5. Cấu trúc luận văn
2.3. Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
Khảo luận văn chương, Một thời đại trong thi ca Việt Nam là hai công trình công phu của Hà Minh Đức nghiên cứu về lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.
Tác phẩm Khảo luận văn chƣơng được bắt đầu từ việc nghiên cứu
những thành tựu nghệ thuật và những hạn chế trong tư tưởng của trào lưu văn học, Hà Minh Đức đã phân tích đúng đắn quá trình phát triển nội tại của văn
Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học
Lê Thị Thanh Thương 45
học dân tộc trên cơ sở kế thừa và cách tân truyền thống, sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây những thập niên đầu thế kỷ XX. Trong tác phẩm này tác giả đã khẳng định Thơ mới đã thực sự thắng thế và thơ ca đã bước vào một thời kỳ mới. Thơ mới chứa đựng nhiều nỗi niềm, niềm vui gắn bó với từng cuộc đời đến những nỗi buồn riêng thấm thía cô đơn và đau khổ: “Trào lưu thi ca này như một tâm hồn trĩu nặng ưu tư và xao động trong tình cảm buồn vui xót xa. Những tình cảm này gắn liền với từng cuộc đời thơ, nhưng cũng mang theo hơi thở chung của thời đại” [2, tr. 665]. Soi xét ở góc độ lịch sử dân tộc, Thơ mới không phải là tiếng nói thoát ly đã quên lãng đi thực tại mà là tiếng nói buồn thương trước cuộc đời. Là một tiếng thở dài, là những nỗi lo âu, một trạng thái trăn trở để giải thoát hay là một sự trốn tránh. Cũng từ việc đi sâu nghiên cứu một số tác giả như Nguyên Hồng, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Tô Hoài, Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi tác giả đã cho thấy một tiến trình đổi thay trong nhận thức của mỗi nhà thơ ở từng giai đoạn văn học, lịch sử khác nhau. Mỗi phong cách đều có những giá trị riêng biệt và hàm chứa những bút pháp đặc sắc trong lĩnh vực mà họ đã lựa chọn làm nên một phong trào thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam nói chung và thơ ca Việt Nam hiện đại nói riêng. Ông nhận thấy, trong Thơ mới mối quan hệ giữa nhà thơ và cuộc đời có nhiều biểu hiện tinh vi, phức tạp. Nếu như Xuân Diệu xem tình yêu như biểu hiện tập trung và hấp dẫn nhất của sự sống và là một phương diện của lẽ sống thì Chế Lan Viên, Vũ Đình Liên lại dường lại tìm cuộc sống trong những ngày đã qua, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân lại khơi dậy cả một miền văn hóa làng quê với những nét riêng độc đáo…
Hiểu rõ quy luật vận động của thời đại, Hà Minh Đức đã có một cách nhìn nhận khách quan của trào lưu Thơ mới cả ở mặt hạn chế cũng như thành
Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học
Lê Thị Thanh Thương 46
tựu mà Thơ mới đã đem lại cho thi ca dân tộc. Xuyên suốt những nhận định của ông đó là thơ là của quá khứ nhưng cũng là của hiện tại. Những thành tựu của phong trào Thơ mới đã góp phần xây dựng và nuôi dưỡng nền thi ca hiện đại. Trào lưu Thơ mới biểu thị một thời kỳ hưng thị của thơ ca dân tộc là “bó hoa đẹp mà vẻ đẹp của mỗi bông hoa được thắp sáng lên bằng chính ánh sáng của tài năng nghệ thuật”
Bên cạnh việc đi vào tìm hiểu thơ ca, Hà Minh Đức còn đặc biệt quan tâm đến truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói thời kỳ 1930-1945. Trên cơ sở tiếp cận công trình của các tác gia đầu tiên như Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm, Nhất Linh với Đoạn tuyệt và Bướm trắng, cho đến Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tô Hoài, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh. Hà Minh Đức đã khẳng định một tiến trình vận động và có những bước phát triển rõ nét của dòng văn xuôi lãng mạn 30 – 45 với