CỤC HẢI QUAN HÀ NỘ
3.3.1.3 Chống gian lận thương mại gắn với chống tham nhũng
Thực chất tham nhũng là sự lạm dụng quyền công để thu lợi tư, là những hành vi tham lam sách nhiễu của người có chức quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn để hối lộ, hoặc cố ý làm ăn trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, làm sai lệch những hoạt động đúng đán nhất, làm mất danh dự cá nhân, tổ chức.
Văn phòng quốc hội vừa ban hành Luật số 55/2005/QH11, thông qua ngày 29/11/2005 tại kì họp 8 khóa XI quy định về phòng ngừa, phát hiện, xứ lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng chống tham nhũng. Theo đó, “ mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngưn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào cũng phải xử lý theo quy định của pháp luật. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu, người có hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật…”. Công tác này hiện nay đã và đang được coi trọng nhưng còn mang nặng tính hình thức nên hiệu quả chưa cao.
Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao giác ngộ cán bộ và nhân dân về việc chống gian lận thương mại:
- Nhà nước cần phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy được tác hại to lớn từ hành vi gian lận thương mại đối với kinh tế xã hội. Tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình là một biện pháp mang lại hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu, về hoạt động Hải quan và các quy định về phòng chống gian lận thương mai nhằm khắc phục tình trạng kém hiểu biết về pháp luật, nhất là của cán bộ và nhân dân như thảo luận, góp ý của quần chúng sẽ giúp nâng cao tính tích cực và hiểu biết của công dân trong việc chống gian lận thương mại.
Tóm lại, nhà nước phải phát triển kinh tế đi liền với phát triển xã hội, vì kinh tế và xã hội có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ cho nhau. Nguồn lực phát triển có hạn, tăng đầu tư cho lĩnh vực này tức làm phải giảm ở lĩnh vực khác. Đây là một giải pháp toàn diện và triệt để nhất vì nền kinh tế vững mạnh, xã hội sẽ phát triển. Kinh tế khi sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm ổn định cho biết bao tầng lớp nhân dân trong xã hội, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân các vùng biên giới. Nếu nền sản xuất không phát triển, nhiều nhà máy còn chưa đi vào hoạt động thì nhiều người còn bị thất nghiệp, họ dễ suy nghĩ tiêu cực và bị đưa đẩy vào những con đường tội lỗi như làm ăn phi pháp không tuân theo pháp luật, tệ hơn nữa là trở thành đối tượng để gian thương lợi dụng vì món lời trước mắt. Điều này dễ hiểu vì nước ta trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khó khăn và phức tạp hơn, nhiều người vì lo cho miếng cơm manh áo hàng ngày mà quên đi ý nghĩa chân chính và cao cả của lao động, nhấtlà khi sự phân chia giàu nghèo vẫn đang tiếp tục diễn ra. Vì thế Nhà nước phải có chính sách cụ thể như chính sách khuyến khích phát triển, ưu tiên vay vốn, miễn giảm thuế, đầu tư cơ sở hạ tầng… giúp nhân dân phát triển sản xuất, coi trọng công tác giáo dục, động viên nhân dân hiểu biết đúng pháp luật, không tham gia gian lận thương mại. Đặc biệt chú ý tới nhân dân các vùng biên – những nơi xa xôi, giáp biên giới, các cửa khẩu là địa bàn hoạt động và đi lại chủ yếu của nhiều đường dây gian lận vì những nơi này vắng vẻ ít người qua lại nên khó bị phát hiện, người dân ở đây dễ bị lợi dụng để tiếp tay cho gian lận thương mại phát triển.
- Không chỉ với nhân dân mà đối với các lực lượng tham gia phòng chống gian lận thương mại lực lượng Hải quan cũng phải phối hợp chặt chẽ với nhau và với các cơ quan chức năng khác nhau như: Bộ Công an, Bộ đội biên phòng, lực lượng quản lý thị trường… thì công tác đấu tranh chống gian lận thương mại mới phát huy hết sức mạnh tổng hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
- Đề ra các chế độ khen thưởng thích hợp. Lãnh đạo đơn vị đề ra việc khen thưởng nhằm mục đích khuyến khích lợi ích vật chất cho các cán bộ tham gia có thành tích trong hoạt động chống gian lận thương mại để họ tích cực hơn nữa và nâng cao hiệu quả trong công tác chống gian lận thương mại.
Khen thưởng, động viên cả bằng tinh thần và vật chất cho những thành tích đạt được của từng đơn vị , từng cá nhân. Để cuộc đấu tranh chống gian lận thương mại giành thắng lợi thì biệc giải quyết vấn đề tiền lương cho những công chức làm công tác chống gian lận thương mại rất cần thiết. Vì hiện nay chính sách tiền lương còn có những bất hợp lý mặc dù đã có những cải thiện đáng kể, đang là vật cản cho sự phát triển kinh tế, làm tăng sự phân hóa, bất bình đẳng trong lĩnh vực hành chinh sự nghiệp cũng như lực lượng vũ trang nên xuất hiện tình trạng công chức phải đi làm thêm và nhận được các nguồn thu nhập khác ngoài lương. Có nguồn thu nhập do công chức làm thêm nhờ vào trình độ của họ, có nguồn thu từ cơ quan đơn vị tổ chức hoạt động để phân phối cho công chức. Một vấn đề là tiền lương cho công chức nói chung và cho các lực lượng làm công tác chống gian lận thương mại nói riêng hiện nay còn thấp. Vì vậy để tồn tại, bản thân công chức và các đơn vị hành chính sự nghiệp phải có những hoạt động làm thêm. Tình hình làm thêm của công chức và các đơn vị có mặt tốt là đảm bảo cho họ có thêm thu nhập, song mặt trái của nó là ảnh hưởng tới chất lượng công việc cơ quan của mỗi công chức. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng muốn tổ chức triển khai chống gian lận thương mại một cách triệt để cần có “ con người “ để thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh và luật pháp của Nhà nước ta trong