đánh giá qui định pháp luật về văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại VN và thực tiễn thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện của công ty nước ngoài ở việt nam
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
195 KB
Nội dung
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ xu thế tất yếu của nền kinh tế mở cửa, thu hút đầu tư không chỉ trong nước mà vươn xa hơn ở nước ngoài. Hàng loạt các chính sách mở cửa nền kinh tế, ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư ở ngoài đã ra đời. Và dần dần, nền kinh tế nước nhà đã có những sự chuyển biến rõ rệt nhờ vào các dự án ODA, BOT, BT , ngày càng nhiều các thương nhân nước ngoài tìm đến và quyết định đầu tư, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau: thành lập các loại công ty có vốn góp nước ngoài, hoặc 100% vốn nước ngoài, Bên cạnh đó, một số không ít các đối tác của Việt Nam không đặt trụ sở trực tiếp hoạt động tại Việt Nam, nhưng họ thành lập các Văn phòng đại diện tại Việt Nam, thay mặt đại diện cho Công ty của họ hoạt động tại Việt Nam theo luật định. Trong thời gian vừa qua, xu hướng hội nhập mở cửa, đã dẫn đến hiện tượng ngày càng nhiều các công ty nước ngoài lựa chọn hình thức thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam để thuận tiện và dễ dàng hơn trong hoạt động của mình. Và một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm đó là vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập và quá trình hoạt động của các Văn phòng đại diện được diễn ra như thế nào tại Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, đây cũng là vấn đề có khá nhiều điểm bất cập. Trước tình hình đó, nhóm tác giả muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về Văn phòng đại diện tại Việt nam, tiếp đó nêu ra một số hạn chế bất cập trong quá trình thành lập, hoạt động trên thực tiễn của các Văn phòng đại diện tại Việt Nam, hướng đến hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về trình tự thủ tục thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam. Đó là lý do nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “Đánh giá qui định pháp luật về văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại VN và thực tiễn thành lập, hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài ở Việt Nam”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài: Tìm ra những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong việc quy định, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện tại của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng mong muốn đây cũng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm đến vấn đề này. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích, đánh giá quy định pháp luật liên quan, thực tiễn thành lập, hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt nam, đồng thời chỉ ra những hạn chế bất cập của quy định định pháp luật cũng như thực tiễn thành lập hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu nhóm tác giả lựa chọn trong đề tài này là các quy định pháp luật liên quan đến Văn phòng đại diện và thực tiễn thành lập, hoạt động Văn phòng đại diện. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quy định pháp luật liên quan đến Văn phòng đại diện và thực tiễn thành lập, hoạt động Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích, bình luận, tổng hợp, liệt kê, so sánh, 5. Nội dung Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sau phần phân tích đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài, đến mục 2, nhóm tác giả tập trung nêu, phân tích, đánh giá thực tiễn trong quá trình thành lập, hoạt động của Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam. 3 NỘI DUNG 1. Khái quát về văn phòng đại diện của công ty nước ngoài Với xu hướng chung của thế giới, phạm vi kinh doanh thương mại không chỉ giới hạn, gói gọn trong nội bộ quốc gia, mà còn mở rộng hoạt động, đầu tư kinh doanh tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Do đó thương nhân của các nước luôn mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng trong kinh doanh của mình tại các quốc gia khác ngoài quốc gia sở tại. Họ có khá nhiều sự lựa chọn, khi tham gia đầu tư kinh doanh tại các quốc gia trên thế giới, cụ thể, tại Việt Nam, họ có rất nhiều sự lựa chọn để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam: Góp vốn thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thành lập Văn phòng đại diện Trong đề tài này, nhóm tác giả sẽ tập trung tìm hiểu phân tích rõ hơn các quy định pháp luật liên quan đến Văn phòng đại diện của các thương nhân nước ngoài là Công ty nước ngoài. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Và thương nhân nước ngoài được hiểu là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận 1 . Từ hai quy định nêu trên, ta có khái niệm về Công ty nước ngoài là công ty được thành lập, đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc được pháp luật nước sở tại công nhận. Khi mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh tại các quốc gia khác, tùy vào quy định pháp luật cụ thể của từng quốc gia mà họ hướng đến cùng với điều kiện, mong muốn của thương nhân đó, họ sẽ lựa chọn hình thức hoạt động là công ty, chi nhánh hay Văn phòng đại diện tại quốc gia đó. Ngày nay, việc các công ty nước ngoài lựa chọn hình thức hoạt động là Văn phòng đại diện ngày càng phổ biến, rộng rãi hơn. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép 2 . Hiểu được nhu cầu thiết yếu của các nhà đầu tư, các đối tác nước ngoài, tại Việt Nam, các nhà làm luật cũng đã quy định khá chi tiết về các vấn đề liên quan đến văn phòng đại diện của công ty nước ngoài. Bao gồm các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng đại diện, gia hạn, chấm dứt hoạt động, quyền và nghĩa vụ, phạm vi hoạt động của Văn 1 Khoản 1, Điều 16 Luật thương mại 2005 2 Khoản 6, Điều 3 Luật thương mại 2005 4 phòng đại diện, Tất cả những vấn đề này sẽ được nhóm tác giả lần lượt phân tích đánh giá ở các phần tiếp theo của đề tài. 2. Một số quy định pháp luật liên quan đến Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam 2.1. Điều kiện và thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài 2.1.1. Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Văn phòng đại diện”) theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 22 của Luật Thương mại và Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại việc Nam (Nghị định 72/2006/NĐ-CP), áp dụng trong trường hợp thương nhân đó chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá. Theo đó, Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng được các điều kiện sau 3 : a) Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp; (quy định này nhằm đảm bảo tư cách pháp lý của thương nhân nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam). b) Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân. Tuy nhiên, cho dù đáp ứng được cả hai điều kiện nêu trên, thương nhân nước ngoài vẫn sẽ không được cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 72/2006/NĐ-CP, cụ thể: a) Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. b) Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định c) Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường. 3 Điều 4 Nghị định 72/2006/NĐ-CP 5 d) Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Sở dĩ pháp luật phải quy định các trường hợp này, nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích lớn hơn như an ninh – quốc phòng, sức khỏe nhân dân, môi trường ; bảo vệ an ninh trật tự nền kinh tế trong nước (không được kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh) Khi quy định về thời hạn 2 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì thương nhân nước ngoài không được cấp giấy phép mới, mục đích của các nhà làm luật là xây dựng một cơ chế quản lý đối với các thương nhân nước ngoài, hạn chế các trường hợp thành lập nhưng không hoạt động và cũng là một hình thức chế tài dành cho họ khi không tuân thủ các quy định pháp luật, hoạt động sai chức năng Chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 72/2006/NĐ-CP, chúng ta dễ dàng nhận thấy điều đó. Văn phòng đại diện bị thu hồi giấy phép thành lập trong các trường hợp: a) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập; b) Ngừng hoạt động 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy phép thành lập; c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 02 năm liên tiếp; d) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản; đ) Hoạt động không đúng chức năng của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện • Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký; b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm; 6 c) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất; d) Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế. Một vấn đề cần lưu ý, các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận trong hồ sơ xin giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nêu trên phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt. Bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam (Mục 3 Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2006/NĐ-CP) Hồ sơ được gửi tới Sở công thương tỉnh, thành phố nơi dự định đặt văn phòng 4 . Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở 5 . Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Hết thời hạn 15 ngày (không bao gồm thời gian thương nhân nước ngoài sửa đổi, bổ sung hồ sơ) mà không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì Sở Công thương phải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép. Lưu ý, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp, phải chính thức hoạt động và thông báo cho Sở Công thương về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký 6 . 4 Điều 3 Nghị định 72/2006/NĐ-CP 5 Điều 7 Nghị định 72/2006/NĐ-CP 6 Điều 7 Nghị định 72/2006/NĐ-CP 7 Nhìn chung, quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện, thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khá rõ ràng, minh bạch và đầy đủ. Việc quy định thương nhân nước ngoài chỉ được thành lập Văn phòng đại diện khi đã hoạt động không dưới 01 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân cũng như việc quy định trong hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập phải có Điều lệ và báo cáo tài chính nhằm mục đích đảm bảo thương nhân nước ngoài thực sự muốn đầu tư vào Việt Nam để hoạt động kinh doanh chân chính, họ có tiềm năng, tiềm lực và mong muốn mở rộng thị trường, đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Thiết nghĩ đây là một quy định phù hợp của pháp luật Việt Nam. Thủ tục đăng ký được quy định cụ thể, một cơ quan duy nhất có thẩm quyền, cấp giấy phép, thời hạn cấp giấy phép không quá 15 ngày chính là sự thông thoáng của pháp luật Việt Nam. Thương nhân không tốn quá nhiều thời gian để đăng ký thành lập Văn phòng đại diện. 2.2. Cấp lại, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài 2.2.1. Cấp lại giấy phép thành lập • Các trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập: Điều 11 Nghị định 72/2006/NĐ-CP Thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi: 1. Có sự thay đổi về: a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác; b) Thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của thương nhân nước ngoài từ một nước sang một nước khác; c) Thay đổi hoạt động của thương nhân nước ngoài. - Thời hạn: 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. - Hồ sơ: khoản 1, 2 Điều 12. 