Được sự phân công của nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của các đồngchí cán bộ công tác tại chi Cục Hải quan thành phố Hà Nội, đặc biệt là cácđồng chí tại chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, với
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiềuquốc gia trên thế giới Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, tạo điều kiện chomọi thành phần kinh tế phát triển thì tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại ởnước ta trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng với nhiều diễn biếnphức tạp và đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng vàphát triển đất nước Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng hoạtđộng đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và đã đề ra nhiềuchủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn này
Thủ đô Hà Nội là một trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa của cảnước Hàng năm, với khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu lượngphương tiện vận tải lớn, có kim ngạch đầu tư nước ngoài đứng thứ hai trong
cả nước Tuy không có cửa khẩu trực tiếp với biển, biên giới, nhưng Thủ đô
Hà Nội có hệ thống giao thông tỏa đi khắp các miền trong cả nước và sân bayquốc tế Nội Bài là cửa khẩu lớn đón nhận lưu lượng hàng hóa rất lớn đến HàNội qua đường hàng không Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nộidiễn ra rất sôi động, đa dạng và phức tạp với đủ loại hình của trên hàng nghìndoanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước Nhưng cùng với sự phát triển vềhoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa cũng phát sinh không ít nhữnghoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và những vi phạm pháp luật Hảiquan
Trước những tiêu cực đó, Cục Hải quan TP Hà Nội nói chung và cácchi cục Hải quan nói riêng đã từng bước khắc phục kịp thời những sơ hở thiếusót trong công tác giám sát quản lý tăng cường công tác thuế, thanh kiểm trađặc biệt đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu Phối hợp với các lựclượng trong và ngoài Ngành để tổ chức điều tra, xác minh những vụ việctrọng điểm, phát hiện phương thức, thủ đoạn mới của các doanh nghiệp dùng
để gian lận thương mại, để ngăn chặn và xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ anninh quốc gia, an toàn xã hội
Trang 4Được sự phân công của nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của các đồngchí cán bộ công tác tại chi Cục Hải quan thành phố Hà Nội, đặc biệt là cácđồng chí tại chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, với kiến thức đã học tại trường, em
xin viết chuyên đề: Giải pháp hạn chế gian lận thương mại trong nhập
khẩu hàng hóa của cục Hải quan Hà Nội Do thời gian thực tập ngắn, hiểu
biết còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mongđược sự đóng góp cũng như sửa chữa của quý thầy cô
Trang 5CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI ĐỐI
VỚI VIỆC HẠN CHẾ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về cục Hải quan Hà Nội
1.1.1 Khái quát về cục Hải quan Hà Nội
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá,phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đốivới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tậptrung, thống nhất
Cục Hải quan thành phố Hà nội là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hảiquan, thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhànước về Hải quan và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt độngxuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hoá, trên địa bàn hoạtđộng của Cục Hải quan thành phố Hà Nội bao gồm thành phố Hà nội và một
số tỉnh lân cận như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hoà Bình
Cục Hải quan thành phố Hà nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan vànhững nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
1 Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy địnhcủa nhà nước về thủ tục Hải quan
Cục Hải quan thành phố Hà nội có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hướngdẫn, triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về thủ tục Hải quan trênđịa bàn quản lý của Cục, bao gồm:
Trang 6a Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiệnvận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
b Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ độngphòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trongphạm vi địa bàn hoạt động Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buônlậu, vận chyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạtđộng của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục Hảiquan
c Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước
d Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật
e Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục
2 Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thựchiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh traHải quan
3 Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vậnchuyển trái phép qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếunại đối với các quyết định xử phạt hành chính của các đơn vị trực thuộc Cục;giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật
4 Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đềcần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn,nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởngnhững vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết
Trang 75 Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoahọc , công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt độngcủa Cục Hải quan.
6 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn
vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao
7 Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật
về Hải quan trên địa bàn
8 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc
uỷ quyền của Tổng cục trưởng và Bộ trưởng Bộ Tài chính
9 Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặtcông tác của Cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục
10 Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đềthuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng Cục trưởng
11.Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chứccủa Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý cánbộ
12.Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị
kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo đúng quy định của Nhànước
13.Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của cục Hải quan Thành phố Hà Nội
Cục Hải quan thành phố Hà Nội có các phòng, ban tham mưu giúp việcCục trưởng; các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn
vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan Cụ thể:
- Khối phòng ban tham mưu gồm 9 phòng, ban: Văn phòng, Phòng
Tổ chức cán bộ-đào tạo, Thanh tra, Trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin,
Trang 8Phòng Nghiệp vụ, Phòng Kiểm tra sau thông quan, Phòng Trị giá tính thuế,Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý, Đội Kiểm soát Hải quan
- 12 Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương có chức năng trựctiếp thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,quá cảnh, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu; phòng,chống gian lận thương mại, vận chuyển tráiphép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi hoạt động Hải quan
Cục Hải quan thành phố Hà Nội là Cục Hải quan liên tỉnh ngoài cácChi cục đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Chi cục Hải quan Bưu điện
Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan khu công nghiệpBắc Thăng Long, Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế Yên Viên,Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Chi cục Hải quan ICDGia Thuỵ, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công, Chi cục Hải quanGia Lâm, còn có 4 Chi cục đóng trên địa bàn của một số tỉnh lân cận như :Chi cục Hải quan Hà Tây, Chi cục Hải quan Bắc Ninh, Chi cục Hải quan PhúThọ, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc
Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liênquan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trong đó có những nhiệm vụ liênquan trực tiếp đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, cụthể:
- Tiến hành thủ tục Hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát Hải quanđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phươngtiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật
- Tiến hành kiểm soát Hải quan để phòng, chống buôn lậu, chốnggian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm
vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan
Trang 9- Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ hàng hoá, tangvật, phương tiện vi phạm hành chính về Hải quan và xử lý vi phạm hànhchính về Hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hànhchính và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luậtquy định.
Địa bàn hoạt động của Hải quan thành phố Hà Nội rộng, phân tán.Ngoài Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài là cửa khẩu xuất nhập trựctiếp, còn lại phần lớn các đơn vị là các địa điểm thông quan nằm sâu trong nộiđịa Đa số hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục xuất nhập dưới dạng chuyểncửa khẩu theo các tuyến đường: hàng không, đường bộ, đường biển, đườngsắt Hiện nay, có trên 10000 doanh nghiệp, tổ chức xuất nhập khẩu đăng kýlàm thủ tục tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội Những yếu tố trên đòi hỏi lựclượng kiểm tra, kiểm soát của Hải quan thành phố Hà Nội phải đủ mạnh đểđảm bảo tốt yêu cầu quản lý và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu
1.2 Vai trò của Hải quan Hà Nội đối với hoạt động hạn chế gian lận thương mại
Chức năng về quản lý Nhà nước về Hải quan thể hiện ở hai mặt: quản
lý bằng chính sách pháp luật và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát Nhà nướctạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,nhập cảnh qua biên giới trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ướcquốc tế có liên quan đến hoạt động Hải quan mà Việt Nam ký kết và côngnhận
Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Hà Nội nói riêng, khi tiếnhành kiểm tra, giám sát, kiểm soát, có nhiệm vụ tổ chức đấu tranh chống buônlậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biêngiới; áp dụng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các vi phạmtheo quy định của pháp luật
Trang 10Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế.
