1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại – thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

51 1,3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 82,46 KB

Nội dung

TÓM LƯỢC Sự trao đổi hàng hóa, mua bán hàng hóa đã có từ rất lâu và đó là quy luật tự nhiên khi thặng dư xã hội dư thừa. Các thương nhân, nhà kinh doanh luôn nỗ lực tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm của mình đến khắp nơi nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các cá nhân, tổ chức được phép tự do kinh doanh, buôn bán, việc giao thương buôn bán trong nước và quốc tế được đẩy mạnh giúp cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những thuận lợi do chính sách mở cửa của Nhà nước đem lại thì một số đối tượng xấu đã lợi dụng những chính sách đó để thực hiện hành vi buôn lậu và gian lận thương mại của mình. Để điều chỉnh và đảm bảo các hoạt động thương mại diễn ra công bằng, hướng dẫn các cơ quan chức năng thực hiện đúng nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại thì pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại đã ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện theo pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại đã nảy sinh những vẫn đề rắc rối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua quá trình thực tập tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn em đã có cơ hội tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, quản lý các hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường. Do đó, em muốn áp dụng những kiến thức mình đã được học trên giảng đường vào thực tiễn áp dụng pháp luật tại Chi cục, bài khóa luận “ Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” dưới đây trình bày một cách khái quát về tình hình áp dụng pháp luật trong việc áp dụng pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, và cụ thể là tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn. 1 MỤC LỤC 2 XHCN : Xã hội chủ nghĩa XNK : Xuất nhập khẩu GTGT : Gía trị gia tăng UBND : Uỷ ban nhân dân QLTT : Quản lý thị trường 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thị trường được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại khi con người đã phải trải qua sự thống trị của kinh tế tự nhiên luôn làm cho xã hội vận động chậm chạp và sự thống trị của kinh tế chỉ huy làm mất động lực kinh tế, triệt tiêu tính năng động và sang tạo của con người. Cho đến nay, chúng ta chưa thể tìm ra được một kiểu tổ chức kinh tế nào có hiệu quả hơn kinh tế thị trường vì nó luôn hàm chứa trong mình những thách thức đối với sự nhạy bén và sang tạo của con người thông qua môi trường cạnh tranh… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì cơ chế thị trường cũng có rất nhiều mặt tiêu cực mà người ta hay gọi nó là “mặt trái của cơ chế thị trường”. Một trong những tiêu cực đó là nạn gian lận thương mại và buôn lậu Gian lận thương mại và buôn lậu là mặt trái của nền kinh tế thị trường, nó ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước. Hiện nay, nạn gian lận thương mại và buôn lậu diễn ra với nhiều hình thức thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Chính điều này đã làm cho sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, làm thất thu ngân sách Nhà nước, mất kỷ cương trong hoạt động thương mại. Thực tế những hậu quả do gian lận thương mại và buôn lậu gây ra là hết sức nghiêm trọng, do đó để đất nước ngày càng đi lên đồng nghĩa với việc phải chấm dứt các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường. Nhất là khu vực các tỉnh biên giới và đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn. Để làm được việc đó tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài : “Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.” 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Tính đến thời điểm hiện tại, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giải quyết buôn lậu và gian lận thương mại là rất nhiều. Các công trình này đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới nhiều góc độ với những quy mô khác nhau và đạt được một số thành tựu nhất định được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: - Phạm Quốc Việt (2003), Hải quan Hà Nội trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, Luận văn thạc sĩ. 4 - Nguyễn Công Luận (2005), Thực trạng pháp luật về vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại ở một số quốc gia trên thế giới, Luận văn tiến sĩ Luật học. - Nguyễn Thị Ngọc (2008), Hiện trạng và giải pháp chống buôn lậu thương mại trong điều kiện hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Hải Hà (2010), Pháp luật hiện hành trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội Các bài viết đăng trên tạp chí : - Pháp luật về buôn lậu và gian lận thương mại,Nguyễn Ngọc Khánh – nghiên cứu Lập pháp, 2007/số 3, 42-44. - Buôn lậu và hiểm họa việc buôn lậu trên thị trường, Hoàng Thảo Trà- Tạp chí Kinh tế và dự báo, 2000/số 2. - Hiện trạng buôn lậu trên tuyến biên giới phía Bắc hiện nay, Đặng Thế Mạnh- Tạp chí chuyên ngành Luật, 2006/số 45. - Một số nhức nhối về pháp luật trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, Phạm Văn An- Tạp chí Luật học, 2010/số 34. - Bài nghiên cứu “ Hoàn thiện pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả” của TS. Nguyễn An Hiếu đăng tại tạp chí Dân chủ và pháp luật (2004) Các công trình nghiên cứu điển hình ở trên, vấn đề pháp luật về buôn lậu và gian lận thương mại cũng xuất hiện trên nhiều bài báo cáo, phát biểu và được đăng tải trên nhiều website khác nhau. Đề tài bảo vệ đã được các tác giả nêu trên tiếp cận và nghiên cứu dưới những khía cạnh khác nhau, điển hình như việc nghiên cứu vấn đề pháp luật về buôn lậu của TS. Nguyễn An Hiếu, hay việc tiếp cận đề tài này bằng phương pháp so sánh với pháp luật nước ngoài của tác giả Nguyễn Công Luận , để từ đó đưa ra sự so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại. Như vậy, ở mỗi góc độ tiếp cận và nghiên cứu khác nhau trong những thời điểm khác nhau, hầu hết tác giả đã chỉ rõ những bất cập của các quy định pháp luật trong vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại và đã đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, trước những thay đổi từ thực tiễn khách quan, tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đề tài này trên cơ sở tiếp thu các thành quả, giá trị 5 khoa học của các đề tài nghiên cứu trước đó, đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn hiện tại để làm rõ những bất cập ở Việt Nam trong vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính tổng quan và cập nhật từ những yêu cầu thực tiễn, nhằm góp một phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. 3. Xác lập và tuyên bố đề tài khóa luận Trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế - xã hội của đất nước; việc nghiên cứu vấn đề này là một nhu cầu tất yếu, một giải pháp có tính đột phá để thích nghi và phát triển trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay. Trong quá trình thực tập tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn với việc nghiên cứu về việc thực thi pháp luật tại chi cục và tìm hiểu việc quản lý các hoạt động thương mại diễn ra trên địa bàn tỉnh thì tác giả đã chú trọng tìm hiểu việc thực thi pháp luật tại chi cục và phát hiện những bất cập về pháp luật trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh và quyết định lựa chọn đề tài “ Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại- Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.” Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nhìn nhận trên mọi góc cạnh của pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại. Khóa luận còn có ý trong việc cung cấp các kiến thức pháp lý cơ bản về buôn lậu và gian lận thương mại, hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm và là vấn đề nóng bỏng của xã hội. Do đó, đây là một nguồn tài liệu có giá trị tham khảo, cung cấp các kiến thức pháp lý cho những học giả quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là các thương nhân cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đến vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại này trong việc trang bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ mình một cách tốt hơn cũng như biết áp dụng các văn bản pháp luật một cách đúng đắn nhất. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong Khóa luận là các quy định của Pháp luật Việt Nam trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, mà chủ đạo là các quy định của Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam, Luật Hải quan, Luật xử lý vi phạm hành 6 chính và các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này cùng các văn bản hướng dẫn… và thực tiễn về vấn đề này tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Mục tiêu nghiên cứu Những vấn đề nghiên cứu trong đề tài tập trung chủ yếu vào các quy định, pháp luật về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Mục tiêu của đề tài tập trung vào các vấn đề cần giải quyết sau: - Về mặt lý luận: Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật quy định và chỉ ra các vấn đề pháp luật chưa rõ ràng trong pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng như phân tích các quy định về pháp luật trong việc xử lý hành chính các vi phạm về pháp luật trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Về thực tiễn: Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu về hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại cùng với việc đã thực tập thực tế tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn để thấy được trong thực tế cơ quan đã áp dụng và thực hiện các điều luật như thế nào để thực hiện trong công cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Qua đó cũng tìm ra được những khó khăn bất cập khi áp dụng luật của Chi cục từ đó có những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Bài khóa luận này chỉ đề cập đến những phân tích về pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại trong phạm vi nhỏ là Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, từ đó đánh giá tổng quát hoạt động của Chi cục đã áp dụng các văn bản luật pháp như thế nào trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh, có gặp trở ngại gì trong việc áp dụng thực thi pháp luật hay không để từ đó tìm ra giải pháp. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: “ Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” là một đề tài nghiên cứu đề cập đến pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại trong khoảng thời gian từ năm 2010-2013. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập các tài liệu, luận văn, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để hệ thống hóa các vấn đề lý 7 luận cơ bản về chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đây là bước đầu tìm kiếm dữ liệu thông tin liên quan tới Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn và pháp luật liên quan đến vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh, số liệu, cùng một số tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu của khóa luận. Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích các dữ liệu đã thu thập được để có những kết luận nhất định cho vấn đề đang được tìm hiểu. - Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thực tập tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, thông qua việc quan sát các hoạt động kiểm tra phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại Chi cục cũng như việc xử lý vi phạm tại đây sẽ là những cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp giúp Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát triển bền vững và thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: + Khóa luận sẽ bắt đầu nghiên cứu những quy định của pháp luật về vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại, các quy định về pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại cụ thể tị một số luật như: Luật hình sự, Luật Thuế, Luật Hải quan, Luật xử lý vi phạm hành chính cùng một số văn bản dưới luật khác… + Tiếp theo đó, nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu của những người đi trước, đọc và tìm hiểu về những sách báo liên quan đến công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn các tỉnh thành phố trên cả nước, tìm hiểu các đơn vị trên cả nước khi thực hiện công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại đã có những thành tựu và khó khăn gì để từ đó học tập và đúc rút kinh nghiệm lại để áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. + Sau đó, nghiên cứu các tài liệu của cơ quan nơi thực tập: nghiên cứu các bài báo cáo thành tích cuối năm của chi cục, xem trong năm qua chi cục đã đạt được thành tựu như nào trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, đồng thời Chi cục đã gặp phải những khó khăn gì trong việc áp dụng các văn bản pháp luật. Qua đó có được các con số cụ thể đưa vào bài khóa luận. 8 - Phương pháp phân tích dữ liệu: Sau khi đã thu thập được số liệu thực tế cũng như tình hình thực thi pháp luật của chi cục, phân tích những dữ liệu thu thập được để có thế đưa ra những nhận xét, đánh giá cho vấn đề đang nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống: Sau khi đã phân tích được dữ liệu thì cần phải trình bày như thế nào để mọi người khi đọc bài khóa luận của mình có thể dễ hiểu.Việc sử dụng phương pháp hệ thống giúp làm sáng tỏ được nội dung lý luận của hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn trong khoảng thời gian 2010-2013 và từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần tổng quan nghiên cứu, danh mục viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung bài nghiên cứu gồm 3 chương như sau: Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại Chương II: Thực trạng áp dụng pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại 9 CHƯƠNG I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm chung về buôn lậu và gian lận thương mại 1.1.1. Khái niệm về buôn lậu Thuật ngữ buôn lậu hiện nay chúng ta đang sử dụng có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Ở mỗi một góc độ nó được hiểu khác nhau: - Xét từ góc độ khoa học về ngôn ngữ thì cụm từ “buôn lậu” có nghĩa là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm (theo từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội 2008). Đây là một quan niệm kế thừa những hiểu biết của ông cha từ xưa đến nay và phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Do vậy theo nghĩa này nó được sử dụng một cách khá phổ biến và rộng dãi. - Xét từ góc độ khoa học của pháp lý thì thuật ngữ “buôn lậu” được hiểu phức tạp hơn nó không bao hàm hay phản ánh một thông tin nào rành mạch rõ ràng mà phải đặt vào tình huống hay ngữ cảnh cụ thể nhất định thì nó mới được hiểu một cách xác định và tương đối đầy đủ phù hợp với ngữ cảnh đó. Từ năm 1985 Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu: “Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quí, đá quí hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hoá thì bị phạt ” Tuy nhiên, khái niệm này còn bộc lộ nhiều hạn chế như: ghép chung 2 hành vi có tính chất độc lập tương đối với nhau, chủ thể tham gia khác nhau và những dấu hiệu pháp lý khác nhau trong điều luật là buôn bán trái phép và “vận chuyển trái phép”. Việc xác định tang vật là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, thì vô hình chung đã xếp cái tổng thể với bộ phận hàng hoá buôn bán, vận chuyển trái phép rất nhiều khó có thể liệt kê hết được và cùng với thời gian thì tính chất pháp lý sẽ có những thay đổi, qui định khác nhau, có thể xuất hiện thêm hàng hoá khác hoặc mất đi tuỳ thuộc yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Do đó mà làm cho khái niệm sẽ trở nên vừa thừa vừa thiếu. Song song tồn tại bên cạnh Điều 97 (Bộ luật hình sự) về tội buôn lậu còn có những điều luật khác mà các yếu tố cấu thành của nó tương tự như tội buôn lậu, sự khác nhau mong manh chỉ là ở chỗ vị trí địa lý, buôn bán trong nội địa hay qua biên giới như Điều 96 về tội mua bán chất nổ, cháy, độc, phóng xạ; Điều 99 về tội mua bán 10 [...]... chống buôn lậu và gian lận thương mại từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Ngoài ra, còn hướng dẫn thi hành thực thi các nhiệm vụ theo đúng pháp luật để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại trên thị trường 1.2.4 Một số nội dung cơ bản của pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay 1.2.4.1 Nội dung pháp luật hình sự về chống buôn lậu và gian lận thương mại Pháp. .. 2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 2.3.1 Thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn với chức năng kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Lạng. .. các quy định về tài chính, luật thuế, luật thương mại đến vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại được đặt lên hàng đầu liên quan đến kinh tế Pháp luật buôn lậu và gian lận thương mại về mặt kinh tế bao gồm một tập hợp các quy phạm pháp luật trong đó những quy định có liên quan đến tài chính, , luật thương mại, luật cạnh tranh có vai trò trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại Cụ thể,... quản lý nhà nước về kinh tế có liên quan đến chống buôn lậu và gian lận thương mại như: Luật thương mại, luật xử lý vi phạm hành chính, Luật hải quan và các văn bản dưới luật khác… Có thể thấy rằng, các quy định pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại không những chỉ liệt kê, xác định các loại hành vi bị coi là buôn lậu và gian lận thương mại, chúng còn bao hàm các quy phạm pháp luật nêu ra chức... vì thế, pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại bao gồm một tập hợp các quy phạm pháp luật trong đó các văn bản pháp luật có liên quan bao gồm: Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật Hải quan năm 2014, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Luật thuế, Luật thương mại năm 2005 Ngoài ra còn có hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại như sau: - Quyết... phòng chống nạn buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại không phải của riêng một 31 cá nhân, tổ chức nào, mà nó cần sự đấu tranh của tất cả các cấp, chính quyền địa phương cũng như người dân cùng nhau góp sức phòng chống tệ nạn này Theo đó, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được một số thành tích trong công cuộc phòng chống nạn buôn lậu và gian lận thương mại. .. thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại Tập trung công tác kiểm tra về giá theo quy định pháp luật Sở Văn hóa – thể thao và du lịch tập trung triển khai các biện pháp nhằm tuyên truyền pháp luật về buôn lậu và gian lận thương mại cho mọi người dân trên địa bàn tỉnh. .. việc ban hành pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại là điều rất cần thiết Pháp luật quy định tác động đến hoạt động thương mại trên các khía cạnh: - Điều chỉnh các hoạt động thương mại, giao thương buôn bán trên thị trường, giúp ngăn chặn các hành vi hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường - Đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, các thương nhân thực hiện việc... hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do chủ tịch UBND tỉnh giao Làm nhiệm vụ kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh, đề xuất với Sở Công thương và UBND tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, chi cục... đảo lộn và không được thiết lập gây lên các cơn sốt về hàng hoá và giá cả gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu 1.2 Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay 1.2.1 Khái niệm về pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại và sự cần thiết phải ban hành pháp luật trong lĩnh vực này Bàn về khái . cập về pháp luật trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh và quyết định lựa chọn đề tài “ Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại- Thực tiễn áp dụng trên. được học trên giảng đường vào thực tiễn áp dụng pháp luật tại Chi cục, bài khóa luận “ Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dưới. pháp. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: “ Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là một đề tài nghiên cứu đề cập đến pháp luật về

Ngày đăng: 18/06/2015, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w