Khát vọng chinh phục thiên nhiên

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 31)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1. Khát vọng chinh phục thiên nhiên

Kho tàng ca dao dân ca Choang là sản phẩm nghệ thuật quý giá, ghi lại một cách trung thực cuộc sống sinh hoạt, phản ánh sâu sắc quan điểm và thái độ, biểu đạt tình cảm và suy tư của những con người lao động. Cũng như nhiều dân tộc khác, ngay từ thưở sơ khai, người Choang đã bắt đầu muốn tìm hiểu nguồn gốc của con người, của thế giới và mối quan hệ của con người với vạn vật xung quanh. Những nhận thức ban đầu về thế giới ấy đã bao hàm thế giới quan của họ và dần manh nha thành những tư tưởng triết học đầu tiên.

Con người tiến hóa và phát triển trong thế giới tự nhiên một thời gian khá dài. Sống trong thế giới tự nhiên đó, con người có quan hệ mật thiết với thiên nhiên. Để sinh tồn, họ bắt buộc phải có nhận thức, hiểu biết về tự nhiên. Con người cổ đại luôn mong muốn lí giải được thế giới thiên nhiên xung quanh mình. Và hầu như dân tộc nào cũng tìm được sự lí giải của riêng mình về sự hình thành vũ trụ. Vào buổi ban đầu khi tư duy của con người mới phát triển ở dạng sơ khai, họ thường lí giải thế giới nghiêng về quan điểm duy tâm, người Choang cổ cũng không nằm ngoài quy luật ấy:

Dịch tiếng Hán

盘古造天地

Dịch Hán Việt:

Bàn Cổ tạo thiên địa

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Bàn Cổ sinh trời đất

划分许多神 又造山河流 造瓶来装水 盘古造天地 造太阳星辰 因为有盘古 我们才得光

Hoa phân hứa đa phần Hựu tạo sơn hà lưu Tạo bình lai trang thủy Bàn Cổ tạo thiên địa Tạo thái dương tinh thần Nhân vị hữu Bàn Cổ Ngã môn tài đắc quang

Tự chia ra nhiều thần Lại sinh núi sông biển Sinh ra bình đựng nước

Bàn Cổ sinh trời đất Sinh mặt trời, trăng, sao Nhờ ơn ông Bàn Cổ Con người có ngày mai

[63, tr. 60]

Thuyết Bàn Cổ mở trời đất là một trong những thuyết sáng thế sớm nhất của đất nước Trung Hoa, xuất hiện trong cuốn Tam Ngũ lịch kí (ghi chép lịch sử thời Tam hoàng ngũ đế) của Từ Chỉnh thời Tam Quốc. Tuy nhiên, thuyết này đã được lưu truyền khá rộng rãi trong dân gian từ trước đó. Có thể rằng, trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng, người Choang cũng đã sử dụng chất liệu của câu chuyện thần thoại sáng thế đó, sáng tác thành những câu ca dao dễ nghe, dễ thuộc để lưu truyền cho con cháu. Do được sáng tác bằng thể loại ca dao – một thể loại trữ tình dân gian nên nó bao hàm chất trữ tình rất rõ. Họ bộc lộ niềm biết ơn đấng sáng thế một cách trực tiếp: “Nhờ ơn ông Bàn Cổ/ con người có ngày mai”. Điều đó phần nào phản ánh được sự ngay thẳng bộc trực và niềm tri ân của họ đối với đấng sáng thế đã tạo ra loài người và muôn vật – con người thủy tổ đã tạo ra họ. Tuy nhiên, trong bài ca dao Bàn Cổ, họ thể hiện sự sáng tạo của mình trong tư duy và cách lý giải của họ phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi họ sống:

Dịch tiếng Hán

一来盘古造天地 二来李哥造山坡

Dịch Hán Việt:

Nhất lai Bàn Cổ tạo thiên địa Nhị lai Lý ca tạo sơn pha Tam lai Long Vương tạo tuyền

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Thứ nhất Bàn Cổ mở trời đất Thứ nhì anh Lý tạo sườn núi Thứ ba Long Vương tạo nước

三来龙王造泉水 四来夏帝造畲田

thủy

Tứ lai Hạ đế tạo dư điền

suối

Thứ tư vua Hạ tạo ruộng vườn

[63, tr. 60]