Vì vậy, các nước đều phải có luật pháp và các cơ quan chức năng ngăn ngừa,phòng chống các tệ nạn trong lĩnh vực thương mại
Việc tăng cường giao lưu để hợp tác, trao đổi là một đòi hỏi tất yếu đểhoà nhập với nền kinh tế thế giới Trong mối quan hệ đa phương đó, sự xâmnhập của các yếu tố tiêu cực có tính quốc tế là không thể tránh khỏi được, vàmột khi có sự gian lận trong hoạt động xuất nhập khẩu, gian lận thương mạithì tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn xảy ra và phát triển
Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại là một nhiệm
vụ quan trọng của ngành Hải quan, được tiến hành bằng các biện pháp nghiệp
vụ, thực hiện đúng theo chính sách pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đồng thời phải quản lý chặt chẽ ,chống buôn lậu và gian lận thương mại
1.2.1 Một số hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan
Khác với gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại tronglĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soátcủa cơ quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu
Việc xác định khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan
đã được Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (nay là tổ chức Hải quan thế giớiWorld Customs Organization-WCO) thảo luận nhiều lần Ngày 9/6/1977, cácnước thành viên họp tại Nairobi (CH Kenya) đã đưa ra định nghĩa: "gian lậnthương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan,lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhậpkhẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quyđịnh, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này”
Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, thương mại quốc tế ngày càng pháttriển, gian lận thương mại ngày càng phức tạp và tinh vi hơn Vì vậy, tại hộinghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan
Trang 11do WCO triệu tập tại Brussels, Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra mộtđịnh nghĩa mới như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan làhành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốntránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đốivới việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việchoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó hoặcđạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho cácnguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính" Hội nghị cũng đãphân tích, tổng hợp, đúc kết và liệt kê 16 loại hành vi gian lận thương mại chủyếu
Trên cơ sở đó với thực tiễn ở Việt Nam, khái niệm gian lận thương mạiđược biết đến như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành
vi gian lận các luồng sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sơ hở củaluật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việckiểm tra kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước
và thu lợi bất chính cho riêng mình"
Trong nhiều năm, hiện tượng gian lận thương mại trong hoạt động quốc
tế đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và trở thành mối đe dọa thực sự đốivới sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh chính trị của các quốcgia Những hậu quả xấu của nó có tác động rõ rệt và nghiêm trọng đến mọimặt của đời sống xã hội, đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, làm tổn hạiđến quyền lợi của người dân, phá hoại môi trường cạnh tranh lành mạnh củanền kinh tế thế giới, đồng thời gây tốn kém không nhỏ cho ngân sách cácquốc gia trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống gian lận thươngmại
Vì những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn này, tổ chức của Hải quan thếgiới đã triệu tập Hội nghị chống gian lận thương mại với sự tham gia của đạidiện Hải quan từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế Hội nghị đã xác định cáchình thức gian lận thương mại và đề ra các biện pháp cụ thể phòng chống tệnạn này
Trang 12Theo tài liệu số 36 623 ngày 28/5/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ V
về chống gian lận thương mại do WCO họp tại Brussels ( Bỉ ) đã khẳng địnhgian lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức sau:
1- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan
2- Khai báo sao
3- Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa
4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế )
5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công
6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất
7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu ( qua thỏa thuận lợidụng giấy phép nhập hàng dệt cho trang bị quân đội để nhập hàng dệtnói chung)
8- Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ởnước hàng đi qua )
9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa
10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàngđược ưu đãi thuế (Lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ về thuế xuất khẩudành cho những đối tượng sử dụng nhất định )
11- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng
12- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
13- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách
14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả làmchứng từ giả về hàng đã xuất khẩu)
15- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín dụngtrái phép
Trang 1316- Thanh lý có chủ đích (nghĩa là thành lập Công ty kinh doanh một thờigian ngắn, để nợ thuế, khi số tiền nợ thuế lên cao thì tuyên bố thanh lý
để tránh nộp thuế, giám đốc Công ty đó thành lập Công ty mới ngaysau đó với cùng ý định Loại gian lận này còn được gọi là " Hội chứngphượng hoàng")
Ngoài ra, gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải hànghóa Đó là việc thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự củahàng hóa nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu Trong trường hợp này,nước thứ 3 là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổinguồn gốc hàng từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh Đến khi hàng đượcnhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các quy định hạn chế mặt hàng củanước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản quyền sản xuất
Cách phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứucác vấn đề thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ởnhiều nước trên thế giới Nó mang những nét chung cuả tình hình gian lậnthương mại Thế giới, trong đó có Việt Nam Tình hình thực tế ở nước ta thờigian qua cũng cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trong hoạt độngthương mại quốc tế cũng chính là các hình thức mà tổ chức Hải quan Thế giới
đã xác định như đã nêu trên
1.2.2 Các biện pháp hạn chế gian lận thương mại trong nhập khẩu hàng hóa của cục Hải quan Hà Nội
1.2.2.1 Cơ sỏ pháp lý của hoạt động chống gian lận thương mại của Hải quan Việt Nam
Đấu tranh phòng chống gian lận thương mại thông qua hoạt động xuấtnhập khẩu là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngànhHải quan nói chung, và cục Hải quan Hà Nội nói riêng Từ sau khi đất nướcthực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và đặc biệt là từ sau khiViệt Nam tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc và các nước Tây
Âu, kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu thếu xuất nhập khẩu tăng nhanh
Trang 14chóng (trong vòng 10 năm, số thu năm 1997 là 13.500 tỷ đồng đến năm 2006
là 61.040 tỷ đồng, và số thu năm 2009 là 132.000 tỷ đồng) Vai trò, vị thế củaHải quan ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước, vàHải quan đang ngày một trưởng thành, thực sự trở thành “người chiến sỹ gáccửa của quốc gia”
Công tác đấu tranh chống gian lận thương mại của Hải quan được cụthể hóa bằng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như:
- Bộ luật tố tụng hình sự và pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quyđịnh: Hải quan được tiến hành điều tra đối với tội phạm buôn lậu và tội vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định Điều 153 và Điều 154của bộ luật hình sự Được quyền áp dụng các biện pháp: khởi tố vụ án; lấy lờikhai; thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án;khám người, khám nới oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan; khởi tố
bị can; tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của bộ luật tố tụnghình sự; kết thúc điều tra chuyển hồ sơ cho viện kiểm soát
- Luật Hải quan quy định: cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với các
cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống gian lậnthương mại trong địa bàn hoạt động Hải quan… áp dụng biện pháp nghiệp vụcần thiết, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạtđộng Hải quan để chủ động phòng, chống gian lận thương mại, phục vụ thôngquan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan
- Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của thủ tướngchính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quanchuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới (gọi tắt là lực lượng kiểm soát Hải quan)
- Thông tư 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính vàQuyết định 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục trưởng tổng cụcHải quan hướng dẫn và quy định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát
Trang 15Hải quan phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới.
