Nghiên cứu thể loại văn học

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 41)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Nghiên cứu thể loại văn học

Một nền văn học muốn phát triển không thể dựa trên cảm quan chủ quan của người cầm bút mà nó cần phải dựa trên một hệ thống cơ sở lý luận làm kim chỉ nam định hướng cho đường đi của văn học của nền dân tộc. Với sự ra đời của hàng loạt công trình: Thơ Việt Nam (Hình thức và thể loại), Tác phẩm văn học, Loại thể văn học, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Ký về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Cơ sở lí luận báo chí, Hà Minh Đức đã thực sự trở thành chuyên gia hàng đầu về thể loại văn học.

Khi đi vào nghiên cứu thể loại văn học Hà Minh Đức đặc biệt chú ý đến mối tương quan giữa văn học và thời đại. Nhờ bám sát thực tiễn và phản ảnh

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 39

chân thực cuộc sống cùng với những đổi thay từng ngày, nên khi nhận định mối tương quan giữa văn học và hiện thực trong sự phát triển qua từng giai đoạn văn học khác nhau Hà Minh Đức đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về sự đổi mới của từng thể loại. Khi nhìn nhận về sự phát triển của truyện ngắn ở giai đoạn 1900 – 1945 ông khẳng định:

Ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ của câu chuyện thông qua chuyện đời có thực có hiệu quả hơn chuyện tưởng tượng xa xôi. Do đó nhiều truyện ngắn còn mang dấu vết của truyện ký. Trong giai đoạn này quan niệm thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà chi phối đến cấu tạo của nhiều truyện. Kết thúc có hậu mang thiện chí của người sáng tác và cũng dễ phù hợp với tâm lý người đọc. Song nếu xét kỹ lại có thể không phù hợp với hiện thực vì trong cuộc sống không dễ bao giờ cái thiện cũng thắng cái ác[3, tr. 35-36]. Bằng viêc nghiên cứu thơ ca từ biến đổi và phát triển cả về nội dung và hình thức nhà nghiên cứu đã chỉ ra một tiến trình vận động không ngừng của thơ ca và mốc thời gian không thể không nhắc đến đó là phong trào Thơ mới. Sự phát triển của Thơ mới đã tạo nên một cuộc cách mạng cả về nội dung và hình thức: “Thơ Mới đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển các thể thơ, nâng cao khả năng biểu hiện của một số thể thơ và khôi phục lại một số thể khác vốn ít được vận dụng” [3, tr.19]. Ông cũng chỉ mặt hạn chế của Thơ mới: “Điều đáng buồn là ở đó nhiều lúc họ lại có ảo tưởng như mình đang bay bổng và đang được giải thoát – hoặc bằng cặp cánh nghệ thuật, hoặc bằng sự hỗn độn và lừa dối của những đạo lý suy đồi, và thậm chí với một số người, bằng cám dỗ của tình yêu, sắc đẹp, rượu mạnh và thuốc phiện[3, tr. 13].

Bài viết Truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XXSự phát triển của truyện ngắn Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 là những công trình tổng quan kết thực sự nghiên cứu và am hiểu sâu sắc một thể loại quan trọng

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 40

của văn học Việt Nam trong suốt một thế kỷ cách tân, định hình và phát triển. Qua các bài viết, người đọc thấy được khái quát đặc điểm nổi bật của truyện ngắn từng thời kỳ, yêu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng đối với truyện ngắn ở từng giai đoạn, sức sáng tạo của nhiều tài năng văn học. Do yêu cầu của thực tiễn thể loại này được vận dụng linh hoạt nhằm phản ánh kịp thời và nhanh chóng thực tiễn đời sống đồng thời biểu hiện được tư tưởng tình cảm của người sáng tác. Ông chỉ rõ: “Những truyện ngắn của thời kỳ đầu đã bộc lộ rõ khuynh hướng “văn dĩ tải đạo”” [3, tr. 33], nhưng theo thời gian thể loại này ngày càng được văn nghệ sĩ ưa chuộng truyện ngắn đã có những thay đổi rõ nét trong nội dung phản ánh: “Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới đã đưa tiểu thuyết thơ ca vào thời kỳ hiện đại. Truyện ngắn cũng nhanh chóng tiếp cận được những ưu thế mới của thời đại và chịu sự chi phối của của quy luật phát triển chung của văn hóa, văn nghệ đang đổi mới từng ngày” [3, tr. 35]. Trên cơ sở khảo sát hàng loạt các tác gia như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng,… qua hàng loạt các tác phẩm tiêu biểu ông đã đi đến khái quát hóa được thành tựu phát triển của thể loại truyện ngắn trên mười năm phát triển từ việc quan niệm về dung lượng tác phẩm “Trong văn chương đương thời, mọi người đã nhận thấy rõ ràng viết ngắn là một nghệ thuật, tác giả truyện ngắn có một ngôi vị riêng trong làng văn đồng thời cũng nhận thấy giữa viết dài và ngắn có một ranh giới không thể vượt qua” đến sử dụng kết cấu, khai thác chất liệu cuộc sống, xây dựng hình ảnh nhân vật, xây dựng hoàn cảnh… Từ việc nghiên cứu và khảo sát văn bản, những vấn đề của thể loại truyện ngắn Hà Minh Đức nhận định sự phát triển không ngừng và đóng góp lớn lao của thể loại này đối với văn học dân tộc ở từng thời điểm lịch sử: “Gần nửa thế kỷ phát triển, truyện ngắn tiếp nối truyền thống, mở ra tiếp nhận kinh nghiệm của

