Thể hiện quan niệm đạo đức và trật tự xã hội

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 38)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2. Thể hiện quan niệm đạo đức và trật tự xã hội

Đồng thời với sự sáng tạo nên văn minh vật chất, trong quá trình lao động sản xuất, người Choang cũng xây dựng nên những giá trị văn hóa, những quy tắc đạo đức và quan niệm xã hội để điều hòa các mối quan hệ giữa người với người. Những chuẩn mực ấy được họ xây dựng trong một thời gian dài, thậm chí hàng ngàn năm, là kết tinh trí tuệ của người dân lao động. Họ tôn trọng chữ “lí”, và mọi việc, mọi sự trên thế gian phải “hợp tình hợp lí”. Đối với người Choang cổ, “hợp tình hợp lí” chính là khái niệm “đạo đức”. Điều đó có nghĩa là những phát ngôn, hành vi của con người có “hợp tình hợp lý” hay không chính là thước đo đạo đức của mỗi người.

Quan niệm đạo đức của người Choang thể hiện rõ nét ở một số hành vi mang tính quy phạm: việc nào nên làm, việc làm không nên làm. Những đức tính, hành vi đạo đức hay được nhắc đến chính là: yêu lao động, yêu dân tộc, chân thành, trung thực, tin tưởng, chất phác, biết giúp đỡ lẫn nhau, trọng nghĩa khí, yêu trẻ kính già.v.v. Trong đó, yêu lao động là một trong những đức tính được người Choang coi

trọng bậc nhất. Người dân lao động còn được gọi là “dân chúng cần lao” bởi họ có thể “chịu gian khổ, mặc áo mỏng, lên núi xuống núi như có cánh bay”. Người Choang bất luận nam nữ đều phải lao động, đều có thể cày ruộng, trồng trọt. Họ không có sự phân công “nam canh nữ chức” (nam thì cày ruộng còn nữ thì dệt vải) như người Hán. Người phụ nữ Choang không những biết dệt vải, thêu thùa, mà còn có thể trồng trọt, hái củi, xuống ruộng cày... như nam giới. Vì vậy, người Choang từ đời này sang đời khác đều coi “yêu lao động” là một đức tính tốt. Hễ là con người yêu lao động, biết lao động, họ đều cho rằng đó là tốt, là cao quý, và ngược lại. Đây là một trong những nét đặc sắc trong quan niệm đạo đức của người Choang. Yêu lao động không chỉ là chuẩn mực quy tắc đạo đức đời sống mà còn là một trong những chuẩn mực để nam nữ thanh niên tìm hiểu nhau, kết duyên tình. Dù là nam hay nữ, muốn biết họ có đẹp hay không, hãy xem họ lao động thế nào, chứ cái đẹp không nằm ở dáng vẻ, ngoại hình: “Cô gái yêu ta, ta yêu nàng/ Nàng yêu vì ta biết trồng

trọt/ Ta yêu vì nàng biết dệt sợi” (妹妹爱我我爱她 妹妹爱我会种地 我爱妹妹会

纺纱). Tuy rằng, không thể nói đức tính “yêu lao động” là yếu tố quyết định tình yêu của các chàng trai cô gái, nhưng rõ ràng, sống trong một cộng đồng người yêu lao động, muốn xây dựng tổ ấm hạnh phúc bên nhau trọn đời, họ cũng coi lao động là một trong những yếu tố đánh giá phẩm hạnh đối phương từ bước tìm hiểu đầu tiên.

