1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật - Thực trạng thành lập, hoạt động khu công nghiệp, khu chế xuất . Nguyên nhân, giải pháp

38 269 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 165,08 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM Đề tài : PHÁP LUẬT-THỰC TRẠNG THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NHÓM 12- LỚP ĐÊM 4- K22 Năm 2013 MỤC LỤC Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 1 Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 2 LỜI MỞ ĐẦU Phát triển Khu công nghiệp ( KCN), Khu chế xuất (KCX) là định hướng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai trò của KCN, KCX là một trong những nền tảng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực tế đóng góp của hệ thống các KCN, KCX vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong hơn 20 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hình KCN, KCX. Quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX gắn liền với việc xây dựng mô hình quản lý và hoạt động của các KCN, KCX tương đối đặc thù, mang tính đột phá; từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Ban Quản lý các KCN, KCX thể hiện vai trò đầu mối quản lý nhà nước KCN, KCX ở địa phương. Trên thực tế, thành công của thu hút FDI vào các KCN, KCX mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN, KCX, qua đó tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn về môi trường đầu tư kinh doanh, trong điều kiện pháp luật đã có những sự thay đổi nhất định, thể chế chính sách, tổ chức bộ máy còn chưa hoàn thiện, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế nhất định. Với mục đích này, nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu “phân tích pháp luật và bình luận, đánh giá về thực trạng thành lập, hoạt động của các Khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt Nam.Nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thành lập, hoạt động của KCX, KCN ở nước ta”. Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 3 NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT 1.1. Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) Theo điều 2 chương 1 Nghị Định 29 NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể. 1.2. Phân biệt khu công nghiệp, khu chế xuất • Sự giống nhau: - Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và không có cư dân sinh sống - Được thành lập theo quy chế riêng của Chính phủ và hoạt động theo quy chế pháp lý riêng. - Là khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp dịch vụ phục vụ sản xuất • Sự khác nhau:  Về mục tiêu thành lập: Mục tiêu thành lập KCN nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.Trong khi đó, KCX được thành lập chỉ nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài.  Về căn cứ tính chất ranh giới, địa lý: Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 4 Ranh giới, địa lý của các KCN đơn thuần chỉ là xác định mốc giới, phân biệt các vùng, lãnh thổ khác bằng hệ thống hàng rào. Trong khi đó, địa lý, ranh giới của KCX là biên giới hải quan và thuế quan của một nước. Các KCX yêu cầu có vị trí thuận lợi để thực hiện hoạt động xuất khẩu( ở gần hoặc có điều kiện giao thông thuận tiện đến các cảng, bến bãi, hệ thống kho tập kết hàng…). Các KCN lại yêu cầu vị trí đảm bảo có hệ thống giao thông thuận tiện cả tới các địa điểm tiêu thụ nội địa.  Về tổ chức, hoạt động: Tổ chức, hoạt động trong KCN bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, hoạt động trong KCX bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Các công ty 100% vốn trong nước có thể được vào khu công nghiệp, khác với khu chế xuất chỉ liên kết với các công ty vốn nước ngoài  Về chức năng hoạt động: Chức năng hoạt động của KCN là sản xuất hàng công nghiệp và các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, chức năng hoạt động của KCX là sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. 1.3. Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất 1.3.1. Cơ sở pháp lý cho KCN, KCX ở Việt Nam hoạt động và phát triển Quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách về KCN, KCX đã được trải qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1 từ 1991 đến 1997: giai đoạn đầu xây dựng và triển khai một số cơ chế, chính sách KCN, KCX (Nghị Định 192/1994/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/1994 của Chính Phủ, Nghị Định 12/1997/NĐ-CP ngày 18/02/1997 của Chính Phủ); - Giai đoạn 2 từ 1997 đến 2006: cơ chế, chính sách KCN, KCX được quy định có hệ thống tại Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ và là giai đoạn ủy quyền cho Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 5 một số ban quản lý KCN, KCX trong lĩnh vực đầu tư và một số lĩnh vực với mức ủy quyền hạn chế. - Giai đoạn 3 từ 2006 đến 2008: Luật Đầu tư 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 đã ban hành những quy định mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư từ trung ương tới địa phương, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các KCN, KCX, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý các dự án đầu tư vào KCN, KCX. Tuy nhiên, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã thay thế Nghị định 36/NĐ-CP trong khi các quy định về quản lý KCN, KCX trên các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực đầu tư lại chưa được ban hành kịp thời, đã tạo sự thiếu hụt về cơ sở pháp lý và gây khó khăn cho địa phương và doanh nghiệp triển khai quản lý hoạt động của KCN, KCX. - Giai đoạn 4: Từ sau năm 2008, sau khi Nghị định 29/NĐ-CP được ban hành ngày 14/03/2008 đã bổ sung kịp thời các quy định về hoạt động của KCN, KCX trên nhiều lĩnh vực, đưa cơ chế quản lý KCN, KCX chuyển biến theo hướng mới: đẩy mạnh ủy quyền sang phân quyền và mở rộng phân cấp quản lý KCN, KCX về cả quy mô vốn và lĩnh vực quản lý. Qua các giai đoạn phát triển đó, những quy định chủ yếu của luật pháp, chính sách có liên quan đến KCN, KCX bao gồm các lĩnh vực quy hoạch, thành lập, mở rộng, đầu tư, chính sách hỗ trợ đầu tư, tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực đã ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các KCN, KCX hoạt động, thể hiện rõ xu hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một đầu mối”. Bộ máy quản lý nhà nước KCN, KCX ở cấp địa phương mà đầu mối là Ban quản lý KCN, KCX dần được kiện toàn để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ mới. 1.3.2. Đóng góp của Nghị định 29/2008/NĐ-CP Sau một thời gian triển khai, Nghị định 29/2008/NĐ-CP đã có những đóng góp đáng kể vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX thể hiện ở những mặt chủ yếu sau: - Nghị định 29/2008/NĐ-CP được ban hành là thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX. Nghị định đã quy định khá Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 6 đầy đủ về công tác quản lý Nhà nước KCN, KCX trên nhiều lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, lao động, thương mại, hải quan… Vấn đề tổ chức bộ máy, biên chế, chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và các Ban quản lý KCN, KCX trên từng lĩnh vực quản lý KCN, KCX cũng được quy định tương đối rõ ràng. Nghị định thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền trên các lĩnh vực quản lý của các cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh cho Ban quản lý KCN, KCX; chuẩn hóa và hoàn thiện mô hình quản lý KCN, KCX theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ thông qua vai trò đầu mối tại Ban quản lý KCN, KCX trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp, ủy quyền trên nhiều lĩnh vực. - Nhìn chung, các bộ, ngành đã triển khai khá khẩn trương, nghiêm túc các quyền hạn, trách nhiệm được giao tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nội vụ, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trực tiếp ban hành Thông tư, Quyết định hoặc văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền. Các bộ, ngành đã triển khai các công việc cụ thể sau: - Vấn đề bảo vệ môi trường KCN, KCX: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và cụm công nghiệp (Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009) trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong bảo vệ môi trường đối với từng giai đoạn phát triển KCN, KCX, KKT. - Vấn đề cấp ủy quyền cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa form D, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đã được hướng dẫn tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng, công văn hướng dẫn hoặc quyết định ủy quyền trực tiếp của Bộ Công Thương. - Vấn đề cấp thẩm định phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN, thiết kế cơ sở các dự án nhóm B, C trong KCN, chứng chỉ quy hoạch các dự án trong KCN đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008. Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 7 - Việc kiện toàn bộ máy Ban quản lý KCN, KKT đã được Bộ Nội vụ nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định thành lập Ban quản lý KCN, KKT trên cơ sở hợp nhất các cơ quan quản lý KCN, KCX, KKT ven biển, KKT cửa khẩu ở địa phương. - Vấn đề quản lý lao động KCN, KCX, KKT: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2009/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2009 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lao động trong các KCN, KCX, KKT và KCNC. - Về Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án quy hoạch tổng thể phát triển KCN của các địa phương. - Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây dựng Quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quy hoạch các KCN, KCX cả nước được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các Đề án quy hoạch KCN của các địa phương đã được phê duyệt hoặc đang trong quá trình trình duyệt. 1.3.3. Một số vấn đề vướng mắc, khó khăn khi triển khai cơ chế chính sách KCN, KCX, KKT Theo phản ánh của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp thì cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX, KKT mặc dù đã được hoàn thiện về cơ bản, song vẫn còn những điểm vướng mắc, chưa hợp lý. Có thể khái quát những điểm chưa hợp lý thành một số vấn đề chính sau: - Các quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác còn chưa thực sự thống nhất, hợp lý. - Các bộ ngành chưa hướng dẫn đầy đủ các địa phương triển khai cơ chế phân cấp, ủy quyền. - Các địa phương do chưa có hướng dẫn thống nhất từ trung ương nên quy định chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý KCN, KKT cũng như cơ chế phối hợp công tác quản lý Nhà nước KCN, KKT ở địa phương còn chưa thống nhất, chưa thực hiện phân cấp, ủy quyền đầy đủ theo quy định. Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 8 - Một số điểm chồng chéo giữa các văn bản pháp luật chưa được giải quyết cũng như một số yêu cầu mới đặt ra cần phải giải quyết, như: + Vấn đề ủy quyền cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, vấn đề đăng ký nội quy lao động, hệ thống thang bảng lương, đăng ký đưa lao động đi đào tạo + Vấn đề đăng ký nội quy an toàn vệ sinh, an toàn lao động. + Vấn đề thẩm quyền của Ban quản lý KCN, KKT trong công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính. + Thẩm quyền của Ban quản lý KCN trong một số nhiệm vụ quản lý môi trường như xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình đối với công trình xây dựng trong KCN. Tổ chức bộ máy Ban Quản Lý KCN, KKT đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ mới. Kiện toàn bộ máy quản lý KCN, KKT ở cấp Trung ương để tương xứng với sự phát triển KCN, KKT và chức năng, nhiệm vụ của các Ban Quản Lý KCN, KKT + Vấn đề bổ sung, thành lập mới các KCN, KKT. + Vấn đề ưu đãi đầu tư vào các KCN (Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp) + Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án trong KCN, KKT (Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư). 1.3.4. Vấn đề sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP Những điểm bất hợp lý, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định 29/2008/NĐ-CP đã đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu, sửa đổi Nghị định để phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn phát triển KCN, KKT. Việc sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP nên được thực hiện theo hướng: Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 9 - Điều chỉnh, bổ sung một số quy định về quy hoạch, thành lập KCN, KCX, KKT; hoạt động của KKT ven biển, KKT cửa khẩu; quyền và nghĩa vụ của công ty phát triển hạ tầng KCN, KCX, KKT cho phù hợp với tình hình thực tế. - Quy định rõ hơn cơ chế phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trên các ngành lĩnh vực theo hướng tiếp tục chuyển dần từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế giao quyền trực tiếp của các bộ, ngành trung ương, UBND cấp tỉnh cho Ban quản lý KCN, KKT; quy định bổ sung cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý KCN, KKT với các bộ, ngành trung ương, các sở ngành địa phương trong công tác quản lý hoạt động KCN, KCX, KKT. - Giải quyết một số vướng mắc liên quan đến các quy định về thẩm quyền của Ban quản lý KCN, KKT trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; lĩnh vực lao động; môi trường… theo hướng tạo điều kiện cho Ban quản lý KCN, KKT thực hiện đầy đủ vai trò đầu mối quản lý KCN, KCX, KKT ở địa phương theo cơ chế ”một cửa, tại chỗ”. - Bổ sung, làm rõ các quy định về vị trí, vai trò, tổ chức bộ máy, biên chế của Ban quản lý KCN, KKT nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý, nguồn lực để các BQL KCN, KKT triển khai nhiệm vụ. - Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về KCN, KCX, KKT ở cấp Trung ương cho tương xứng với sự phát triển và đóng góp ngày càng cao của hệ thống các KCN, KCX, KKT trong phát triển kinh tế địa phương và cả nước, cũng như yêu cầu của việc thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn đối với hệ thống BQL KCN, KKT ở địa phương. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT 2.1 Thực trạng thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất: 2.1.1 Lịch sử hình thành Khu công nghiệp, khu chế xuất: 2.1.1.1 Giai đoạn trước 1991: Khu công nghiệp với tư cách là một khu vực hội tụ nhiều nhà máy công nghiệp đã hình thành ở Việt Nam từ lâu. Ở Hà Nội từ những năm 1960 đã thành lập các khu công nghiệp ở Thượng Đình, Văn Miếu – Pháp Vân, Cầu Bưu – Giáp Bát, Trương Định, Minh Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 10 [...] .. . lý khu công nghiệp thành phố được thực hiện theo cơ chế cấp phát và hành chánh sự nghiệp Do đó khó chủ động để thực hiện các chức năng được giao như xúc tiến đầu tư 2.2 . 