Theo nhận thức của con người thời ấy, trời đất vạn vật không chỉ là kết quả của sự phát triển tất yếu của tự nhiên mà do các loại thần khác nhau tạo thành. Đối với người Choang, khi đặc điểm tự nhiên nơi họ sống là miền núi, thì không thể thiếu sự hình thành của những ngọn núi, những con sông, những đồng ruộng. Với họ, chúng là do những vị thần khác nhau tạo ra chứ không riêng gì ông Bàn Cổ. Họ cho rằng, nước thuộc về Long Vương, ruộng đất thuộc về sự cai quản của vua Hạ... và dường như với mỗi vật được tạo ra, mỗi vị thần đều có quyền năng riêng và tập trung vào quyền năng ấy. Trong tư duy ban sơ, họ khao khát lí giải thế giới vạn vật xung quanh mình, tuy mang màu sắc duy tâm nhưng trong đó vẫn hàm chứa nhân tố duy vật: họ khẳng định vật chất chính là nguồn gốc của thế giới và cùng với đó là sự phủ định sự tồn tại của một loại “thần” nào tồn tại trước vật chất.

Người Choang sống và quan hệ mật thiết với tự nhiên. Sống trong điều kiện trình độ sản xuất còn lạc hậu, trình độ nhận thức chưa cao, sự nhận thức và lí giải thế giới tự nhiên của họ không tránh khỏi có sự ngây thơ. Họ tưởng tượng phong phú, hình tượng hóa tự nhiên thành những vị thần mang hình dáng con người. Tôn thờ vị thần như Bàn Cổ, Mẫu Lục Giáp... thực ra là tôn thờ con người, mơ ước về một sức mạnh có thể chinh phục được thiên nhiên. Mạnh mẽ, ngoan cường trước thiên nhiên nhưng họ đồng thời cũng có niềm tin vào thần linh, vào sự trợ giúp của thần linh, thể hiện niềm ước ao, mong cầu về mùa màng bội thu:

Dịch tiếng Hán

壮民去开田 碰见倒霉事 种谷不够吃

Dịch Hán Việt:

Tráng dân khứ khai điền Bính kiến đảo môi sự Chủng cốc bất cú cật Vương mẫu lai phất ương Mang tiên lai khư tà

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Người Choang đi cày ruộng Gặp phải điều không may Ngũ cốc chẳng đủ ăn

Vương mẫu xuống cứu giúp Mang tiên xuống đuổi tà

王母来祓殃 茫仙来祛邪 稻米又满仓 下田得四篓 上田得五筐

Đạo mễ hựu mãn thương Hạ điền đắc tứ lâu

Thượng điền đắc ngũ khuông

Thóc gạo lại đầy kho Ruộng dưới được bốn gánh Ruộng trên được năm bồ

[63, tr. 61]

Với một nền nông nghiệp chưa phát triển, người dân chủ yếu vẫn phải phụ thuộc vào thiên nhiên nên những năm bất lợi, mưa không thuận gió chẳng hòa chính là điều không may và là tai ương của người nông dân. Họ cầu đến thế lực siêu nhiên như “vương mẫu”, “mang tiên” trợ giúp và chỉ cần các đấng thần linh ấy “trừ tà”, “đuổi tai ương” thì thóc lúa lại đầy bồ, “ruộng trên được bốn gánh, ruộng dưới được năm bồ” cuộc sống đầy đủ và sung túc. “Vương mẫu” hay “mang tiên” chính là đại diện của thế lực siêu nhiên mà họ mơ ước để có thể chống lại những thế lực thiên nhiên bất lợi. Và cái mơ ước ban sơ của họ cũng chỉ là “thóc lúa đầy bồ” mà thôi.

