Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế gian lận thương mại trong nhập khẩu hàng hóa của cục hải quan Hà Nội (Trang 44)

- Nguyên nhân khách quan.

+ Hệ thống pháp luật, các chế độ chính sách quản lý kinh tế của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện do vậy còn nhiều bất cập, sơ hở, thiếu đồng bộ tạo ra những kẽ hở cho các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại, thực trạng này được chứng minh qua những vụ việc lách luật để gian lận trốn thuế ngày càng nhiều và phổ biến. Việc xây dựng, ban hành một số văn bản hướng dẫn dưới luật chậm trễ , không phù hợp với thực tế đôi khi còn trái ngược, mâu thuẫn với nhau. Thực tế nêu trên đã làm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, trong đó có ngành Hải quan trong một số lĩnh vực nhiệp vụ còn nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai thực hiện, ví dụ:

Quy định của luật Hải quan về địa bàn hoạt động Hải quan đã làm hạn chế đối với công tác chống buôn lậu của ngành Hải quan, cụ thể là: Luật Hải quan quy định lực lượng kiểm soát Hải quan được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, điều tra để thu thập thông tin trong ngành và ngoài ngành, trong nước và nước ngoài để phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu; mặt khác cũng quy định về đạ bàn hoạt động Hả quan rất bó hẹp trong phạm vi khu vực làm thủ tục Hải quan.

Hiện nay, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hải quan, trong lĩnh vực thương mại,…tuy nhiên, những hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan, thương mại, sở hữu trí tuệ không xác định rõ hành vi nào là hành vi buôn lậu, hành vi nào là hành vi vận chuyển trái phép để làm căn cứ xác định một hành vi vi phamk pháp luật là tái phạm để xem xét đến khả năng xử lý hình sự.

Các Bộ, Ngành chậm ban hành danh mục quản lý hàng hóa cuyên ngành ( theo mã HS ) theo quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP dẫn đến ngành Hải quan gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm thủ tục làm Hải quan cũng như trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Hành lang pháp lý phục vụ công tác trao đổi, chia sẻ thông tin nghiệp vụ giữa ngành Hải quan nói chung với các Bộ, Ngành chưa hoàn thiện. Chủ yếu thực hiện trao đổi thông tin theo từng yêu cầu của từng vụ việc cụ thể hoặc theo các quy chế thỏa thuận công tác riêng biệt, tực tế này dẫn đến kho thong tin, dữ liệu thống nhất phục vụ các hoạt động tác nghiệp còn thiếu, nghéo nàn.

+ Theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất đối với một số dòng thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan dẫn đến lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh; các hoạt động đầu tư, gia công, sản xuất xuất nhập khẩu,… gia tăng mạnh mẽ. song song với xu thế này các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại với những phương thức mới với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mang tính quốc tế cũng xuất hiện tại Việt Nam.

+ Chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước còn hạn chế chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại trên thị trường quốc tế; giá thành hàng hóa sản xuất trong nước cao hơn so với mặt bằng cùng loại do nước ngoài sản xuất. Khi hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam thì tình trạng thất nghiệp gia tăng và là hệ quả tất yếu có ác động ngược trở lại làm cho xu hướng gia tăng. Ngoài ra, một bộ phận hàng hóa sản xuất trong nước không được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, còn để lưu thông trên thị trường nhiều loại hàng hóa chất lượng kém, thậm chí hàng giả trong nội địa sản xuất cũng không ít, do đó càng làm cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nên một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Nhà nước chi phối, độc quyền hoặc Nhà nước bảo hộ, thực tế này dẫn đến tình trạng trây lỳ, tùy tiện trong kinh doanh, chưa kích thích sản xuất phát triển. Do vậy, khi có chênh lệch về giá cả giữa thị trường trong nước và nước ngoài thì hoạt động buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gia tăng. Chẳng hạn như thời gian

vừa qua, có sự chênh lệch giá dầu diễn ra phổ biến và ồ ạt, khi giá dầu chênh lệch ít thì hoạt động xuất lậu xăng dầu lại giảm đáng kể.

