1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sinh sản nhân tạo cá chạch lửa để làm cá cảnh và bước đầu nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá thái hổ

113 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Nghiên cứu về cá Chạch lửa: Tập hợp và thuần dưỡng đàn cá bố mẹ; Nuôi vỗ cá bố mẹ; Kích thích sinh sản; Ương nuôi cá bột lên cá hương và cá giống.. Nghiên cứu về cá Thái hổ: Nghiên cứu

Trang 1

I

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tên đề tài: “Sinh sản nhân tạo cá Chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia

Bleeker, 1870) để làm cá cảnh và bước đầu nghiên cứu thăm dò sinh sản

nhân tạo cá Thái hổ (Datnioides pulcher Kottelat, 1998)”

Đồng Chủ nhiệm đề tài:

- PGS TS Nguyễn Thị Nga – Chi nhánh phía Nam – TTNĐ Việt - Nga

- TS Phạm Văn Khánh – Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt Nam bộ - Viện NC NTTS 2

Cơ quan chủ trì: Chi nhánh phía Nam – Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga Thời gian thực hiện đề tài: 6/2010 – 6/2013

Kinh phí được duyệt: 500.000.000đ

- Làm cơ sở khoa học để sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá Thái hổ phục

vụ cho nghề nuôi cá cảnh trong nước và xuất khẩu

- Bảo vệ nguồn lợi tự nhiên

3 Nội dung: (Theo đề cương đã duyệt)

3.1 Nghiên cứu về cá Chạch lửa: Tập hợp và thuần dưỡng đàn cá bố mẹ; Nuôi vỗ

cá bố mẹ; Kích thích sinh sản; Ương nuôi cá bột lên cá hương và cá giống

3.2 Chuyển giao công nghệ cho 2 cơ sở đặt hàng

3.3 Nghiên cứu về cá Thái hổ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học; Nghiên cứu

đặc điểm sinh học sinh sản; Bước đầu nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo

4 Sản phẩm của đề tài (theo Phụ lục 2, Hợp đồng số 77/HĐ-SKHCN)

4.1 Cá bột Chạch lửa

4.2 Cá giống cá Chạch lửa

4.3 Quy trình sản xuất giống cá Chạch lửa (M erythrotaenia)

Trang 2

II

4.4 Chuyển giao quy trình sinh sản nhân tạo cá Chạch lửa

4.5 Báo cáo quy trình kỹ thuật tuyển chọn, thuần dƣỡng, nuôi vỗ cá bố mẹ và sinh

sản nhân tạo

4.6 Báo cáo Quy trình công nghệ ƣơng nuôi cá giống Chạch lửa

4.7 Báo cáo kết quả nghiên cứu cá Thái hổ

4.8 Các báo cáo (định kỳ và báo cáo tổng kết)

4.9 Đào tạo: 1 Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ

Trang 3

III

MỤC LỤC

Trang PHẦN MỞ ĐẦU I MỤC LỤC III DANH SÁCH BẢNG V DANH SÁCH ĐỒ THỊ VI DANH SÁCH HÌNH VII

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4

1.1 Cá Chạch lửa 4

1.2 Cá Thái hổ 10

1.3 Tổng quan về kích dục tố và chất kích thích sinh sản dùng cho cá 17

CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19

2.2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 19

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Thái hổ 19

2.3.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản 20

2.3.4 Tập hợp và nuôi vỗ thành thục 22

2.3.5 Kích thích sinh sản 24

2.3.6 Ấp trứng 26

2.3.7 Ương cá bột lên cá hương và giống cá Chạch lửa 26

2.3.8 Khảo sát bệnh 27

2.3.9 Phương pháp phân tích số liệu 27

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁ CHẠCH LỬA 28

3.1.1 KẾT QUẢ NUÔI THUẦN DƯỠNG CÁ BỐ MẸ 28

3.1.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHẠCH LỬA31 3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁ THÁI HỔ 63

3.2.1 Tập hợp và thuần dưỡng cá Thái hổ 63

Trang 4

IV

3.2.2 Đặc điểm sinh học 65

3.2.3 Một số đặc điểm sinh học sinh sản 70

3.2.4 Thăm dò khả năng sinh sản nhân tạo cá Hổ 82

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84

4.1 KẾT LUẬN 84

4.2 ĐỀ NGHỊ 86

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THUẦN DƯỠNG, NUÔI VỖVÀ SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHẠCH LỬA 87

QUY TRÌNH ƯƠNG NUÔI GIỐNG CÁ CHẠCH LỬA 92

PHỤ LỤC 1: CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 93

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀIError! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 5

V

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Các loài thuộc họ Synbranchidae ở châu thổ sông Mekong 5

Bảng 1.2 Các loài thuộc giống cá hổ 10

Bảng 2.1 Các loại thức ăn khác nhau dùng ương từ cá bột đến 60 ngày tuổi 26

Bảng 3.1 Các yếu tố chất lượng nước bể nuôi trong thời gian thuần dưỡng 29

Bảng 3.2 Kết quả sử dụng thức ăn của cá thuần dưỡng 30

Bảng 3.3 Tăng trọng và tỷ lệ sống của cá sau khi thuần dưỡng 31

Bảng 3.4 Kết quả các thử nghiệm thăm dò sinh sản nhân tạo 44

Bảng 3.5 Liều lượng kích dục tố sử dụng cho cá đực 46

Bảng 3.6 Kết quả sử dụng đơn HCG kích thích sinh sản 47

Bảng 3.7 Thời gian hiệu ứng của HCG ở cá Chạch lửa 49

Bảng 3.8 Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối lý thuyết của cá Chạch lửa 50

Bảng 3.9 Quá trình phát triển phôi của cá Chạch lửa 51

Bảng 3.10 Thời gian phát triển phôi của Chạch lửa và một số loài cá khác 54

Bảng 3.11 Thử nghiệm thăm dò thức ăn cho cá ương nuôi 56

Bảng 3.12 Các chỉ tiêu môi trường nước ương cá bột lên giống 57

Bảng 3.13 Kết quả ương cá bột thành cá giống 60 ngày tuổi sử dụng thức ăn tươi sống (Moina kết hợp trùn chỉ) 58

Bảng 3.14 Các yếu tố chất lượng nước bể nuôi trong thời gian thuần dưỡng 63

Bảng 3.15 Kết quả sử dụng thức ăn của cá Hổ nuôi thuần dưỡng 64

Bảng 3.16 Tăng trọng và tỷ lệ sống của cá sau khi thuần dưỡng 64

Bảng 3.17 Chiều dài tương đối của ruột cá Hổ (n = 7) 68

Bảng 3.18 Kích cỡ cá thành thục và hệ số thành thục 71

Bảng 3.19 Hệ số thành thục cá Thái hổ theo giai đoạn phát triển tuyến sinh dục 73

Bảng 3.20 Độ béo Fulton và Clark của cá Hổ 79

Bảng 3.21 Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối lý thuyết của cá Hổ (2013) 80