Điều này chúng ta thấy cũng có nét tương đồng với ca dao dân tộc Tày – Nùng. Trong mỗi gia đình của người Tày – Nùng, con cháu cần phải được rèn luyện để có những hiểu biết và kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, nhất là đức tính trọng lao động, có làm thì mới có ăn. Giàu có hay nghèo hèn thực ra cũng từ sức lao động và sự cố gắng của mỗi người. Họ gửi gắm bài học quý trong những câu ca dao mà đứa trẻ nào cũng có thể nhớ và thuộc:

Trâu chăm ăn trâu béo Trâu hay chạy trâu gầy

Yêu lao động và làm giàu bằng chính đôi bàn tay của mình là đạo lý và cơ sở đảm bảo cho cuộc sống một cách chắc chắn. Trong sinh hoạt đời thường cũng như trong sản xuất, cho dù có gặp khó khăn trở ngại cũng phải vượt qua, không được “ngồi khóc” một cách bất lực, thụ động, hoặc làm những nghề không chân chính. Cho nên, người ta cũng cất lên lời ca rằng:

- Cố gắng lên thì được/ Ngồi khóc thì không

- Ăn cắp không bao giờ có/ Ăn xin không bao giờ no

[13, tr. 40] Sự chân thành, giữ chữ tín, trung hậu chất phác cũng là một truyền thống đạo đức đẹp của người Choang. Nhiều thư tịch cổ Trung Hoa đã ghi chép lại về đức tính thành thực, giữ chữ tín với nhau, trong đó có đức tính thành thực trong tình yêu, trong quan hệ với những người thân trong gia đình người Choang:

Dịch tiếng Hán 人家有吃哥没吃 人家无情哥有情 人家无义哥有义 样样数来合妹心 Dịch Hán Việt:

Nhân gia hữu cật ca một cật Nhân gia vô tình ca hữu tình Nhân gia vô nghĩa ca hữu nghĩa

Dạng dạng sổ lai hợp muội tâm

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Người ta có ăn anh không có Người ta vô tình anh có tình Người ta vô nghĩa anh có nghĩa

Nghĩa tình là thứ em trọng anh

[72]

Ở đây, nhân vật trữ tình “anh” đã được đặt trong sự đối sánh với nhân vật “người ta” vô hình, không xác định. Cách nói bóng gió này nhằm làm nổi bật đức tính của nhân vật trữ tình. Những hình ảnh đối sánh nhau tạo thành các cặp đối lập: có ăn – không có ăn, vô tình – hữu tình, vô nghĩa – hữu nghĩa. Có thể rằng, đây là lời tâm sự của một người con gái đối với người mình yêu thương – một chàng trai tuy nghèo nhưng có tình có nghĩa, sống có nhân cách, có đạo đức. Vì vậy cho dù chàng có nghèo, “chẳng có ăn” nhưng cô gái vẫn ưng, vẫn trọng. Hợp với đạo lí làm người, cũng là hợp với tâm ý của cô gái.

Trong ca dao, người Choang cũng dặn dò nhau khi chọn chồng không nên vì phú quý giàu sang mà lấy chồng nhà giàu có, chê nhà nghèo hèn. Họ trân trọng những vật chất do bàn tay mình làm ra và luôn chúc phúc cho cuộc hôn nhân của những chàng trai, cô gái chăm chỉ, lam làm:

Dịch tiếng Hán 好女自聪明 不爱富嫌贫 愿含辛茹苦 巧手家业兴 石头造金桥 几个梦不成 埋头创家业 父母免挂心 Dịch Hán Việt:

Hảo nữ tự thông minh Bất ái phú hiềm bần Nguyện hàm tân như khổ Xảo thủ gia nghiệp hưng Thạch đầu tạo kim kiều Kỉ cá mộng bất thành Mai đầu sáng gia nghiệp Mụ mẫu miễn quải tâm

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Gái ngoan tự hiểu thông Đừng tham vàng bỏ ngãi Nguyện đồng cam cộng khổ Làm giàu đôi bàn tay

Đá xây thành cầu vàng Mộng nào cũng thành thực Đôi cuốc thành nghiệp lớn Cha mẹ chẳng uổng công

[63, tr. 259]