Tuy nhiên, mặt khác của sự sùng kính thiên nhiên cũng là biểu hiện của sự bất lực trước thiên nhiên. Bằng sự quan sát, phân tích các hiện tượng thiên nhiên, họ cũng bắt đầu có kinh nghiệm nhất định và bắt đầu hiểu được quy luật của những hiện tượng thiên nhiên đơn giản. Về mặt nhận thức, họ đã có thái độ nhìn nhận thế giới vật chất một cách hiện thực hơn và hình thành những kinh nghiệm thiết thân trong đời sống: Dịch tiếng Hán 正月进立春 耙田闹纷纷 雨水一过去 忙把谷种浸 Dịch Hán Việt:

Chính nguyệt tiến lập xuân Bá điền náo phân phân Vũ thủy nhất quá khứ Mang bả cốc chủng tẩm

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Tháng Giêng đến lập xuân Cày đất ruộng xốp tơi Tiết “vũ thủy” qua đi Lại ngâm giống ngũ cốc

[63, tr. 247]

Việc sáng tạo ra nông lịch với 24 tiết trời đánh đấu sự chuyển biến của các mùa, các hiện tượng thời tiết trong năm đã giúp người Choang nắm rõ được quy luật sản xuất nông nghiệp phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi mình sinh sống. Và cứ như vậy, hết năm này đến năm khác, họ truyền dạy con cháu đời đời gieo cấy theo nông vụ. Điều đó cũng phản ánh ý thức, tư duy của họ đã tiến bộ, hướng theo quy luật khách quan và tôn trọng quy luật khách quan. Người Choang tuy sùng kính thiên nhiên nhưng không đặt niềm tin mù quáng vào đó mà họ đã dần nhận biết các yếu tố, các đặc điểm của tự nhiên nơi mình sống:

Dịch tiếng Hán 雨水交惊蛰, 日子快如风 三月交清明, 甘露救世人 父母千般想, 头条是劳动 季节正当时, 盼望雨淋淋 Dịch Hán Việt:

Vũ thủy giao kinh trập Nhật tử khoái như phong Tam nguyệt giao thanh minh Cam lộ cứu thế nhân

Phụ mẫu thiên bàn tưởng Đầu điều thị lao động Quý tiết chính đương thời Phán vọng ngữ lâm lâm

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): “Vũ thủy” giao “kinh trập” Ngày qua như gió bay Tháng ba tiết thanh minh Mưa ngọt cứu người đời Mẹ cha trăm điều nghĩ Lao động là trước tiên Cứ đến mùa đến vụ Chỉ mong trời đổ mưa

[63, tr. 249]

Người Choang chủ yếu là canh tác lúa nước vụ xuân nên yếu tố thủy lợi là một trong những yếu tố quyết định, sống còn đối với mùa vụ. Tổ tiên người Choang đã biết dặn dò con cháu khéo léo chọn thời điểm “vũ thủy” và “kinh trập” – các tiết nông vụ theo lịch xưa để gieo cấy. Sau những tháng dài của mùa đông miền núi, những cơn mưa của tiết thanh minh tưới tắm cho ruộng đồng trở nên mát lành được ví như những giọt nước cam lộ mát rượi cứu người đời, đủ thấy nước tưới quan

Trong quá trình lao động sản xuất, không ngừng đấu tranh với thiên nhiên, người Choang đã dần tạo ra một nền văn minh vật chất của riêng mình, đồng thời cũng tạo ra nền văn minh tinh thần đặc sắc. Và cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, nhận thức của con người về thế giới tự nhiên luôn đi theo con đường phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Con người từ thưở ban sơ thường bắt đầu tư duy từ những sự vật, những đối tượng lao động gần gũi với mình nhất rồi sau đó mới phát triển tư duy ra vũ trụ rộng lớn. Trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, họ bắt đầu biết tách mình ra để phân biệt với xung quanh, dần dần có ý thức về sự tác động của mình đối với thiên nhiên. Điều đó được thể hiện trong các sáng tác ca dao cũng như thần thoại của họ. Nếu như trước kia, đối với họ, hình ảnh thần linh là tối thượng, là bất khả xâm phạm, con người không thể phản kháng; thì về sau, trong một số thần thoại, lời ca dao, họ đã tỏ ý nghi ngờ về sức mạnh của thần linh. Khi mà sức mạnh tối thượng của thần đi ngược lại ý chí, nguyện vọng về cuộc sống an lành của nhân dân, thì họ sẵn sàng họp nhau chống trả. Dù chỉ là sức lực của con người với đôi bàn tay trần thế, nhưng họ cũng dám đứng lên chiến đấu với thiên nhiên quái ác gây hạn hán, mất mùa:

Dịch tiếng Hán 人们齐叫苦 人们同呼号 哪个力气大 杀死太阳精 哪个射箭狠 射落毒太阳 Dịch Hán Việt:

Nhân môn tề khiếu khổ Nhân môn đồng hô hiệu Nả cá lực khí đại

Sát tử thái dương tinh Nả cá xạ tiễn ngận Xạ lạc độc thái dương Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Ai ai cũng kêu khổ Ai ai cũng hô hào Rằng đâu người tráng sĩ Giết được mặt trời ác Đâu người xạ thủ giỏi Bắn rụng mặt trời kia

[41]

Hình ảnh “người tráng sĩ”, “xạ thủ giỏi” ở đây là hình ảnh của những con người trần thế, nghe lời kêu gọi oán thán của mọi người mà đứng lên diệt ác trừ

gian. Cho dù đó là đấng thần linh tối thượng mà họ vẫn tôn thờ, chẳng hạn như “mặt trời”, song nếu gây họa cho dân, khiến đất nứt cây khô, mùa màng thất bát thì cũng bị coi là loài yêu tinh độc ác. Họ quyết không tha thứ, thẳng tay loại bỏ, chỉ để đổi lại những điều rất bình dị: nhà nông có đất cày, cây cỏ tốt tươi, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu:

Dịch tiếng Hán

垌里的禾苗又转青 人间从此得安生

Dịch Hán Việt:

Đồng lí đích hòa miêu hựu chuyển thanh

Nhân gian tòng thử đắc an sinh

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Dưới đồng cây lúa lại xanh Trên bờ người sống yên lành an vui

[41]

Trong quá trình sản xuất và chinh phục tự nhiên, người Choang đã lí giải các hiện tượng thiên nhiên theo hướng vạn vật hữu linh, sùng kính các thế lực siêu nhiên. Trong đó, nội dung cốt lõi vẫn khẳng định rằng “thiên” - trời chính là thế giới tự nhiên, và con người có thể dựa vào sức lao động của mình để chinh phục. Đây là một tư tưởng tiến bộ. So với niềm tin mù quáng, khiếp sợ các lực lượng tự nhiên của tôn giáo nguyên thủy, thì đây chính là sự thể hiện của tư tưởng “nhân định thắng thiên” của người Hán sau này.

Trong văn học dân gian của người Tày – Nùng (Lạng Sơn), chúng ta thấy đề tài chinh phục tự nhiên được thể hiện chủ yếu ở thể loại truyền thuyết, thần thoại, sự tích các loại “phi” (ma). Tuy nhiên, không chỉ được truyền miệng dưới hình thức các câu truyện kể, chúng còn được các tác giả dân gian nhắc đến trong các hình thức ca dao dân gian dễ hiểu, dễ thuộc. Trong đó bao hàm quan niệm của họ về vũ trụ, nguồn gốc của thế giới và quá trình chinh phục thiên nhiên của con người. Ở đó, các nhân vật anh hùng đều là những chàng trai trần gian khỏe mạnh, tài trí. Họ khát khao chinh phục tiên giới, chính là không gian “trời” mà họ tưởng tượng ra, là nơi ở của các bậc tiên thánh, những thế lực siêu nhiên có khả năng chi phối con người. Bằng tài trí và sức lực, chàng trai trần gian thông minh vẫn có thể “Đoạt gậy Dả Dỉn” (Dả Dỉn là một loài yêu quái, có chiếc gậy thần thông muốn gì được nấy; đoạt

gậy của Dả Dỉn mang ý nghĩa to lớn, tước đoạt phép màu, phá vỡ được sự chi phối của thần quyền đối với con người) một cách chính trực:

Chàng liền tóm luôn chân mụ quỷ Khóa chặt chân quật mạnh lăn chiêng Dả Dỉn nằm hết phương động cựa Thua vật người địa hạ dương gian Tao chịu thằng nhóc con khỏe quá Vật tao ngã ba bận không gỡ

[1, tr. 433] Họ chiến thắng các thế lực siêu nhiên bằng sức mạnh của mình. Chàng Cỏ khay cũng chiến thắng thần gió thần mưa để giữ được mùa màng bội thu, lập mường mới.... thơ ca dân gian nói riêng và văn học dân gian của người Tày - Nùng nói chung đã ghi lại ước mơ và khát vọng chinh phục thiên nhiên, khắc phục thiên nhiên để tạo dựng một cuộc sống ấm no, ổn định, văn minh.

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)