Bảng 3.22 Thăm dò sinh sản 83

Trang 6

VI

DANH SÁCH ĐỒ THỊ

Trang

Đồ thị 3.1 Nhiệt độ nước của bể nuôi vỗ 36

Đồ thị 3.2 pH nước bể nuôi vỗ 37

Đồ thị 3.3 Oxy hòa tan (DO) bể nuôi vỗ 37

Đồ thị 3.4 Tỉ lệ thành thục của cá Chạch lửa cái nuôi vỗ 2 năm 2011 - 2012 38

Đồ thị 3.5 Tỉ lệ thành thục của cá Chạch lửa đực nuôi vỗ 2 năm 2011 - 2012 38

Đồ thị 3.6 Hệ số thành thục của cá Chạch lửa cái nuôi vỗ 2 năm 2011 – 2012 39

Đồ thị 3.7 Diễn biến độ béo Fulton cá Chạch lửa bố mẹ qua các tháng 40

Đồ thị 3.8 Tăng trưởng của cá Chạch lửa ương nuôi 59

Đồ thị 3.9 Tăng trưởng của cá Hổ nuôi trong bể sau 3 năm 69

Đồ thị 3.10 Quan hệ chiều dài và khối lượng cá Hổ 70

Đồ thị 3.11 Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ nuôi vỗ trong 2 năm 2011-2012 72

Trang 7

VII

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 1.1 Bản đồ phân bố cá Chạch lửa trên thế giới (OBIS, 2008) 4

Hình 1.2 Cá Chạch lửa (Mastacembeluserythrotaenia Bleeker, 1870) 5

Hình 1.3 Hình dạng ngoài các loài cá Hổ 11

Hình 1.4 Phân biệt các loài cá hổ qua sọc ở gốc đuôi 12

Hình 1.5 Địa bàn phân bố của các loài cá hổ (nguồn www.waterwolves.com) 12

Hình 1.6 Nơi phân bố hiện tại còn lại của cá Hổ 13

Hình 1.7 Cá Hổ sọc nhỏ (Datnioides undecimradiatus) 14

Hình 3.1 Cá Chạch lửa trú ẩn trong ống nhựa 29

Hình 3.2 Lỗ sinh dục cá Chạch lửa đực (A) và cá cái (B) 32

Hình 3.3 Buồng trứng và noãn bào cá Chạch lửa giai đoạn II 33

Hình 3.4 Buồng trứng và noãn bào cá Chạch lửa giai đoạn III 34

Hình 3.5 Noãn bào giai đoạn IV 34

Hình 3.6 Buồng tinh cá Chạch lửa giai đoạn III 35

Hình 3.7 Buồng tinh cá Chạch lửa giai đoạn IV 35

Hình 3.8 Các thao tác bắt cá, cố định cá và tiêm kích dục tố 42

Hình 3.9 Vuốt trứng cá Chạch lửa (A) và trứng sau khi vuốt ra (B) 48

Hình 3.10 Ấp trứng cá trong khay 52

Hinh 3.11 Quá trình phát triển phôi cá Chạch lửa (ở 28 – 300C) 53

Hình 3.12 Cá giống Chạch lửa 59

Hình 3.13 Nấm thủy mi phát triển trên trứng cá 60

Hình 3.14 Trùng quả dƣa (Ichthyophthirius) 61

Hình 3.15 Trùng bánh xe (Trichodinasiluri Lom, 1970) 62

Hình 3.16 Cá Hổ sọc nhỏ 65

Hình 3.17 Miệng cá dãn dài ra khi bắt mồi 67

Hình 3.18 Cung mang và dạ dày của cá Hổ 68

Hình 3.19 Cá có buồng trứng giai đoạn II 74

Hình 3.20 Buồng trứng giai đoạn III 75

Hình 3.21 Buồng trứng giai đoạn IV 75

Hình 3.22 Buồng trứng giai đoạn V (trứng rụng) 76

Trang 8

VIII

Hình 3.23 Noãn bào giai đoạn II (độ phóng đại x 400) 77

Hình 3.24 Noãn bào giai đoạn III (độ phóng đại x 400) 77

Hình 3.25 Noãn bào giai đoạn IV (độ phóng đại x 400) 78

Hình 3.26 Buồng tinh giai đọan V và vuốt ra tinh dịch 79

Hình 3.27 Buồng trứng với nhiều vách ngăn chứa các hạt trứng 81

Hình 3.28 Cá cái có buồng trứng đang chuyển rụng 82

Trang 9

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghề nuôi cá cảnh đã có từ nhiều thế kỷ trước Các loài cá nuôi làm cảnh phát triển ngày càng phong phú không chỉ về số lượng mà còn rất đa dạng về hình thể, màu sắc và tính mới lạ

Những nước và khu vực có nghề nuôi và sinh sản cá cảnh lớn nhất là Thái Lan, Hồng Công và Nhật bản Một số quốc gia khác cũng bắt đầu nghiên cứu và sản xuất giống cá cảnh nước ngọt như Malaysia, Trung Quốc, Srilanka

Cá nhập khẩu có nguồn gốc chủ yếu từ Châu Á chiếm 65%, trong đó nước nhập khẩu nhiều nhất như Mỹ (13%), Nhật (13%), Đức (8,9%) Nước xuất khẩu nhiều nhất là Singapore chiếm 25% toàn thế giới Hiện nay xuất khẩu cá cảnh của Châu Á có 80% là cá nước ngọt được sản xuất trong các trại cá, 15% cá cảnh biển thu từ tự nhiên và 5% cá cảnh nước ngọt thu từ tự nhiên

Hiện nay ở nước ta nghề nuôi cá cảnh phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đang từng bước phát triển, đặc biệt tại TpHCM rất có tiềm năng [15] Tuy nhiên vấn đề này mới tập trung một ở số loài cá nhập nội: cá đĩa, cá Koi,

La hán việc nghiên cứu, khai thác, sử dụng cá bản địa làm cá cảnh còn rất hạn chế Nghề nuôi cá cảnh vẫn còn mang tính tự phát, chưa đồng bộ Chưa có sự đầu

tư cho các chương trình nghiên cứu toàn diện chuyên sâu, đặc biệt là sinh học - sinh thái, sinh sản nhân tạo … của các loài cá để phục vụ cho việc phát triển nghề nuôi cá cảnh

Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Đồng (2009), thành phần cá nước ngọt bản địa, hoang dã có thể sử dụng làm cá cảnh tại khu vực Nam bộ khá phong phú (149 loài) Trong đó có một số loài sinh sản tự nhiên dễ dàng nên được ngư dân, người nuôi khai thác, nuôi dưỡng, sinh sản để làm cá cảnh (cá chép, cá bảy màu, cá ăn muỗi, cá thia cá ba đuôi ) Một số loài cá bản địa hoang dã tự nhiên tuy có thể làm cá cảnh, nhưng chưa được chú ý nghiên cứu thuần dưỡng sinh sản, rất nhiều loài vẫn dựa vào khai thác tự nhiên, nguồn cung ngày càng ít dần do sự khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này Trong

số đó có các loài như cá Chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1870) và nhóm cá Hổ như cá Thái Hổ (Datnioides pulcher Kottelat, 1998) và cá Hổ sọc nhỏ