Ngoài ra, chính phủ còn ban hành các văn bản quy định cho Hải quanđược tiến hành các hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mạinhư: chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 701/TTg, ngày 28/10/1995 về đấutranh chống buôn lậu trên biển của lực lượng Hải quan; chỉ thị của Thủ tướngchính phủ số 31/1999/CT-TTg, ngày 27/10/1999 về việc đấu tranh chống sảnxuất vè buôn bán hàng giả của lực lượng Hải quan
Nhìn chung, việc nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số văn bảnluật có liên quan đến hoạt động Hải quan như: Luật thương mại, luật thuếxuất nhập khẩu, luật doanh nghiệp,… và ban hành các văn bản hướng dẫnthực hiện chi tiết đã từng bước hoàn thiện chính sách quản lý và hoạt độngcủa Hải quan để tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, góp phần hạn chếtình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, bảo đảm lợi ích chính đáng củangười sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính
Để khuyến khích các hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lậnthương mại nhà nước cũng đã ban hành chính sách, chế dộ bảo đảm kinh phícho hoạt động của lực lượng kiểm soát Hải quan như: kinh phí đảm bảo chocác hoạt động điều tra, xác minh, bắt giữ, lưu kho bãi, định giá, đấu giá,… đãphần nào hỗ trợ động viên cho công tác này
1.2.2.2 Các biện pháp hạn chế gian lận thương mại của Cục Hải quan Hà Nội
Nhận thức rõ về nguyên nhân, tính chất, hậu quả nghiêm trọng của hoạtđộng gian lận thương mại Hải quan thành phố Hà Nội đã có những biện phápphù hợp trong từng thời kỳ nhất định
* Cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm hiện đại hóa toàn diện các
mặt hoạt động nghiệp vụ của Hải quan thành phố Hà Nội
Trang 16Từ thực tiễn công tác cho thấy, một trong những nguyên nhân xuất hiệntình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những sơ
hở, mâu thuẫn, không rõ ràng trong hệ thống luật pháp, trong chính sách quản
lý thương mại,… Bên cạnh đó, quy trình nghiệp vụ thì rườm rà, chưa phânđịnh rõ trách nhiệm của các bộ phận, các cơ quan hữu quan Để giải quyết cơbản vấn đề này nhất là đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phảitiến hành cải cách, hiện đại hóa toàn diện các mặt hoạt động nghiệp vụ củangành Hải quan phù hợp với các thông lệ quốc tế và góp phần tạo điều kiệnthuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch,…
* Công tác tổ chức và nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát Hải quan
- Tổ chức của lực lượng kiểm soát Hải quan
Lực lượng kiểm soát Hải quan được tổ chức theo hệ thống các đơn vịchuyên trách từ Hải quan thành phố Hà Nội đến các chi cục Hải quan cửakhẩu
- Hoạt động nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát Hải quan
Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng kiểm soát Hải quan là đấu tranhchống buôn lậu, gian lận thương mại Ngoài ra, trong thời gian qua lực lượngkiểm soát Hải quan nói chung và lực lượng kiểm soát Hải quan thuộc cục Hảiquan thành phố Hà Nội nói riêng, còn được giao các nhiệm vụ sau: Thu thập,
xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan; áp dụng quản lý rủi ro; bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; chống hàng giả, hàng nhái, hàngkém chất lượng; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính Đây là nhữngnhiệm vụ mới đầy khó khăn của lực lượng kiểm soát Hải quan
Hiện nay Hải quan thành phố Hà Nội đã và đang áp dụng phươngpháp quản lý Hải quan hiện đại - Phương pháp quản lý rủi ro mà cốt lõi của
nó chính là việc thu thập thông tin Quản lý rủi ro là việc áp dụng đồng bộphương pháp để xác định và xử lý các rủi ro đó, rủi ro được phân thành cácmức độ khác nhau: rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp Tương ứng với mỗimức độ rủi ro đó là một cách xử lý, ra quyết định của cơ quan Hải quan, và
Trang 17hiện nay các mức độ rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu được phân vào 3luồng, lần lượt là:
- Luồng đỏ: rủi ro cao, rất cao; cơ quan Hải quan không chấpnhận, phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn ngay
- Luồng vàng: rủi ro trung bình; cơ quan Hải quan có thể chấpnhận rủi ro bằng cách chỉ kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra thực
tế hàng hóa; đồng thời chuyển rủi ro cho lực lượng kiểm trasau thông quan
- Luồng xanh: rủi ro thấp, rất thấp; cơ quan Hải quan có thể chấpnhận rủi ro bằng cách miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
Chỉ tính riêng năm 2006, năm đầu tiên triển khai quản lý rủi ro mộtcách bài bản, toàn diện và có hệ thống, Hải quan đã thông quan được mộtlượng hàng hóa tăng 22% so với năm 2005 Ngoài ra, việc này còn làm cho
hồ sơ Hải quan được đơn giản hóa, giảm các giấy tờ cần thiết
Bảng 1.1: Tốc độ tăng quy mô hồ sơ thông quan hàng hóa qua Hải quan
Việt Nam
sánh 05/06
sánh 07/06
sánh 08/07
Trang 18Do đó, việc cung cấp thông tin nghiệp vụ chính xác, kịp thời sẽ giúp
cơ quan Hải quan xác định mức độ rủi ro của lô hàng xuất nhập khẩu qua việcđánh giá tổng hợp hàng loạt thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng,… để xem
tổ chức, cá nhân, lô hàng xuất nhập khẩu có khả năng vi phạm pháp luật haykhông?
