Phê bình văn xuôi

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 69)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Phê bình văn xuôi

Bên cạnh phê bình thơ, Hà Minh Đức cũng quan tâm đến phê bình văn xuôi và có nhiều đóng góp. Gắn với thơ, văn xuôi ở mỗi giai đoạn là một phần không thể thiếu góp phần tạo nên thành tựu chung của văn học dân tộc. Trong khi phê bình văn xuôi ông đã lựa chọn những tác phẩm và tác gia tiêu biểu để nghiên cứu và có những phê bình mang tính chất thời sự và sâu sắc.

Khi phê bình văn xuôi Hà Minh Đức tập trung đi vào các thể loại: Tiểu thuyết, Phóng sự truyện ngắn ở hai giai đoạn 1900 – 1945 và Văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Cũng như Thơ mới và Thơ ca cách mạng, ở mỗi giai đoạn khác nhau văn xuôi mang những đặc điểm khác biệt rõ rệt cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên văn xuôi cách mạng là mảng đề tài được Hà Minh Đức tốn nhiều cống sức. Với mười bảy bài viết về các tác phẩm tiêu biểu của các tác gia khác nhau ông đã góp phần khắc họa sự vận động và những điểm nhấn của văn xuôi trong giai đoạn này như: Nguyên Ngọc, Võ Huy Tâm, Nguyễn Địch Dũng, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Chu Văn, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Bùi Hiển, Nguyễn Mạnh Tuấn. Ông khẳng định văn xuôi cách mạng đã có những bước chuyển mình quan trọng và gặt hái được nhiều tác phẩm có giá trị như: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,

Tây Bắc của Tô Hoài, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng… Đây cũng là giai đoạn mà văn xuôi phát triển rộng khắp, không kể khu vực thành thị hay nông thôn, những tác phẩm được công chúng đặc biệt đón nhận là của các tác giả ở vùng cao, các đồng bào dân tộc thiểu số. Từ việc nhìn nhận một cách tổng thể văn học giai đoạn này ông chỉ ra “Tính chất thời sự nóng hổi, cảm hứng anh hùng ca và chất sử thi đậm nét, sức mạnh của ý chí thống nhất giữa cộng đồng và cá nhân, tính định hướng và tập trung của hành động và tâm trạng nhân vật theo lý tưởng cách mạng, hình ảnh trung tâm là nhân vật tích cực,… là đặc điểm quen thuộc của nhiều sáng tác” [3, tr. 553]. Đồng thời Hà Minh Đức nêu

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 67

bật các yếu tố tạo nên sự phát triển của văn xuôi cách mạng: “Sự phát triển của văn xuôi cách mạng dựa trên những yếu tố quan trọng: Lý tưởng đẹp, hiện thực phong phú của cách mạng và tài năng của nghệ sĩ. Lý tưởng cách mạng đã tạo nên ánh sáng và phần ấm nóng qua những trang viết.” [3, tr. 553].

Nắm vững những bản chất của văn học giai đoạn này ông đã đi vào thực tế sáng tác văn xuôi. Ông đặt tác phẩm văn xuôi vào bối cảnh địa lý, bối cảnh dân tộc để tìm ra nét tương đồng khi nghiên cứu Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc: Thiên nhiên hòa hợp với con người và thực sự đã tạo nên một cái nền cho tinh hoa và đấu tranh xã hội… Tây Nguyên cũng là mảnh đất của nhiều truyền thuyết đẹp mà nổi bật là những truyền thuyết về lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm” [3, tr. 612]. Từ việc tìm hiểu các tư liệu để xây dựng nhân vật, tư liệu văn hóa trong tác phẩm Hà Minh Đức đã khẳng định: “Nguyên Ngọc đã miêu tả cuộc chiến đấu của dân làng với tất cả tính chất phức tạp của nó” [3, tr. 614], “Nguyên Ngọc đã mở rộng, miêu tả chân thực những bức tranh về đời sống khá sinh động, nhiều màu vẻ và đặt nhân vật của mình trong môi trường đó, gắn bó máu thịt với môi trường và cảnh ngộ... Nguyên Ngọc đã làm được việc chuyển điển hình xã hội thành điển hình văn học” [3, tr. 614].

Khi phê bình văn xuôi cách mạng ông chú ý đến những vấn đề lớn có ảnh hưởng đến những sáng tác ở giai đoạn này đó là yếu tố thời đại: “Tính chất thời sự nóng hổi, cảm hứng anh hùng ca và sử thi đậm nét, sức mạnh của ý chí thống nhất giữa cộng đồng và cá nhân, tính định hướng và tập trung của hành động và tâm trạng nhân vật theo lý tưởng cách mạng, hình ảnh trung tâm là nhân vật tích cực… là đặc điểm quen thuộc của nhiều sáng tác.” [3, tr. 553]. Nhà phê bình cũng dựa trên việc khảo sát hàng loạt các tác phẩm của Trần Đăng, Hồ Phương, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài để tìm một điểm chung nhất: “Sự phát triển của văn xuôi cách mạng dựa trên những yếu tố quan trọng: Lý