Trang 10

2

(Datnioides undecimradiatus Roberts &Kottelat, 1994) là những loài cá đẹp về màu

sắc, hình dáng, thích nghi với nuôi trong bể kính, đang được thị trường rất ưa chuộng.Cá Thái Hổ và Hổ sọc nhỏ hiện nay là rất qúy hiếm, giá bán trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới rất cao Đây là 2 loài cá có phân bố ở lưu vực sông Mekong, chúng vừa có giá trị kinh tế (nuôi thương phẩm, làm cá cảnh), nhưng đồng thời có giá trị xuất khẩu cao Hiện nay do đang có nhiều biến động về môi trường sống, như việc xây dựng rất nhiều đập nước trên dòng sông Mekong và nhất

là tình trạng khai thác bừa bãi đang dẫn đến tình trạng nguồn lợi này đang bị đe dọa

nghiêm trọng Cá Thái Hổ Datnioides pulcher hầu như đã bị tuyệt chủng ở khu vực

phân bố sông Chao-phraya của Thái Lan Ở nước ta 2 loài cá Hổ này trước đây khoảng 20 năm cũng có phân bố tại lưu vực sông Vàm cỏ (Tây Ninh), nhưng cũng

do khai thác bừa bãi và quá mức để cho xuất khẩu nên hiện nay cá Hổ cũng đã gần như vắng bóng Việc gìn giữ bảo tồn những loài này đang là một nhu cầu cấp thiết

và nghiên cứu sinh sản nhân tạo để tái sản xuất quần đàn nhằm khôi phục nguồn lợi của chúng là một hướng khoa học và đúng đắn

Thị trường cá cảnh tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hiện nay cũng rất ưa chuộng các loài cá Chạch lửa và cá Hổ, nhưng nguồn chủ yếu khai thác từ tự nhiên và nhập từ nước ngoài Vấn đề này dẫn đến giá thành cao, tỷ lệ sống thấp và nguồn lợi khai thác ngày càng cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu

cá cảnh cho thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng phát triển

Đối với loài cá Chạch lửa, hiện đã có những tiền đề tốt cho nghiên cứu đối tượng này: một số loài nằm trong nhóm cá Chạch tương tự cá Chạch lửa như

Chạch lá tre (M armatus), cá Chạch lấu (M.favus) đã do một số cơ quan nghiên

cứu sinh sản nhân tạo và sản xuất giống được Những kết quả đó sẽ thuận lợi giúp cho việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Chạch lửa nhanh chóng thành công

Đối với cá Hổ, việc tiếp cận đối tượng này còn nhiều hạn chế Những nghiên cứu chung về sinh học cũng như sinh sản loài cá này hầu như chưa có ở nước ta Vì vậy bước đầu tiên phải tìm hiểu về những đặc tính sinh học và từng bước nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của chúng Từ những kết quả cơ bản trên làm cơ sở cho việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo

Trang 11

3

Với những lý do nêu trên vấn đề nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài cá này nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi tự nhiên và phát triển nghề nuôi cá cảnh tại TpHCM là cần thiết và cấp bách Trên những cơ sở đó chúng tôi tiến hành đề xuất

đề tài “Sinh sản nhân tạo cá Chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1870) để làm cá cảnh và bước đầu nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá Thái Hổ (Datnioides pulcher Kottelat, 1998)”

Trang 12

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Cá Chạch lửa

Cá Chạch lửa (Mastacembeluserythrotaenia Bleeker, 1870) là loài cá nước

ngọt thuộc họ cá Chạch, phân bố ở vùng Đông Nam Á thuộc hạ lưu sông Mêkông (Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam Việt Nam), Malaysia và Indonesia

Hình 1.1 Bản đồ phân bố cá Chạch lửa trên thế giới (OBIS, 2008)

Nhìn chung, các loài trong giống Mastacembelus có thân dài, vảy rất nhỏ, đầu

và mõm dài Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi nối liền nhau, không có vây hậu môn Trên thân có vân giống như dạng mạng lưới hoặc dạng vân đốm và vân chấm

Về phân loại, trên thế giới giống cá Chạch (Mastacembelusthuộc họ Synbrachidae) có 61 loài Theo tài liệu gần đây nhất của Ủy Hội sông Mê kông xuất bản năm 2008 [35], họ Synbranchidaeở châu thổ sông Mekong (Mekong Delta) trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam hiện có 9 loài (Bảng 1.1)

Trang 13

5

Bảng 1.1 Các loài thuộc họ Synbranchidae ở châu thổ sông Mekong

1 Monopterus albus Lươn

2 Ophisternon bengalense cá Lịch

3 Macrotrema caligans cá Lịch sông

4 Macrognathus circumcinctus cá Chạch khoang

5 Matacembelus aculeatus cá Chạch lá tre

6 Macrognathus cemiocellatus cá Chạch khoang

7 Mastacembelus armatus cá Chạch lấu vàng

8 Mastacembelus favus cá Chạch lấu

9 Mastacembelus erythrotaenia cá Chạch lửa

Phân lọai cá Chạch lửa như sau:

Bộ Synbranchiformes

Họ Synbranchidae

Tên Việt Nam: cá Chạch Lửa, cá Lấu đỏ, cá Hỏa long

Tên tiếng Anh: Fire eel

Hình 1.2 Cá Chạch lửa (Mastacembeluserythrotaenia Bleeker, 1870)

Trang 14

6

Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, hiện diện cả 3 loài thuộc

giống Mastacembelus là M armatus (Chạch lấu vàng); M favus (Chạch lấu) và M

erythrotenia (Chạch lửa) [31] Loài M armatus có phân bố ở miền Bắc và miền

Trung nước ta Xem xét về hình dạng, màu sắc và kích thước cơ thể, loài M

armatus rất giống với loài M favus, nhưng có một số khác biệt cơ bản như ở loài

M favus toàn cơ thể được phủ bởi các vân hình tổ ong màu tối, còn loài M armatus

cơ thể cũng có vân hình tổ ong nhưng chỉ phân bố từ vây lưng đến cơ quan đường

bên Ngoài ra số gai cứng và tia mềm ở các vây của M favus cũng ít hơn so với của

M armatus [31] Hình dạng và kích thước của cá Chạch lửa cũng tương tự cá

Chạch lấu, nhưng màu sắc thân sặc sỡ hơn bởi sắc đỏ pha đen và có những chấm đỏ hai bên thân từ sau nắp mang đến gốc vây đuôi

Ở Việt Nam và một số nước có cá Chạch, các nghiên cứu trước đây chỉ mới dừng lại ở mức độ phân loại và khu vực phân bố (Smith, 1945 [28]; Kuronuma,

1961 [29]; Taki, 1974 [33]; Trương Thủ Khoa, 1982 [11]; Mai Đình Yên, 1992 [26]; Rainboth, 1996 [31]; Chavalit Vithayanon, 2008) [35]

Trong nhóm lươn và cá lịch, loài lươn (Monopterus albus) ở Trung Quốc và

Việt Nam đều đã có những nghiên cứu về sinh học sinh sản, sản xuất giống và nuôi thương phẩm [16, 30 ]

Những năm gần đây, nghề nuôi cá cảnh phát triển, vì thế vấn đề sinh sản các loài cá có tiềm năng làm cảnh mới được chú ý đến Năm 2009, Nguyễn Xuân Đồng công bố công trình nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài cá có khả năng thuần hóa để làm cá cảnh ở thủy vực nội địa các tỉnh Nam Bộ”, trong đó

có đề câp đến khả năng thuần hóa cá Chạch lửa để làm cá cảnh [7]

Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá Chạch lửa được công bố Tuy nhiên đã có những loài cùng họ với cá Chạch lửa đươc nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công

Năm 2007, Nguyễn Quốc Đạt công bố công trình nghiên cứu thử nghiệm sản

xuất giống nhân tạo cá Chạch sông (Macgnonathus siamemsis) Cá Chạch sông là

loài có tuổi thành thục khá sớm (0+), chiều dài thành thục đầu tiên của cá đực là 13,3 ± 0,17 cm và cá cái là 14,47 ± 2,2 cm Trong tự nhiên, các bắt đầu thành thục

từ tháng 3 và sẵn sàng sinh sản từ tháng 5 đến tháng 7, đến tháng 8 tuyến sinh dục

Trang 15

7

cá cái bắt đầu thoái hóa Nghiên cứu mô học buồng trứng cho thấy, tế bào trứng có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, điển hình của loài cá đẻ nhiều năm Công trình nghiên cứu sử dụng 2 loại kích dục tố là HCG và LRHa + DOM, trong đó cả HCG

và LRHa đều có tác dụng gây rụng rứng với liều lượng HCG là 1500 UI/kg cá cái, LRHa là 50 µg/kg cá cái, phương pháp tiêm 2 lần trong điều kiện nhiệt độ nước là

28 – 29oC, sức sinh sản tuyệt đối đạt 2.223 ± 932 hạt/cá thể, sức sinh sản tương đối thực tế 70 ± 24 hạt/g cá cái, thời gian hiệu ứng từ 10 đến 10,5 giờ, thời gian phát triển phôi là 142 giờ Đường kính trứng dao động 1,05 ± 0,1mm Cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng có tập tính sống bám vào giá thể hoặc lẩn trốn trong các khe rãnh Giá thể thích hợp nhất là xơ ni lông Mật độ ương cho hiệu quả cao nhất là 100 con/m2 [5]

Năm 2009, Nguyễn Văn Triều công bố công trình “Nghiên cứu đặc điểm sinh

học và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus

Lacepade, 1800)” Kết quả nghiên cứu cho thấy mùa vụ sinh sản của cá Chạch lấu

là mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 6

và tháng 7 Nghiên cứu cho thấy HCG với liều lượng 2500UI/kg cá cái với phương pháp tiêm 2 lần (500 UI/kg cho liều dẫn và 2000 UI/kg cho liều quyết định) cho kết quả rụng trứng cao, đạt đên 100%, tỉ lệ thụ tinh 73,3%, tỉ lệ nở 71,3%, sức sinh sản 21.189 ± 1309 trứng/kg cá cái Ương cá bột bằng moina và trùn chỉ ở mật độ 2 - 2,5 con/lít cho kết quả tăng trưởng tốt (đạt 63,7 – 65,6mm sau 45 ngày ương) và tỉ lệ sống cao (63,2 – 66,5%) [22]

Phan Phương Loan, 2010 [14 ] đã có nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương cá giống thành công (có thể có sự nhầm lẫn, tác giả dùng tên khoa học cá Chạch lấu là

M armatus) Ở nghiên cứu này tác giả đã sử dụng kích dục tố não thùy thể và HCG

để kích thích cá rụng trứng, trong đó chỉ có HCG có tác dụng và cho kết quả sinh sản tốt nhất

Năm 2010, Đặng Văn Trường và Phạm Văn Khánh công bố công trình

“Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống cá Chạch lấu

(Mastacembelus favus Hora, 1923)” Kết quả cho thấy, cá Chạch lấu bố mẹ thành

thục tốt trong điều kiện nhân tạo cả trong ao lẫn trong bể xi măng Cá bắt đầu thành thục vào sau khi nuôi vỗ khảng 4 – 5 tháng, mùa vụ sinh sản bắt đầu từ tháng 5 đến

Trang 16

8

tháng 9 và tập trung vào tháng 6 đến tháng 8 Các chất kích thích sinh sản như não thùy thể cá chép, HCG, LH-RHa và DOM đều gây rụng trứng ở cá Chạch lấu Tuy nhiên HCG có tác dụng tốt nhất với tổng liều tiêm 5.300 UI/kg cá cái với 3 lần tiêm đạt tỉ lệ rụng trứng, thụ tinh và nở đều khá cao và ổn định Trứng cá Chạch lấu ấp trong điều kiện nhiệt độ 28 – 30oC sẽ nở sau 46 – 55 giờ Thức ăn thích hợp để ương cá Chạch lấu là thức ăn tươi sống (moina, trùn chỉ, cá tạp xay nhuyễn) và mật

độ thích hợp nhất là 500 con/m3

với tỉ lệ sống đạt 82% ở 30 ngày tuổi Trong quá trình ương, cá dễ bị nhiễm kí sinh trùng, có thể sử dụng Kali permanganate(KMnO4) với nồng độ 4 ppm + 1% muối ăn tắm cho cá để trị các bệnh này [23] Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu sinh học sinh sản của cá Chạch lá

tre (Matacembelus aculeatus) của Huỳnh Nha Trang, 2006 (Đại học Cần Thơ); nghiên cứu sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá Chạch lấu (Matacembelus favus)

của Dương Nhựt Long và cộng sự (Đại học Cần Thơ), Nguyễn Thành Trung (Trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Cần Thơ)

Các loài thuộc nhóm cá Chạch đều có giá trị cao Thịt cá Chạch lửa thơm ngon

và có giá trị kinh tế rất cao, cá cỡ 300 – 500 g được bán với giá 70.000 – 1.000.000 đ/kg (gấp 3 lần cá Chạch lấu) Cá Chạch lửa còn là loài nuôi cá cảnh rất đẹp