Là những con người lao động – thành phần chiếm đa số trong xã hội Choang lúc bấy giờ, trong nhiều bài ca dao, các nhân vật trữ tình như chị em gái, mẹ và con gái thường tâm tình, khuyên bảo nhau “lấy chồng thổ ty chẳng mấy người”. Ít cô gái nào xuất thân từ tầng lớp bình dân mà lấy được “con nhà quan”. Vả lại, được gả vào “nhà thổ ty” cũng chưa chắc có hạnh phúc bởi thân phận thấp hèn cũng sẽ không tránh khỏi bị khinh rẻ, chà đạp. Thế nên một cô gái thông minh sẽ tự hiểu được đạo lí đó và có sự lựa chọn đúng đắn cho mình trong hôn nhân. Họ tin tưởng rằng, chỉ cần có sự đồng cam cộng khổ, nhẫn nhịn chịu khó thì ước mơ nào cũng có thể thành hiện thực. Họ dựa vào niềm tin lành mạnh để sống và vươn tới ước mơ lớn hơn – “hưng gia nghiệp” làm nên nghiệp nhà.

Trong hệ thống quan niệm đạo đức, người Choang cũng vô cùng quý trọng chữ “nghĩa”, và ngược lại, họ coi khinh người “bất nghĩa”. Chữ “nghĩa” ở đây tức là “chính nghĩa”, “chính trực”. Những thứ họ đổ mồ hôi công sức ra mà có được, chính là “nghĩa”. Hơn nữa, phàm là những thứ đã trở thành của người khác, họ cũng không tơ hào đến nữa, “không lấy của bất nghĩa”. Trong kho tàng ca dao của người Choang, có không ít bài đã thể hiện rõ ràng quan điểm đạo đức này:

Dịch tiếng Hán 无义之才妹不要 宁愿上山去割茅 宁愿割茅上街买 钱财和哥一起抛 Dịch Hán Việt:

Vô nghĩa chi tài muội bất yếu Ninh nguyện thượng sơn khứ cát mao

Ninh nguyện cát mao thượng nhai mãi

Tiền tài hòa ca nhất khởi phao

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Người mà bất nghĩa em không lấy

Thà rằng lên núi cắt cỏ tranh Cắt rồi lên phố đông người bán

Cùng anh vứt bỏ tiền tài kia

[40]

Đối với họ, bất tín bất nghĩa là những thứ đáng ghét nhất trên đời. Nhiều cô gái Choang đã bày tỏ tâm nguyện muốn cùng người mình yêu thương đồng cam cộng khổ những ngày vất vả, cho dù có phải lao động nặng nhọc (lên núi), kiếm những thứ có giá trị vật chất không lớn (cỏ tranh) nhưng họ vẫn vui lòng, vẫn ngập tràn hạnh phúc. Không chỉ riêng trong ca dao người Choang, thơ ca người Hán cũng không ít lần xuất hiện hình ảnh con người dám “vứt bỏ tiền tài”. Trong đó, phần lớn là những người trí thức cao, có tài trong xã hội, vì bất mãn với chế độ hoặc nhìn thấy những mặt trái của xã hội đồng tiền nên họ khinh bỏ tiền tài vật chất và coi thường của cải. Trong số đó, không ít người đã trải nghiệm cuộc đời trong phú quý vinh hoa, trong sự trọng vọng của người đời. Thế nhưng, đối với những người dân lao động bình dân như những chàng trai cô gái trong lời ca dao, để có những hành động dứt khoát “vứt bỏ” những thứ dễ làm người đời thèm muốn kia, thì có lẽ bởi quan niệm đạo đức đã ăn sâu vào ý thức họ. Những lời ca dao có lối so sánh rất giản đơn, thể hiện rõ sự chất phác nhưng đạo lí thì vững chắc: “Có nghĩa đẹp hơn cả đóa

