Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng sinh động

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 94)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng sinh động

Sử dụng hình ảnh sinh động, phong phú là một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của ca dao Choang. Đã có rất nhiều bài tình ca miêu tả về người mình yêu thương bằng những hình ảnh rất xinh đẹp, rất đáng yêu mà không bài nào giống bài nào. Nếu như ở bài Em như cây câu trước sảnh đường, người con gái mà chàng trai theo đuổi được so sánh với cây cau thì cũng có những bài ca dao khác với kết cấu tương tự, nhưng hình ảnh sử dụng đã thay đổi:

Dịch tiếng Hán 妹是一棵柚子树 长在砖屋园角边 柚子哥想吃半颗 手短难摘恨绵绵 Dịch Hán Việt: Muội thị nhất khỏa trục tử thụ Trưởng tại ốc viên giảo biên Trục tử ca tưởng ngật bán khỏa Thủ đoản nan trích hận Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Em là cây bưởi thật ngọt lành Đứng ở nền gạch mấy tươi xanh

Quả ngon anh muốn ăn một nửa

Hiềm rằng tay vắn hái chẳng thành

[62, tr. 59]

Vốn chất phác, thuần hậu, người Choang thường đem vào ca dao những hình ảnh quen thuộc, ngay xung quanh mình, mắt thấy, tai nghe, gần gũi với mình nhất. Ví cô gái với “cây cau”, “cây bưởi” – những thứ cây căng tràn nhựa sống là một cách mà chàng trai ca ngợi cô gái mình thương. Cây cau, cây bưởi dù dân dã, gần gũi nhường ấy, tưởng chừng có thể dễ dàng hái xuống, có thể nắm giữ. Song đó đâu phải là “cây cau” bên tường rào, hay “cây bưởi” bên bờ ao mà có thể tùy ý với hái. Có thể nói rằng, đây là sự trân trọng của chàng trai đối với người con gái mình thương yêu. Nhưng đồng thời đó cũng là những khó khăn, ngăn trở bước chân của chàng đến với nàng bởi vì dù đó là “sảnh đường nhà quan” hay “nền nhà gạch” thì cũng là “vùng cấm địa” đối với dân nghèo. Có lẽ ở đây là một chàng trai nghèo phải lòng một cô gái nhà giàu hoặc con gái nhà quan, có địa vị và thân thế hơn hẳn. Chàng trai trân trọng cô gái, theo đuổi nàng bằng cả tấm lòng nhiệt thành. Hình ảnh cây cau, cây bưởi căng mọng đầy sức sống trong bài không chỉ là để miêu tả vẻ đẹp

thanh xuân của người con gái mà còn là hình ảnh đẹp trong lòng chàng trai, khiến chàng khó có thể tiến lại gần nhưng cũng chẳng nỡ rời chân đi, để lại trong lòng chàng nỗi vương vấn không dứt. Thể hiện tình cảm, nhất là tình cảm lứa đôi, ca dao Choang thường sử dụng những từ ngữ mềm mại, uyển chuyển, những hình ảnh lãng mạn. Để thể hiện nỗi nhớ người yêu, chàng trai hát:

Dịch tiếng Hán 望月月西下 望鸟鸟惊飞 月落星星在 空笼待鸟回 Dịch Hán Việt:

Vọng nguyệt nguyệt Tây hạ

Vọng điểu điểu kinh phi Nguyệt lạc tinh tinh tại Không lung đãi điểu hồi

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Nhìn trăng trăng đã về Tây

Nhìn chim chim đã cao bay mất rồi Trăng lặn sao vẫn tỏ ngời

Chim bay lồng trống đầy vơi nỗi niềm

[63, tr. 430]

Nỗi lòng của chàng trai hẳn là được giãi bày trong đêm khuya, khi nỗi nhớ người yêu dâng trào trong trái tim. Những hình ảnh “trăng”, “sao” của buổi đêm được đưa vào bài ca dao. Đối với tình nhân muôn đời, có lẽ trăng luôn là cảm hứng bất tận, là chứng nhân bất biến. Những lời hẹn biển thề non, những mong ước của đôi trẻ về tương lai và cuộc sống, có lẽ chỉ vầng trăng là hiểu rõ. Chính vì vậy mà khi đêm tàn, trăng lặn, có chàng trai đã “hận không trói nổi mặt trăng” để giữ chân người yêu, để kéo dài cuộc hẹn, để được bên nhau lâu hơn. Thế nhưng vầng trăng trong bài ca dao trên lại là một vầng trăng đơn côi, vầng trăng chỉ có chàng lẻ bóng. Thế nên, một mình với đêm trường, nhìn trăng thì trăng kia đã lặn, nhìn chim thì chim đã vút bay! Trăng là chứng nhân của tình yêu, còn chim thì thường có cặp, có đàn. Nhắc đến chim là nhắc đến tổ ấm, đến hạnh phúc, vậy mà chúng cũng vụt bay, để lại mình chàng với nỗi cô đơn bất tận. Lúc này thì thiên nhiên, cả “chứng nhân” tình yêu của chàng cũng dường như giễu cợt: “trăng đi sao vẫn tỏ ngời”. Đâu phải vắng trăng là bầu trời không còn ánh sáng? Ánh sáng của muôn vì sao vẫn chiếu soi, chỉ có chim bay là lồng trống trải. Hình ảnh “chim” trong bài chính là hình ảnh

