Nghệ thuật sử dụng linh hoạt các hình thức biểu đạt phú, tỉ, hứng

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 104)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.4. Nghệ thuật sử dụng linh hoạt các hình thức biểu đạt phú, tỉ, hứng

“Phú” là thủ pháp trình bày sự việc rồi viết thẳng ra. Thủ pháp phú được sử dụng tương đối phổ biến trong kho tàng ca dao Choang. Người Choang vốn có đặc trưng tính cách là thuần hậu, chất phác. Chính vì vậy, văn học dân gian của họ dù là trần thuật hay trữ tình, đều ưa chuộng và ưu tiên lối trình bày trực tiếp, “khai môn kiến sơn”. Chính vì vậy, thủ pháp “phú” được sử dụng rất rộng rãi trong các bài ca dao Choang. Sử dụng các hình ảnh khắc họa trực tiếp, các hình tượng đã giúp bài ca dao có sức truyền cảm mạnh mẽ. Dịch tiếng Hán 女大当婚嫁, 莫爱富嫌贫 只要婆家好, 爹娘要放心 Dịch Hán Việt:

Nữ đại đương hôn giá Mạc ái phú hiềm bần Chỉ yếu bà gia hảo Đa nương yếu phóng tâm Kỉ gia nhi nữ đại

Tam phiên giảng bất thành

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Con gái lớn gả chồng Đừng tham vàng bỏ ngãi Chỉ cần nhà chồng tốt Cha mẹ đều yên tâm Mấy nhà con gái lớn Vẫn chưa thành thất gia

几家儿女大, 三番讲不成 前世合姻缘, 莫要再任性

Tiền thế hợp nhân duyên Mạc yếu tái nhậm tính

Nhân duyên do trời định Đừng ngang bướng thêm phiền

[63, tr. 259]

Bằng những câu ca dao như lời khuyên trực tiếp, các bậc trưởng bối đã phân tích, khuyên bảo cô con gái lớn đến tuổi dựng vợ gả chồng phải biết chọn lựa hạnh phúc cho mình, nhưng cũng không nên ham phú quý giàu sang mà chê những người nghèo khổ. Bởi cô gái thuộc về tầng lớp bình dân, lao động đối với họ là thước đo đạo đức, và mọi thứ do bàn tay mình làm ra luôn là thứ bền vững nhất. Vì vậy, họ khuyên nhủ nhau hãy kết đôi với người cùng gia cảnh để dễ dàng cảm thông, chia sẻ. Họ bày tỏ, viện dẫn những hình ảnh, lí lẽ trực tiếp: “chỉ cần nhà chồng tốt”, “đừng tham vàng bỏ ngãi”, “nhân duyên do trời định”... để khuyên nhủ, dặn dò cô gái. Trong nhiều bài, thủ pháp phú được sử dụng một cách giản dị nhưng cũng đạt hiệu quả nghệ thuật cao:

Dịch tiếng Hán 因为哥哥爱妹多 穿衣忘记绑衣袋 穿鞋忘记扣鞋扣 夹菜忘记拿双筷 Dịch Hán Việt:

Nhân vị ca ca ái muội đa Xuyên y vong kí bảng y đại Xuyên hài vong kí khấu hài khấu

Giáp thái vong kí nã song khoái

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Vì anh yêu em nhiều Áo mặc quên cài đai Giày đi quên thắt dây Gắp rau quên cầm đũa

[62, tr. 177]

Cũng là thể hiện tâm trạng nhớ nhung của người con trai đang yêu, bài thơ đã miêu tả hàng hoạt những hành động “ngốc ngếch” của chàng: “áo mặc quên đai”, “đi giày quên thắt”, “gắp rau quên đũa”. Có thể trong mắt người khác, đó là những hành động ngốc ngếch, nhưng trong mắt người mà chàng yêu, điều đó khiến chàng

cũng rất đáng yêu, dễ thương. Bởi khi yêu, người ta nhiều khi có thể biến thành một đứa trẻ, với những hành động khác thường. Đó là những tình cảm, cảm xúc rất chân thực của chàng trai, yêu nhiều, nghĩ nhiều đến mức độ mọi thứ xung quanh dường như trở nên vô nghĩa và trở thành không còn quan trọng. Dường như chàng trai không hề sợ mọi người chê cười trước những hành động đó của mình.