nhiều biến thiên nghệ thuật khá phức tạp, có lúc xô bồ hỗn loạn và cũng có những nhánh có vẻ đẹp thanh cao. Nhiều nhà văn khi bắt đầu sáng tác văn xuôi đã thể hiện sự “non nớt” và “thoát ly” trong ngòi bút. Nhưng cùng với thời gian, sự đào thải của quy luật đào thải và phát triển, những yêu cầu bức thiết từ phía bạn đọc các nhà văn đã lớn dần theo thời gian với bằng những tác phẩm có giá trị thực sự. Các tác giả văn xuôi lãng mạn giai đoạn này đã thoát ly khỏi thực tế, khỏi những vấn đề bức thiết và những sự kiện quan trọng nhất của xã hội, đi từ việc tưởng tượng những câu chuyện xa thực tế, nhiều mộng tưởng, âm thầm tìm kiếm một vùng đất hứa của xa xưa… Họ đi vào khai thác những mối tình ướt át và thấm đẫm sự chia ly, tập trung miêu tả cuôc sống riêng tư và dường như cắt đứt mọi sợi dây ràng buộc giữa cá nhân và xã hội. Tuy vậy, đó chỉ là một sự khởi nghiệp ngắn hạn của các nhà văn giai đoạn này. Càng về sau, các tác phẩm văn xuôi đã có những bước trưởng thành rõ nét được biểu hiện qua sự thay đổi phong
Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học
Lê Thị Thanh Thương 47
cách sáng tác. Cùng với việc tìm hiểu văn xuôi lãng mạn, kịch nói và tiểu thuyết ở giai đoạn này cũng được ông đặc biệt quan tâm. Đặt trong mối tương quan với Thơ và tiểu thuyết ông đi đến nhận định: “Riêng với kịch nói, một thể loại sinh sau đẻ muộn những đã cố gắng vượt lên với những đóng góp mới từ kịch bản đến đoàn kịch và những đêm diễn có sức thu hút công chúng thành thị. Về nội dung, nếu ở thơ và tiểu thuyết chúng ta bắt gặp hiện tượng phân dòng theo xu hướng hiện thực lãng mạn và cách mạng thì ở kịch nói cũng diễn ra những trường hợp tương tự tuy có những đặc trưng và cách biểu hiện riêng.” [2, tr. 743].
Tác phẩm Một thời đại trong thi ca Việt Nam ra đời năm 1996, cuốn sách là một sự nhìn nhận mới về phong trào Thơ mới lãng mạn 1932-1945. Đây là một công trình mang ý nghĩa tổng hợp thể hiện sựu tìm tòi nghiêm túc của nhà nghiên cứu để đưa ra những kiến giải mới mẻ và sâu sắc. Tác phẩm cũng là sự tổng kết những thành tựu và chỉ ra những hạn chế của Thơ mới kèm theo những bài phân tích sâu sắc về những giá trị cơ bản của Thơ mới. Công trình là sự tập hợp những bài viết ở những thời điểm khác nhau trong vòng 10 năm. Bằng một cái nhìn tích cực và khách quan ông đã đánh giá Thơ mới như một trào lưu có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc nói chung và thơ ca Việt Nam hiện đại nói riêng. Ông quan niệm “với quan niệm đổi mới trong văn nghệ, chúng ta đã đánh giá lại, đánh giá đúng, trả lại cho những tác giả tác phẩm trên những giá trị vốn có. Vận dụng đúng quan điểm lịch sử, tìm hiểu những đóng góp mới của các hiện tượng văn chương đương thời so với những ngày qua”. Sự hình thành và phát triển của phong trào Thơ mới đã góp phần vào nuôi dưỡng sự phát triển của nền thi ca hiện đại. Trân trọng những tư tưởng đúng đắn của Thơ mới, nhà nghiên cứu – phê bình rất tỉnh táo và rất sắc sảo khi chỉ ra những hạn chế của trào lưu thơ
Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học
Lê Thị Thanh Thương 48
ca này. Các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng triết học duy tâm, nên nếu không tìm được thực tại như mình mong muốn họ sẽ rơi vào tình trạng chán nản, dễ thoát li. Có một giai đoạn Thơ mới được coi như trao lưu thơ ca lãng mạn “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Tuy nhiên, một mặt ông chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mặt khác ông cũng ca ngợi những nội dung dân tộc và truyền thống mà Thơ mới đã kế thừa và phát triển.
