CỤC HẢI QUAN HÀ NỘ
3.1 Dự báo tình hình gian lận thương mại trong thời gian tớ
Việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như đem lại những thách thức to lớn mà chúng ta phải vượt qua để có thể tận dụng được những cơ hội đó. Những thách thức đó bao gồm hàng loạt các cam kết mà chúng ta phải thực hiện để được gia nhập vào WTO, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển như giảm dần hàng rào thuế quan, cũng như phi thuế quan, cải cách thủ tục hành chính, …. Đi đôi với việc tạo thuận lợi cho thương mại thì chúng ta đồng thời phải chú ý đến việc tăng cường quản lý, chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm chống thất thu cho ngân sách nhà nước đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; bình đẳng; đảm bảo an ninh cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và hệ thống thương mại toàn cài nói chung.
Việc ngày càng hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế thế giới, cùng với đơn giản hóa thủ tục hành chính đã đặt hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại vào những thách thức mới như:
- Cấc đối tác thương mại ngày càng mở rộng, hầu hết các khu vực, các trung tâm kinh tế lớn đều có quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam, trong đó có những khu vực có mức độ rủi ro cao về buôn lậu, về ma túy, về ma túy, về khủng bố,… Trong khi đó việc gọn nhẹ các thủ tục hành chính dẫn đến việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu ngày càng giảm. Việc giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu đòi hỏi nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan hay kiểm soát Hải quan phải đảm bảo hiệu quả
cao nhằm chống lợi dụng sự tạo thuận lợi của nhà nước vào mục đích gian lận thương mại
- Cùng với việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa, các hoạt động nhập cảnh của phương tiện vận tải cũng như hành khách tăng lên nhanh chóng kể cả về đường biển, đường không, đường bộ. Tình hình này tiềm ẩn các nguy cơ rất lớn về buôn lậu; vận chuyển, buôn bán hàng hóa trái phép;…
- Các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng mang tính chất quốc tế với nhiều phương thức, thủ đoạn có tính tổ chức, tinh vi hơn. Việc này đòi hỏi cơ quan Hải quan phải được trang bị những kiến thức mới về những thủ đoạn tinh vi mà các tổ chức này hay áp dụng, cũng như đổi mới về trang thiết bị, cơ sở vật chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao.
Các phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại hiện nay thường gặp:
Các đối tượng buôn lậu lợi dụng mặt biển rộng, có nhiều vịn, bãi ngang, cửa sông để vận chuyển hàng lậu từ nước ngoài vào Việt Nam; sau đó tiếp tục vận chuyển vào sâu trong đất liền bằng cách thuê các phương tiện vận tải của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước hoặc lợi dụng tư cách pháp nhân hợp pháp để buôn lậu
Các đối tượng buôn lậu lôi kéo, mua chuộc một bộ phận quần chúng nhân dân ở các khu vực bien giới, hải đảo, ven biển, vùng sâu vùng xa trực tiếp tham gia buôn lậu bằng cách gắn chặt kinh tế của người dân với lô hàng lậu bằng những khoản tiền đặt cọc. Rồi chúng tiến hành lợi dụng đường biên giới kéo dài, hiểm trở đi lại khó khăn để tiến hành xé lẻ hàng lậu đưa vượt biên giới sau đó tập kết lại rồi tiếp tục vận chuyển sâu vào trong nội địa tiêu thụ
Một điểm đáng chú ý cần quan tâm là hiện nay quy mô của các tổ chức buôn lậu đã ngày càng trở lên phát triển, với một phạm vi rộng lớn. Các công đoạn để tiến hành buôn lậu, gian lận thương mại được phân công