Từ phân tích trên cho ta thấy nếu làm tốt công tác thu thập, xử lýthông tin nghiệp vụ Hải quan sẽ tiết kiệm được nhân lực,vật lực; tọa thôngthoáng trong quy trình thủ tục Hải quan; nâng cao hiệu quả của công tácchống buôn lậu và gian lận thương mại
* Kiểm tra sau thông quan
Đây là các làm hiện đại được Hải quan các nước phát triển áp dụng, vàhiện nay Hải quan Việt Nam cũng đang có nhưng bước hoàn thiện quy trìnhnày vào Việt Nam
Lực lượng kiểm tra sau thông quan được thành lập chính thức vào năm
2003 theo Nghị định 96/2002/NĐ – CP, ngày 19/11/2002 của chính phủ Vớicách làm này Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Hà Nội nói riêng đãchuyển từ “tiền kiểm” (kiểm tra trong thông quan) sang “hậu kiểm” ( kiểm trasau thông quan), điều này tạo điều kiện cho hàng hóa được thông quan nhanhhơn, giảm thời gian hàng hóa lưu tại cửa khẩu, tại kho bãi; việc kiểm tra sẽđược lựa chọn và thực hiện sau khi hàng hóa đã được thông quan trên cơ sởđánh giá phân tích thông tin
* Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan
Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong hoạt động phòngchống buôn lậu, gian lận thương mại luôn được Hải quan nói chung và Hảiquan thành phố Hà Nội nói riêng quan tâm thực hiện, đó là các lực lượng bộđội biên phòng, công an, quản lý thị trường thuế nội địa,…
Ngoài ra hiện nay Hải quan đang xây dựng quy chế phối hợp cppng tácvới cục quản lý thị trường – phòng thương mại công nghiệp Việt Nam
Trang 19(VCCI); thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan ban ngàng hữu quantrong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
* Phổ biến tuyên truyền pháp luật và công tác, phối hợp với cộng đồng
doanh nghiệp
Cách làm này được thực hiện dựa trên mối quan hệ “2 bên phối hợp,hợp tác để nâng cao khả năng quản lý nhà nước góp phần xây dựng môitrường kinh doanh lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ănchân chính” Mà nội dung cơ bản của công tác phối hợp là trao đổi các thôngtin phục vụ công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ; chống hàng giả, hàng nhái,hàng kém chất lượng; buôn lậu, gian lận thương mại Và hiện nay cách làmnày đã thu được một số kết quả tích cực
* Hợp tác quốc tế trong phong trào đấu tranh chống buôn lậu, gian lận
thương mại
Trong xu thế hội nhập của kinh tế quốc tế, Hải quan Việt Nam nóichung và Hải quan thành phố Hà Nội nói riêng cũng đã phát triển và mở rộnghợp tác, trao đổi thông tin với Hải quan các nước thông qua việc ký kết cácthỏa thuân hợp tác song phương, đa phương
Trang 20CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI
2.1 Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua.
Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trong cả nước diễn biến hếtsức phức tạp và sôi động đặc biệt ở khu vực các cửa khẩu với nhiều thủ đoạntinh vi xảo quyệt để qua mặt Hải quan Bọn gian thương lợi dụng lợi thế vềđịa hình và những khó khăn của Hải quan vùng biên để tuồn hàng lậu và trốnthuế
Thực trạng gian lận thương mại trên các tuyến đường, các kênh tiêu thụ
ở Việt Nam biến động tùy thuộc vào mức độ kiểm tra và kiểm soát trên cáctuyến đường, tại mỗi cửa khẩu, tuy nhiên dòng vận động của hàng hóa gianlận được dịch chuyển tới nơi nào đó nó được bồi hoàn tốt nhất Dòng hànghóa gian lận lẩn tránh các khu vực cửa khẩu ngặt nghèo và tìm đến nơi nàocho phép chúng thịnh vượng lâu hơn Các con số thống kê có thể là rất xácthực, song cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi vì chúng chỉ được nhìn nhậntrên những con số thu được, còn phần không nắm bắt được lại muôn hình,muôn vẻ Hơn nữa, ngay bản thân các con số thu được cũng đã qua một quátrình xử lý và tiến hành các hoạt động điều chỉnh mà người ta cho rằng phùhợp với thực tế hơn
Cùng với sự thiết lập của hàng rào thuế quan, hầu hết các cửa khẩutrong cả nước đều diễn ra hiện tượng và gian lận thương mại Tuy nhiên ởnhững vùng giáp ranh với các nước khác nhau thì những mặt hàng, thủ đoạn
và cách thức gian lận có dấu hiệu đặc thù riêng
Tình hình gian lận thương mại trên từng tuyến như sau:
Trang 212.1.1 Trên tuyến đường bộ
2.1.1.1 Tuyến biên giới phía bắc
Phía Bắc nước ta có sáu tỉnh tiếp giáp với với hai tỉnh Quảng Tây vàVân Nam của Trung Quốc với đường biên giới dài 1.306 km Các năm gầnđây quan hệ thương mại giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc ngày càng pháttriển và gia tăng, hiện nay Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mạihàng đầu của Việt Nam Năm 2007 tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam– Trung Quốc đã lên tới 15,85 tỷ USD
Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễnrae hết sức phức tạp trên cả địa bàn sáu tỉnh vùng biên, với các mặt hàng nhậplậu chủ yếu là: các mặt hàng vải may mặc; bánh kẹo; giày dép; bát sứ; cốcthủy tinh; hàng tạp hóa; hàng điện tử; phân bón; các sản phẩm từ gia súc, giacầm; đồ chới cấm trẻ em lưu thông; pháo; mũ bảo hiểm;…
Cách thức vận chuyển hàng buôn lậu thường diễn ra như sau: chủ hàngthu gom tập hợp hàng hóa ngoài địa bàn kiểm soát Hải quan, xé lẻ và tổ chứccho đội ngũ cửu vạn hoặc thuê dân cư biên giới vận chuyển hàng qua biêngiới vào ban đêm, đồng thời thuê đầu gấu, nghiện hút đi theo áp tải, bảo vệhàng Sau khi hàng đi qua biên giới trót lọt sẽ tiến hành tập hợp và vậnchuyển tiếp vào sâu trong nội địa bằng nhiều hình thức khác nhau
Theo báo cáo tổng hợp của Cục Hải quan 6 tỉnh biên giới, từ năm 2002– 2009 đã phát hiện và bắt giữ 5555 vụ, trị giá vi phạm 133,3 tỷ đồng Tạihang Dơi - Lạng Sơn, mỗi ngày lượng hàng lậu nhập vào nội địa lên đến hàng
tỷ đồng Vụ án đường dây buôn lậu tại hang Dơi được xét xử tháng 9 năm
2002 là một ví dụ điển hình Chỉ tính riêng trong tháng 9 năm 2002, trên toànquốc đã có tới 576 vụ buôn lậu và gian lận thương mại xảy ra
2.1.1.2 Tuyến biên giới miền trung
Miền trung nước ta giáp với Lào với đường biên giới đi qua 9 tỉnh Địabàn khu vực biên giới chủ yếu là rừng núi hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư
Trang 22phần lớn là các dân tộc ít người, trình độ dân trí còn thấp, do đó hoạt độngbuôn lậu trên tuyến này cũng diễn ra không kém phần phức tạo, nghiêm trọng.