Sau thời kỳ đổi mới, có nhiều ý kiến muốn phủ nhận sạch trơn thành tựu của nền văn học cách mạng. Trước những luồng tranh cãi khác nhau Hà Minh Đức đã sớm đưa ra nhận xét: "Trên nửa thế kỷ phát triển của văn học cách mạng, thành tựu đạt được thật to lớn" là một quan điểm đánh giá khách quan, tỉnh táo và khoa học. Cũng với trường nhìn có ý nghĩa tổng kết và đánh giá đó, Hà Minh Đức đã lý giải, chứng minh "Bản sắc dân tộc sâu đậm của nền văn hoá và văn học Việt Nam", "Một nền văn nghệ giàu giá trị nhân bản và đậm đà tính dân tộc", "Thế kỷ XX với sự phát triển và giao lưu văn hoá ". Nguyễn Trãi ngày trước đã từng khẳng định:
Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Đó là chân lý hiển nhiên, vậy mà vẫn không ít kẻ muốn bác bỏ. Kiến thức uyên thâm và cách trình bày mạch lạc, khúc chiết của Hà Minh Đức ở hai bài viết này cũng chính là một tài năng phong cách văn hoá của người Việt Nam trong việc biết nhìn mình, nhìn người để rõ hơn mình, khẳng định mình. Ông đưa ra một quan điểm xác đáng tạo nên thành tựu của thơ ca cách mạng không phải ngẫu nhiên mà nó bắt nguồn từ yếu tố lịch sử, từ lập trường chính trị và quan điểm chỉ đạo của Đảng lúc bấy giờ: “Thời đại anh hùng của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc đã tạo cho văn nghệ một thế đứng vững chắc, một tầm nhìn rộng, nhìn xa, một suy nghĩ về bề sâu của cuộc sống,
Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học
Lê Thị Thanh Thương 49
một âm hưởng hào hùng giàu chất sử thi và một giá trị nhân văn bền vững. Đường lối văn nghệ của Đảng không chỉ chỉ đạo về mặt tư tưởng mà còn thể hiện trong cách tổ chức lực lượng để tạo hiệu quả cao nhất trong sáng tạo văn nghệ” [1, tr. 683]. Không phải đao to búa lớn tranh cãi áp đặt mà là nêu vấn đề, lý giải, chứng minh bản sắc riêng trong tất cả các lĩnh vực bằng lớp trầm tích văn hoá vật chất và phi vật chất quen thuộc, thiêng liêng, trìu mến ai cũng có thể biết được. Hà Minh Đức đã ghi nhận những chuyển động lớn của văn hoá văn nghệ thế kỷ qua trong sự kết hợp tổng kết một cách thấu đáo các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu hàng đầu. Nhà lý luận tài năng và nghiêm túc đã đặt ra những định hướng đầy tâm huyết: "Tác phẩm văn chương phải được đánh giá, bình luận" [1, tr. 167]. "Mọi cuộc trao đổi tranh luận phải có kết luận, phải có tổng kết đúng sai". Mỗi thời, văn chương đều có những kiệt tác. Kiệt tác đó có được khi mà “Tài năng phải đi đôi với tâm huyết. Tâm huyết là tấm lòng gắn bó sâu sắc với nhân dân đất nước và nghề nghiệp" [1, tr. 161]. Đó cũng chính là thông điệp gửi đến các nhà văn văn trong sự tin tưởng" Chúng ta có quyền tin vào tương lai, tin vào tài năng của các nhà văn Việt . Chúng ta chờ đợi những tác phẩm đỉnh cao..." [1, tr. 165].
