo trong huyện có chiều hướng tốt song vẫn có nơi Linh mục đến mục vụ không khai báo với chính quyền địa phương, đón tượng phật, xây dựng đình chùa, miếu am chưa làm đúng quy định của của Nhà nước làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của Tam Đảo.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn nghèo nàn, thiếu thốn. Tiềm năng du lịch rất lớn nhưng còn hoang sơ, chưa được khai thác đầu tư, đây là một khó khăn lớn trong việc phát triển kinh tế du lịch thành mũi nhọn, vấn đề này cần có sự quan tâm nhiều của các cấp, các ngành để khai thác triệt để tiềm năng vốn có mà thiên nhiên ban tặng cho Tam Đảo.
Chất lượng nguồn nhân lực thấp: Trình độ dân trí chưa cao, trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp, chủ yếu chưa qua đào tạo. Số cán bộ làm việc trong lĩnh vực du lịch còn thiếu cả về số lượng lẫn kinh nghiệm và chất lượng.
Nhiều thói hư tật xấu phát triển, nhiều tệ nạn xã hội đang xói mòn các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc
Hoạt động tổ chức quảng bá, tuyên truyền thiếu chuyên nghiệp chưa thu hút được khách du lịch.
Khả năng đầu tư thấp. Do thu nhập và đời sống nhân dân còn thấp nên khả năng thu hút đầu tư tại chỗ để khai thác các tiềm năng du lịch trên địa bàn còn hạn chế.
50
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi có đồng bằng thuộc Bắc Bộ. Nằm liền kề thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và thu hút đầu tư. Vĩnh Phúc cũng có những thuận lợi to lớn cho phát triển du lịch, là tỉnh có những địa danh du lịch nổi tiếng trong cả nước như Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên... Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Vì thế trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế có tốc độ phát triển mạnh trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa, lịch sử.
Một số chủ trương, định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc:
- Phát triển du lịch đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh.
- Tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển trước mắt và lâu dài. Phát triển du lịch gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển vùng thủ đô Hà nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, gắn với mục tiêu vì con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát huy nội lực, đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn tài nguyên nhân văn. Xây dựng các khu du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế. Phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, bản sắc văn hoá của dân tộc; bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Chú trọng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo ra sức cạnh tranh mới trên thị trường, đẩy mạnh khai thác các lễ hội và làng nghề truyền thống gắn với du lịch
51
- Tăng cường phối hợp thực hiện du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch.
- Tạo nhiều việc làm cho người lao động góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2015 du lịch Vĩnh Phúc phải xác định rõ hướng phát triển, tạo được hình ảnh đặc trưng riêng phù hợp với tiềm năng du lịch của tỉnh. Đến năm 2020, du lịch trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh; Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và của cả nước. Năm 2030 du lịch Vĩnh Phúc phát triển toàn diện, có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có nhiều khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Phát triển đa dạng các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu khách du lịch các mùa trong năm và du lịch cuối tuần. Quan tâm phát triển và khai thác tiềm năng du lịch văn hoá, tâm linh. Mở rộng thêm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ hội thảo, phát triển mô hình du lịch kết hợp với tham quan học tập kinh nghiệm. Tạo ra những sản phẩm du lịch có thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của du lịch Vĩnh Phúc.
Bảng 3.1: Bảng dự kiến lƣợng khách đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2015- 2030
ĐVT: Ngàn lượt khách Năm Lượng khách 2015 2020 2030 Tổng lượng khách 2.326 2.970 3.920 Khách quốc tế 76 120 220 Khách nội địa 2.250 2.850 3.700
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030- Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch Vĩnh Phúc)
Theo bảng trên ta thấy, tỉnh Vĩnh Phúc dự báo về lượng khách du lịch đến tham quan, du lịch tăng trong những năm tiếp theo. Cụ thể, năm 2015 tổng lượng khách đạt 2.326 ngàn lượt khách, đến 2030 lượng khách tăng 1,7 lần so với 2015. Trong đó, lượng khách quốc tế năm 2030 tăng gần gấp 3 lần lượng khách quốc tế năm 2015, tuy nhiên con số này còn rất khiêm tốn so tiềm năng du lịch của tỉnh.