Do sự phức tạp của địa hình nên các đối tượng buôn lậu thường vậnchuyển hàng hóa thông qua những đường dây bí mật, hoặc xé lẻ rồi thuê cửuvạn gánh hàng qua rừng để tránh các trạm kiểm soát của các lực lượng chứcnăng, hoặc thuê đồng bào dân tộc ít người dùng xe thô sơ kéo qua cửa khẩu,hoặc gia cố hàng lậu trên các phương tiện chở khách, chở hàng hóa cồngkềnh,…
Trên tuyến biên giới Việt-Lào, tình hình nổi lên là buôn lậu thuốcphiện, heroin từ Lào qua biên giới vào Việt Nam, nhập lậu thuốc lá ngoại chủyếu diễn ra ở cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị, đồng thời xuất gạo, pháo nổ,xăng dầu, kim loại mầu,… Trên tuyến này, hình thành các tổ chức buôn lậu
và gian lận thương mại xuyên quốc gia, gian thương người Lào tập kết hàng
từ Thái lan về Bản Đen, chợ Krôn của Lào rồi dùng nhiều thuyền máy chởhàng hóa dọc sông Sepôn , khi thấy vắng lực lượng kiểm tra, chúng laothuyền sang phía bờ sông Việt Nam Một lượng hàng lậu lớn cũng tuồn vàoViệt Nam theo các lối mòn biên giới ở 2 bên cánh gà cửa khẩu Lao Bảo
Ngoài ra, hiện tượng lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của Nghịđịnh 66/2002/NĐ- CP vẫn còn phổ biến Một số người buôn bán chuyênnghiệp đã lợi dụng mua lại chế độ của lái xe và công nhân nhập cảnh để buônbán kiếm lời Đặc biệt có một số tư thương núp bóng doanh nghiệp Nhà nướclàm hộ chiếu sang Lào công tác, khi về mang hàng hóa theo tiêu chuẩn hành
lý miễn thuế và dùng tiêu chuẩn đó để vận chuyển nhiều chuyến hàng cùngloại được nhập lậu từ Lào về sâu trong nội địa Hàng hóa chủ yếu là đồ điện
tử, máy điều hòa nhiệt độ, rượu ngoại, mỹ phẩm,… Chỉ tính riêng năm 2007,tổng sô điều hòa được nhập miễn thuế qua các cửa khẩu đã có trị giá lên tớigần 8 triệu USD
Theo báo cáo tổng hợp của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, chỉ tính từnăm 2002 – 2009 tại đây đã phát hiện, đấu tranh 12.450 vụ, trị giá 106 tỷ
Trang 232.1.1.3 Tuyến biên giới Tây – Nam
Biên giới Tây Nam nước ta tiếp giáp với CamPuChia có đường biêngiới dài 1.137 km đi qua chín tỉnh Địa bàn khu vực này bằng phẳng có hàngtrăm đường mòn với hàng nghìn kênh rạch, đây là điều kiện thuận lợi chohoạt động buôn lậu diễn ra ở khắp các địa bàn và liên tục sôi động
Phương thức chủ yếu là các gian thương lợi dụng đêm tối, những giờcao điểm để đưa hàng qua biên giới, nhanh chóng cất giấu vào các nhà dân ởven biên giới, bến xe, chợ,… sau đó tìm cách đưa hàng vào sâu nội địa để tiếnhành tiêu thụ Ngoài ra các đối tượng buôn lậu còn lợi dụng chính sách theoQuyết định 254/QĐ-TTg, ngày 01/11/2006 của thủ tướng chính phủ cho phép
cư dân biên giới được mua bán trao đổi hàng hóa qua biên giới dưới2.000.000 VNĐ/1 người/1 ngày để tiến hành buôn lậu bằng hình thức, thuê cưdân biên giới mua hàng theo tiêu chuẩn rồi tiến hành tập kết và vận chuyểnsau vào trong nội địa
Hàng nhập lậu chủ yếu vẫn là điện thoại di động, mỹ phẩm, quần áo cũ,thuốc lá ngoại,… Có những vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn trị giáhàng chục, hàng trăm tỷ đồng bị phát hiện tại tuyến biên giới này Từ năm
2006 - 2008 Cục Hải quan tỉnh An Giang đã bắt giữ được phát hiện và đấutranh 5240 vụ, trong đó có 422.125 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, 302.456 kgđường kính trắng… với trị giá hàng nhập lậu lên tới 85 tỷ đồng
2.1.2 Trên tuyến hàng không
Từ năm 1990 trở lại đây, lượng khách hàng và phương tiện xuất nhậpcảnh ra vào Việt Nam chủ yếu qua hai cửa khẩu : Sân bay quốc tế Nội Bài vàTân Sơn Nhất ngày càng tăng Hành khách xuất nhập cảnh đa dạng và phứctạp, phương tiện xuất nhập cảnh cũng nhiều và đa dạng hơn Trong thời gianqua, hàng không Việt Nam đã mở thêm nhiều tuyến bay mới, theo đó, tìnhhình buôn lậu và gian lận thương mại các loại hàng cấm như: ma túy, đồcổ,vàng, đá quý, ngoại tệ qua đường hàng không có xu hướng gia tăng, đặcbiệt nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng
Trang 24Những dấu hiệu nổi cộm dễ nhận thấy, đó là:
- Một bộ phận không nhỏ hành khách xuất nhập cảnh lợi dụng chế độmiễn thuế khi nhập cảnh đã mang theo những hàng hóa gọn nhẹ, nhưng giá trịlớn như điện thoại di động hoặc ra vào nhiều lần, hoặc nhờ người khác mua
hộ, mang và khai hộ nhằm mục đích buôn bán kiếm lời Lợi dụng tiêu chuẩnhành lý miễn thuế, gian thương đã thu gom tờ khai hành lý của khách nhậpcảnh, tổ chức nhập hàng theo các tờ khai này để hưởng tiêu chuẩn miễn thuế
- Lợi dụng chế độ quà biếu, gửi hàng có giá trị lớn, gửi nhiều lần,nhiều địa chỉ qua đường bưu điện để buôn bán kiếm lời
- Cùng các thủ đoạn gian lận thương mại, tình trạng buôn lậu quađường hàng không cũng hết sức tinh vi: việc xuất lậu hàng cổ vật có đốitượng chủ yếu là khách du lịch, thương nhân thuộc quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức,Đài Loan, Hồng Kông với thủ đoạn cất giấu, để lẫn hàng trong tư trang,trong hàng gốm sứ, giả cổ
- Việc vận chuyển trái phép các chất ma túy ra và vào Việt Nam đãxuất hiện khá nhiều Đối tượng chủ yếu là người nuớc ngoài và Việt kiều cóquan hệ móc nối với một số phần tử và người thân trong nước Thủ đoạn xuấtnhập lậu ma túy thường được ngụy trang, cất giấu rất tinh vi như để trong đếgiầy, trong va li 2 đáy, ép vào khuôn tranh sơn mài Điển hình như 2 vụ lớn