hoa/ Bất nghĩa xấu hơn bã đậu phụ” (有义好过一枝花 无义丑过豆腐渣). Và cũng không ít những lời ca dao khẳng định nghĩa tình trọn vẹn còn quý giá hơn “ngàn vàng”, còn tiền tài chỉ như bùn đất rơm rác vô nghĩa. Con người quý nhau ở tấm lòng, ở nhân nghĩa: “Anh xem tiền tài như cỏ rác/ Em xem nhân nghĩa đáng ngàn vàng/ Ngàn vàng khó mua tình nghĩa trọng/ Em nguyện cùng anh kết trăm

năm” (哥看钱财如粪土 妹看仁义值千金 金难买情义愿 妹愿跟哥定终身). Bằng

lời ca tiếng hát, những chàng trai cô gái Choang đã nói lên cái khí khái trọng nghĩa khinh tài, biểu đạt truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc mình.

Sống trong môi trường lao động tự cấp, tự túc, người lao động Tày - Nùng cũng quý trọng tình làng nghĩa xóm, anh em bạn bè, trọng nghĩa mà coi thường tiền tài của cải:

Tiền bạc của cải cũng là rất quý Nhưng quý hơn là nghĩa anh em Có ai hỏi vàng có mấy cân

Thường hỏi anh em xa gần nhiều ít

[1, tr. 320] Không phải họ không biết đến giá trị của đồng tiền. Tuy nhiên, sự giàu có đủ đầy về tình nghĩa anh em, làng xóm được họ quý hơn, xem trọng hơn nhiều.

Bên cạnh những chuẩn mực đạo đức kể trên, các mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình và xã hội cũng được người Choang đặc biệt coi trọng. Họ hướng tới một xã hội thân thiện, nhân ái, giữa con người với con người tồn tại thứ tình cảm nhân hậu: yêu trẻ nhỏ, kính trọng người già:

Dịch tiếng Hán

莫忘父母恩, 辛苦养成人 如今能自立,

Dịch Hán Việt:

Mạc vong phụ mẫu ân Tân khổ dưỡng thành nhân Như kim năng tự lập

Đương hiếu kính song thân Nương nhẫn cơ thổ bộ

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Đừng quên ơn cha mẹ Kham khổ nuôi lớn khôn Nay trưởng thành tự lập Phải hiếu kính mẹ cha Con bú, mẹ đói lòng

当孝敬双亲 娘忍饥吐哺, 父挑担打工 疼妻嫌父母, 贱如狗蜷身 Phụ khiêu đảm đả công Đông thê hiềm phụ mẫu Tiện như cẩu quyền thân

Cha gồng gánh làm công Thương vợ quên cha mẹ Thân chẳng bằng chó lợn

[63, tr. 256]

Những câu ca dao như trên cũng phổ biến như câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” của người dân tộc Kinh – Việt Nam vậy. Đã là bậc cha mẹ, dù là người dân tộc nào cũng dường như có chung đức tính hi sinh, hết lòng vì con cái. Hình ảnh những bà mẹ dù đói lòng nhưng vẫn dành cho con bầu sữa ngọt dường như là hình ảnh đẹp nhất; và người dân lao động của mỗi dân tộc đều có những câu ca dao ca ngợi tấm lòng đáng quý ấy. Đối với người Choang, lòng yêu thương con cái cũng đi đôi với trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ và định hướng tâm hồn, giáo dục đạo đức cho con theo những chuẩn mực của ông cha để lại. Yêu thương con cái và nuôi dưỡng chúng thành người không chỉ là vấn đề của tình cảm mà còn thuộc phạm trù của hệ thống đạo đức xã hội. Nếu cha mẹ không nuôi được con lớn khôn, xây dựng được cho thế hệ sau tiếp nối được những truyền thống đạo đức của dân tộc mình cũng bị coi là thiếu đạo đức. Thế nên, cho dù người mẹ có phải “nhịn đói cho con bú” hay người cha phải vất vả “gồng gánh làm công” để nuôi con lớn khôn, họ cũng rất vui lòng. Bởi ngoài tình yêu thương vô bờ với con cái, trong đó còn là cả trách nhiệm, là đạo đức mà ông cha họ đã truyền lại bao đời. Và đương nhiên, những đứa con trưởng thành từ sự hi sinh ấy cũng phải hiếu kính lại mẹ cha khi đã khôn lớn. Đó là lẽ thường tình, cũng là sự đối xứng qua lại trong phạm trù đạo đức của người Choang xưa.

