Phê bình thơ

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 60)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Phê bình thơ

Phê bình văn học có nhiệm vụ nhận thức, phát hiện và lý giải các giá trị nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm văn học. Trong tam giác của đời sống văn học: nhà văn - tác phẩm - người đọc, phê bình nằm ở cạnh thứ 3 (người đọc); tất nhiên phải là người đọc chất lượng cao, người đọc có khả năng giải mã được những thông tin thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật. Quan hệ giữa sáng tác với phê bình là quan hệ theo quy luật cung - cầu, song song tồn tại như một tất yếu. Đã có sáng tác văn học thì phải có phê bình văn học. Điều đó tồn tại hiển nhiên như một chân lý. "Phê bình là sự tự ý thức của văn học", "Phê bình là thước đo mức độ trưởng thành của một nền văn học, một nền văn học chưa thể gọi là đã cứng cáp nếu không có phê bình văn học"… Có rất nhiều ý kiến đưa ra nhằm khẳng định vị trí của phê bình văn học trong đời sống. Qua đó cũng có thể thấy được hoạt động phê bình văn học thực sự đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn học dân tộc.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 58

Tuy vậy, “không phải bất cứ ai quan tâm đến phê bình văn học cũng có chung một quan điểm về đối tượng của phê bình. Và chính sự khác biệt quan điểm này đã dẫn tới sự khác biệt trong cách ứng xử đối với các khu vực của hoạt động phê bình văn học, đôi khi võ đoán và không hợp lý” [31]. Chính vì vậy tồn tại nhiều tranh luận về ý nghĩa thực sự của công tác phê bình văn học. Có ý kiến lại cho rằng: Nhà phê bình có ý thức cá nhân phát triển cao là một người biết được cái giới hạn quyền của mình và của người khác. Dám nói về người khác là dám chịu trách nhiệm về lời nói của chính mình. Bởi, phát ngôn về người khác là một kiểu phát ngôn về chính mình. Như vậy phê bình văn học, vì thế, không còn là chuyện cá nhân, không có vấn đề “ai thắng ai” muôn thuở, mà là một cuộc đối thoại thẩm mỹ theo đúng thuần phong mỹ tục để thúc đẩy văn chương dấn thân vào những cuộc phiêu lưu tìm những giá trị thẩm mỹ mới. Với Hà Minh Đức phê bình đơn giản là phải có sự thấu hiểu và cảm thông : “Nhìn nhận một con người, tôi kính trọng nhất là tài năng và nhân cách. Tôi thiên về nói cái hay, cái đẹp và phần nhà văn đóng góp cho đời. Tôi chấp nhận nhiều màu vẻ của cá tính và sở thích riêng” [45]. Quan niệm này đã thể hiện rõ nét và chi phối các tiểu luận phê bình của Hà Minh Đức.

Hà Minh Đức là nhà nghiên cứu viết nhiều, viết khỏe và đã có thành tựu. Những tác phẩm phê bình và tiểu luận của Hà Minh Đức được tuyển chọn in trong Tập 3 – Hà Minh Đức tuyển tập. Tập này chủ yếu được tuyển từ 5 tập sách xuất hiện khá đều đặn trong suốt ba chục năm qua: Nhà văn và tác phẩm

(1971), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca (1977), Thời gian và trang sách (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật (1998), Văn chương tài năng và phong cách (2001). Hà Minh Đức viết phê bình về hầu hết các thể loại nhưng sở trường của ông là phê bình thơ. Với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm ông phát hiện được nhiều ý thơ, tứ thơ hay, kịp thời động viên khẳng định những

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 59

hướng sáng tạo đúng đắn. Những bài tiểu luận của ông kết hợp khá hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa lý luận và thực tiễn, vừa tôn trọng nguyên tắc chuẩn mực vừa linh hoạt uyển chuyển.