Đánh giá về các công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức, Đỗ Kim Cuông, Vụ trưởng Vụ Văn hóa-Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhận định: “Không ít các giá trị đã đổi thay theo thời gian. Trạng thái tâm lý, tư tưởng và tình cảm của nhà văn khi viết về cuộc chiến tranh đã qua cũng điềm tĩnh hơn để nhìn nhận, lý giải các vấn đề… kể cả điều mà các nhà lý luận, phê bình quan tâm là “anh sáng tác theo phương pháp sáng tác nào?” Hà Minh Đức đã có một cái nhìn tổng quan về các sáng tác văn học trong 20 năm đổi mới, song chắc chắn là chưa đủ. Sức đâu mà ông đọc hết được hàng vạn đầu sách văn, thơ, lý luận, phê bình ra mỗi năm hiện nay; rất nhiều bản chỉ vài
Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học
Lê Thị Thanh Thương 50
trăm cuốn. Dư luận của công chúng và báo chí nữa nhiều khi cũng chưa phải đã tin cậy. Dẫu sao, ông cũng đã chỉ ra được một số đặc điểm đáng ghi nhận. “Ngày nay trên những trang viết nhà văn đi tìm và gắn bó với cái mới, phê phán tiêu cực nhưng không tô hồng một cách dễ dãi”; hoặc khi ông nhận xét về thơ “Viết về chiến tranh… thơ giàu chất sử thi và giọng điệu thơ hùng tráng. Trở về với cuộc sống thường nhật, giọng điệu thơ mang nhiều tính chất tâm tình, gần gũi”. Nhận xét này đều đúng cả, nhưng tôi nghĩ trong tâm thức sâu sa của người nghệ sĩ khi viết văn, làm thơ hôm nay ngoài xúc cảm họ còn muốn đào sâu vào bản chất của hiện thực đời sống, với buồn vui, sướng khổ của kiếp người để tìm đến các giá trị nhân bản” [34]
Khi nghiên cứu về trào lưu văn học ông luôn có một thái độ khách quan không bị rơi vào tính huống giảm nhẹ bên này và ca ngợi bên kia. Chính vì vậy mà ông là số ít những nhà nghiên cứu thành công ở cả hai trào lưu: thơ lãng mạn và thơ cách mạng. Say sưa ca ngợi những sáng tác thành công của nền văn học cách mạng, ngòi bút nghiên cứu của Hà Minh Đức mang theo niềm tin hy vọng của người nghệ sĩ gắn cuộc đời mình với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Ông tin tưởng ở sự đổi thay của thời đại cùng sự lớn lên về mặt tư tưởng của văn nghệ sĩ. Ở cương vị của một nhà nghiên cứu – phê bình theo quan điểm Mác – xít ông khẳng định được nhiều thành tựu của văn học văn học cách mạng nói chung và thơ ca cách mạng nói riêng. Tuy vậy, với nhận thức tiến bộ và hiện đại ông đã đứng trên quan điểm muốn ghi nhận những giá trị chân thực của thơ ca dân tộc ở mỗi chặng đường phát triển nên dù là người con của Đảng khi nhìn lại phong trào Thơ mới ông vẫn giữ thái độ khách quan để có cái nhìn đúng đắn về nó.
Nhìn nhận về lịch sử văn học Việt Nam hiện đại ông đưa ra một nhận định có tính chất khái quát và định hướng lâu dài: “Từ dòng chảy của thời
Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học
Lê Thị Thanh Thương 51
gian và dòng chảy của cuộc đời thì dòng chảy của văn chương phải vượt lên phía trước. Đó là điều mong ước và lí do tồn tại của văn học” [3, tr. 936].
Chú ý những biến động xã hội, bộ mặt sinh hoạt văn hóa của một thời kỳ, những tiềm lực sáng tạo văn chương, cảm hứng tiếp nhận của người đọc là những nhân tố được Hà Minh Đức chú trọng khi khảo sát một trào lưu hoặc một tác giả văn học. Chính vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu các vấn đề mang tính chất lý luận cấu thành nên văn học ông còn đặc biệt quan tâm đến việc khảo sát các bình diện văn hóa tinh thần khác góp phần tạo nên những chân dung khoa học chân thực và có ý nghĩa khái quát. Giáo sư Đinh Gia Khánh khi nhận xét về các công trình của Hà Minh Đức đã khẳng định: “với nội dung phong phú, với nhiều ý kiến hay đôi khi sâu sắc có thể là cớ sở quan trọng cho việc xây dựng một cuốn Lịch sử văn học Việt Nam hiện đại” [27, tr. 251]
Với hai công trình nói trên tác giả đã góp phần viết xong lịch sử Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.