đã bị Hải quan phát hiện là vụ nhập lậu 18,1 kg heroin bị Hải quan Tân SơnNhất phát hiện và vụ xuất lậu 5,1 kg heroin bị Hải quan Nội Bài bắt giữ Đây
là 2 vụ xuất và nhập thuốc phiện lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta do Hảiquan phát hiện
Nhìn chung, nước ta có địa hình phức tạp, lại nằm trong khu vực và gần
kề với những nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc hànghóa của những nước này có chất lượng khá hơn hoặc giá rẻ hơn và đang trongtình trạng dư thừa Bằng con đường tiểu ngạch, con đường buôn lậu và gianlận thương mại, họ đã đẩy hàng hóa thừa ế vào thị trường nước ta để vừa khỏi
ứ đọng vốn, vừa giải quyết vấn đề thất nghiệp
Trang 25Vì lợi ích cục bộ, một số địa phương, huyện, tỉnh đã thu thuế nhẹ hơnthuế nhập khẩu, hoặc làm ngơ để cho hàng lậu vào nội địa, tổ chức đón lõng ởtuyến sau để thu thuế buôn chuyến, nhằm tăng và thu hút nguồn thu Làm nhưvậy, vô hình chung đã hợp thức hóa cho việc vận chuyển hàng buôn lậu vàgian lận thương mại vào tiêu thụ trong nội địa Thực tế cho thấy buôn lậu vàgian lận thương mại luôn có xu hướng bùng phát rất phức tạp, tạo thànhnhững điểm nóng với hậu quả là lượng hàng lậu tuồn vào nội địa là rất lớn.
Theo số liệu thống kê, chúng ta thấy số vụ buôn lậu và gian lận thươngmại bị phát hiện và xử lý luôn tăng qua các năm
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ước tính tổng trị giá hàng hóa buônlậu và gian lận thương mại vào Việt Nam mỗi năm vào khoảng 10000 tỷđồng Thất thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới đất liền chiếmkhoảng 30% (3000 tỷ đồng/năm), thất thu thuế qua cửa khẩu đường bộ vàđường biên giới khoảng 20% (2000 tỷ đồng/năm)
Từ năm 1990 trở lại đây, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mạitrên các tuyến đều có xu hướng gia tăng Nếu quan niệm hàng và tiền mangtheo cả cột mốc biên giới, thì có thể nói Tổ quốc ta đang ở trong tình trạng bị
đe dọa xâm lăng Tại nước ta, không có nơi nào không có bán hàng ngoại vàcũng có thể không có nơi nào không có hàng lậu được bày bán công khai Vớibức tranh toàn cảnh trên ta thấy thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ởnước ta đang ở một tình thế bức xúc, cần tiên lượng được nó và có những giảipháp hữu hiệu phòng, chống trong thời gian tới
2.1.3 Trên tuyến biển
Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên các vùng ven biển nước
ta có nguy hại không kém gì các tuyến khác, nó diễn ra liên tục, ngày càng có
tổ chức chặt chẽ với các thủ đoạn tinh vi và hoàn hảo hơn
Mặt hàng xuất lậu chủ yếu vẫn là kim loại, quặng kim loại và gỗ Mặthàng nhập lậu chủ yếu vẫn là các mặt hàng cấm nhập khẩu, những mặt hàng
Trang 26tạm ngưng nhập khẩu và những mặt hàng Nhà nước điều tiết nhập khẩu bằngthuế suất cao
Các cơ quan chuyên trách đã phát hiện ra một số đường dây buôn lậu
và gian lận thương mại lớn liên kết trong nước với nước ngoài, được tổ chứcrất chặt chẽ, có sự chỉ huy thống nhất từ trung tâm, được trang bị và lợi dụngcác phương tiện kỹ thuật hiện đại của Nhà nước để thông tin liên lạc bí mật,nhanh chóng và chính xác
Tình hình buôn lậu trên từng vùng biển của nước ta diễn ra với quy mô,tính chất phức tạp khác nhau
Tại vùng biển tiếp giáp Trung Quốc, buôn lậu và gian lận thương mạingày càng tăng về số lượng và quy mô hoạt động Gian thương thường sửdụng các loại tầu nhỏ có sức chở từ 50 tấn đến 400 tấn với tốc độ cao để hoạtđộng Với đầy đủ phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến, khi có sự cố, bọnđầu nậu có thể huy động đông đảo cửu vạn đến ứng cứu nhằm giành lại hànghoặc tẩu tán khi bị cơ quan chức năng thu giữ
Tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình với chiều dài bờbiển 430 km, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên tuyến biển diễn
ra rất phức tạp Từ cảng Cửa Lò, Nghệ An hàng lậu như: hàng điện tử, xe đạp,quạt điện, nồi cơm điện của Nhật (chủ yếu là đồ cũ), vật liệu xây dựng củaTrung quốc được nhập lậu bán tại địa phương hoặc chuyển tiếp đi các tỉnhkhác
Khu vực bờ biển từ Quảng Ngãi, Phú Yên cho đến cảng Sài Gòn,tìnhtrạng buôn lậu và gian lận thương mại cũng diễn ra sôi động, đặc biệt là vùngbiển Quy Nhơn, Bình Định nơi mà hàng lậu thường được thuyền viên các tầuviễn dương giấu diếm đưa vào
Thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại thường được lợi dụng làphương thức vận chuyển hàng bằng container, hàng chuyển cảng, chuyểnkhẩu Bọn gian thương đã xếp hàng cũ vào hàng mới, hàng tốt vào hàng xấu,hàng cấm hoặc hàng có giá trị và thuế suất cao vào hàng có giá trị và thuế
Trang 27xuất thấp, hàng cấm hoặc hàng quản lý bằng hạn ngạch, chất lượng, xuất xứ
để trốn thuế Hàng nguyên chiếc tháo rời khai là hàng gia công lắp ráp đểhưởng thuế suất thấp, hàng gia công lắp ráp thường lẫn lộn giữa SKD, CKD
và IKD khai báo lấp lửng, chung chung hoặc tự ý trưng cầu giám định lấy kếtquả lấp lửng