5.3 Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin giữa các khu công nghiệp, khu chế xuất với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất chưa thật thông suốt và kịp thời Các thông tin về thị trường cho các doanh nghệp trong khu công nghiệp, khu. .. số công nhân, người lao động làm việc tại các KCN đạt khoảng 6,3 triệu người và đến năm 2020 khoảng 7,2 triệu người Do vậy, số công nhân, lao động tại các KCN cả nước có nhu cầu về chỗ ở đến năm 2015 khoảng 2,65 triệu người và năm 2020 khoảng 4,2 triệu người 2.2 .5 Các hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất: 2.2 . 5.1 Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Hoạt động Marketing: Page 24 Vừa qua Ban quản lý các khu công. .. đô la Mỹ) 2.2 .3 Tình hình sản xuất kinh doanh: Khu công nghiệp và khu chế xuất hiện nay đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để có thể thấy được thực trạng sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp, khu chế xuất thì ta phân tích thông qua ba chỉ tiêu sau: 2.2 . 3.1 Thứ nhất: Là giá trị sản xuất công nghiệp .. . nghiệp Nếu hiểu theo luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và Nghị định 36/CP về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất khu công nghệ cao thì "Khu công nghiệp là khu chuyển sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp do chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập" Nếu chỉ dừng lại ở khái niệm như vậy thì khu công nghiệp của ta là một túi đựng các doanh nghiệp công nghiệp Trong khi .. . là một thực thể kinh tế hoàn chỉnh: Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 25 Theo định nghĩa khu công nghiệp trong luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và nghị định 36/CP của Chính Phủ ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao thì khu công nghiệp mới chỉ là "túi đựng" các doanh nghiệp công nghiệp Trong khi đó quy định của các nước trên thế giới đều coi khu công nghiệp là thành phố công nghiệp .. . này cần phải có luật để điều chỉnh Nhóm 12 - Đêm 4 – K22 Page 26 3.1 .4 Hiện nay, giới hạn trong khu công nghiệp chỉ có hoạt động công nghiệp và dịch vụ công nghiệp phục vụ xuất khẩu: Các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc cho phép mở khu thương mại tự do, phát triển hoạt động thương mại trong khu chế xuất để các nhà đầu tư kinh doanh sử dụng lợi thế vị trí địa lý của khu chế xuất tự do giao .. . tiến sản phẩm - Trợ cấp khấu hao nhanh - Trợ cấp lãi suất vay tín dụng - Trợ cấp một phần chi phí cho tài sản cố định, chi phí đào tạo công nhân 3.2 .7 Đào tạo tay nghề công nhân cung ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất: Tập trung đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ lao động đang chuẩn bị làm việc trong các khu công nghiệp - khu chế xuất vì vấn đề này đang là điểm yếu trong giáo dục - đào tạo của .. . các khu công nghiệp này với những khu công nghiệp đã hình thành từ những năm 1960, thì Nhà nước gọi những khu mới này là các khu công nghiệp tập trung Về sau, để thuận tiện, chỉ gọi là các khu công nghiệp, còn các khu công nghiệp cũ và những khu có đặc điểm tương tự thì được gọi chung là cụm công nghiệp Tháng 12/1994, Chính Phủ ra nghị quyết 192/NQ-CP ban hành quy chế khu công nghiệp Từ đó các khu công. .. các khu công nghiệp, khu chế xuất và các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp chưa có những chiến lược cụ thể nhằm tổ chức xúc tiến, giới thiệu các hoạt động của khu công nghiệp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước 2.2 . 5.2 Hoạt động tài chính: Tài chính của các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư rất lớn từ chi phí đền bù giải tỏa, san .. . đoạn đó không có cơ sở pháp lý nào hậu thuẫn việc phát triển các khu công nghiệp, cũng không có quy định minh bạch nào về thế nào là một khu công nghiệp Cả giai đoạn này chỉ có hai khu chế xuất nói trên và 5 khu công nghiệp thành lập, trong đó hai khu ở Hà Nội (Nội Bài, Thăng Long); một khu ở Hải PHòng (Nomura – Hải Phòng), một khu ở Đà Nẵng (Khu công nghiệp Đà Nẵng), và một khu công nghiệp ở Đồng Nai . Đề tài : PHÁP LUẬT-THỰC TRẠNG THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NHÓM 1 2- LỚP ĐÊM 4- K22 Năm 2013 MỤC LỤC Nhóm 12 - Đêm 4 –. CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT 2.1 Thực trạng thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất: 2.1.1 Lịch sử hình thành Khu công nghiệp, khu chế xuất: 2.1.1.1 Giai đoạn trước 1991: Khu công nghiệp với. với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể. 1.2. Phân biệt khu công nghiệp, khu chế xuất •

Ngày đăng: 12/07/2015, 12:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w