Nghệ thuật sử dụng lối nói khoa trƣơng

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 101)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3. Nghệ thuật sử dụng lối nói khoa trƣơng

Đây là một trong những thủ pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong những bài ca dao Choang. Lối ngoa dụ, khoa trương làm tăng thêm hiệu quả nhấn mạnh ý nghĩa, chủ đề của bài. Thường thấy nhất là ở những bài ca dao than khổ, khi nỗi khổ được nhấn mạnh, miêu tả bằng những hình ảnh khoa trương:

Dịch tiếng Hán 仓有一升米 好似银一千 喝到一碗粥 象相公过年 Dịch Hán Việt:

Thương hữu nhất thăng mễ Hảo tự ngân nhất thiên Hát đáo nhất oản chúc Tượng tướng công quá niên

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Kho có gạo một thăng Bằng cả nghìn bạc nén Húp được bát cháo nhạt Khác chi tướng ăn rằm

[63, tr. 241]

Với chủ đề than khổ, bài ca dao đã phóng đại các chi tiết, khiến cho nỗi nghèo khổ được bộc lộ một cách sâu sắc hơn: “một thăng gạo” với “cả nghìn bạc nén” và mội “bát cháo” với “khanh tướng ăn rằm”. Đây là những hình ảnh mang tính chất diễn tả cảnh sống đối lập giữa kẻ giàu và người nghèo. Đối với kẻ giàu, “nghìn nén bạc” có thể làm được rất nhiều thứ: ăn ngon, áo mặc lụa là, những thú chơi xa xỉ, và thậm chí là công cụ để mua quyền lực – mua quan bán tước chứ đừng tính nó sẽ mua được bao nhiêu “thăng” gạo. Đó có thể là gia tài, là thứ mà tưởng như muôn người tranh giành. Thế nhưng đối với người nghèo, thứ quý giá nhất đối với họ, chỉ là “một thăng gạo” mà thôi (thăng là đơn vị tính khối lượng xưa, một thăng tương đương một centimet khối). Một thăng – số gạo cực kì nhỏ bé nếu ở cuộc sống hiện thực ngoài kia thì quả không có cách nào so sánh nổi hai đại lượng chênh lệch nhau một trời một vực như vậy. Cũng tương tự, một “bát cháo nhạt” của người nghèo làm sao có thể so sánh với tể tướng ăn tết, ăn rằm. Khỏi phải hình dung cũng đủ biết cái tết của người đứng dưới một người đứng trên vạn người sẽ

đầy đủ, thịnh soạn đến thế nào. Bao nhiêu của ngon vật lạ, cao lương mĩ vị chất đầy, ăn không hết... là những cảnh xa hoa của giới quyền quý được ghi lại trong không chỉ một cuốn sách, một bài ca dao. Đương nhiên, bài ca đã sử dụng thủ pháp khoa trương, phóng đại để nói về tình cảnh thực của những con người nghèo khổ nhưng không phải để than vãn, để lấy lòng thương hại mà nhằm diễn tả một cách sâu sắc về bản chất xã hội.

Nếu những bài ca dao than khổ dùng thủ pháp khoa trương để khắc họa sâu sắc nỗi khổ, những cảnh đời cay đắng thì trong những khúc ca tâm tình, những bài ca đầy luyến ái, yêu thương, sự khoa trương, phóng đại thường có ý nghĩa thể hiện tình cảm sắt son của nam nữ thanh niên:

Dịch tiếng Hán 一摸到哥手 昏迷又苏醒 死去又回生 难忘我俩情 Dịch Hán Việt: Nhất mô đáo ca thủ Hôn mê hựu tô tỉnh Tử khứ hựu hồi sinh Nan vong ngã lướng tình

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Hễ nắm được tay chàng Người mê cũng tỉnh lại Chết rồi còn sống dậy Làm sao quên tình này

[63, tr. 427]