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 41

nước ngoài và bản thân nội lực phong phú, nhiều màu vẻ của nội dung đã đưa truyện ngắn vào hẳn quỹ đạo của văn chương thời kì hiện đại” [3, tr. 35].

Cùng với truyện ngắn, thể loại tiểu thuyết là một trong những thể loại thịnh hành và được các nhà văn ưa chuộng lúc bấy giờ. Bằng việc đi vào tìm hiểu hàng loạt các tác phẩm như Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách); Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Gia đình, Thừa tự (Khái Hưng); Bướm trắng (Nhất Linh); Tắt đèn (Ngô Tất Tố)… Hà Minh Đức đã lần lượt đi vào khai thác một cách khéo léo khả năng khai thác của từng tác gia trong thể loại tiểu thuyết. Trong khi nhìn nhận sự phát triển của một thể loại ông có cách tiếp cận theo tiến trình phát triển nội tại của nó. Cùng với hiện thực khách quan để soi chiếu và thấy được sự đổi thay của đặc trưng thể loại theo thời gian.

Trong quá trình nghiên cứu lý luận văn học, Hà Minh Đức đặc biệt quan tâm đến những quan điểm tiến bộ của C.Mác và Ph.Ăngghen. Trên cở sơ nghiên cứu tìm hiểu những luận điểm của hai tác gia này ông đã đi đến rất nhiều nhận định có ảnh hưởng sâu sắc đến những vấn đề thực tại của văn học trong nước lúc bấy giờ. Trong công trình C. Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin và một số vấn đề lí luận văn nghệ, Hà Minh Đức đã khẳng định một lần nữa quan điểm đúng đắn của C. Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin: “Quan điểm đúng đắn về mối quan hệ văn học nghệ thuật và đời sống xã hội đã góp phần xác định vị trí chức năng của văn nghệ trong đời sống xã hội, một hoạt động tinh thần rất năng động, phong phú. Văn nghệ nảy sinh từ nhu cầu thiết yếu của đời sống ngay từ buổi rạng động của xã hội loài người. Luận điểm về lao động xã hội là nguồn gốc nảy sinh của văn nghệ đã góp phần giải thích cụ thể sự hình thành những cảm xúc thẩm mỹ từ những hoạt động của con người trong đấu tranh thiên nhiên và xã hội. Nó vạch ra khuynh hướng giải thích sự ra đời của văn nghệ từ nguyên nhân tôn giáo hoặc từ những nhu cầu có tính chất giải thoát.”

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 42

Từ những luận điểm trên ông đã có những nhận định có ý nghĩa thực tế đối với bối cảnh văn học nước nhà: “Chạy theo tô điểm kĩ thuật để che đậy sự nghèo nàn và yếu đuối của nội dung thường là dấu hiệu của những tác phẩm văn học tư sản ở vào những chặng đường đi xuống. Nó không tìm thấy cứu cánh ở nội dung mà chạy theo sự tìm tòi hình thức” [2, tr. 706]. Chính nhờ xuất phát điểm và cách nhìn đúng đắn từ yêu cầu lý luận và thực tiễn văn nghệ dân tộc ông đã tìm đến lý luận gốc của chủ nghĩa Mác – Lênin về những vấn đề lý luận gần gũi, tương đồng để nghiên cứu và tạo hiệu quả rõ rệt. Trên cơ sở đó ông đã chỉ ra giá trị thực sự của văn nghệ không nằm ở hình thức, ở kĩ thuật mà nằm ở giá trị nội dung. Công trình đã thể hiện một cách nhìn thấu tỏ và cũng là cơ sở lí luận cho những ai muốn dấn thân vào con đường văn chương cần nắm vững và hiểu sâu sắc.

