Chân dung văn học

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 73)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.Chân dung văn học

Mục đích của Hà Minh Đức trong phần nghiên cứu tác giả, tác phẩm là "Nhằm bảo vệ những giá trị đúng đắn của tác phẩm văn chương, điều chỉnh và phê phán những nhận định chưa chính xác" [1, tr.10]. Đây quả là một công việc khó, nếu không có tâm lớn, tài cao thì các bài viết dễ sa vào thuyết lý câu chữ, ít có giá trị thuyết phục.

Đọc Bản sắc riêng độc đáo và giá trị lớn lao của Nhật ký trong tù

người đọc càng có dịp hiểu sâu hơn con người và sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh. Với cái nhìn "xương sống" của văn học là vấn đề thể loại (theo Bakhtin), yếu tố trung tâm của thơ trữ tình là nhân vật trữ tình, tác giả đã có công đào sâu những điều mình biết để đưa ra những luận cứ xác đáng nhằm "phê phán dứt điểm" một tiếng nói lạc lõng bên ngoài.

Bảy mươi tư bài viết về tác giả và tác phẩm trong Hà Minh Đức – Tuyển tập, tập 3 là những công trình nghiên cứu tác giả tác phẩm có ý nghĩa thẩm định và ghi nhận những thành công của các tác phẩm văn chương có dấu ấn. Ở các bài viết này Hà Minh Đức vận dụng đầy đủ và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu: từ phương pháp nghiên cứu tiểu sử, nghiên cứu cảm hứng chủ đạo, tìm cảm hứng chủ đạo qua hệ thống hình tượng nghệ thuật, phân tích ngôn từ, đến phương pháp nghiên cứu phong cách, thi pháp. Cái nhìn đa diện, tổng hợp như thế sẽ tránh được sự nhất phiến, thiên lệch, nên các bài viết đều chứa đựng lượng thông tin lớn, các ý kiến đưa ra có cơ sở nền tảng vững chắc. Khi viết về Nam Cao, ông đưa ra nhận định đánh giá có tính tổng kết toàn diện mà cô đọng, đúng ngang tầm với cuộc đời và văn nghiệp của Nam Cao: “Nam Cao là một trong những đại biểu ưu tú nhất, nhà văn có nhiều khám phá và sáng tạo mới lạ. Những đặc điểm sáng tác của Nam Cao được giải thích bằng chính tài năng của tác giả, một nhà văn chân thực luôn trân trọng cái đẹp của cuộc đời và nghệ thuật, một nhà văn có bản lĩnh kiên trì giữ

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 71

lại cho mình và nhân vật niềm tin vào sự thắng lợi của chân lý. Ánh sáng tâm hồn cao đẹp đó luôn được tiếp sức của phong trào cách mạng đang có những chuyển động lớn trong khoảng tối của đêm tàn để bước vào một ngày mới” [2, tr.640]. Trong lời giới thiệu tập thơ “Ta với ta” của Tố Hữu, Hà Minh Đức đúc kết nội dung tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của cả tập thơ qua những luận điểm tinh tế, ngắn gọn mà thâu tóm được cái “thần” của tập thơ: “Ta với ta là tập thơ có nhiều niềm vui; Ta với ta là tập thơ mang nặng tình đời, tình cảm với đất nước, nhân dân, bạn bè, Ta với ta cũng là tập thơ mang nhiều kỷ niệm thời gian của cá nhân; Từ Từ ấy đến Ta với ta, trên sáu mươi năm đã qua nhưng dòng thơ của Tố Hữu vẫn đi giữa cuộc đời, vẫn giữ sức lay động và niềm tin ở con người, vẫn là những giá trị tinh thần cao đẹp gắn với đất nước và nhân dân” [3, tr.269].

Hai bài viết về Nguyễn Đình Thi đã khắc họa chân thực gương mặt nhà văn toàn năng ở nhiều thể loại văn học nghệ thuật: “Nguyễn Đình Thi viết nhiều thể loại và theo một cách riêng, thơ bộc lộ nhiều nhất những cảm nghĩ của tác giả trước cuộc đời. …Điều đáng quý nhất ở Nguyễn Đình Thi là ông luôn tìm tòi, thể nghiệm, ông không ỷ lại vào cái lớn lao và mới mẻ của đời sống mà xem nhẹ tiếng nói ở bên trong. Điểm tựa chính trong thơ ông là tiếng nói sâu sắc, tinh tế của tâm hồn, tiếng nói ấy được chấp cánh trong niềm vui và lẽ sống lớn lao của thời đại mới” [3, tr.463]. Những bài viết này cũng chính là những phần thưởng xứng đáng ghi nhận thành quả lao động nghệ thuật miệt mài, vất vả của các nhà văn.

Đặc biệt với các tác gia như Xuân Diệu, quãng thời gian để khắc họa nên chân dung các tác gia này không phải chỉ từ một bài nghiên cứu mà nó là một chuỗi những công trình qua các giai đoạn khác nhau. Với Xuân Diệu, Hà Minh Đức không chỉ chỉ ra phong cách của nhà thơ này qua việc phê bình những trang thơ trước và sau cách mạng mà ông còn lồng ghép những chất

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 72

liệu đời thường mà ông đã ghi lại qua lần được trò chuyện với tác gia này. Chính vì vậy chân dung Xuân Diệu hiện lên đầy đủ và chân thực, có một sự kết nối rõ nét giữa nhà văn trên trang sách với chân dung ngày thường. Trong một bài ký về Xuân Diệu ông kể lại: “trong những năm đầu chống Mỹ cứu nước tôi đã đề nghị với anh Xuân Diệu để được nghe ý kiến của anh về phong trào Thơ mới và về riêng những sáng tác của anh. Thành phố lúc này sơ tán và đã vợi người và một ngày báo động đến mấy lần. Tôi gửi cho anh những câu hỏi và anh trả lời dần sau những lần gặp gỡ, cứ một tháng khoảng hai lần tôi lại được gặp anh. Câu chuyện có lúc trọn vẹn hai ba tiếng đồng hồ, có lúc bị ngắt quãng vì báo động”. Chính niềm say mê nghiên cứu về Xuân Diệu mà Hà Minh Đức không quản ngại thời gian và công sức để thực hiện niềm yêu thích của mình. Điều đó chứng tỏ, không chỉ trong sáng tác mới cần cảm hứng và tình yêu mà ngay trong lĩnh vực tưởng như nhọc nhằn, khô cằn và nghiêm túc như phê bình cũng cần một niềm đam mê làm chất xúc tác cho sáng tạo. Thể hiện là một nhà khoa học nhưng giàu phẩm chất nghệ sĩ, giàu tình cảm và sự mến yêu con người. Những ấn tượng về mỗi con người ông đã gặp, đã từng làm việc đều được ông ghi chép hoặc lưu giữ hình ảnh một cách chi tiết và độc đáo. Có lẽ bởi vậy mà trong mỗi chân dung nhà văn ông khắc họa đều có hồn và có thần sắc riêng.

Bí quyết để làm nổi bật chân dung văn học, ngoài dựa trên việc phê bình văn bản, Hà Minh Đức còn có trong tay một kho tài sản vô giá - đó là những ghi chép, tư liệu riêng mà ông đã lặng lẽ tích góp qua các cuộc chuyện trò với những nhà văn, nhà thơ lớp trước và bây giờ hầu hết đã qua đời như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… Những điều ấy chưa có trong văn học sử. Và hình như ông đã tự đặt cho mình cái sứ mạng là phải lần lượt công bố những tư liệu quý giá ấy. Điều đơn giản là vì ông là người duy nhất có chúng.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 73

Phê bình văn học là hoạt động đồng sáng tạo. Và cao hơn nữa là giới thiệu, quảng bá, định hướng, thẩm định lưu giữ những giá trị văn chương đích thực. Cũng đã có nhiều cuốn sách phê bình gây ồn ào tranh cãi mà giá trị của nó cũng chỉ dừng lại ở chỗ tranh cãi. Lối phê bình có đầu không đuôi như vậy rất dễ phương hại đến văn chương, bởi nó dễ tạo cảm giác đánh lẫn, nhoè mờ chữ nghĩa mà trong phê bình không chấp nhận. Văn chương tài năng và phong cách của Hà Minh Đức có thể được xem là một công trình mẫu mực. Đó là điểm nhìn của con mắt tinh đời, cái tài thấu suốt, cái tâm nhạy cảm, tấm lòng trách nhiệm và bộ óc uyên bác, có bề dày kiến thức, có kinh nghiệm phóng chiếu được những chiều cao thẩm thấu và đánh giá công minh, khoa học văn chương. Đó cũng là hành trình để ông tìm đến chân lý của nghệ thuật.

3.4. Tiểu kết

Là người gắn bó với đời sống văn học, thường xuyên quan tâm đến những vấn đề thời sự văn học Hà Minh Đức viết nhiều tiểu luận phê bình. Luôn theo sát những diễn biến của văn học, ông đã kịp thời đi vào những vấn đề mang tính thời sự. Những công trình của ông luôn khẳng định một phong cách độc đáo, đứng vững trên quan điểm của cá nhân khi nhìn nhận những vấn đề có tính chất khái quát. Trình bày khá văn học – bằng lời văn, nhưng trước hết bằng năng lực cảm thụ thơ, cảm thụ văn học. Sở trường về phê bình thơ Hà Minh Đức dã mạnh dạn đi những bước mới trong công tác phê bình, trên quan điểm luôn nhấn mạnh mối quan hệ giữa nhà văn và dân tộc, thời đại, giữa thơ ca và hiện thực cuộc đời. Ông biểu dương và khẳng định những tác phẩm văn chương có giá trị và phê phán những hiện tượng thơ cầu kỳ, bí hiểm thoát li cuộc sống, xa lạ với cuộc sống của nhân dân.

Nhờ bám sát thực tiễn đời sống văn học, nhờ hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực xã hội, ông đã phân tích lý giải những vấn đề lý luận một cách

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 74

sinh động, hấp dẫn. Những liên tưởng phong phú và độc đáo của ông đã khiến cho lý luận trở nên “xanh tươi” và có sức thuyết phục. Bên cạnh việc kế thừa thành tựu của những người đi trước và hệ thống một cách khái quát khoa học ông đã đưa ra những nhận định sắc sảo và tinh tế khi phê bình văn học. Bằng một giọng điệu đa dạng và linh hoạt, từ giọng điệu chính luận nghiêm trang và mực thước đến những cảm xúc biến đổi phù hợp cho từng đối tượng nghiên cứu, bằng ngôn ngữ dân tộc giản dị, trong sáng mà đầy sức thuyết phục với các thủ pháp so sánh, kết cấu, trích dẫn… Hà Minh Đức đã góp phần đem lại những sáng tạo mới cho lĩnh vực phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Trong hơn 40 năm gắn bó với sự nghiệp phê bình, Hà Minh Đức luôn tỏ ra là một nhà văn, nhà phê bình có uy tín về phê bình và thẩm định thơ, luôn bộc lộ nhiệt tâm xây dựng và vun đắp cho phong trào thơ ca dân tộc. Xuất phát từ chỗ đứng vững chắc của một con người thời đại, với cái nhìn khách quan, công minh, nhà nghiên cứu đã đem lại cho bạn đọc một cách đánh giá mới về thi ca trên tinh thần khoa học tổng hợp và xác thực. Chính từ sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ và cảm xúc trong nghiên cứu phê bình đã cho ra đời những chuyên luận thơ ca không chỉ có giá trị nội dung mà đầy tính nghệ thuật của Hà Minh Đức. Những tác phẩm đó thực sự là những sản phẩm của một bộ óc sắc sảo với cách phân tích tỉ mỉ, sâu sắc, cảm nhận tinh tế cái hay cái đẹp, cái mới của nền thơ ca nước nhà. Với quan điểm tiến bộ hiện đại, nhà phê bình đã làm sáng tỏ một cách khoa học và tinh tế phong cách độc đáo của nhiều tác giả , tác phẩm lớn, tiêu biểu trong tiến trình văn học.

Với thái độ tôn trọng con người, tôn trọng văn chương, Hà Minh Đức thận trọng trong khen chê, thiên về biểu dương khẳng định, còn phê phán thì nhẹ nhàng, mức độ, thẳng thắn. Thái độ khách quan trong phê bình là những nét đặc thù trong ngòi bút phê bình của Hà Minh Đức. “Giáo sư Hà Minh Đức là một nhà phê bình thiện tâm, thiện chí, bằng những bài viết nghiêm túc, thận

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 75

trọng và chân tình đã góp phần động viên cổ vũ các nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật, góp phần xây dựng nền văn học tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [27, tr.263].

Cuộc sống đang vận động không ngừng, thơ ca cũng nằm trong guồng quay sôi động ấy mà biến đổi theo từng thời kì, những chuyên luận nghiên cứu thơ ca của Hà Minh Đức luôn vận hành cùng những vấn đề thời sự nhất của thơ ca. Bằng tài năng sáng tạo và sự say mê nghề nghiệp, ông đã tạo nên những tác phẩm nghiên cứu – phê bình có giá trị và giàu sức cuốn hút. Với phong cách riêng, Hà Minh Đức luôn gắn sự nghiệp của mình với nền văn học hiện đại. Bằng cách đi sâu vào tác phẩm, nắm lấy những nội dung bản chất, ông đã góp phần phát hiện những giá trị thẩm mỹ mới. Với ngòi bút sáng tạo, linh hoạt, ông có cách tiếp cận riêng với thi ca mà không phải bất kì nhà nghiên cứu phê bình nào cũng có thể học theo. Luôn rút ra được tư tưởng của tác phẩm bằng sự phân tích cụ thể, trên cơ sở đó tổng hợp lại thành những nhận định, những luận điểm có tính chất tổng kết, vừa có tính chất đề xuất về mặt lí luận, Hà Minh Đức đã tuân thủ một phương pháp chính: khoa học, tổng hợp, xác thực, “phương pháp đó đảm bảo tính chiến đấu, vừa có sức thuyết phục bằng những lí luận, lập luận chặt chẽ sinh động có tác dụng nâng cao tư tưởng, nhận thức và đi vào cả trái tim người đọc, những lập luận đó là kết quả của một sự vận dụng khoa học nghiêm túc, đúng đắn, được một sự am hiểu nghệ thuật và tình yêu nghệ thuật nâng thêm trọng lượng” [30, tr.17]. Nhờ phương pháp đúng đắn đó, Hà Minh Đức trở thành nhà phê bình có uy tín về phương diện thẩm định thơ, không chỉ mang chất trí tuệ sắc sảo, những trang nghiên cứu phê bình của ông cũng là nhiệt tâm của người luôn gắn mình với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trước thực tế sôi động của thơ ca bằng cái nhìn xã hội tinh tế và giàu trải nghiệm, nhà nghiên cứu phê bình đã bộc lộ tình yêu thơ ca đến say mê. Ông nói về thơ ca không chỉ bằng lời mà bằng trái tim,

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 76

bằng những rung động của tâm hồn trẻ trung, đầy sức sống. Học vấn uyên thâm đã tạo cho những chuyên luận của ông có chiều sâu tư tưởng, tài năng nghệ thuật tạo cho ông cách lý giải vấn đề vừa biện chứng, vừa giàu chất thơ. Rõ ràng ở phương diện nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức đã chứng tỏ một tri giác nhạy bén, một sự cảm thu sâu sắc, một trình độ thưởng thức nghệ thuật đặc biệt tinh tế. Điều đó cho phép ông cảm thông với cái đẹp, bảo vệ cái đẹp bằng lập trường, quan điểm, lí trí và nhận thức đúng đắn của mình. Ngòi bút nghiên cứu phê bình của ông cũng cho thấy một kinh nghiệm và một bản lĩnh vững vàng đứng trên lập trường khoa học để nhìn nhận vấn đề. Các chuyên luận về thơ ca của Hà Minh Đức mang vẻ đẹp độc đáo, đó là sự tiếp cận chân lý bằng trí tuệ, tình cảm và niềm tin vững chắc vào những giá trị chân thực của thơ ca.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lê Thị Thanh Thương 77

KẾT LUẬN

Sự nghiệp nghiên cứu phê bình văn học của Hà Minh Đức là một sự nghiệp lớn cả về số lượng và chất lượng. Các công trình của ông đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của văn học nước nhà nói chung và lĩnh vực nghiên cứu, phê bình nói riêng.

Trong cuộc đời cầm bút của mình ông đã để lại những dấu ấn riêng trên văn đàn và có một chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học. Để có được những thành tựu đó chính là nhờ sự bắt nguồn ở tình yêu văn chương, niềm say mê nghiên cứu khoa học và hơn hết là một thái độ nghiêm túc đối với công việc. Cùng với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đương thời, ông đã tạo nên một thế vững chắc cho phê bình văn học Việt Nam trong giai đoạn có nhiều biến đổi. Chính những đóng góp của thế hệ ông,

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 73)