Với hệ thống đạo đức được quy định chuẩn mực, người dân tộc Choang đặc biệt rất tôn trọng gia đình có nhiều thế hệ chung sống. Hai mối quan hệ mấu chốt

dưỡng trưởng thành, lớn khôn, dựng vợ gả chồng cũng là lúc gia đình có thêm người. Người phụ nữ mới trong gia đình sẽ trở thành một trong những nhân lực lao động sản xuất chính. Bởi nàng dâu có tốt hay không, có hiền lành hiếu thảo, có giỏi giang hay không chính là chìa khóa để gia đình yên ấm hạnh phúc:

Dịch tiếng Hán 娶得位贤妻, 赛过无价宝 和气待双亲, 说话甜心头 心中有句话, 先用秤来约 有话不顺心, 过后不计较 Dịch Hán Việt: Thú đắc vị hiền thê Tái quá vô giá bảo Hòa khí đãi song thân Thuyết thoại điềm tâm đầu Tâm trung hữu cú thoại Tiên dụng xứng lai ước Hữu thoại bất thuận tâm Quá hậu bất kê giảo

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Lấy được người vợ hiền Hơn cả gia tài quý Hiếu thuận kính mẹ cha Lời dịu dàng dễ nghe

Chuyện bất bình trong bụng Tự biết đong nặng nhẹ Lời nói không vừa ý Biết mở lòng bao dung

[63, tr. 261]

Trong lao động sản xuất, nam nữ đều có sự phân công công bằng. Có vị trí công bằng trong sản xuất, dẫn tới địa vị công bằng trong gia đình. Đây là một trong những nét khác biệt đối với các dân tộc khác. Người phụ nữ khi đã làm dâu nhà người, phải biết chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhà chồng, hiếu thảo với cha mẹ chổng. Trong cuộc sống nếu có chuyện mếch lòng, cũng biết giấu trong bụng và biết mở lòng bao dung thứ tha. Trong câu ca dao trên, chúng ta có thể thấy rõ rằng hiền lành nhân hậu là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của một nàng dâu. Và nếu nhà nào lấy được nàng dâu tốt, biết kính trên nhường dưới, biết cân nặng nhẹ dò nông sâu, biết bao dung người khác thì nàng dâu ấy còn quý hơn cả một gia tài. Qua đó cũng thấy rằng, người Choang trọng hiền hơn trọng quý, quý người hơn của cải, đề cao giá trị sống về tinh thần hơn vật chất.

Bên cạnh đó, các mối quan hệ gia đình khác như quan hệ anh – em, chị - em gái, chị em dâu, anh em đồng hao dâu rể cũng được tổ tiên người Choang truyền dạy trong những câu ca dao với nội dung tương tự: người thế hệ sau phải yêu kính hiếu thảo với bậc tiền bối đã nuôi dạy mình. Anh chị em bất kể trai gái dâu rể đều phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, không vì những chuyện nhỏ nhặt hay lợi ích tầm thường mà gây mất hòa khí. Ngoài ra, đối với hàng xóm, họ cũng đề cao sự hòa thuận, tương trợ lẫn nhau, xây dựng nên một cộng đồng làng xã cố kết vững chắc.

Có thể nói, phạm trù đạo đức của người Choang có nội hàm rất phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên với dung lượng của một luận văn, chúng tôi chỉ dừng lại ở bước đầu phân tích các phạm trù cơ bản. Và những phạm trù này đều có quan hệ mật thiết

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)