Thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp, khu chế xuất:

Một phần của tài liệu Pháp luật - Thực trạng thành lập, hoạt động khu công nghiệp, khu chế xuất . Nguyên nhân, giải pháp (Trang 34 - 38)

Phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư để hạn chế cạnh tranh tự phát mà có thể hỗ trợ nhau, như cung cấp thông tin, kinh nghiệm, giới thiệu lẫn nhau.

Phối hợp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, cung cấp thông tin và hỗ trợ lẫn nhau. Tạo các vùng nguyên liệu cung cấp cho các KCN và KCX và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá cho nhau, thay thế hàng nhập khẩu, làm giảm giá thành, tăng cường xuất khẩu.

Các giải pháp ở trên về quy hoạch phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất, về hoàn thiện chính sách quản lý, đào tạo lực lượng lao động cho khu công nghiệp và khu chế xuất... nếu được thực hiện tốt thì nó sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Dưới đây là một số giải pháp bổ sung:

Trước hết cần thay đổi tư duy về khu công nghiệp. Nếu hiểu theo luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và Nghị định 36/CP về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất khu công nghệ cao thì "Khu công nghiệp là khu chuyển sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp do chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập". Nếu chỉ dừng lại ở khái niệm như vậy thì khu công nghiệp của ta là một túi đựng các doanh nghiệp công nghiệp. Trong khi đó, theo kinh nghiệm ở nhiều nước để khu công nghiệp thực sự trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp phục vụ các doanh nghiệp cần phát triển các khu dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, trường học,... biến khu công nghiệp thành một khu kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, như một thành phố công nghiệp.

Để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài các nước muốn tiếp nhận vốn đều phải tìm cách tạo môi trường đầu tư thuận lợi trong đó bao gồm cả môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện đi đôi với môi trường kinh doanh thuận lợi. Môi trường pháp lý lành mạnh, tiến bộ phù hợp với thông lệ quốc tế là một tiêu chí để nhà đầu tư lựa chọn quyết định đầu tư. Môi trường pháp lý đó phải có định hướng rõ ràng hỗ trợ có định hướng rõ ràng hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động ở nước sở tại một cách dễ dàng, thuận lợi nhất.

Về môi trường kinh doanh, chúng ta phải tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi trong đó bao gồm các yếu tố như kết cấu hạ tầng phải tương đối hiện đại, hệ thống luật pháp và tư pháp tốt, hệ thống thông tin và tư vấn tốt, hệ thống tài chính và tiền tệ ổn định, có hiệu quả, an ninh kinh tế và an toàn xã hội được đảm bảo

Phải có hình thức tuyên truyền vận động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông để cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thấy rõ lợi ích và quyền lợi khi vào các khu công nghiệp hoạt động.

Những ý kiến trên có thể mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh của vấn đề. Muốn đẩy mạnh việc lấp đầy các khu công nghiệp hiện có cần tiến hành hàng loạt các biện pháp cấp bách trong đó điều quan trọng trước hết là phải tạo một số sân chơi bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như giữa các nhà đầu tư trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

KẾT LUẬN

Thực tế 20 năm xây dựng và phát triển cho thấy, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp. Quá trình phát triển KCN, KCX gắn liền với quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, mô hình quản lý đầu tư nói chung và KCN, KCX nói riêng.

Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những khó khăn vướng mắc, cản trở đối với thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN, KCX, trong thời gian tới, đồng hành với những định hướng phát triển chung của nền kinh tế về tái cấu trúc đầu tư, doanh nghiệp ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực quốc gia, các KCN, KCX cần xây dựng và phát triển theo một số định hướng rõ ràng.

Bối cảnh kinh tế tại một số quốc gia trong thời gian vừa qua cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam trong việc kêu gọi dòng đầu tư đang dịch chuyển sang các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nhưng cũng đặt ra thách thức cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính hấp dẫn của Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với các quốc gia truyền thống khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và một số quốc gia mới nổi như Campuchia, Myanma.

Một phần của tài liệu Pháp luật - Thực trạng thành lập, hoạt động khu công nghiệp, khu chế xuất . Nguyên nhân, giải pháp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w