Cá Chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia) có đầu nhỏ, dẹp bên, dài đầu

tương đương 2,6 cao đầu qua chẩm Thân dài dạng ống, phần dưới hơi tròn, phần sau dẹp bên Mõm dài nhọn, kéo dài thành một râu ngắn ở phía trước Răng nhỏ, mịn Mắt nhỏ, nằm dưới da, lệch về nửa trên của đầu Phần trán giữa 2 mắt hẹp, phẳng, tương đương 1,5 lần đường kính mắt Lỗ mang nhỏ, lược mang ngắn, xếp thưa Cạnh sau xương trước nắp mang có 2 - 3 gai ngắn Thân màu xám xanh hoặc hơi đen Trên trục giữa thân có hàng đốm tròn đỏ, trên và dưới hàng đốm này có 2 -

3 sọc màu vàng nhạt, ngọn vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn màu vàng và nhiều đốm tròn nhỏ màu nâu vàng trên các vây đó Gốc vây lưng dài, gốc các gai vây lưng

có màu đỏ Phần trước vây lưng có từ 31 - 33 gai, gai cuối cùng to và dài nhất, màng da giữa các gai chỉ hiện diện ở gốc, phần sau các tia mềm dính nhau bởi màng

da và cơ dày Vây ngực tròn, nhỏ Vây đuôi rất nhỏ và dính liền với vây hậu môn và vây lưng Gốc vây đuôi có một đốm đen nhỏ Cá Chạch lửa không có vây bụng Đường bên liên tục nằm trên trục giữa thân

Trang 17

Thức ăn trong ruột cá khi khai thác cho thấy chúng sử dụng khá nhiều dạng thức ăn, tới 16 loại thức ăn và đa số là động vật phù du, động vật đáy, ấu trùng muỗi, tép, tôm con, cua con, cá nhỏ và một lượng nhỏ mùn bã hữu cơ Chiều dài ống tiêu hóa của cá chỉ bằng 85,77 ± 4,58% chiều dài thân, chứng tỏ đây là loài cá

ăn thiên về động vật Cá Chạch lửa có tập tính ăn vào ban đêm, kiếm ăn chủ yếu ở tầng đáy và tầng giữa, kiếm ăn gần bờ, ban ngày thường trốn trong các vách đá, trong hang hoặc chui trong rễ cây các loài thủy sinh

Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Chạch lửa trong khai thác tự nhiên [7] thể hiện bằng phương trình W = 0,001.L2,019

, R2 = 0,7837 Tỷ lệ đực cái trong đàn cá khai thác với cá cái nhiều hơn (17 cá thể cá cái/14 cá thể đực) Tuổi thành thục của cá khi đạt trên 2 tuổi

Tỷ lệ đực cái trong thành phần cá khai thác trong tự nhiên với tỷ lệ đực/cái là 14/17 Tuổi thành thục ở cá cái chủ yếu là 2 tuổi Mùa vụ sinh sản của cá Chạch lửa tập trung vào mùa mưa kéo dài từ tháng 6 - 10, cao nhất là khoảng tháng 7 - 9 Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 18.392 - 37.055 trứng (khối lượng cá thể 44,4 - 192,73) Sức sinh sản tương đối dao động từ 127,88 - 234,27 trứng/gam khối lượng

cơ thể Đường kính trứng trung bình 0,68mm Hệ số thành thục 3,05 ± 0,45% với

Trang 18

Hiện nay đã có một số hộ ngư dân nuôi thương phẩm cá Chạch lấu bằng nguồn giống tự nhiên, nhưng sản lượng chưa nhiều do con giống tự nhiên chưa chủ động và kích cỡ thường không đều, tỷ lệ sống trong quá trình nuôi còn chưa ổn định Cá Chạch lửa còn hiếm gặp hơn và cũng chưa có mô hình nuôi thương phẩm

vì con giống tự nhiên hầu như rất ít Từ trước đến nay, loài cá Chạch lửa cũng thường gặp trong tự nhiên nhưng số lượng ít hơn rất nhiều so với các loài Chạch khác

Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Chạch lửa là rất cần thiết nhằm tiến tới hoàn thiện quy trình và chủ động trong sản xuất giống, nâng cao năng suất sinh sản và ương nuôi cá giống, góp phần đẩy mạnh phát triển một đối tượng cá quý hiếm đang tiềm ẩn nguy cơ bị tuyệt chủng

1.2 Cá Thái hổ

Cá Thái hổ thuộc nhóm (giống) cá Datnioides, chúng phân bố ở Borneo và Sumatra, Chao Phraya (Thái Lan) và những nước thuộc lưu vực sông Mekong (Thái Lan, Campuchia, Việt Nam) Nhóm cá Hổ hiện có các loài sau:

Bảng 1.2 Các loài thuộc giống cá hổ

1 Datnioides pulcher Cá Thái hổ

2 Datnioides microlepis Cá hổ Indonesia

3 Datnioides undecimradiatus Cá hổ Việt Nam, hổ sọc nhỏ

4 Datnioides campbelli Cá hổ New Guinea

5 Datnioides polota Cá hổ polota

Trang 19

11

- Cá Thái hổ (Datnioides pulcher), có ở Thái Lan, Việt Nam và Campuchia

Gốc đuôi có 2 sọc, sọc trước lớn hơn sọc sau Cá Thái Lan thì gốc đuôi có 2 sọc nhỏ

và khá đều Chúng còn có tên là cá Hổ sọc to

- Cá Hổ Indonesia (Datnioides microlepis): phân bố ở Indonesia, gốc đuôi có

ba sọc, hai sọc sau nhỏ và đều

- Cá Hổ sọc nhỏ (Datnioides undecimradiatus) Phân bố ở Thái Lan, các nước

Đông Dương, trong đó có ở Việt Nam, còn gọi là cá Hổ Campuchia Cũng có các

sọc tương tự trên thân, nhưng nhỏ hơn sọc của cá Thái hổ (D pulcher)

- Cá Hổ New Guinea (Datnioides campbelli) phân bố ở vịnh Papua, New

Guinea Chúng thường có đầu rất đậm màu với những đốm đen lấm tấm trên nền thân màu vàng, đôi chỗ hơi ánh xanh Viền của các sọc trên mình cá không rõ ràng như ở các loài cá Hổ khác Kích thước tối đa của loài này lên đến 45cm hay hơn

- Cá Hổ Polota (Datnioides polota) Loài này có màu bạc và đầu rất thuôn

Thân thường có các sọc không đầy đủ Kích thước tối đa của loài này nhỏ nhất trong số các loài cá Hổ, khoảng 30cm Địa bàn phân bố của chúng rộng hơn rất

nhiều so với Datnioides campbelli, trải dài từ Ấn Độ qua Indonesia đến New

Guinea

Hình 1.3 Hình dạng ngoài các loài cá Hổ

Trang 20

12

Hình 1.4 Phân biệt các loài cá hổ qua sọc ở gốc đuôi

Hình 1.5 Địa bàn phân bố của các loài cá hổ (nguồn www.waterwolves.com)

Trang 21

- Cá Thái hổ Datnioides pulcher (vòng đỏ): phân bố ở lưu vực sông Mekong

và Chao Phraya Lưu ý rằng vòng đỏ được chia ra làm hai khu vực riêng biệt Cá

Hổ ở lưu vực sông Chao Phraya có thể lớn đến 60 cm còn cá Hổ ở lưu vực sông Mekong (Việt Nam và Campuchia) có kích thước nhỏ hơn

- Cá hổ Indonesia: phân bố ở lưu vực sông Musi, đảo Sumatra (vòng nâu) và lưu vực sông Kapuas, đảo Borneo (vòng tím)

- Cá hổ New Guinea (vòng hồng): phân bố ở vịnh Papua, New Guinea

Có hai loài cá Hổ nước lợ là cá Hổ bạc và cá Hổ New Guinea, chúng sống nơi các cửa sông, đầm lầy ven biển và các nhánh sông, hồ bị ảnh hưởng bởi thủy triều Các loài cá Thái hổ, cá Thái hổ bắc và cá Hổ Indonesia là những loài cá thuần nước ngọt, chúng sống trong các nhánh sông nhỏ, đầm lầy và ao hồ nằm sâu trong nội địa, nơi nước tĩnh hay có dòng chảy nhẹ

Hình 1.6 Nơi phân bố hiện tại còn lại của cá Hổ

Trang 22

Loài: Datnioides undecimradiatus(Roberts &Kottelat 1994)

Theo một số tài liệu trước đây, họ Datnioididae còn được gọi là Labotidae hay Coiidae

Người Việt Nam quen gọi là cá Hường vện và gần đây mới được gọi là cá Hổ Danh từ “cá Thái hổ ” là gọi chung cá có nguồn gốc Thái Lan Tuy nhiên giữa loài

cá Hổ Việt Nam (sọc nhỏ) và loài cá Hổ Thái Lan (sọc to) rất giống nhau, chỉ có điểm khác nhau là 3 sọc thân của cá Thái Lan thì lớn hơn và 1 trong 2 sọc ở gốc cán đuôi của cá Việt Nam hoặc Campuchia thì đậm hơn

Cá Hổ cókích thước chiều dài thân đạt tới hơn 60cm Có 4 - 5 sọc lớn trên thân, sọc thứ nhất chạy từ lưng qua nắp mang đến cổ họng, sọc thứ hai xuất phát từ gai vây lưng 2 - 5 chạy đến phía trước vây hậu môn, sọc thứ ba bắt đầu từ phía dưới gai vây lưng thứ 9 và tia vây lưng thứ 2 kéo dài đến tia vây hậu môn 2 - 6, sọc thứ 4 nằm ở phần sau của gốc đuôi Thân cá Thái hổ có ba sọc đen lớn trên nền màu vàng cam Cá Thái hổ là loài đẹp nhất trong họ cá Hổ mặc dù một số cá thể xuất sắc thuộc loài cá Hổ Indonesia cũng có ba sọc lớn và kích thước xấp xỉ 60 cm

Hình 1.7 Cá Hổ sọc nhỏ (Datnioides undecimradiatus)

Trang 23

15

Dựa vào những đặc điểm hình thái, ở Việt Nam hiện nay phát hiện có 2 loài có tên gọi là cá Hường hay cá Hường sông chính là cá Hổ bạc và cá Hường vện là cá

Hổ Tuy nhiên, nếu cá Hổ là tên thông dụng trong lãnh vực cá cảnh thì "cá Hường"

lại có thể nhầm lẫn với tên gọi của một số loài cá khác, chẳng hạn loài Nandus

nandus cũng được gọi là cá hường vện

Cá Hổ là loài cá đẹp và hiếm Hơn nữa, chúng sinh sản rất khó, đến nay chưa

có trường hợp sinh sản nhân tạo thành công nào của cá Hổ trong môi trường nuôi

dưỡng được ghi nhận Cá Thái hổ (D pulcher và D undecimradiatus) là 2 loài đẹp

nhất Cá Thái hổ gần như bị tuyệt chủng ở Thái Lan và đã bị chính quyền sở tại cấm xuất khẩu từ lâu, vì vậy cá Thái hổ lưu hành trên thị trường cá cảnh chủ yếu có xuất

xứ từ Việt Nam và Campuchia

Theo giới chơi cá cảnh của người Nhật thì chỉ có những cá thể phân bố ở lưu vực sông Chao Phraya, Thái Lan mới là cá Thái hổ đúng nghĩa bởi vì chúng có thể lớn đến xấp xỉ 60cm Họ gọi những cá thể cùng loài phân bố ở lưu vực sông Mekong là cá Hổ Campuchia Bởi vì cá Thái hổ bị cấm xuất khẩu ở Thái Lan cho nên cá Thái hổ mà chúng ta thấy trên thị trường cá cảnh thế giới và trong nước hầu như có xuất xứ từ Việt Nam và Campuchia (tức cá Hổ Campuchia theo cách gọi của người Nhật) Như vậy, nếu xét theo tiêu chuẩn của người Nhật thì chúng ta hầu như không thể mua được cá Thái hổ đúng nghĩa Tuy nhiên, bề ngoài hai loại cá Thái hổ này rất giống nhau ngoại trừ các sọc ở gốc đuôi

Cá hổ có thể được nuôi chung với cá hiền có kích thước lớn để cá Hổ không thể bắt ăn được Những loài có thể nuôi chung với cá hổ gồm cá Khủng long (bichir), cá Thát lát, cá Rồng, các loài kích thước lớn thuộc họ cá chép Cá Hổ rất háu ăn và chúng là cá săn mồi (cá dữ) Cá còn nhỏ có thể ăn trùn đỏ và artemia Cá lớn ăn nhiều loại thức ăn như thịt băm nhỏ, sò, cá nhỏ, tép và trùn đất

Trong tự nhiên, cá hổ có tính ăn là cá dữ, có thể bắt ăn tôm, cua, trùn, ấu trùng côn trùng và cá Ở Campuchia người ta có thể đánh bắt cá hổ bằng các loại lưới, bẫy hoặc câu [35]

Cá Hổ tương đối khỏe, rất ít khi nhiễm bệnh và là loài cá giỏi chịu đựng Khi quan sát bên ngoài, chúng không có đặc điểm phân biệt giới tính, chỉ khi đã thành thục sinh dục thì có thể nhận biết cá đực khi vuốt dọc bụng xuống phía đuôi sẽ có

Trang 24

Hiện nay cá Hổ ở vùng sông Vàm Cỏ Đông đã gần như cạn kiệt, chỉ còn ở một

số vùng thuộc địa phận của Campuchia là còn khai thác được cá hổ trong tự nhiên

Về tính ăn của cá hổ, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Tâm (1995), tỷ

lệ chiều dài ruột và chiều dài thân (Li/Ls) biến thiên từ 0,81 - 1,07, chứng tỏ đây là loài cá thích ăn động vật Trong quá trình thuần dưỡng đã sử dụng thức ăn cho cá là mồi sống và thích hợp nhất là tép bò (Macrobrachium lanchetster De Man, 1911) Đồng thời việc nuôi thuần dưỡng trong bể kính đạt hiệu quả hơn trong ao đất, do chủ động được trong chăm sóc, phòng trị bệnh, quản lý địch hại

Cá hổ khai thác ở vùng thuộc tỉnh Tây Ninh có ngưỡng nhiệt độ 15 và 350

C, nhưng thích hợp nhất với nhiệt độ 27 - 280C Cá thích hợp pH trung tính (=7); Thí nghiệm với cá cỡ nhỏ 2 - 3 gam/con (L = 4 - 5cm), khả năng chịu đựng pH của chúng ở pH = 5 thì cá bị sốc và chết khoảng 3%, pH = 6 thì cá hoạt động bình thường Tiêu hao oxy của cá nhỏ (2 - 3gam/con, L = 4 - 5cm) là 1,928mgO2/g/giờ

và ngưỡng oxy là 1,681mg/lít

Cá Hổ đang đứng trước nguy cơ cao bị tuyệt chủng (đã xảy ra ở Thái Lan và

có thể cả ở Việt Nam) Hiện nay chỉ còn lại ở khu vực phía đông Campuchia giáp với Việt Nam là còn hiện diện loài này Tuy nhiên vì bị đánh bắt quá mức, đến nay sản lượng đánh bắt cá Hổ cũng ngày càng ít dần Năm 2012 không còn cá giống và

cả cá cỡ lớn khai thác tự nhiên được đưa sang bán ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh Với những động thái bất lợi từ con người nhằm phục vụ cho xuất khẩu ra các

Trang 25

17

nước khác làm cá cảnh, thì trong tương lai gần sẽ đến lượt cá Hổ ở khu vực này cũng sẽ biến mất Do đó vấn đề nghiên cứu để tiến tới chủ động sinh sản nhân tạo loài cá hổ nhằm khôi phục, bảo vệ nguồn lợi nguồn cá quý hiếm đang là nhu cầu bức thiết

1.3 Tổng quan về kích dục tố và chất kích thích sinh sản dùng cho cá

Hiện nay trong sinh sản nhân tạo các loài cá, chất kích thích sinh sản được sử dụng thông dụng gồm 3 nhóm chính [1]:

- Nhóm thứ nhất: gồm các loại chế phẩm kích dục (kích dục tố), là não thùy thể (tuyến yên) của cá và HCG

Hoạt chất của não thùy lấy ở các loài thích hợp như cá thuộc nhóm cá chép (chép, mè, trắm ), cá da trơn (tra, trê ) có tác dụng kích thích tuyến sinh dục phát triển, thúc đẩy sự thành thục hoàn toàn, gây chín và rụng trứng ở cá cái hoặc tiết tinh dịch ở cá đực Liều lượng sử dụng não thùy cho cá bố mẹ sinh sản tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng hoạt tính của não thùy, mức độ thành thục, hệ số thành thục, nhiệt độ nước và các điều kiện khác của môi trường chứa cá sau khi được tiêm thuốc kích thích giống như các yếu tố ở bãi đẻ tự nhiên của cá Cá được tiêm một hay nhiều lần cũng tùy thuộc vào từng loài cá Tuy nhiên hạn chế của việc

sử dụng não thùy là sự không ổn định của hoạt tính trong não thùy và phải giết chết

cá để lấy sản phẩm Ngoài ra khi sử dụng não thùy rất dễ xảy ra các phản ứng phụ không có lợi cho cá sinh sản vì trong não thùy có chứa nhiều loại hormon khác nhau

HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là một Glycoprotein tan trong nước HCG được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai dựa vào nguyên lý tách protein tan trong nước Đây là hormon kích thích sinh sản, làm giải phóng tinh trùng và tế bào trứng trong tuyến sinh dục đã thành thục của cá HCG gây được những phản ứng oxy hóa cho các enzym chuyển hóa protein và lipid như Dehydrogenaza và Estaraza của cá mè trắng tương tự như não thùy của cá chép trên loài này HCG được coi là loại kích dục tố dị chủng thông dụng gây rụng trứng hiệu quả cho nhiều loài cá Liều lượng dùng từ 4.000 - 8.000 UI/kg cá cái cho nhiều loài cá

- Nhóm thứ hai: là tổ hợp hoạt chất của GnRH-a (Gonadotropin Releasing Hormon analog), một chất tổng hợp tương tự hormon phóng thích kích dục tố từ

Trang 26

18

tuyến yên và một chất kháng Dopamin (chống lại tác dụng ngăn cản sự tiết kích dục

tố của dopamin nội sinh) để kích thích giải phóng các hormon sinh dục Có nhiều loại GnRH-a là LH-RHa của Trung Quốc, Buserelin (Suprefact nasal) của Đức, Ovapim của Canada Phương pháp sử dụng chất tổng hợp có tên LH-RHa (Leutinising Hormon Releasinh Hormon analog) cùng với chất kháng dopamin trong việc kích thích sinh sản cá được gọi là phương pháp Linpe

- Nhóm thứ ba: các hormon steroid, là những chất hữu cơ phức tạp mà trong phân tử có các nguyên tử Carbon tạo thành 4 mạch vòng, ba mạch có 6 đỉnh và 1 mạch có 5 đỉnh Các steroid đều không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ Trong sinh sản cá, các steroid được cho hòa tan trong dung môi là cồn hay dầu thực vật Các steroid sinh dục giữ vai trò quan trọng trong cơ chế hormon tham gia vào quá trình biệt hóa giới tính, điều hòa sự phát triển tuyến sinh dục, nhất là sự tạo noãn hoàng, sự thành thục và rụng trứng Hầu như các steroid gây rụng trứng trên cá được sử dụng chỉ trong liều tiêm quyết định

Trang 27

- Ương nuôi cá bột lên cá hương và cá giống

- Khảo sát một số loại bệnh trong ương cá giống và cá bố mẹ

2.1.2.Nghiên cứu về cá Hổ

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học (phân loại, hình thái)

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản (Kích cỡ cá sinh sản, mùa vụ sinh sản, tỷ lệ đực cái, hệ số thành thục và sức sinh sản)

-Bước đầu nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo: Nuôi vỗ cá bố mẹ, kiểm tra mức độ thành thục và kích thích sinh sản

2.2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu được tiến hành tại Trung Tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ, xã An Thái trung, huyện Cái bè, tỉnh Tiền giang

2.2.2 Thời gian nghiên cứu: từ 6/2010 - 12/2012 (sau khi đã được điều chỉnh) 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cá Chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1870)