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 68

tưởng đẹp, hiện thực phong phú của cách mạng và tài năng của nghệ sĩ. Lý tưởng cách mạng đã tạo nên ánh sáng và phần ấm nóng qua những trang viết. Cách mạng đã thực sự góp phần giải phóng về tư tưởng “đã lay tận đầu óc và gốc rễ mọi thứ ràng buộc, mọi thứ tôn thờ, mọi thứ trì trệ” (Tô Hoài). Người viết chủ động với ngòi bút của mình, với cảm hứng sáng tạo, thấu hiểu đến chiều sâu của nhiều vấn đề xã hội phức tạp” [3, tr. 553].Từ việc đi vào phân tích từng tác phẩm tiêu biểu cụ thể của các tác giả ông rút ra ưu điểm cũng như không ngần ngại chỉ ra những mặt hạn chế của văn xuôi cách mạng. Ông thẳng thắn nêu lên những hạn chế mà thể loại tiểu thuyết mắc phải như: quá lệ thuộc vào mẫu, ít có nhân vật được tạo nên từ năng lực tổng hợp và hư cấu nghê thuật; Đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, một đề tài hết sức mới mẻ và hấp dẫn nhưng cũng là một thử thách thực sự với nhiều nhà văn; Một số tác phẩm về công nghiệp và nông nghiệp còn có chỗ bất cập. Đề tài nông nghiệp ít có những tác phẩm thành công. Chạy theo những diễn biến của phong trào với kết thúc đẹp theo định lệ và mong ước đã làm giảm tính chân thực của tác phẩm; Định hướng chính trị và cấu trúc còn yếu. Khi phê bình tác phẩm

Những người thợ mỏ của Huy Tâm nhà nghiên cứu cũng chỉ rõ: “Trong cách nhận thức về quần chúng công nhân, Võ Huy Tâm còn sa vào lối nhìn một chiều, thấy ở quần chúng tất cả những biểu hiện tích cực và tiên tiến nhất” [3, tr. 626], và quan điểm nhận thức này đã chi phối tác giả trong toàn bộ thiên truyện, trong tổ chức cốt truyện và nhân vật. Tuy vậy ông cũng khẳng định yếu tố làm nên sự thành công của tác phẩm đó chính là tư liệu cuộc sống mà nhà văn khai thác sử dụng trong tác phẩm của mình: Sinh trưởng và lớn lên trên đất mỏ, Võ Huy Tâm có một vốn sống phong phú về vùng mỏ, về con người và cảnh vật góp phần tạo nên những trang sinh động nói về sinh hoạt lao động của người công nhân vùng mỏ. Đúng như quan điểm khi làm công tác phê bình, ông tôn trọng tác giả, tôn trọng văn chương, không bao giờ có

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 69

thái độ phê phán hết cỡ, hạ bệ nhà văn, ngược lại luôn tìm kiếm những giá trị thẩm mỹ, những nét “tiềm ẩn” bên trong tác phẩm như là một sự khám phá thế mạnh giúp cho nhà văn đó thêm tự tin về thành quả mình đã làm được và tiếp tục khai thác mặt mạnh đó trong sáng tác. Chính vì vậy khi nhận định về Nguyễn Khải ông đã khẳng định một cách chắc chắn tài năng của nhà văn này: “Rõ ràng người đọc nhận thấy ngòi bút của Nguyễn Khải đang ở độ phát triển, sung sức và chuẩn bị cho một bước đi xa hơn.” [3, tr. 647].

Bên cạnh những luận điểm có tính chất “thép”, khi phê bình Hà Minh Đức bằng cách nói ví von so sánh đã biến những luận điểm tưởng như khô khan cũng trở nên giàu hình ảnh: “Thể ký phát triển cũng là một điều tự nhiên khi hiện thực của cuộc sống hàng ngày nảy sinh nhiều mẫu đẹp và nhiều nhà văn là người gặt hái mùa lúa đang dâng chờ” [3, tr. 554].

Cùng với việc nghiên cứu văn xuôi giai đoạn 1900 – 1945 và văn xuôi sau Cách mạng Tháng tám, ông cũng đi vào phê bình văn xuôi giai đoạn hòa bình và văn xuôi hiện đại. Ông ghi nhận những thành tựu mà các tác giả cũng như tác phẩm đem đến cho độc giả như Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái đồng thời thể hiện niềm tin về những thành tựu mà các tác giả này sẽ làm được trong thời gian tới.

Có thể nói với Hà Minh Đức để có được một kết luận nghiêm túc về một tác gia cần có khảo chứng thực tế và qua thời gian, có sự so sánh, để đi đến kết luận cuối cùng. Từ tìm hiểu cá nhân đơn lẻ đó ông đi đến khái quát hóa vấn đề của cả một giai đoạn văn học, nhìn nhận sự phát triển của văn xuôi cả ở hình thức, nội dung và đặt nó trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau phục vụ mục đích chung của cả dân tộc. Cách làm này được ông triển khai ở hầu hết các công trình của mình. Tuy vậy, nó không làm cho người đọc nhàm chán mà ngược lại vẫn thấy cuốn hút ở từng trang sách. Tiểu luận phê bình văn xuôi của ông là một bức tranh toàn cảnh của văn học đương thời.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 70

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)