Điều nổi bật khi đọc các công trình của Hà Minh Đức là ở tình người ấm áp cũng như chất trí tuệ luôn vươn tới cái đẹp trong sáng mang tính thời đại xuyên suốt trong các công trình, bài viết của ông. Nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề lý luận văn nghệ của các nhà kinh điển trong tập "C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ", Hà Minh Đức không dừng lại ở những nguyên lý chung chung mà ông đã cố gắng nêu bật được những suy nghĩ thể hiện quan điểm thẩm mỹ của các nhà kinh điển thông qua thực tiễn văn học dân tộc và nhân loại, giúp người đọc soi sáng nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hôm nay.

Ngoài những vấn đề lí luận cơ bản, Hà Minh Đức đã đi sâu nghiên cứu các thể loại chủ yếu là thơ ca và các thể ký văn học. Công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại được khẳng định là một công trình viết công phu và nghiêm túc, kết quả của hàng chục năm lao động khoa học, giảng dạy và phê bình văn học. Đối với ông nhiều vấn đề đã được ấp ủ đến một độ

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 43

chín nhất định. Nó được bạn đọc đông đảo hoan nghênh và đáp ứng được một yêu cầu khá cấp thiết của quần chúng. Nhà nghiên cứu Nam Mộc xem đây là “một công trình có chất lượng và gợi nhiều kinh nghiệm cho người nghiên cứu văn học”

Công trình lý luận về thơ của ông được viết vào đầu những năm bảy mươi khi sự luận bàn và nghiên cứu về thơ còn hạn chế. Nhằm xác định một quan niệm đúng đắn về thơ, Hà Minh Đức đã khảo sát hàng trăm định nghĩa về thơ với những màu sắc khác nhau để tìm đến những chuẩn mực tương đối thống nhất về thơ. Trên cơ sở đó ông đi vào những vấn đề cốt lõi như: Nhà thơ, cái tôi và nhân vật trữ tình trong thơ; Tính khuynh hướng của thơ ca; Cảm xúc và suy nghĩ trong thơ; Vấn đề phản ánh hiện thực trong thơ; Truyền thống và sáng tạo trong thơ; Hình thức của thơ. Ở mỗi vấn đề, tác giả đều có những kiến giải cụ thể và sâu sắc dựa trên thực tiễn phát triển của thơ ca dân tộc “dám đánh giá cao cái thực tế thơ, thực tế văn học nước mình” [1, tr. 249]. Khi đánh giá và công trình này của Hà Minh Đức, nhà thơ Chế Lan Viên đã khẳng định: “Cái công của anh là biết bó lại và mang về. Bó những cái cần bó và vứt những cái cần phải vứt. Anh đã vứt đi nhiều quan điểm không phải là ít phổ biến lâu nay trong làng lí luận. Hoặc là những quan điểm giản đơn bảo thủ, khép chặt cửa lại – lệch phía bên này. Hoặc là những quan điểm tiên phong rối rắm, mở toang hoang các cửa – lệch phía bên kia. Anh có đấu tranh. Anh đã vận dụng sinh động quan điểm của Đảng và do đó hướng được mình về phía tương lai, về cái mới” [1, tr. 249]. Tác giả cũng góp phần giải quyết thỏa đáng nhiều vấn đề lý luận khá phức tạp về thơ như chất thơ, tính hiện đại và phi lí trong thơ,… Cuốn sách dày dặn, công phu và giàu sáng tạo này là công trình khoa học đỉnh cao của Hà Minh Đức và có giá trị bền vững về thời gian.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 44

Cùng với các công trình nghiên cứu thể loại thơ ca, Hà Minh Đức cũng có những chuyên luận có chiều sâu khoa học về ký văn học và báo chí. Mối quan hệ giữa cuộc sống và ý thức tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả trong các thể ký văn học và báo chí được ông khai thác với nhiều bình diện khác nhau: sự giàu có vô tận của cuộc sống và những nguyên tắc phản ánh trong các hoạt động văn học, báo chí, tính nhất thời và lâu dài của thông tin báo chí, những giới hạn và khả năng sáng tạo, hư cấu của người viết văn viết báo trong các thể loại và về người thật, việc thật. Nhìn chung lại, ba mươi công trình nghiên cứu được viết trong bốn mươi năm biểu hiện một sức lao động bền bỉ với những chủ đích nhất quán và giàu tính sáng tạo. Hà Minh Đức đã đi vào những vấn đề mới mẻ có tính chất phức tạp và tìm cách lý giải chúng một cách thuyết phục. Trên cở sở những nguyên lí chung ông đã làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn của văn học dân tộc và nhân loại làm cho lí luận sinh động và có sức thuyết phục. Ông trở thành chuyên gia hàng đầu về lí luận thể loại văn học.

Trải qua bao thập kỷ, những công trình nghiên cứu thể loại văn học của ông văn giữ nguyên giá trị, vẫn là tư liệu quý cho những ai muốn tìm hiểu sâu về lí luận thể loại văn học.

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)