52
3.1.2. Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch huyện Tam Đảo
Phát triển du lịch phải gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện Tam Đảo. Phát triển du lịch bền vững, nghĩa là phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động du lịch đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương. Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành bởi mục tiêu phát triển du lịch chỉ có thể đạt được dựa trên những nỗ lực chung của các cấp, các ngành và của người dân Tam Đảo…(Trích: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020).
Như vậy, Tam Đảo muốn phát triển du lịch phải đặt trong bối cảnh và sự cho phép của tỉnh Vĩnh Phúc đó là:
- Phát triển du lịch phải bền vững, gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương. Tam Đảo không thể phát triển du lịch một cách tự phát, cố gắng đạt các chỉ tiêu đề ra mà bất chấp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, phá vỡ cảnh quan môi trường; Việc phát triển du lịch phải đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường văn hoá xã hội của địa phương.
- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ với các ngành khác. Điều này vừa có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển, vừa gắn du lịch trong tổng thể cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo.
3.1.3. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển du lịch của huyện Tam Đảo
- Quan điểm:
+ Phát triển du lịch với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn, chính là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển.
+ Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài huyện, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch.
+ Phát triển du lịch phải gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện Tam Đảo.
Như vậy, quan điểm của huyện Tam Đảo là phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo tiền đề thúc đẩy các ngành khác phát triển. Huyện Tam Đảo luôn coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn chính vì vậy đây
53
là một thuận lợi lớn cho phát triển du lịch huyện Tam Đảo do được chính quyền Huyện quan tâm.
Phát triển du lịch nhanh và bền vững, phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế, tiếp tục kế thừa quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch của Huyện. Ngoài ra, Tam Đảo lấy chất lượng dịch vụ du lịch và đa dạng hoá sản phẩm làm trọng tâm phát triển cho du lịch của Huyện.
Phát triển du lịch gắn với việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn của huyện. Quan điểm này kế thừa quan điểm của của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch của huyện Tam Đảo. Tuy nhiên, Tam Đảo phải bổ sung quan điểm và cam kết phát triển du lịch không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, không phá vỡ cảnh quan môi trường và đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường văn hoá xã hội của địa phương theo quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Định hướng:
Về định hướng thị trường và phát triển du lịch: Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch trong và ngoài nước, song song với việc phát triển thị trường của tỉnh phù hợp với những điều kiện cụ thể của Tam Đảo. Trên cơ sở định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của huyện Tam Đảo và tỉnh Vĩnh Phúc.
Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch: Nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân, hình thành và hướng dẫn nhu cầu du lịch nội địa; Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Tam Đảo trong khu vực và toàn quốc.
Về đầu tư phát triển du lịch: Cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Tam Đảo và hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường, các di tích lịch sử, văn hoá…
- Mục tiêu:
Phát triển nhanh và bền vững làm cho “Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa đối với huyện và tỉnh; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch hiện đại và phát triển cao, giàu bản sắc văn hoá, có sức cạnh tranh cao. Phấn đấu đến năm 2020 Tam Đảo cơ bản trở
54
thành huyện du lịch trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực.
Theo như quan điểm, định hướng, mục tiêu của huyện Tam Đảo về phát triển du lịch của huyện ta có thể thấy rằng công tác lập kế hoạch ở đây còn hạn chế. Định hướng mới dừng lại ở định hướng phát triển thị trường, định hướng xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch và định hướng về đầu tư phát triển du lịch. Không có định hướng về quy hoạch phát triển du lịch, định hướng khai thác, đa dạng hoá các loại hình du lịch, định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong khi quan điểm của Tam Đảo về phát triển du lịch lấy chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm du lịch làm trọng tâm phát triển. Để phần nào cải thiện tình hình trên và giúp Tam Đảo phát triển theo đúng tiềm năng của mình, sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo trong giai đoạn giai đoạn 2014 – 2020. Mong rằng đây sẽ là những giải pháp thiết thực có thể đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện theo đúng mục đích thành lập huyện Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc và theo đúng mục tiêu lấy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mà Huyện đã đề ra.
3.2. Giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo
3.2.1. Xây dựng quy hoạch và thực hiện tốt công tác quy hoạch
- Xây dựng quy hoạch
Để phát triển du lịch một cách bền vững thì nhất thiết phải có QH, QHTT và chi tiết. QH phải đi trước một bước vì đây là cơ sở pháp lý để quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện.
Quy hoạch phát triển du lịch phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: