Nghiên cứu tác gia văn học

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 34)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Nghiên cứu tác gia văn học

Trước những yêu cầu của văn học dân tộc, làm thế nào để không đi lại vết xe của người đi trước, làm thế nào để có những công trình thực sự hữu ích đối với văn học nước nhà. Thực tế văn học giai đoạn này, vấn đề lí luận được đặt ra đối với những người cầm bút vì không thể sáng tác theo lối “bạ đâu sáng tác đấy, nghĩ gì viết nấy”. Văn học dân tộc chỉ thực sự phát triển khi nó có một nền tảng lí luận vững chắc. Đây là một vấn đề không dễ đối với những người làm công tác nghiên cứu văn học. Trước thực tế của văn học dân tộc, trước đòi hỏi của thực tiễn Hà Minh Đức đã sớm quan tâm và bước đầu “dũng cảm” khám phá những cái mới trong những điều tưởng chừng như đã cũ. Tuy vậy những quan điểm mà Hà Minh Đức đưa ra không bị rời rạc, giáo điều mà nổi bật là chất trí tuệ luôn vươn tới cái đẹp trong sáng mang tính thời đại, xuyên suốt các công trình, chuyên luận của ông.

Nghiên cứu tìm hiểu về các vấn đề lí luận văn nghệ Hà Minh Đức không dừng lại ở những nguyên lí chung chung ở phạm vi hẹp mà ông còn cố gắng nêu bật được những suy nghĩ, quan điểm thẩm mĩ của các nhà kinh điển từ đó tìm mối liên hệ với thực tiễn văn học dân tộc giúp người đọc soi sáng nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tế sáng của cuộc sống hôm nay. Ở nhiều công trình nghiên cứu nhà nghiên cứu cũng cố gắng vận dụng lý luận vào việc nghiên cứu thực tiễn văn học mỗi thời kỳ nhằm tìm ra bản chất của các giai đoạn, trào lưu văn học. Cũng từ đó ông có sự liên hệ giữa vấn đề mang tính thời đại với thực tiễn văn học nước nhà, ông chỉ ra quy luật bên cạnh những nét đặc thù trong các sáng tác của nhà văn lúc bấy giờ đồng thời đưa ra những nhận định khiến không ít những nhà nghiên cứu lúc đó “hoài nghi” nhưng ngay sau đó nó lại được công nhận và có giá trị bền vững đến tận hôm nay.

Ngay từ khi mới cầm bút bắt tay vào công tác nghiên cứu, Hà Minh Đức đã đặc biệt chú ý đến các tác gia văn học đương đại. Những nhận xét,

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 32

đánh giá trong các công trình nghiên cứu của ông không chỉ mang tính chất nghiên cứu, khảo sát mà nó còn thể hiện quan điểm riêng của người viết cùng những phát hiện tinh tế.

Đối với những công trình nghiên cứu về tác giả Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Bính, Vũ Trọng Phụng… những nhà văn, nhà thơ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những nhà văn nhà thơ hiện đại chúng ta dễ thấy toát lên cái tình của người viết khi ông luôn cố gắng đi tìm chủ yếu vẻ đẹp trong tình người, tình cảm quê hương đất nước thể hiện trong quan điểm của từng nhà văn nhà thơ. Nếu như một đời cầm bút của Hoài Thanh đã đem về quả chín cho ông là sự ra đời của Thi nhân Việt Nam thì tác phẩm đầu tay được xem như con tinh thần của Hà Minh Đức chính là công trình Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc. Chính công trình này đã đưa tên tuổi của một nhà nghiên cứu trẻ như ông lúc bấy giờ bước lên một tầm cao mới. Công trình thể hiện một quan điểm và một phong cách nghiên cứu mới mẻ có tính chất đổi mới phát hiện và có cả sự táo bạo khi nhìn nhận và tiếp cận vấn đề với tác gia như Nam Cao lúc bấy giờ. Khi nhận định về Nam Cao ông khẳng định: “Nam Cao đã miêu tả con người như bản chất xã hội vốn có của nó…. Cách nhìn nhận của Nam Cao là thực tế, nhất là trong hoàn cảnh xã hội cũ khi con người không có một lý tưởng chính trị làm đích, một lẽ sống cao đẹp làm chuẩn mực cho cuộc sống” [2, tr. 639].Từ việc đi vào phân tích đối tượng trong từng tác phẩm của Nam Cao, Hà Minh Đức đã đưa ra hàng loạt những nhận định: “Nam Cao khai thác tính tương phản đối lập của cuộc sống”, “Nam Cao không rơi vào lối viết luận đề”, “Nam Cao đã mở rộng sự phê phán đời sống xã hội bên ngoài vào thế giới của nội tâm từ sự phê phán cái khách quan sang hình thức tự phê phán” [2, tr. 640]… từ đó ông đi đến kết luận chắc chắn: Nam Cao là một trong những đại biểu ưu tú nhất, nhà văn có nhiều khám phá và sáng tạo mới lạ. Nhận định này của ông là một sự mở màn “choáng ngợp”

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 33

đối với giới nghiên cứu cũng như bạn đọc lúc bấy giờ. Song thời gian càng trôi đi, những nhận định của ông về tác giả này vẫn luôn có sức thuyết phục và được thừa nhận trong các nghiên cứu khác khi nghiên cứu về Nam Cao.

Mặc dù viết về những tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại – những tác giả mà tưởng như những tác phẩm của họ đã được tìm hiểu đến cạn kiệt, Hà Minh Đức vẫn chứng tỏ được khả năng tìm tòi sáng tạo của mình bằng những phát hiện có giá trị với một bản sắc riêng, độc đáo. Trên cơ sở tiếp thu thành quả sáng tạo của những người đi trước ông luôn cố gắng hướng tới sự khái quát hóa mang tính lâu dài từ những vấn đề thực tiễn văn học. Bên cạnh Nam Cao ông cũng đi vào tìm hiểu và nghiên cứu nhiều tác gia đã có tên tuổi hoặc những cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới: Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh… Thách thức đối với Hà Minh Đức lúc này là những thành công lớn của những người đi trước khi nghiên cứu về Thơ mới. Làm thế nào có thể bứt phá và tìm được cái mới trong một phạm vi tưởng như không còn đất cho những người đi sau. Tuy vậy, ông vẫn mạnh dạn đi đến với Thơ mới. Dựa trên một nguyên tắc là dùng thực tiễn để soi sáng các sáng tác thơ ca đã giúp ông lý giải các vấn đề chính trị, xã hội trong thơ một cách thấu đáo. Xuất phát từ quan điểm này mà khi nghiên cứu về Thơ cách mạng hay Thơ mới nhà nghiên cứu không hề tỏ ra phân biệt, đối lập mà ở khuynh hướng nào ông cũng trân trọng, lý giải bằng chân lý khách quan. Ông đề cao những thành tựu mà Thơ mới đã đóng góp cho thơ ca dân tộc trong giai đoạn chuyển giao và tiếp nhận cái mới đồng thời nhận rõ sự đổi thay kì diệu mà cách mạng mang đến cho thơ ca.

Trong số những tác giả của phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính là một trong những tác giả được Hà Minh Đức đặc biệt quan tâm. Những trang viết của ông về Nguyễn Bính là một sự đồng cảm, tâm đắc và chia sẻ. Ông tìm thấy trong thơ Nguyễn Bính dòng chảy của văn học truyền thống, sự nối tiếp,

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 34

kế thừa nhưng vẫn tạo được phong cách riêng khi viết quê hương, về một thứ “văn hóa làng quê”: đó là những nề nếp, phong tục tập quán, thế giới tâm linh qua tín ngưỡng tôn giáo, và cách xử sự trong quan hệ giữ người với người. Đó cũng là nếp thẩm mỹ đượm màu dân tộc, giản dị chân quê trong sinh hoạt hàng ngày… [2, tr. 521]. Đặc biệt, ông đi vào những khía cạnh như cách thức vận dùng thể loại truyền thống, tư liệu văn hóa dân gian, phong tục tập quán, cách phối âm vần điệu… để từ đó có những nhận định khái quát về nhà thơ này. Với vốn hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực ông đã đưa ra những kiến giải độc đáo về bút pháp của mỗi tác gia mà nghiên cứu.

Mặc dù vậy, có lẽ công trình khiến ông phải đổ nhiều công sức nhưng cũng là nơi tột cùng ông thể hiện tâm huyết của mình đó chính là việc đi sâu nghiên cứu tác gia lớn, vĩ đại của dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy vậy vấn đề đặt ra cho ông lúc này là trước đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Bác của các nhà nghiên cứu uy tín như Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhị, Hoài Thanh… Làm sao có thể có thể tìm ra con đường mới và có những khám phá mới về tác phẩm thơ Hồ Chí Minh. Bằng sự nỗ lực sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã cho ra đời tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn của dân tộc (1979) và sáu năm sau ông tiếp tục ra mắt bạn đọc công trình Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1985). Những trang viết về văn, thơ và báo chí Hồ Chí Minh ông đã khai thác được vẻ đẹp tinh tế, trong sáng, cao đẹp trong thơ văn của Người. Với những lí lẽ của một nhà nghiên cứu dày dặn kinh nghiệm ông chỉ ra rằng ở con người và sự nghiệp Hồ Chí Minh còn rất nhiều vấn đề cần mở rộng, nghiên cứu trên nhiều bình diện. Bởi vậy Hồ Chí Minh trở thành một đối tượng có sức thu hút lớn và thơ Người là đề tài được ông theo đuổi đến rất nhiều năm sau này. Sau cuốn Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái bản 4 lần, chuyên luận Văn thơ Hồ Chí Minh chính là một tập sách “phấn đấu theo chiều sâu trên đề tài hẹp và mở rộng bao quát

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 35

nhiều phạm vi để mong thu hoạch được những giá trị tinh thần cao đẹp của thơ văn Người”. Trong hàng trăm trang viết về thơ Bác, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất kĩ từng mảng đề tài chính và lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm có tính chất chuyên sâu: “Dù viết về đề tài nào, trong hoàn cảnh bị tù đày hay khi được tự do, trong vòng hoạt động bí mật hay khi nhân dân đã làm chủ vận mệnh mình, trong nước hay ở nước ngoài, khi là người chiến sĩ hay là vị Chủ tịch nước, thơ của người xuyên suốt một dòng chỉ đỏ của chủ nghĩa yêu nước anh hùng.” [2, tr. 13]. Ông phát hiện thơ ca của Người không khô cứng và khuôn mẫu, ngược lại “Thơ Hồ Chí Minh là từ cuộc đời mà ra, mỗi dòng thơ như còn mang theo hơi thở của sự sống và những gian truân, những quyết liệt của cuộc đời chiến sĩ, cuộc đời cần lao. Nhưng đồng thời, thơ của Người là lời chỉ bảo ân cần, bồi đắp thêm nghị lực và lòng tin, chỉ ra phương hướng cho mọi người như một cuốn sách chỉ đường tin cậy.” [2, tr. 13]. Có thể nói những công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức về Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một sự lý giải mà hơn hết trong đó chứa chan tình cảm và sự thức nhận, rung động thực sự của người viết về Bác. Những kiến giải trong khi nghiên cứu thơ, văn đặc biệt là về báo chí của Bác cho thấy một năng bao quát và có hệ thống của tác giả, đứng vững trên lập trường chính trị, tìm kiếm mối liên quan giữa văn chương với cuộc sống, sự kết nối giữa chính trị và nhân dân cần lao, tư tưởng và lẽ sống của Bác… Tất cả những điều đó được Hà Minh Đức triển khai đầy đủ, chi tiết bằng hệ thống luận điểm lí luận logic nhưng vẫn cô đọng và lôi cuốn người đọc. Từ việc bám sát hệ thống những luận điểm trong văn chương Hồ Chí Mình, Hà Minh Đức một mặt khẳng định sự xuyên suốt và kết nối trong các tác phẩm của người: “Cơ sở triết học của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử…. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng hành động, trực tiếp chỉ đạo hoạt động với tinh thần cách mạng triệt để” [2, tr. 472], mặt khác ông cũng chỉ ra điều làm

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 36

nên sự khác biệt và giá trị của văn chương Hồ Chí Minh đó là: “Một tư duy sắc sảo, một ngòi bút tài năng và năng động, một tấm lòng trung thực và bản lĩnh vững vàng, một vốn tri thức giàu có và lòng yêu nghề sâu sắc…”[2, tr. 474]. Nghiên cứu về thơ Hồ Chí Minh, Hà Minh Đức đặc biệt quan tâm đến tập Nhật ký trong tù, ông dành cho tác phẩm này số trang viết khá lớn và chất lượng. Bằng khảo sát tỉ mỉ về tác phẩm ông đưa ra những thông tin cụ thể: “Phần lớn tập thơ được sáng tác trong bốn tháng đầu (102 bài) và tỉ lệ đó cứ ít dần về cuối (4 tháng tiếp theo 16 bài; 6 tháng cuối cùng 18 bài)” [2, tr. 548].

Trong những nghiên cứu về Bác, ông không những phát hiện ra ngòi bút tài hoa mà còn tìm thấy giá trị nhân văn sâu sắc trong thơ Bác. Với những dẫn chứng hùng hồn có cơ sở khoa học, ông trích dẫn Đặng Thai Mai, Quách Mạt Nhược, Trần Dân Tiên như để khẳng định thêm sự đúng đắn của nhận thức. Thái độ yêu quý, trân trọng những tác phẩm của Người xuất phát từ một thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc và hơn hết là sự hy vọng vào lẽ phải và cái đẹp. Những trang viết về Hồ Chí Minh, Hà Minh Đức tỏ ra rất nhạy cảm khi cố gắng khai thác được vẻ đẹp tinh tế, trong sáng, cao thượng trong thơ văn Hồ Chí Minh khiến người đọc không chỉ thấy ở tác phẩm của Người khía cạnh người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới mà còn thấy rõ những đặc điểm cụ thể mang đậm tính nhân văn trong phong cách, cá tính sáng tạo trong thơ, văn Hồ Chí Minh, do đó càng tôn vinh thêm giá trị anh hùng và danh nhân văn hoá của Người. Đọc những trang viết của Hà Minh Đức bạn đọc càng hiểu rõ hơn vị lãnh tụ kýnh yêu của cả dân tộc.

Sắc sảo trong lí luận, Hà Minh Đức còn cho thấy một khả năng cảm nhận văn chương vô cùng tinh tế. Không chỉ cảm nhận được thấu đáo các cung bậc nhịp điệu trong thơ ông còn khai thác và tìm hiểu chất liệu trong thơ mà của các nhà thơ, từ đó lý giải những vấn đề mang tính đặc trưng của mỗi

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

Lê Thị Thanh Thương 37

tác giả. Giới thiệu bạn đọc về thơ Tố Hữu nhà nghiên cứu không bằng lòng với công việc chỉ cho người đọc thấy cái cần đọc cái nên đọc. Ông còn muốn hướng người đọc tới những giá trị thẩm mỹ mới bằng cách đi tới những điều khái quát lớn từ cả một đời thơ.

Đối với những công trình nghiên cứu về tác gia, từ Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Bính, Vũ Trọng Phụng... những nhà văn, nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến những nhà văn, nhà thơ hiện đại, chúng ta dễ thấy toát lên cái tình của người viết khi ông cố gắng đi tìm chủ yếu những vẻ đẹp trong tình người, tình cảm quê hương đất nước thể hiện trong tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ: “Huy Cận đã tìm về quá khứ. Trở ngược dòng thời gian tác giả có thể tìm đến những gì nguyên vẹn của hồn dân tộc và vóc dáng quê hương.” [2, tr. 768]; “Xuân Diệu là nhà thơ mà lầu thơ ở giữa vườn trần vì nhà thơ hiểu rõ không nơi nào sự sống lại hội tụ, niềm vui lại đằm thắm như ở giữa cuộc đời” [2, tr. 788]; “Gắn bó với quê hương Tế Hanh muốn nói lên bao lời, lời của gió, của hương, của cánh đồng,… và tác giả đã tìm được tiếng nói ân tình, sâu sắc: lời con đường quê” [2, tr. 820];

Vẫn giữ con mắt sắc sảo và sự cảm nhận tinh tế Hà Minh Đức đã đi sâu, phát hiện những phong cách độc đáo của các nhà thơ có chân tài. Coi Thế Lữ là mở đầu cho phong trào Thơ mới, nhà nghiên cứu nhìn thấy trong nhà thơ này sự khao khát được tư do sống, không tù túng ràng buộc trong cuộc đời chật hẹp. Ông đánh giá cao Thế Lữ ở phương diện tư tưởng. Ở điểm này, tác

Một phần của tài liệu Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)