Nhìn chung, những bài ca dao sáng tác theo thể phú trong ca dao dân gian Choang tương đối phổ biến. Cùng với thủ pháp “phú”, thủ pháp “tỉ” và “hứng” cũng không thể vắng mặt trong hệ thống thủ pháp nghệ thuật ca dao Choang. Nếu như “phú” là trần tình sự việc, là nói thẳng ra, thì “tỉ” là lấy vật kia so sánh với vật này, từ đó làm nổi bật lên hình ảnh được khắc họa. Sự vật được so sánh thường là một sự vật cụ thể. Dịch tiếng Hán 哥是一穷又二苦 苦凄象墙上的厥草 苦凄象山茉莉的末梢 山茉莉的末梢还有叶 子摇摇哩 哥苦凄得象无叶的枝 条 Dịch Hán Việt: Ca thị nhất cùng hựu nhị khổ

Khổ thê tượng tường thượng đích quyết thảo

Khổ thê tượng sơn mạt lị đích mạt tiêu

Sơn mạt lị đích mạt tiêu hoàn hữu diệp tử dao dao lí Ca khổ thê đắc tượng vô diệp đích chi điều

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Anh đây vừa nghèo lại vừa khổ

Khổ như rêu mọc trên tường Khổ như gốc cây hoa mạt lị Gốc cây hoa mạt lị còn có lá xanh xanh đung đưa trong gió

Anh khổ như cành cây không lá, không hoa

[62, tr. 178]

Các hình ảnh “rêu mọc trên tường” hay “gốc hoa mạt lị” đều là những hình ảnh dùng chỉ sự nhỏ bé, yếu thế. Ở đây, chúng được dùng để ví với sự nghèo khổ đến cùng cực của chàng trai. Bằng những hình ảnh thiên nhiên sinh động, dễ gặp, dễ thấy như “cây rêu trên tường” và cây “hoa mạt lị” – ít người Choang nào lại không hiểu rằng đó là những loài cây bé nhỏ, yếu thế. Chúng dường như là những loài

thực vật bé nhỏ nhất. Chàng trai đã dùng những hình ảnh đó để so sánh với tình cảnh của bản thân mình “vừa nghèo lại vừa khổ” như thế nào. Và thậm chí chàng còn khổ hơn cả “cây hoa mạt lị”. Bởi gốc cây ít ra “còn có lá xanh xanh đung đưa trong gió”, còn có thứ để bầu bạn. Còn chàng trai nghèo khổ thì vẫn một thân một mình như cành cây “không lá, không hoa”. Không chỉ khổ về vật chất, chàng trai còn mang nỗi khổ tinh thần, cái nghèo cái khó kéo theo nỗi cô đơn buồn bã. Qua lời nói so sánh, hình ảnh chàng trai nghèo khổ, cô đơn tạo sự cảm thông cho người đọc. Có phải chăng từ những bài ca dao chân thành, “thật thà” đến nhường ấy, những mối tình đã nảy sinh, những đôi lứa nên duyên để cùng nhau gánh vác những nhọc nhằn, khổ đau. Trong lĩnh vực tình cảm của con người, không phải điều gì cũng có thể dễ dàng nói ra. Thể “tỉ” giúp nhân vật trữ tình thể hiện một cách tế nhị những điều cần nói: Dịch tiếng Hán 朵朵莲花塘中开 又红又白惹人爱 心想伸手摘一朵 塘水深深难去采 Dịch Hán Việt:

Đóa đóa liên hoa đường trung khai

Hựu hồng hựu bạch nhạ nhân ái Tâm tưởng thân thủ trích nhất đóa

Đường thủy thâm thâm nán khứ thái

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Từng đóa sen tươi nở đẹp thay

Nào trắng nào hồng khiến người say

Lòng muốn đưa tay cầm một đóa

Hiềm rằng ao cả, khó vậy vay

[72]