+ Do đặc thù về địa lý các tuyến biên giới, đặc biệt là các tuyến biên giới đường bộ và tuyến biên giới biển đa dạng, phức tạp nên công tác đấu tranh chống buôn lậu của các ngành chức năng nói chung và của ngành Hải quan nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, chính quyền một số địa phương giáp biên giới còn buông lỏng quản lý cho nên đã tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu phát triển, thậm chí còn làm ngơ trước các hiện tượng cả làng biên giới làm “ cửu vạn” cho bọn buôn lậu vì quan niệm là “ vì kế sinh nhai của bà con”. Ngoài ra, nghiêm trọng hơn còn một số địa phương vì lợi ích cụ bộ đã ban hành một số văn bản trái thẩm quyền, trái quy định như: cho phép miễn thuế nhập khẩu; cấp phép cho hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại qua lối mở; cấp phép cho phương tiện thuộc đối tượng tạm nhập tái xuất trái thẩm quyền… đã tạo điều kiện cho các hoạt động buôn lậu, gian lận trốn thuế, điển hình là vụ buôn lậu thuốc lá của công ty Thiên Lợi Hòa tại tỉnh Lào Cai bị phát hiện vào cuối năm 2008.

- Nguyên nhân chủ quan.

+ Trong một thời gian dài, một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp, các Ngành ( trong đó có Hải quan ) chưa nhận thức một cách đầy đủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chưa thấy hết được mức độ nghiêm trọng cũng như các tác hại đối với nền kinh tế trong nước. Một số ý kiến lại cho rằng hiện tượng này tồn tại song song với cơ chế thị trường, với chính sách mở cửa về kinh tế nên không thể ngăn chặn triệt để.

Từ sự nhận thứ đó đã dẫn đến chưa coi trọng công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chưa quyết liệt trong việc bố trí lực lượng, phương tiện, kinh phí cần thiết đẩy mạnh triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan như: Nắm tình hình; kiểm tra, lưu trữ hồ sơ cá nhân, dối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.…Hiện tượng đó, một phần do

nhận thức hạn chế của cá nhân nhưng cũng một phần do tư tưởng cục bộ, địa phương.

+ Một số đơn vị trong ngành Hải quan thự hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ chưa tốt dẫn đến một số bộ phận cán bộ, Đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái đạo đức, chạy theo lợi ích vât chất, đồng tiền trước mắt nên đã bị buôn lậu móc nối, thậm chí có trường hợp trực tiếp tham gia buôn lậu.

+ Hoạt động phối hợp giữa các đơn vị trong lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, gian lận thương mại; gữa lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, gian lận thương mại và các lực lượng nghiệp vụ khác trong ngành Hải quan ở từng cấp còn niều hạn chế như: Việc cung cấp, trao đổi thông tin về đối tượng hàng hóa, vụ việc… giữa các chi cục Hải quan với đội kiểm soát Hải quan, giữa các cục Hải quan địa phương và Cục điều tra chống buôn lậu chưa thường xuyên, chính xác, liên tục. Công tác phối, kết hợp trong cá vụ phát hiện, kiểm tra, điều tra, xác minh các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan chưa đạt hiệu quả cao, có lúc, có nơi còn thiếu đồng bộ, còn xảy ra tình trạng thiếu tin tưởng lẫn nhau, thamạ chí vô hiệu hóa hoạt động của nhau giữa các lực lượng các cấp làm ảnh hưởng đến kết quả bắt giữ, xử lý vi phạm.

+ Sự phân định trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu tại từng địa bàn, từg khu vực giữa lực lượng chống buôn lậu cả cục điều tra chống buôn lậu với lực lượng chống buôn lậu của Hải quan địa phương chưa được rõ ràng. Chức năng tham mưa, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan ( Cục điều tra chống chống buôn lậu ) đối với Hải quan địa phương chưa thể hiện rõ nét. Chính vì vậy cong tác chỉ huy, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo chưa sâu, chưa kịp thời.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế gian lận thương mại trong nhập khẩu hàng hóa của cục hải quan Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w