Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch huyện tam đảo, vĩnh phúc (Trang 47 - 48)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2.4.Nguồn nhân lực

2.2 Thực trạng phát triển du lịch của huyện Tam Đảo

2.2.4.Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch của huyện Tam Đảo hiện nay còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng làm ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ và tương lai phát triển của ngành du lịch Tam Đảo: Năng lực giải quyết công việc của một số ít cán bộ chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thời gian; Trình độ, tinh thần trách nhiệm của của một số cán bộ xã, thị trấn chưa cao, tư tưởng cục bộ, bè phái còn phổ biến trong cán bộ công chức. Các cấp chính quyền cơ sở một số xã chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sát sao trong công việc; Nhân viên hoạt động trong ngành trình độ còn thấp, chưa có các kỹ năng trong phục vụ khách du lịch, trình độ ngoại ngữ thấp. Đội ngũ nhân viên khách sạn nhà hàng và hướng dẫn viên du lịch có ngoại hình bình thường trong khi ngoại hình là một đòi hỏi cao trong các lĩnh vực này.

Hiện nay chính quyền Tỉnh và Huyện đang hết sức chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xác định đây là bước đầu tư về chất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thu hút nhiều hơn du khách đến với Tam Đảo. Đội ngũ những người làm công tác du lịch được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Số lao động đang trực tiếp làm việc thường xuyên tại các đơn vị kinh doanh du lịch và các cơ sở lưu trú là 938 người, trong đó 60% được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ nhân viên biết ngoại ngữ ngày càng tăng. Tuy nhiên, huyện Tam Đảo mới chỉ dừng lại ở ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực địa phương, chưa có chính sách thu hút nhân tài cho ngành du lịch của Huyện.

41

Một phần của tài liệu tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch huyện tam đảo, vĩnh phúc (Trang 47 - 48)