Bài ca dao rõ là nói về hoa sen trong ao, song thực chất để nói đến tình cảm, sự ngưỡng mộ của chàng trai đối với vẻ đẹp của người con gái: hoa sen trong ao đua sắc nở, bông thì hồng, bông thì trắng, mỗi bông hoa có vẻ đẹp riêng. Cũng như các cô gái trong mắt chàng trai si tình, cô nào cũng đẹp cũng xinh, cũng có nét duyên riêng của mình. Hẳn trong lòng chàng cũng đã có một bông sen – đối tượng của riêng mình. Và chàng trai cũng đã bày tỏ “lòng muốn đưa tay cầm một đóa”. Thế nhưng, chàng cũng gặp phải trùng trùng khó khăn: ao sâu khó lường, cũng như

khoảng cách giữa hai người còn rất lớn, không biết ý đối phương ra sao. Nếu như ở bài ca dao Anh đây vừa nghèo lại vừa khổ ở trên là lối so sánh trực tiếp; thì ở bài ca dao này lại là so sánh ngầm. Bài không hề xuất hiện từ nào tả về người con gái nhưng qua hình ảnh những búp sen hồng, trắng, gợi lên hình ảnh những cô gái mơn mởn xuân thì, xinh đẹp. Những câu so sánh ngầm khiến bài ca dao ý nhị, e ấp, kín đáo mà vẫn thể hiện được tình cảm đằm thắm của nhân vật trữ tình.

Cùng với phútỉ, thủ pháp hứng cũng là một thủ pháp được sử dụng tương đối nhiều trong các bài ca dao Choang. Chu Hy trong Thi tập truyện đã giải thích: “Hứng” là trước nói một vật khác để dẫn đến lời của thơ, là qua một vật, một việc để gợi hứng cho bài thơ. Trong các bài ca dao sử dụng thủ pháp hứng, vật khởi hứng không cố định mà có thể luôn luôn thay đổi tùy theo đối tượng, thời gian, tâm trạng của nhân vật trữ tình: Dịch tiếng Hán 木棉挂东丁 金樱笑吟吟 哥和妹有心 剪鬓发相记 Dịch Hán Việt:

Mộc miên quải đông đinh

Kim anh tiếu ngâm ngâm

Ca hòa muội hữu tâm

Tiễn mẫn phát tương kí

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Hoa bông trắng núi Đông Đinh Anh đào hé miệng cười thật xinh Anh với em chung nguyện ước Tóc mai cắt xuống giữ trung trinh

[72]

Bài ca dao mở đầu bằng hình ảnh “hoa bông trắng” nở đầy núi Đông Đinh và hoa anh đào nở nụ cười hàm tiếu. Dường như hai hình ảnh này không liên quan gì tới chủ đề tình ái của nam nữ thanh niên. Tuy nhiên, những chữ “đinh” (丁), “ngâm” (吟), “tâm” (心), “mẫn” (鬓), “phát” (发) ở các câu hiệp vần với nhau tạo nên sự êm ái, âm điệu hòa hợp. Từ đó, ý câu “Anh với em chung nguyện ước/ Tóc mai cắt xuống giữ trung trinh” được nổi bật lên, tạo ý cảnh rất tình tứ cho bài ca dao. Các bài ca dao sử dụng thủ pháp “hứng” thường dùng một vật để ngâm vịnh tới cái ý cần hướng tới. Khi đã đưa vật ra ngâm vịnh, các ý phát triển để đạt được mục

đích cần hướng tới là chủ đề chính của bài. Tuy nhiên, không hẳn rằng vật đưa ra ngâm vịnh không hoàn toàn liên quan tới chủ đề của bài mà vẫn có hình ảnh, cấu tứ liên quan, gợi hứng cho bài. Như bài ca dao trên, bãi bông trắng ngút ngàn, hoa anh đào hàm tiếu đều gợi ra ý cảnh rất lãng mạn, nhẹ nhàng, như nâng bước cho đôi tình nhân nguyện thề sắt son. Chính vì vậy, việc sử dụng thủ pháp “hứng” tương đối phức tạp, thường được kết hợp chặt chẽ với thủ pháp “tỉ” chứ không có sự phân biệt rạch ròi. Chúng bổ sung lẫn nhau, hoàn thiện nhau:

Dịch tiếng Hán 上也山 下也崖 葛薯藤绞着绒丝草 相逢巧遇真意外 好比风过坳 呼呼绕过木棉梢 拂拂飘过竹林梢 十六岁的姑娘是哪 一寨 哥爱和你赛歌谣 Dịch Hán Việt: Thượng dã sơn Hạ dã nhai Cát thự đẳng giảo trước nhung ti thảo

Tương phùng xảo ngộ chân ý ngoại

Hảo tỉ phong quá ao Hu hu nhiễu quá mộc miên tiêu

Phất phất phiêu quá trúc lâm tiêu

Thập lục tuế đích cô nương thị nả nhất trại

Ca ái hòa nhĩ tái ca dao

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Trên là điệp trùng núi non Dưới là vực sâu muôn trượng Sắn dại khoai rừng đan nhau thành tấm cỏ nhung

Gặp gỡ nhau đây thật ngoại ý Hơn gió qua thung lũng Thổi qua bông vải kêu u u Phần phật bay qua rừng núi trúc

Cô gái xinh đẹp mười sáu tuổi tròn con cái nhà ai

Anh muốn cùng em thi hát ca dao

[62, tr. 181]

Trong bài ca dao trên, hình ảnh những “núi”, những “vực”, “dây sắn dây khoai” đều có thể là vật khác để dẫn đến lời của thơ. Tuy nhiên, gió qua thung lũng, qua rừng núi trúc đều là vật sử dụng để so sánh, chứ không phải vật để khởi hứng. Hai câu cuối “Cô gái xinh đẹp con gái nhà ai/ Anh muốn cùng em hát ca dao

không phải là so sánh của thủ pháp “tỉ”, cũng không phải là tả vật khác để khởi hứng mà là sự trình bày, trần thuật trực tiếp của thủ pháp “phú”. Chỉ trong một bài ca dao chín câu mà sử dụng kết hợp cả ba thủ pháp phú, tỉ, hứng. Những bài sử dụng đồng thời hai hoặc cả ba thủ pháp trong ca dao Choang không phải hiếm gặp. Việc sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật giúp làm tăng hiệu quả trữ tình cho bài ca, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trong thủ pháp hứng, số lượng các bài khởi hứng từ thời gian, địa điểm, tiết trời, cảnh vật... tương đối lớn. Bởi xưa nay, ít có bài ca dao nào không nhắc đến một địa điểm, thời gian hoặc cảnh vật nào đó. Chính vì vậy có thể nói rằng, “hứng” là thủ pháp phổ biến nhất trong ba loại thủ pháp trên. Do nơi sinh sống của người Choang là ở miền nhiệt đới nên dễ thấy các vật khởi hứng đều là những vật thuộc về vùng khí hậu nhiệt đới như bông vải, khoai sắn, dừa, cau, trúc, nhãn.v.v và có những bài còn đề cập tới những sản vật đặc trưng của người Choang như trống đồng, vải dệt thổ cẩm, tú cầu, cơm ngũ sắc.v.v. Ngay cả địa hình thiên nhiên “trên núi dưới vực” như bài ca dao trên cũng là địa hình thực tế nơi họ sinh sống. Thông qua những sự vật, hình ảnh thân thuộc, gắn bó trực tiếp với đời sống, người Choang đã tạo nên sự gần gũi, quen thuộc. Kết hợp với âm điệu, cách hiệp vần cùng một số các thủ pháp khác, các thủ pháp phú, tỉ, hứng phát huy được tối đa hiệu quả nghệ thuật trong việc diễn tả các cung bậc tình cảm của mình.