Tình yêu nam nữ là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca bao đời. Trong ca dao của người Choang, khi thể hiện lĩnh vực tình cảm này, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Trong bài ca dao trên, thủ pháp phóng đại – khoa trương đã góp phần thể hiện nỗi nhớ mong da diết của người con gái đối với người mình yêu thương. Nhớ thương đến đổ bệnh, “ốm tương tư” tới mức hôn mê. Niềm nhớ mong ấy mãnh liệt đến nỗi, chỉ cần có bàn tay chàng chạm nhẹ vào thôi thì nàng sẽ từ cõi mộng bay về thực tại, chết đi rồi vẫn có thể sống lại, như một phép lạ thần tiên. Đó thực ra không phải phép lạ nào cả mà chỉ là tâm bệnh phải chữa bằng tâm bệnh, ốm tương tư chỉ có thể chữa được bằng hình bóng người thương mà thôi. Và không chỉ là cảm xúc, sự phóng đại khoa trương còn để khẳng định sự quan trọng của đối phương:

Dịch tiếng Hán 盯你不眨眼, 眨眼怕你飞 十二瓣柚子, 不如一瓣柑 十二个好汉, 不如我情人 Dịch Hán Việt: Đinh nhĩ bất trát nhãn Trát nhãn phạ nhĩ phi Thập nhị biện trục tử Bất như nhất biên cam Thập nhị cá hảo hán Bất như ngã tình nhân

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Nhìn em mà mắt không rời

Sợ rằng chớp mắt, chim trời – em bay Mười hai múi bưởi mọng chua

Sao bằng chỉ một múi cam ngọt lành Mười hai hảo hán kinh thành

Sao bằng chỉ một bóng hình anh thương

[72]

Những hình ảnh “nhìn em không chớp mắt” và “mười hai trang hảo hán cũng chẳng bằng người anh thương” là những hình ảnh ngoa dụ một cách đáng yêu về tình cảm chân thành của chàng trai dành cho cô gái. Dù rằng chẳng cô gái nào có thể vô duyên vô cớ biến mất chỉ trong một chớp mắt nhưng chàng trai vẫn chẳng dám dời ánh mắt nhìn nàng. Và hình ảnh “mười hai trang hảo hán” so sánh với hình ảnh một cô gái thì cũng là hình ảnh vô cùng khập khiễng. Nhưng đây không phải người con gái nào khác mà chính là người mà chàng trai thương yêu. Cho dù là mười hai trang hảo hán hay có cả thế giới đi chăng nữa, cũng không thể nào so sánh với cô gái đã chiếm trọn tim chàng. Lối khoa trương rất giản dị mộc mạc nhưng đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc về tình cảm của các chàng trai cô gái Choang trong tình yêu. Sự khoa trương phóng đại đôi khi còn để khẳng định tình cảm son sắt thủy chung:

Dịch tiếng Hán 哥是真心又真心 三十六牙咬铁钉 咬得铁钉节节断 齿对齿来心对心 Dịch Hán Việt:

Ca thị chân tâm hựu chân tâm Tam thập lục nha giảo thiết đinh Giảo đắc thiết đinh tiết tiết đoạn Chỉ đối chỉ lai tâm đối tâm

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Lòng anh với nàng thật trung trinh

Ba mươi sáu răng cắn sắt đinh Cắn đinh sắt rời bao nhiêu đoạn Là trái tim anh bấy chung tình

Chắc hẳn trong đời sống hiện thực, không chàng trai nào dại dột tới mức dùng răng cắn đinh sắt để chứng minh tình cảm chân thành của mình. Nhưng ở đây, có lẽ đứng trước cô gái mà chàng yêu thương với vài ba lời dỗi hờn, ghen tuông bóng gió đáng yêu, chàng trai đã không ngại bày tỏ sự chân thành bằng câu ca dao. Sự ngoa dụ, phóng đại về việc “cắn đinh sắt” và đinh sắt cắn bao nhiêu đoạn bấy chung tình đã giúp chàng trai Choang bày tỏ được sự chân thành của mình trong tình yêu. Tuy có phóng đại, khoa trương nhưng không phải sự khoa trương lừa dối. Ở đây, chàng muốn nói với cô gái rằng vì cô mà chàng có thể làm bất cứ điều gì, kể cả những việc tưởng chừng không thể làm được.

Ngoài những chủ đề trên, thủ pháp khoa trương, phóng đại còn được sử dụng để thể hiện nhiều chủ đề như: tình anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng, tình cảm vợ chồng, tình yêu đất nước, tự hào dân tộc... Trong mỗi bài ca dao, thủ pháp này đều tạo nên những nét riêng, tạo được hiệu quả nhấn mạnh chủ đề, ý nghĩa của bài, làm nên vẻ đẹp cho ca dao Choang.

Một phần của tài liệu Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)