Đánh giá tổng quát

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 32)

5. Cấu trúc luận văn

1.3 Đánh giá tổng quát

Có một nhà thơ, nhà văn bên cạnh một Hà Minh Đức - nhà phê bình, nghiên cứu văn học danh tiếng, một nhà giáo nhân dân có uy tín trong nghề. Ở mỗi lĩnh vực, mỗi vị trí đảm nhiệm ông đều khẳng định được tên tuổi và tài năng của mình. Khi nhận xét về người thầy của mình, Trần Khánh Thành đã khẳng định: “Có một Hà Minh Đức nhà thơ, nhà văn bên cạnh một Hà Minh Đức nhà phê bình nghiên cứu văn học danh tiếng, một nhà giáo nhân dân có uy tín trong nghề. Đó là kết quả của một đời lao động miệt mài bền bỉ, là tình yêu cuộc sống, là tài năng nhiệt huyết đã thăng hoa.”[27, tr. 271]

Với sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học mà không phải bất kì một tác gia nào cũng có được Hà Minh Đức đã chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trên văn đàn văn học Việt Nam ngay từ những bước đi đầu tiên của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Tham vọng được nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp văn chương của Hà Minh Đức đòi hỏi một quá trình lâu dài và công phu. Mặc dù vậy, với phạm vi cho phép trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung đi vào hai lĩnh vực tiêu biểu nhất là: Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Hà Minh Đức.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 30

Chƣơng 2: SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VĂN HỌC

Đối với nền văn học của một dân tộc không thể thiếu hoạt động nghiên cứu văn học và các công trình nghiên cứu văn học. Nhìn lại một chặng đường đã qua, trong khoảng mười năm cuối thế kỷ XX và vài năm đầu thế kỷ XXI đã có một sự chuyển mình đáng khích lệ trong lý luận văn học ở Việt Nam mà một trong những nguyên nhân có tính chất đóng góp tích cực là việc giới thiệu các thành quả lý luận văn học nước ngoài. Sự xâm nhập của hệ thống lý luận phương Tây là cơ hội để các văn học trong nước có cơ hội được giao lưu và tiếp nhận với những thành tựu lý luận thế giới. Chính quá trình này đã tạo nên một luồng gió mới cho văn học lúc này. Tuy vậy, sự cố gắng bước đầu ấy chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Để góp phần mình vào sự nghiệp chung, bất kỳ ai yêu mến lý luận văn học, tâm huyết với ngành chuyên môn vất vả cực nhọc này đều thấy yêu cầu đổi mới là vô cùng cấp thiết, và phải rất khẩn trương vì chúng ta đang chậm trễ trên nhiều lĩnh vực.

Cho đến trước thời điểm năm 1945, đã có hàng loạt công trình nghiên cứu, lý luận văn học ra đời. Trải qua hơn một nửa thế kỷ, cho đến nay các công trình đó vẫn là những tư liệu quý báu cho những ai theo đuổi sự nghiệp văn chương nói chung, sự nghiệp nghiên cứu lý luận văn học nói riêng: Thi nhân Việt Nam (1942), Nhà văn hiện đại (1942-1943), Việt Nam Văn học sử yếu (1944), Văn học khái luận (1944).... Những công trình này, ở một khía cạnh đã góp phần đem lại một bức tranh khái quát về thực tiễn văn học ở giai đoạn này một mặt đưa ra những nhận định chân xác về giai đoạn văn học trước đó và chỉ ra những vấn đề, hiện trạng của văn học lúc bấy giờ.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 31

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)