Có thể nói, để phê bình văn tất nhiên phải có quá trình nghiên cứu. Khi nghiên cứu, người viết cũng bình từ lập trường, quan niệm và phương pháp nào đó. Nói cách khác họ cũng phải chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, mặt được, mặt chưa được... của sáng tác. Như vậy nếu không có quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng thì khó có thể làm tốt công tác của phê bình và phê bình có chiều sâu. Với hàng loạt các công trình nghiên cứu về thơ đã giúp cho Hà Minh Đức có được một quan niệm và định hướng đúng đắn để đi vào thực tiễn công tác phê bình. Ông quan niệm: Thơ là sự kết tinh cái đẹp của tâm hồn và tạo vật, và bài thơ hay là sự kết tinh của kết tinh. Chính vì vậy khi phê bình thơ ông không đi dàn trải mọi vấn đề mà luôn tìm những điểm cốt lõi tạo nên phong cách riêng của nhà thơ đó. Ông tìm thấy nhựa sống trong các nhà Thơ mới đó là tình yêu quê hương đất nước thấm nhuần trong từng vần, từng điệu, từng câu, từng chữ. Và trong thơ ca cách mạng tình yêu quê hương đó tiếp tục là bồi đắp để thơ ca phát triển rực rỡ.

Trong khi phê bình thơ ông đặc biệt chú ý đến những nhân tố ảnh hưởng đến thơ ca ở từng giai đoạn khác nhau: “Cuộc sống đi vào trong thơ bộ lộ trên nhiều phương diện từ cấu tứ chung đến cách lập ý, suy tưởng, cảm xúc, hình ảnh. Có thể chỉ xét đến cấu tứ của một bài thơ cũng ít nhiều dự đoán được tác giả của nó đã viết ra trong trường hợp nào và lấy cảm hứng sáng tạo từ đâu.” [3, tr. 205]. Như vậy thơ ca xét đến cùng không thể thoát ra khỏi khuôn khổ thời đại và chịu chi phối bởi thời đại, hoàn cảnh lịch sử xã hội mà cụ thể hơn là cuộc sống. Chính vì vậy Hà Minh Đức khi phê bình thơ luôn đứng trên lập trường và thái độ khách quan, ông coi trọng các tư liệu cuộc sống trong thơ và tìm ra mối liên hệ giữa nhà văn và cuộc sống, tác phẩm và

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 60

cuộc sống: “Thiếu đi chất liệu thực tế phong phú thì cho dù một cách nhìn đúng vẫn chưa đủ tạo nên thơ hay” [3, tr. 206]. Thiếu chất liệu cuộc sống bài thơ như một bức tranh tả cảnh mà thiếu hẳn đi cái hồn của sự sống. Tuy vậy Hà Minh Đức cũng đặc biệt lưu ý các nhà thơ trong quá trình sáng tác phải có một bản lĩnh “Vấn đề quan trọng là một chỗ đứng, một cách nhìn và một tầm suy nghĩ. Từ đây ta có thể nhìn sâu hơn cái ta đã thấy, và mở ra tầm nhìn được rộng hơn, xa hơn” [3, tr. 205].

Xuất phát từ quan niệm phê bình không chỉ là sự khen chê mà cao hơn là sự phát hiện, trân trọng nâng niu những nhân tố mới, những đóng góp mới. Tài năng bao giờ cũng hiếm hoi, Hà Minh Đức đã phải sớm tìm tòi, nâng đỡ những dấu hiệu của tài năng, đồng thơi ông cũng có tiếng nói khẳng định những tài năng đã ổn định để khuyến khích, động viên. Đối với ông Thơ mới là vùng đất chứa nhiều bí ẩn. Thơ mới không chỉ là một phong trào thơ đơn thuần mà là một mốc đánh dấu sự phát triển rực rỡ của thơ ca dân tộc. Đây cũng là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa thơ mới và thơ cũ một cách sôi nổi nhất. Thơ mới đã thắng thế vì nó phù hợp với sự phát triển tất yếu của trào lưu mới về tư tưởng cũng như về văn học. Thơ mới đã đem lại cho thi đàn một không khí hết sức mới mẻ và sôi động đồng thời làm xuất hiện nhiều tài năng với phong cách sáng tạo cá tính và độc đáo. Đứng ở quan điểm một nhà nghiên cứu, Hà Minh Đức đã khẳng định: “Trên bốn mươi năm qua các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã gắn bó và có nhiều thành công quan trọng qua nhiều chặng đường thơ cách mạng. Thời gian trôi qua, cái di sản tinh thần nhiều màu vẻ phong phú và phức tạp này thu hút được sự tìm hiểu, đánh giá, song còn những phương diện chưa được thấu hiểu và nhìn nhận thỏa đáng. Thơ mới là của quá khứ, nhưng cũng là hiện tại. Những thành tựu của phong trào Thơ mới đã góp phần xây dựng và nuôi dưỡng nền thi ca hiện đại. Trào lưu Thơ mới biểu thị một thời kỳ hưng thịnh của thơ ca dân tộc” [2, tr.703].