Tuy rằng, từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu về các mặt thủ pháp nghệ thuật của thơ ca dân gian Tày – Nùng nói chung và bộ ba thủ pháp phú, tỉ hứng cũng chưa hề được nhắc tới, được gọi tên trong những công trình nghiên cứu về nghệ thuật sli, lượn. Tuy nhiên, theo sự quan sát và phân tích của chúng tôi, thơ ca dân gian Tày Nùng cũng được sáng tác và sử dụng những biện pháp tương tự phú, tỉ, hứng hay nói cách khác, có dấu hiệu xuất hiện những biện pháp có tính chất tương tự. Những bài trần thuật một cách trực tiếp tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật trữ tình rất nhiều, có thể dễ thấy trong những ví dụ chúng tôi đưa ra ở những phần nội dung trên. Về thủ pháp tỉ, hứng, trong sli, lượn Tày Nùng cũng sử dụng những hình ảnh so sánh đầy ý nhị, nhất là với chuyện tình duyên, những tình cảm bóng gió xa xôi:

Từ ngày kết bạn với trúc mai Tìm dây tơ hồng để buộc ai Tìm dây tơ hồng cho bằng được Tơ hồng lụi hết phí công hoài

[1, tr. 67] Những hình ảnh trúc – mai quyến luyến được so sánh ngầm với hình ảnh đôi nam nữ thanh tân với tình cảm đẹp, tình yêu trong sáng. Người con trai mơ ước về một tương lai ổn định, kết nên lứa nên đôi nên dùng hình ảnh dây tơ hồng để kết nối, để khẳng định tình cảm của mình bởi “tơ hồng” trong văn học dân gian luôn mang cái mã văn hóa về chuyện tình cảm yêu thương quyến luyến giữa tình yêu nam nữ. Ngoài lối so sánh ngầm như trên, không ít bài có sử dụng những hình ảnh so sánh trực tiếp:

Hết lòng yêu lấy bạn khác mường Em còn được nương bóng gia môn Anh như ve kêu trên cành ngọn Đi về không bạn chẳng ai thương

[1, tr. 83] Dù là cách so sánh ngầm hay so sánh trực tiếp thì những bài sử dụng thủ pháp so sánh thường sử dụng các hình ảnh gần gũi với đời sống lao động hoặc những hình ảnh mang tính biểu tượng để làm nổi bật lên nội dung của bài cũng như tâm trạng, tình cảm mà nhân vật trữ tình muốn thể hiện.

Trong ba thủ pháp trên, nếu so sánh về sự tương đồng thì thủ pháp trần thuật, nói trực tiếp ra ý muốn nói (phú) và sự so sánh (lấy vật kia so sánh với vật này) tương đối phổ biến. Thủ pháp “hứng” (nói vật khác để dẫn đến lời thơ) được sử dụng rất ít hoặc rất khó phân biệt một cách rõ ràng với thủ pháp tỉ. Người Tày – Nùng ưa lối thể hiện tình cảm trong câu ca dân gian một cách trực tiếp, câu thơ bắt ngay vào ý cần nói. Cùng với các thủ pháp nghệ thuật, kết hợp với ngôn ngữ trong sáng, giản dị, biến đổi một cách linh hoạt, các bài sli, lượn Tày – Nùng đã thể hiện được nghệ thuật ngôn từ rất phong phú, đặc sắc trong tổng hòa văn học dân gian của

Tiểu kết

Ca dao Choang có nghệ thuật vô cùng phong phú. Từ thể thơ, cấu trúc thơ, cách gieo vần đến sử dụng các hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật đều rất đặc sắc. Thể “đoản thức” cùng với “cần giảo”. Những nét đặc sắc nghệ thuật này đã khiến ca dao Choang uyển chuyển êm ái, dễ ứng khẩu và có thể diễn xướng ở bất cứ đâu. Trong một bài ca dao, những nét nghệ thuật này không tách rời nhau mà kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, giúp chuyển tải thành công chủ đề, nội dung của bài.

Nghệ thuật thơ ca dân gian Tày – Nùng có sự tương đồng nhất định với ca dao dân gian Choang về các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng. Tuy nhiên về hình thức, cấu trúc vẫn có những nét phân biệt riêng: thơ ca dân gian Tày – Nùng được

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)