2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị rách hoặc bị tiêu huỷ. - Thời hạn: ngay sau khi phát sinh sự kiện. - Hồ sơ: khoản 3 Điều 12. 8 • Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập: Điều 13 Nghị định 72/2006/NĐ-CP. (a) Trường hợp thay đổi địa điểm trụ sở Văn phòng đại diện từ tỉnh này sang tỉnh khác: - Thương nhân phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tại Sở Công thương nơi đang đặt trụ sở. Không quá 5 ngày làm việc, Sở Công thương xác nhận bằng văn bản về việc xoá đăng ký thành lập Văn phòng đại diện đã cấp. - Đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Sở Công thương nơi dự kiến đặt trụ sở mới. Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương cấp lại Giấy phép với thời hạn không quá thời hạn còn lại của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp. (b) Các trường hợp còn lại: Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan đã cấp Giấy phép có trách nhiệm cấp lại Giấy phép với thời hạn không quá thời hạn còn lại của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp. 2.2.2. Gia hạn Giấy phép thành lập • Điều kiện gia hạn Giấy phép thành lập Thương nhân nước ngoài được gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện; b) Thương nhân nước ngoài đang hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh; c) Không có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện. • Hồ sơ đề nghị gia hạn: Khoản 2 Điều 14 Nghị định 72/2006/NĐ-CP • Thời hạn: ít nhất 30 ngày, trước khi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hết hạn, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục gia hạn. Đây được đánh giá là một trong các quy định thông thoáng của Pháp luật Việt Nam. Nếu Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động hiệu quả và vẫn đáp ứng được các điều kiện quy định thì tùy theo quyết định của mình (mong muốn được tiếp tục hoạt động dưới hình thức Văn phòng đại diện), thương nhân được phép yêu cầu cơ quan có thẩm quyền Việt Nam gia hạn giấy phép thành lập. Thời hạn làm thủ tục gia hạn thực hiện như thời hạn cấp mới Giấy phép thành lập. 9 2.3. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài Về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, được quy định cụ thể tại Điều 17, Điều 18 Luật thương mại 2005 và Điều 20 Nghị định 72/2006/NĐ-CP. Theo đó Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam có các quyền như sau 7 : 1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. 2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện. 3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện. 5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. và những nghĩa vụ bao gồm 8 : 1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam. 2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép. 3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này. 4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 7 Điều 17 Luật thương mại 2005 8 Điều 18 Luật thương mại 2005 10 Nhìn chung, các quy định về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện được pháp luật quy định khá rõ ràng và dễ hiểu, nêu rõ văn phòng đại diện được quyền làm gì và các nghĩa vụ phải thực hiện. Trước tiên, xét các quy định về quyền, ta thấy, đây là những quyền hướng đến cho những mục tiêu thiết yếu nhất cho quá trình hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam, chẳng hạn, điều quan trọng đầu tiên là nơi đặt trụ sở của Văn phòng, tuyển dụng lao động làm việc tại Văn phòng, mở tài khoản Ngân hàng để phục vụ tốt hơn cho các giao dịch kinh doanh thương mại, quyền được khác con dấu riêng phụ vụ cho quá trình hoạt động ký kết theo thẩm quyền của Văn phòng đại diện Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 20 Nghị định 72/2006/NĐ-CP, còn cho phép người đứng đầu Văn phòng đại diện được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết khi có văn bản ủy quyền hợp pháp, với điều kiện mỗi lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết sẽ là một văn bản ủy quyền riêng lẻ. Với quy định này, đã tạo nên sự linh hoạt hơn cho hoạt động của Công ty ở nước ngoài, khi họ không thể trực tiếp tham gia ký kết, sửa đổi, bổ sung hợp đồng tại Việt Nam, chỉ cần họ gửi Văn bản ủy quyền hợp lệ sang Việt Nam, thì việc ký kết, sửa đổi bổ sung hợp đồng đã ký kết sẽ được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, hướng đế bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên. Thứ hai, về các quy định về nghĩa vụ, một văn phòng đại diện không được phép thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam, không được phép giao kết hợp đồng (ngoại trừ các hợp đồng được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 17 LTM), và, như đã trình bày ở trên, Trưởng văn phòng đại diện chỉ được phép giao kết, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài khi có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài. Như vậy, với quy định này ta có thể hiểu, mặc nhiên Văn phòng đại diện không có quyền trực tiếp thực hiện ký kết các loại hợp đồng hay tham gia các hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam, chỉ được thực hiện quyền này một cách gián tiếp thông qua sự ủy quyền hợp pháp từ thương nhân ở nước ngoài đối với từng giao dịch cụ thể. Quy định này đã giới hạn phần nào quyền của Văn phòng đại diện, quy định như vậy khá hợp lý, bởi lẽ, công ty ở nước ngoài, họ không trực tiếp quản lý được Văn phòng đại diện, quy định này của pháp luật phần nào giúp họ kiểm soát tốt hơn Văn phòng đại diện của họ tại nước đối tác. Đồng thời, nước đối tác cũng sẽ yên tâm hơn khi giao kết các hợp đồng, đảm bảo rằng các giao dịch của họ với Văn phòng đại diện (nếu có) thì đều có sự thể hiện ý chí của công ty ở nước ngoài, vì theo quy định của pháp luật, Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân và người đứng đầu Văn phòng đại diện chỉ thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm quy và thời hạn được ủy quyền 9 . 