của chàng trai: luôn mở cửa, mở lòng để đợi người mình yêu thương quay về trong vòng tay chở che, ôm ấp. Tình ca cũng phải ý nhị, kín đáo trong từng câu chữ, từng hình ảnh gần gũi mà thân thương, e ấp như thở ban đầu nhưng không kém ngọt ngào, đắm say. Chính vì tha thiết, đắm say nên khi thiếu vắng nhau, nỗi nhớ càng dày vò, cõi lòng càng trống trải, cô đơn. Chàng trai đã vậy, những cô gái khi thương nhớ người yêu cũng da diết không kém:

Dịch tiếng Hán 天星在岭月在山 离哥得远妹孤单 三月鹧鸪分地界 有翅难飞到一山 Dịch Hán Việt:

Thiên tinh tại lĩnh nguyệt tại sơn

Lí ca đắc viễn muội cô đơn Tam nguyệt gia cô phân địa giới

Hữu sí nan phi đáo nhất sơn

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Sao trời đầu non trăng cuối non

Xa anh biết sau có vuông tròn Tháng ba đa đa chia địa giới Cánh mỏng nào đâu vượt núi non

[72]

Cũng diễn tả nỗi nhớ, nỗi khổ đau vì xa xôi, cách trở, bài ca dao này cũng sử dụng hình ảnh “trăng”, “sao” chính để ví với hình ảnh đôi trai gái. Trăng và sao – hai tạo vật của thiên nhiên luôn truyền cảm hứng lãng mạn cho các cặp tình nhân, là bè bạn của họ trong những đêm hò hẹn được dùng để thể hiện khoảng cách xa xôi giữa hai người. Sự chia xa khiến cho người con gái thật cô đơn và nàng không hề ngại ngùng bộc lộ. Cô gái cũng ví mình như cánh chim “đa đa”. Tháng ba mùa xuân, chim đa đa dù có đôi cánh nhưng “cánh mỏng” cũng đâu đủ để vượt núi băng đèo. Cũng như cô gái với tấm thân mỏng manh yếu ớt đâu dễ vượt qua nghìn trùng để đến với chàng trai? Vì nàng là phận nữ nhi yếu đuối, tình yêu dù mạnh mẽ đến đâu, sự cách xa cũng làm nàng lo lắng, âu sầu. Hình ảnh cánh chim nhỏ bé giữa đại ngàn sông núi đã khắc họa nên hình ảnh người con gái yếu mềm đây khao khát yêu thương, khao khát vượt qua điệp trùng núi, điệp trùng mây để đến với người tình.

Cũng như người Choang ở Quảng Tây, người Tày – Nùng xứ Lạng sinh sống ở miền biên cương Tổ Quốc Việt Nam gửi gắm vào thơ ca dân gian của mình tiếng

nói trữ tình đằm thắm. Những hình ảnh gần gũi với đời sống của họ được thể hiện qua những lời sli, những câu hát lượn. Có thể nói, tình yêu đôi lứa là đề tài đặc biệt được sli Nùng ưu ái thể hiện nhiều hơn cả. Bởi qua đó vừa thể hiện kết quả bộc lộ trọn vẹn cảm xúc, đồng thời đưa lại cái nhìn đầy tính nhân văn đối với đời sống tình cảm con người. Tất cả những câu sli đều xuất phát từ những câu nói cửa miệng, từ những suy nghĩ hồn hậu của con người. Người Nùng tạo ra những hình ảnh vừa quen thuộc, giản đơn, nhưng vừa mới mẻ, sống động:

- Tình yêu đôi ta không gì sánh/Núi nặng bao nhiêu tình bấy nhiêu

- Không gì ví nổi tình yêu em/ Yêu em khác gì vỏ liền cây - Yêu anh hơn cả cá yêu nước