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 61

Trong chuyên luận nghiên cứu về Thơ mới, Hà Minh Đức đã chỉ ra đối tượng, những vấn đề về cái tôi, những cách tân và hạn chế của giai đoạn thơ này. Xuất phát từ một cách nhìn khoa học, khách quan và toàn diện Hà Minh Đức lí giải thấu đáo các vấn đề trong thơ của từng tác giả.

Các tác giả là đối tượng phê bình của ông như: Xuân Diệu, Huy Cận Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Lưu Trọng Lư… vốn là những tác gia đã có mặt trong hầu hết các công trình của các nhà phê bình trước đó. Làm thế nào để không giẫm lại vết chân của người đi trước đồng thời có thể tạo được một cách nhìn mới, đó là thách thức đối với những nhà phê bình như Hà Minh Đức. Mặc dù vậy, trong các phê bình của Hà Minh Đức, ta lại luôn bắt gặp một lối phê bình rất riêng. Ông đề cao những trang viết về quê hương trong Thơ mới, coi đó là mảnh đất tìm về của các nhà thơ ở giai đoạn này. Lý giải sự trở về với cội nguồn dân tộc trong thơ ông đặc biệt chú ý đến các tac gia như Nguyễn Bính, Anh Thơ: “Anh Thơ bộ lộ rõ hơn một tâm hồn thiết tha tình tứ ở một cách cảm nhận giàu nữ tính với những vẻ đẹp nhiều màu sắc của nông thôn, một làng quê ngát say trong hương hoa nồng nàn của tạo vật:

Làng xóm lặng say đi trong giấc ngát

Những hương hồng, hương lý dậy miên man” [3, tr. 477]

Ông lại tìm thấy một tâm hồn thơ giàu cảm xúc của Tế Hanh: “Điệu sầu trong thơ Tế Hanh lại bộc lộ một tâm hồn học sinh dễ thương vay, dễ lụy buồn; Thơ Tế Hanh buồn nhưng chưa rên xiết, chưa rơi vào siêu hình, không triết lý một cách tuyệt vọng” [3, tr.391]. nhưng cũng tìm thấy ánh sáng tạo nên mầm sống đó là tình cảm quê hương đất nước. Từ quan niệm: “vận dụng đúng quan niệm lịch sử, tìm hiểu những đóng góp mới của các hiện tượng văn học vào văn chương đương thời so với ngày qua đưa vào quan điểm nhân dân để phân tích” [1, tr. 640], Hà Minh Đức đã đến với Thơ mới bằng cách nhìn lịch

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 62

sử và cụ thể. Việc đánh giá Thơ mới một cách khách quan và khoa học của ông đã giúp cho độc giả nhìn nhận đúng hơn giá trị và đóng góp của nó đối với thơ ca dân tộc.

Khi đánh giá về bất kì một tác gia nào ông luôn có thái độ khách quan, khoa học và đầy thiện chí. Ông luôn ý thức rất rõ vai trò và trách nhiệm của một người làm công tác phê bình chân chính: “Phê bình thường đi song song và hỗ trợ cho hoạt động sáng tác văn học. Cuộc đấu tranh trong văn học đòi hỏi các nhà phê bình phải có tiếng nói phê phán những tư tưởng lạc hậu, phản động và khẳng định chân lý đúng đắn trong sáng tạo văn học” [3, tr. 844]. Coi Thế Lữ là nhà thơ mở đầu cho phong trào thơ mới, Hà Minh Đức nhìn thấy trong nhà thơ này sự khao khát tự do, muốn thoát khỏi cuộc đời tù túng, chật hẹp. Ông lại thấy ở Nguyễn Bính một sự gian díu sâu nặng với vẻ đẹp của đồng quê “ra đi từ làng quê, Nguyễn Bính đến với thị thành với hành trang giàu có trong tâm hồn và nghèo nàn về vật chất. Tình cảm và hình bóng quê hương như người bạn đồng hành trong suốt chặng đường dài của tác giả… Quê hương – hai tiếng thân yêu gần gũi ấy ở Nguyễn Bính không khuôn lại và khép kín mà mở ra với nhiều miền quê hương trong liên tưởng để có thể nghĩ đến một cái gì cao xa, rộng lớn hơn về quê hương, đất nước. Đó chính là chiều sâu tạo nên tầm vóc thơ Nguyễn Bính” [2, tr.526]. Cũng bằng một tâm hồn nhạy cảm với văn chương, tinh tế với từng tứ, từng vần, ông chia sẻ những vụng dại của thơ tình Huy Thông để hướng tới những tình cảm mạnh mẽ hơn của ngòi bút này. Ông không chỉ phát hiện cái sầu mênh mang trong thơ Huy Cận mà còn lý giải chiều sâu của nỗi buồn ấy bắt nguồn từ nỗi cô đơn với thực tại, sự phản kháng từ đáy sâu tâm hồn với thực tế xã hội bất công.

Ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của một nhà phê bình cộng với con mắt sắc sảo và sự cảm nhận tinh tế ông đã phát hiện phong cách độc đáo của những nhà thơ có chân tài. Ông đi vào tìm hiểu các nhà thơ mới không bằng

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 63

kiểu thưởng ngoạn văn chương như tác giả của Thi nhân Việt Nam đã làm mà tiếp cận một cách toàn diện, sâu rộng trong tương quan với hoàn cảnh cụ thể. Ông chứng minh là cũng là một cách phản ứng với thực tại, Xuân Diệu lại tìm cho mình một cách phản ứng rất riêng, rất độc và rất nóng, Xuân Diệu sôi nổi với tình yêu bộc lộ của một “kẻ cháy lòng” trong yêu đương”. Tình yêu ấy là của thời kỳ hiện đại không nằm trong sự ràng buộc của đạo lý phong kiến và sự bộc lộ tình yêu ấy cũng mang tính chất hiện đại, gò bó, ước lệ mà sát đúng với trạng thái tình cảm say mê. Có thể nói mỗi nhà thơ trong con mắt Hà Minh Đức đều có một nét riêng độc đáo, ông yêu cái đẹp và coi trọng từng vẻ đẹp cá tính của mỗi nhà thơ. Ông phát hiện những góc độ sáng tạo của nhà thơ không chỉ trong ngòi bút mà còn ở từng cách yêu, nỗi buồn, sự vụng về trong thổ lộ. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở Hà Minh Đức là dường như khi đụng chạm đến bất kì một khái niệm, một vấn đề xoay xung quanh việc luận bàn thơ như vấn đề dân tộc, vấn đề triết lý, sự vận động… đều được ông giải quyết một cách sâu sắc và tường tận. Rõ ràng làm phê bình không chỉ đơn giản là đánh giá một nhà thơ thông qua một tác phẩm cụ thể mà phải bằng con mắt phê bình văn học có độ rộng và sâu về nhiều lĩnh vực mới có thể làm tốt sứ mệnh của người làm công tác phê bình. Chính kiến thức chuyên sâu và hiểu biết văn hóa một cách liên ngành đã giúp cho Hà Minh Đức có độ nhạy cảm và sự thấu đáo khi nghiên cứu thẩm bình thơ. Ông đã tỏ ra tài hoa không chỉ ở mặt trí tuệ mà còn ở phía cảm xúc nghệ thuật. Có một độ giao thoa nhất định giữa người phê bình và người sáng tác. Những dòng phê bình của ông về Hoàng Trung Thông được Lý Hoài Thu coi là “những dòng rưng rưng cảm động về những kỷ niệm không thể phai mờ, nguôi quên; là những ý tưởng khoa học thâm sâu mà tài hoa phóng túng” ông đã tái hiện lại chân dung nhà thơ một cách chân thực và xúc động.

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 64

Sẽ không ít người khi đọc phê bình thơ của Hà Minh Đức lại không đặt ra những hoài nghi về mối quan hệ khăng khít, thân thiết giữa ông và tác giả. Ông không nhìn tác phẩm thơ bằng con mắt khô cứng và vô hồn mà nhìn nó trong tương quan của những mối quan hệ với hoàn cảnh, với tác giả của nó. Hầu hết những đánh giá của ông về thơ Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Lưu Trọng Lư… đều có sự kết hợp giữa chất trí tuệ và cảm xúc. Phê bình thơ của ông không đem lại những nhận định khô khan, nặng tính phê phán… mà là một sự gợi mở sâu sắc về phong cách thơ giúp người đọc đến gần và thẩm

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)