9 Khoản 4, Điều 92 Bộ luật dân sự 2005. [...]... Văn phòng đại diện bù nhìn, gây mất trật tự trong công tác quản lý chung đối với các Văn phòng đại diện 3 Thực tiễn thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam 17 3.1 Thực tiễn thành lập Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài Để phát triển kinh doanh ở những thị trường tiềm năng, các thương nhân thường mở văn phòng đại diện ở các nước khác Lợi ích của việc này... quyết định có nên đầu tư vào hay không thì giải pháp mở văn phòng đại diện là giải pháp tối ưu dành cho họ 2.4 Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật thương mại 2005, Văn phòng đại diện hoạt động trong phạm vi tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép Những hoạt động của Văn phòng đại. .. cập nhất định Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả lần lượt nêu, phân tích, đánh giá một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là công ty nước ngoài, về điều kiện, thủ tục thành lập, quyền, nghĩa vụ, chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam Ngoài ra nhóm tác giả còn liên hệ được với thực tiễn về quá... Việc ngày càng có nhiều Văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài được mở ở Việt Nam là tín hiệu tốt cho thấy thị trường Việt Nam ngày càng hấp dẫn Các thương nhân nước ngoài ngày càng muốn tìm hiểu thị trường và đầu tư vào Việt Nam Trong những năm vừa qua hoạt động của Văn Phòng đại diện của Công ty nước ngoài phát triển mạnh, bằng việc các Văn phòng đại diện xin thủ tục và thành lập nhiều hơn Theo... có lợi, Việt Nam đã thu hút, không ít các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến với Việt Nam, và hoạt động thành lập Văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài để tìm kiếm thăm dò thị trường, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo luật định ngày càng trở nên phổ biến hơn Pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá cụ thể liên quan đến Văn phòng đại diện ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một... biết rõ các hoạt động xúc tiến thương mại mà luật Việt Nam cho phép là gì, thì sau đó Nghị định lại một lần nữa quy định về các hoạt động khác, và không ai có thể biết các hoạt động khác này là hoạt động gì Ngoài những hoạt động Văn phòng đại diện được phép thực hiện nêu tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP, Luật thương mại 2005 còn giới hạn phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bằng... với doanh nghiệp trong nước2 9, trong khi theo quy định pháp luật Việt Nam, Văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài không được kinh doanh thu lợi Tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều Văn phòng đại diện ảo (tức là các văn phòng đại diện nhưng không hoạt động với chức năng đại diện mà là hoạt động các chức năng khác) Điển hình như tại TP.Hồ Chí Minh, một Văn phòng đại diện của Trung Quốc đăng ký lĩnh... nhưng lại hoạt động tư vấn dịch vụ khám chữa bệnh hoặc một văn phòng đại diện của Đài Loan mở cả một cơ sở may gia công hay một văn phòng đại diện khác của Hong Kong lại mở phòng may túi xách30 Thiết nghĩ, nên đề xuất vấn đề tăng mức phí đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, đồng thời thu thuế việc duy trì hoạt động của Văn phòng đại diện để hạn chế bớt tình trạng thành lập Văn phòng đại diện “vô tội... ảnh tốt đẹp của Văn phòng đại diện Trước thực trạng đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hơn về khâu quản lý trong việc thành lập và hoạt động của các Văn phòng đại diện như: - Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong việc rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động của các Văn phòng đại diện và kiểm tra, đôn đốc các Văn phòng thực hiện đúng quy định của pháp luật; - Siết... thống kê của Sở Công thương, vào năm 2011 Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 3967 Văn phòng đại diện, ở Hà Nội có 1495 Văn phòng đại diện 22, các Văn phòng đại diện này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại Theo luật định, các Văn phòng đại diện được thành lập và hoạt động theo Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 72/2006/NĐ-CP như đề cập tại ở Mục 2.1 Phần 2 Trên thực tế, việc thành lập còn gặp rất nhiều . Đánh giá qui định pháp luật về văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại VN và thực tiễn thành lập, hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài ở Việt Nam . 2. Mục đích, nhiệm. tác của Việt Nam không đặt trụ sở trực tiếp hoạt động tại Việt Nam, nhưng họ thành lập các Văn phòng đại diện tại Việt Nam, thay mặt đại diện cho Công ty của họ hoạt động tại Việt Nam theo luật. tích, đánh giá quy định pháp luật liên quan, thực tiễn thành lập, hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt nam, đồng thời chỉ ra những hạn chế bất cập của quy định định pháp