[2, tr. 25] Những hình ảnh: cá, nước, vỏ, cây, núi...là những sự vật thường gặp và được gọi tên trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng đi vào lời sli, tiếng nói ấy trở nên hài hòa, sống động hơn: “như cá yêu nước, vỏ liền cây” không thể tách rời. Và núi kia có ai cân nổi mà lại là đơn vị đủ để cân được sức nặng của tình yêu nam nữ. Đặc biệt, họ biết sử dụng các hình ảnh biểu tượng. Ví như “trầu cau” với người Nùng có ý nghĩa tượng trưng cho tình bạn bè, làng bản, đặc biệt là cho tình cảm lứa đôi, lễ nghi và tình yêu tốt đẹp. Trọn vẹn nhất là tình yêu đôi lứa nên duyên vợ chồng son sắt:

Thực lòng em có kết yêu anh Về bảo mẹ cha mới thực tình Được lòng mẹ cha đều thuận ý Anh dẫn trầu cau hỏi tận nơi

[2, tr. 27] Hoặc biểu tượng khác như: “cây cầu” bắc qua dòng suối, khe sâu... khi bước vào thế giới nghệ thuật của thơ ca dân gian Tày – Nùng, cây cầu không chỉ đơn thuần

tượng trưng cho sự nối liền, khắc phục khoảng cách về mặt không gian địa lý, mà quan trọng hơn còn là sự nối liền khoảng cách giữa hai tấm lòng, hai tấm tình:

Em có lòng tốt bắc cầu gỗ Anh bắc cầu đá sẵn cùng em Cầu gỗ đi lâu nó còn mục Cầu đá đời đời vẫn tốt đi

[2, tr. 28] Sli, lượn ra đời và được nuôi dưỡng giữa lòng đời sống người Tày – Nùng nên các hình ảnh, các biểu tượng trong đó thường là những sự vật, hiện tượng gắn với môi trường lao động và môi trường sống của con người nơi đây. Những biểu tượng ấy chứa đựng mọi cung bậc tâm tư, tình cảm của người lao động, rễ ở lòng người, hoa nơi từ ngữ. Cũng dễ thấy và dễ hiểu điểm tương đồng này giữa người Choang Quảng Tây và người Tày – Nùng Lạng Sơn bởi những con người lao động – nhất là những người lao động dân tộc thiểu số thường sử dụng những hình ảnh gần gũi, thiết thực với mình nhất để đưa vào tiếng nói trữ tình của họ. Qua những hình ảnh gần gũi mà đưa vào thơ ca dân gian vẫn đẹp và thơ, vẫn giàu ý nghĩa, đời sống tinh thần của họ phong phú hơn, giúp họ xua tan những mệt nhọc và tiếp thêm sức mạnh trong lao động, để họ thấy rằng cuộc sống này có nhiều bất hạnh, lắm khổ đau, nhưng cũng rất đáng sống và họ có quyền tin và hi vọng vào tương lai.

Trong thế giới tình yêu muôn màu, nhiều hình ảnh quen thuộc mang tính biểu cảm cao được người Choang ưa thích và đưa vào những bài ca dao của mình. Đó là hình ảnh những con ngựa khỏe khoắn với bước chân gấp gáp như tấm lòng chàng trai luôn mong ước đến được với người mình yêu, là hình ảnh khăng khít cá – nước, bông hoa – ánh sáng mặt trời, mưa và ruộng cày.v.v. Những hình ảnh sinh động, phong phú đó thể hiện tư duy nhạy bén và tình cảm nồng nàn của con người cũng như tâm thế hòa hợp giữa con người với thiên nhiên vạn vật. Ngoài những bài ca dao về tình yêu, nhiều bài ca dao với nhiều chủ đề khác nhau cũng sử dụng những hình ảnh sinh động, tạo ấn tượng khó quên:

Dịch tiếng Hán 背带变成一张网 网得天边一颗 星 星子生下比灯亮 小小个子好聪明 Dịch Hán Việt:

Bội đới biến thành nhất trướng võng

Võng đắc thiên biên nhất khỏa tinh

Tinh tử sinh hạ tỉ đăng lượng Tiểu tiểu cá tử hảo thông minh

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Địu nhỏ bỗng hóa lưới trời Lưới trời rộng lớn sao ngời cũng đơm

Sao trời tỏ, át đèn đêm Hình hài thơ bé, em nhìn thông minh

[72]