Lợi dụng phương thức chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, đầu tư liêndoanh, gia công để buôn lậu và gian lận thương mại hoặc làm hồ sơ giả, kinhdoanh sai mục đích Lợi dụng một giấy phép để đi nhiều chuyến hàng, hoặclàm thủ tục xin cho chuyển tiếp hàng hóa về tỉnh làm thủ tục Hải quan, nhưngtrên đường đi lợi dụng sơ hở hoặt móc ngoặc, hối lộ nhân viên áp tải để tẩután hàng lậu ngay ở địa phương có cửa khẩu như ở Thừa Thiên Huế, CầnThơ
2.2 Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở Hà Nội trong thời gian qua
Nhiều thủ đoạn gian lận thương mại phổ biến trên thị trường quốc tếcũng xảy ra trên thị trường Hà Nội Nhưng do những đặc điểm riêng của HàNội như: nền kinh tế mới phát triển, luật pháp chưa hoàn chỉnh, thiếu kinhnghiệm cạnh tranh quốc tế v.v Nên các thủ đoạn đó ở Hà Nội cũng mangnhững đặc điểm riêng tương ứng Các nhà chuyên môn đã tổng kết một số thủđoạn chính sau đây:
2.2.1 Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước
Trong các hoạt động gian lận thương mại thì loại hình gian lận thươngmại qua lợi dụng chính sách thuế XNK là loại hình đặc thù nhất ở Việt nam.Thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm nhiều loại thuế gộp lại như: thuếdoanh thu, thuế phụ thu, thuế bình ổn giá, thuế VAT Do đó, thuế xuất nhậpkhẩu tương đối cao, có những loại hàng có thuế xuất từ 100%-200% như ôtô
du lịch, rượu bia, hàng điện tử v v Do thuế suất cao nên sự chênh lệch giữagiá phải trả cho việc khai báo đầy đủ, chính xác và xuất trình trung thực chocác cơ quan kiểm tra kiểm soát Nhà nước với lợi nhuận do gian lận thương
Trang 28mại là rất lớn Vì vậy, các gian thương thường tính toán mạo hiểm, chấp nhậnnhững rủi ro để gian lận trốn thuế, đây là một trong những vấn đề hấp dẫn bọngian thương, gian lận thương mại
Chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay bộc lộ những bấthợp lý tạo kẽ hở cho công tác quản lý kiểm tra kiểm soát hàng xuất nhậpkhẩu Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành của ta vừa đánh thuế theo tính chấtmặt hàng, vừa đánh thuế theo mục đích sử dụng là rất lớn Có những mặthàng đáng lẽ thuế xuất là 100% nhưng đánh theo mục đích sử dụng thì thuếsuất này chỉ có 0%, hoặc đáng lẽ phải nộp 50% thuế suất nhưng chỉ khai làchuyên dụng được Hải quan kiểm tra và cơ quan giám định là chính xác thìmặt hàng đó chỉ còn phải nộp 5% hoặc 0% Đây là một loại hình gian lậnthương mại khá phổ biến ở Việt Nam
Tóm lại: Có nhiều hình thức gian lận thương mại gây hậu quả rấtnghiêm trọng qua việc lợi dụng chính sách thuế xuất nhập khẩu, chủ yếu tậptrung vào những mặt hàng có thuế suất cao, lợi nhuận lớn hoặc chênh lệchgiữa mặt hàng này với loại hàng khác Hành vi gian lận thương mại qua chínhsách thuế nhiều khi tỏ ra rất lộ liễu và trắng trợn
2.2.2 Gian lận thương mại qua việc khai trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu
Việc xác định giá để tính thuế Hải quan là một trong những yếu tố quantrọng để tính thuế Hải quan và các sắc thuế khác như: thuế giá trị gia tăng,thuế tiêu thụ đặc biệt Luật thuế xuất nhập khẩu quy định giá tính thuế hànghóa xuất nhập khẩu được xác định theo Hiệp định trị giá GATT, có nghĩa làcăn cứ vào giá ghi trên hợp đồng và hóa đơn thương mại hợp lệ, phù hợp vớicác chứng từ khác có liên quan Đối với hàng bán là giá FOB, đối với hàngnhập là giá CIF (đối với mặt hàng Nhà nước không quản lý giá và cao hơn70% giá do Tổng cục Hải quan thống kê ) Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp
đã gian xảo để lách thuế qua tính thuế bằng các hình thức sau:
- Khai báo hàng cho tặng, không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảngcáo, khuyến mãi
Trang 29- Đánh đồng tên hàng nhưng thực tế chất lượng và phẩm cấp thươngmại của hàng hóa cao hơn so với khai báo
- Phân bổ giá cho một lô hàng gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau mộtcách không trung thực: khai cao giá trị đối với hàng hóa có thuế suất thấp,khai thấp giá trị đối với hàng hóa có thuế suất cao trong giá trị lô hàng khôngđổi
Đặc biệt trong loại hình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch (hàng hóakhông cần hợp đồng mua bán) việc gian lận về trị giá tính thuế diễn re rấtphức tạp, dễ có sự “móc nối” giữa cán bộ Hải quan làm thủ tục và doanhnghiệp để khai thấp giá trị thực tế của lô hàng trong hợp đồng
2.2.3 Gian lận thương mại thông qua việc khai báo sai về số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đây là hình thức gian lận thương mại khá phổ biến ở Việt Nam nóichung và ở Cục Hải quan Hà Nội nói riêng Chủ hàng đã lợi dụng sơ hở, thiếusót trong khâu kiểm tra kiểm soát ở cửa khẩu do thiếu lực lượng, trang thiết bị
có hạn; cùng với chính sách thông thoáng của Nhà nước ta thông qua việc cảicách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động xuất nhập khẩu, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửakhẩu để thực hiện hành vi gian lận thương mại
Chúng dùng các thủ đoạn như: hàng nhiều khai ít, hàng có giá trị caokhai hàng có giá trị thấp, hàng là thành phẩm được khai là linh kiện, lànguyên liệu, phụ liệu để gia công chúng còn tìm mọi cách để thay đổi bao bì,nhãn mác, khai sai tên hàng hóa, khai chung chung dẫn thuế suất sai
2.2.4 Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hóa(C/O).
