Trên tuyến biển

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế gian lận thương mại trong nhập khẩu hàng hóa của cục hải quan Hà Nội (Trang 25)

Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên các vùng ven biển nước ta có nguy hại không kém gì các tuyến khác, nó diễn ra liên tục, ngày càng có tổ chức chặt chẽ với các thủ đoạn tinh vi và hoàn hảo hơn.

Mặt hàng xuất lậu chủ yếu vẫn là kim loại, quặng kim loại và gỗ. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu vẫn là các mặt hàng cấm nhập khẩu, những mặt hàng

tạm ngưng nhập khẩu và những mặt hàng Nhà nước điều tiết nhập khẩu bằng thuế suất cao.

Các cơ quan chuyên trách đã phát hiện ra một số đường dây buôn lậu và gian lận thương mại lớn liên kết trong nước với nước ngoài, được tổ chức rất chặt chẽ, có sự chỉ huy thống nhất từ trung tâm, được trang bị và lợi dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại của Nhà nước để thông tin liên lạc bí mật, nhanh chóng và chính xác.

Tình hình buôn lậu trên từng vùng biển của nước ta diễn ra với quy mô, tính chất phức tạp khác nhau.

Tại vùng biển tiếp giáp Trung Quốc, buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tăng về số lượng và quy mô hoạt động. Gian thương thường sử dụng các loại tầu nhỏ có sức chở từ 50 tấn đến 400 tấn với tốc độ cao để hoạt động. Với đầy đủ phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến, khi có sự cố, bọn đầu nậu có thể huy động đông đảo cửu vạn đến ứng cứu nhằm giành lại hàng hoặc tẩu tán khi bị cơ quan chức năng thu giữ.

Tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình với chiều dài bờ biển 430 km, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên tuyến biển diễn ra rất phức tạp. Từ cảng Cửa Lò, Nghệ An hàng lậu như: hàng điện tử, xe đạp, quạt điện, nồi cơm điện của Nhật (chủ yếu là đồ cũ), vật liệu xây dựng của Trung quốc được nhập lậu bán tại địa phương hoặc chuyển tiếp đi các tỉnh khác.

Khu vực bờ biển từ Quảng Ngãi, Phú Yên cho đến cảng Sài Gòn,tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại cũng diễn ra sôi động, đặc biệt là vùng biển Quy Nhơn, Bình Định nơi mà hàng lậu thường được thuyền viên các tầu viễn dương giấu diếm đưa vào.

Thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại thường được lợi dụng là phương thức vận chuyển hàng bằng container, hàng chuyển cảng, chuyển khẩu.. Bọn gian thương đã xếp hàng cũ vào hàng mới, hàng tốt vào hàng xấu, hàng cấm hoặc hàng có giá trị và thuế suất cao vào hàng có giá trị và thuế

xuất thấp, hàng cấm hoặc hàng quản lý bằng hạn ngạch, chất lượng, xuất xứ để trốn thuế.. Hàng nguyên chiếc tháo rời khai là hàng gia công lắp ráp để hưởng thuế suất thấp, hàng gia công lắp ráp thường lẫn lộn giữa SKD, CKD và IKD khai báo lấp lửng, chung chung hoặc tự ý trưng cầu giám định lấy kết quả lấp lửng.

Lợi dụng phương thức chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, đầu tư liên doanh, gia công để buôn lậu và gian lận thương mại hoặc làm hồ sơ giả, kinh doanh sai mục đích. Lợi dụng một giấy phép để đi nhiều chuyến hàng, hoặc làm thủ tục xin cho chuyển tiếp hàng hóa về tỉnh làm thủ tục Hải quan, nhưng trên đường đi lợi dụng sơ hở hoặt móc ngoặc, hối lộ nhân viên áp tải để tẩu tán hàng lậu ngay ở địa phương có cửa khẩu như ở Thừa Thiên Huế, Cần Thơ.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế gian lận thương mại trong nhập khẩu hàng hóa của cục hải quan Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w