Đây là một trong những bài hát ru mà người lớn hay hát khi địu bé trên lưng. Người Choang dành những tình cảm đặc biệt, thân thương nhất cho trẻ thơ. Những câu hát ru chất chứa bao hi vọng của người lớn: bỗng nhiên, như một phép lạ, chiếc địu vải trên lưng mẹ hóa thành một tấm “lưới trời”, lưới rộng tới mức đựng được ngôi sao ở tận chân trời. Và ngôi sao ấy không ai khác chính là em bé đang nằm trên lưng mẹ. Em bé là hóa thân của vì sao nên tỏa sáng, thứ ánh sáng tự nhiên, lấn át cả chiếc đèn dầu nhân tạo. Ngắm con, người mẹ tin rằng đứa con bé bỏng của mình lớn lên sẽ thật thông minh và khỏe mạnh. Có lẽ người mẹ nào yêu con cũng mong con mình cứng cáp, lớn khôn. Hình ảnh “đèn”, “sao” đã tỏa sáng cả bài ca dao, tỏa sáng cả tấm lòng người mẹ, cho độc giả cảm giác bình yên và hi vọng. Trong những bài ca dao hát ru, những hình ảnh như “hoa thơm trái ngọt”, “chim công”, “con đường trải hoa”, “dây chỉ óng ánh sắc bạc sắc vàng”, “những chiếc yếm thêu hoa xanh đỏ”... cũng thường được nhắc đến. Cả thế giới đầy hương sắc với những hình ảnh sinh động, phong phú như vẽ ra cho bé cả một bầu trời vạn vật đầy sắc hương đang nâng giấc cho bé ngủ. Cánh sắc đẹp ấy cũng đang chờ cho bé lớn để tận hưởng chúng, dành cho bé những yêu thương và những thứ ngon ngọt, tuyệt đẹp nhất của thế gian. Ca dao Choang là nơi để người Choang thể hiện những yêu thương, những cảm xúc của mình đối với thiên nhiên và vạn vật. Người với người yêu thương nhau là thế, không lí gì người Choang lại không thể hiện tình yêu quê

Dịch tiếng Hán 春风送暖百花香 甜了壮山香了农 场 凤凰飞过翅膀甜 欢歌曲曲醉心房 Dịch Hán Việt:

Xuân phong tống noãn bách hoa hương

Điềm liễu Tráng sơn hương liễu nông trường

Phường hoàng phi sí quá sí bàng điềm

Hoan ca khúc khúc túy tâm phòng

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Gió xuân hây hẩy ấm nồng Trăm hoa đua nở non lồng sắc hương Cánh phượng nhuốm những ngọt thơm Hát ca muôn khúc say hương mấy tình [72]

Đây là một trong những bài ca ngợi cảnh sắc quê hương khi vào xuân. Mùa xuân – mùa của sự hồi sinh với nắng ấm, chồi non, với muôn hoa đua nở, là mùa đẹp nhất trong bốn mùa. Mùa xuân đến, trên mảnh đất người Choang cũng có những cơn gió ấm áp, cũng có muôn hoa đua sắc đua hương. Mà đâu chỉ có gió ấm, hoa thơm, cả non nước trời mây cũng đều như nhuốm cái vị ngọt lành tinh khôi của nhị, mùi hương thiên nhiên đằm thắm quyện sâu của hoa. Hương sắc vương vấn khắp núi đồi trời mây, dù cánh phượng nào chỉ vô tình bay qua, cũng đủ nhuốm hương sắc đất trời nơi đây. “Phượng hoàng” chỉ là loài chim trong truyền thuyết. Không ai biết nó có thật hay không. Chỉ biết rằng, phượng hoàng là loài chim có địa vị thiêng liêng trong lòng người Choang. “Mùa xuân” – “phượng hoàng” – “hoa thơm” là những hình ảnh tráng lệ, tốt lành, may mắn mà bài ca dao vẽ nên. Đã có màu sắc, âm thanh, khí ấm, chắc chắn không thể thiếu tiếng hát lời ca. Được mệnh danh là “ca hải”, mảnh đất người Choang sinh sống đâu thể thiếu tiếng hát mùa xuân? Rượu không làm người say mà chính hương sắc tuyệt vời và giọng ca ấm áp đã làm nên điều đó. Những hình ảnh sinh động, hữu tình đã tô vẽ nên một mùa xuân đầy ấm áp, đẹp tươi. Dường như tất cả hương sắc, mùi vị, âm thanh tuyệt đẹp nhất của trần gian đều hội tụ trong những bài ca dao xuân. Bằng những hình ảnh đa dạng và sinh động, thích hợp với từng chủ đề mỗi bài, các tác giả dân gian đã khắc họa

những hình ảnh đẹp mà gần gũi với đời sống đã làm nên những câu ca dao Choang đặc sắc, ấn tượng, mang khí phách, tâm hồn người Choang.

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)