Xuất xứ hàng hóa được xác định trên cơ sở thực tế của hàng hóa, giấychứng nhận xuất xứ hàng hóa (certificate of Origin – C/O), tờ khai Hải quan
và các chứng từ khác thuộc bộ hồ sơ Hải quan Hiện nay, Việt Nam đang áp
Trang 30FTA (khu vực mậu dịch tự do) hoặc MFN ( tối huệ quốc) hoặc hàng hóa cóxuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam do đó việc xác địnhxuất sứ hàng hóa là một vấn đề rất quan trọng liên quan đến lợi ích chủ quyềnquốc gia Đây là vấn đề rất phức tạp và còn khá mới mẻ đối với Hải quan ViệtNam nói chung và Cục Hải quan Hà Nội nói riêng nên dễ được lợi dụng nhằmđược hưởng thuế suất ưu đãi để trốn thuế Do đó, xuất xứ hàng hóa có liênquan trực tiếp đến 2 vấn đề chính, đó là:
- Liên quan đến thuế xuất nhập khẩu như cùng một mặt hàng nhưng cóxuất xứ ở các nước khác nhau thì trị giá tính thuế của mặt hàng đó được tínhkhác nhau Ví dụ: Cùng một mặt hàng, nhưng mặt hàng đó được sản xuất ởcác nước không phải là các nước công nghiệp phát triển (G8) thì trị giá tínhthuế chỉ 70% so với mặt hàng đó được sản xuất tại các nước G8 (theo quyđịnh giá tối thiểu của Bộ Tài chính ban hành) Vì vậy, những trường hợpkhông xác định đúng xuất xứ thì hoặc là làm thất thu thuế Nhà nước hoặc làmlạm thu thiệt hại cho doanh nghiệp Từ việc lợi dụng đó, các gian thương đãkhông xuất trình hoặc xuất trình sai xuất xứ, xuất xứ giả, khai không đúngxuất xứ
- Liên quan đến chính sách ưu đãi thuế: Như một số mặt hàng có xuất
xứ từ Việt Nam, khi xuất sang EU thì được hưởng thuế suất thấp hoặc hàng
có xuất xứ từ ASEAN, nhập khẩu vào Việt Nam, và ngược lại
2.2.5 Gian lận thương mại thông qua hàng chuyển tiếp
Nghị định 101/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2001 quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, chế độkiểm tra, giám sát Hải quan, đã quy định rất rõ là đối với hàng hóa kinh doanhxuất nhập khẩu có thể làm thủ tục Hải quan tại bất cứ nơi đâu mà chủ hàngthấy thuận lợi nhất Tổng cục Hải quan cũng đã có nhiều văn bản quy định vềviệc làm thủ tục Hải quan ngoài khu vực cửa khẩu (nay là điểm thông quan).Lợi dụng việc áp tải, kho riêng để tráo lẫn hàng hóa hoặc từ hàng nọ khaihàng kia, hàng có thuế khai hàng không có thuế là một trong những hình thức
Trang 31quan đã quy định không được khai báo ngoài cửa khẩu (kho riêng) đối vớihàng hóa nhập kinh doanh có thuế
2.2.6 Gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư.
Theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam, xí nghiệp, công ty có vốnđầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc, phụtùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh ( gồm cả phương tiện vận tải )
và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản, hình thành
xí nghiệp hoặc tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh Dovậy, có quan niệm cho rằng Hải quan ít quan tâm đến giá trị tính thuế củahàng hóa do đằng nào nó cũng được miễn thuế theo quy định của pháp luật,dẫn đến việc bị gian thương lợi dụng để gian lận thương mại Trên địa bàncủa Cục Hải quan thành phố Hà Nội, có tới hàng trăm liên doanh đầu tư của
nước ngoài Vì vậy, đối tượng gian lận thương mại cũng hết sức phức tạp.
- Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các cơ quan hữu trách, để đưa vàogóp vốn các thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, khai tăng cao giá các thiết bị để gópvốn nhằm thu hồi lợi nhuận cao trong việc khấu trừ tài sản
- Các xí nghiệp liên doanh còn tìm cách khai giảm giá nguyên liệunhập khẩu và giá sản phẩm kinh doanh xuất nhập khẩu để trốn thuế
2.2.7 Gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng gia công và hàng sản xuất để xuất khẩu
Hàng hóa là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho người ngoàirồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết, theo quy định của thuế xuất nhậpkhẩu, hàng thuộc diện này được miễn thuế khi số thành phẩm xuất hết ra khỏiViệt Nam Đối với Cục Hải quan Hà Nội, loại hình này có rất nhiều doanhnghiệp làm hàng gia công sản xuất và xuất khẩu Tuy nhiên, có nhiều doanhnghiệp đã lợi dụng chính sách thuế ưu đãi để lập định mức khống, làm saiđịnh mức bớt xém nguyên vật liệu tiêu thụ trong nước với nhiều thủ đoạnkhác nhau
Trang 322.2.8 Gian lận thương mại qua việc lợi dụng thời điểm đăng ký tờ khai.
Khi nắm bắt được thời điểm có thay đổi chính sách quản lý mặt hànghoặc chính sách thuế xuất nhập khẩu (các chính sách này có ưu đãi hơn hoặcchặt chẽ hơn chính sách cũ), các chủ hàng đến Hải quan làm thủ tục trước thờiđiểm để được hưởng chính sách cũ, mặc dù chưa có hàng về hoặc đợi qua thờiđiểm thay đổi chính sách để được hưởng chính sách mới mặc dù hàng đã cósẵn ở trong kho
2.2.9 Gian lận thương mại thông qua việc lợi dụng hàng hóa gửi tại kho ngoại quan
Hình thức gian lận này, trên địa bàn Cục Hải quan thành phố Hà Nộichưa có
2.2.10 Gian lận thương mại qua lợi dụng kinh doanh hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất
Hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất là những hàng hóa đượchoàn lại thuế sau khi có chứng nhận của Hải quan cửa khẩu thực xuất Lợidụng sơ hở thiếu sót này, nhiều chủ hàng đã tìm cách móc nối với Hải quancửa khẩu xuất để xác nhận khống số hàng thực xuất, truy hoàn số thuế nhậpkhẩu Có trường hợp chủ hàng làm hồ sơ giả để trốn thế
Kết luận
Gian lận thương mại ở Việt Nam có những đặc thù riêng và rất đa dạng
Có những hình thức đơn giản, trắng trợn, nhưng cũng có nhiều hình thức phứctạp, tinh vi, khôn khéo, biết tạo vỏ bọc hợp lệ, hợp pháp Gian lận thương mạicàng phức tạp hơn khi có sự kết hợp với tham nhũng Họat động gian lậnthương mại càng phổ biến và nhiều hình thức gian lận thương mại được kếthợp chặt chẽ với nhau trong từng vụ gian lận Do đó, công tác phòng chống,ngăn chặn tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại đang là một thách thức lớnđối với các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, đặc biệt là lực lượng