- Cá Hổ (Datnioides undecimradiatus Roberts & Kottelat, 1994)

Trong nghiên cứu này, lúc đầu do có sự nhầm lẫn giữa cá hổ Thái Lan (có sọc to) và cá hổ Việt Nam (có sọc nhỏ) còn xếp chung một loài Tuy nhiên sau khi tập hợp cá để thuần dưỡng và đối chiếu với hệ thống phân loại của M Kottelat [33] thì

loài cá hổ đang nghiên cứu là loài cá hổ sọc nhỏ, tên khoa học là Datnioides

undecimradiatus

2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Thái hổ

- Đặc điểm phân loại, hình thái: theo I.F Pravdin (1963)

Trang 28

2.3.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản

- Tuổi và trọng lượng thành thục lần đầu của cá được tính bằng công thức tần xuất chiều dài I.F.Pravdin (1963) hoặc xác định trực tiếp cá nuôi từ nhỏ đến khi thành thục Với cá nuôi trong bể thì tính từ khi cá có dấu hiệu thành thục, các đặc điểm sinh dục và sinh dục phụ

- Xác định giai đoạn phát triển tế bào trứng theo kết quả quan sát tiêu bản mô học trên cơ sở bắt màu thuốc nhuộm khác nhau của các thành phần trong trứng theo phương pháp Mallory

- Xác định độ béo của cá để đánh giá khả năng chuyển hóa thành thục:

Nghiên cứu độ béo của cá (I.F Pravdin,1963)

Trong đó:

W: khối lượng toàn thân (gam)

Lo: chiều dài cá tính từ đầu mõm đến hết cuống đuôi(cm)

Trong đó:

W0 :trọng lượng bỏ nội quan (gam)

Lo : chiều dài tính từ đầu mõm đến hết phần cuống đuôi (cm)

Clark (%) =

Wo x 100

Lo3W

x

100

(2)

(1) Fulton (%) =

W x 100

Lo3W

x 10

0

Trang 29

g: trọng lượng một mẫu trứng được lấy ra để đếm (gam)

n: số lượng trứng có trong 1 mẫu trên (mẫu trứng được lấy để đếm ở 3

vị trí đầu, giữa và cuối buồng trứng)

● Sức sinh sản tương đối

- Xác định sự biến đổi đường kính trứng: đường kính trứng được xác định bằng thước đo trên kính hiển vi soi nổi Trứng được lấy ở 3 vị trí đầu, giữa và cuối của buồng trứng với số lượng 30 tế bào trứng trên 1 mẫu, rồi cố định trong dung dịch Davidson Kích thước trứng được ghi nhận theo giai đoạn phát triển tế bào trứng

- Xác định thời gian phát triển phôi: trứng cá từ lúc mới được đẻ ra cho đến khi nở được ghi lại hình ảnh 15 phút một lần bằng kính hiển vi chụp ảnh

- Xác định tỉ lệ trứng thụ tinh: tỉ lệ trứng thụ tinh được xác định khi trứng đạt đến giai đoạn phôi vị

(3) GSI (%) =

Tổng khối lượng cá bỏ nội quan (gam)

Khối lượng tuyến sinh dục (gam)

x 100 %

(5) Sức sinh sản tương đối =

Khối lượng cá cáiSức sinh sản tuyệt đối

Trang 30

22

- Phương pháp xác định tỉ lệ trứng thụ tinh: trứng mới được đẻ ra thu 3 mẫu (mỗi mẫu 30 trứng) ấp trong điều kiện môi trường thích hợp Khi trứng đến giai đoạn phôi vị, đếm tổng số trứng thụ tinh, rồi tính theo công thức (6):

- Xác định tỉ lệ trứng nở theo công thức (7):

- Xác định các yếu tố môi trường nước nuôi:

Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, đo ngày 2 lần, buổi sáng 7 giờ và buổi chiều 15 – 16 giờ hoặc sử dụng máy đo đa chỉ tiêu 05M1635 (USA)

Oxy hòa tan đo định kỳ hàng tuần vào 7 giờ sáng và 15 - 16 giờ chiều bằng phương pháp Winkler hoặc test oxy

pH: đo định kỳ hàng tuần, thời gian đo vào lúc sáng 7 giờ và chiều 15 – 16 giờ bằng máy đo đa chỉ tiêu hoặc test pH

2.3.4 Tập hợp và nuôi vỗ thành thục

2.3.4.1 Thuần dưỡng cá bố mẹ

- Cá bố mẹ Chạch lửa có nguồn gốc từ tự nhiên Cá được nuôi thuần dưỡng

trong bể có thể tích 15m3, độ sâu 100cm Sục khí, xi phông đáy và thay nước hàng ngày

Thức ăn cho cá Chạch lửa là thức ăn tươi sống (cá, tép bò, thức ăn viên công nghiệp), khẩu phần 3 - 5% Mỗi ngày cho ăn 1 - 2 lần Sau khi thuần dưỡng thì chọn loại thức ăn phù hợp nhất cho cá

- Cá Hổ có nguồn gốc tự nhiên, có 2 cỡ cá tập hợp:

+ Cỡ cá nhỏ: từ 20 - 30 gam/con, theo dõi sự tăng trưởng của cá đến khi thành thục lần đầu

+ Cỡ cá 0,2 kg - lớn hơn 1kg: nuôi vỗ để đón đầu sự thành thục của cá

Cá được nuôi trong bể 15m3, mỗi bể thả nuôi 8 – 10 con (cá lớn) và 20 - 30 con/bể (cá cỡ nhỏ)

(6)

Tỉ lệ thụ tinh (%) = Tổng số trứng thụ tinh / Tổng số trứng trong mẫu x 100

Tỉ lệ trứng nở (%) = Tổng số trứng nở / Tổng số trứng thụ tinh x 100 (7)

Trang 31

23

Thức ăn cho cá Hổ là thức ăn tươi sống (cá và tép bò), khẩu phần ăn 5%/ngày (theo nhu cầu) Mỗi ngày cho ăn 1 - 2 lần Sau khi thuần dưỡng thì chọn loại thức ăn phù hợp nhất cho cá

3-Các chỉ tiêu thủy hóa môi trường (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan) được theo dõi nhằm đảm bảo thích hợp cho hoạt động sống của cá

2.3.4.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ

- Cá Chạch lửa:

Sau khi nuôi thuần dưỡng khỏang 1 tháng, tiến hành chọn bố mẹ đạt tiêu chuẩn nuôi vỗ trong bể có diện tích 15m3, độ sâu nước 80 - 100cm Cá đực và cái được nuôi chung, tỷ lệ 1/1, mật độ nuôi trong bể từ 1 – 1,5 kg/m3 Thức ăn cung cấp đầy đủ như giai đoạn thuần dưỡng đã xác định

Bể nuôi vỗ được sục khí, xi phông đáy và thay nước hàng tuần

Định kỳ hàng tháng kiểm tra đánh giá mức độ thành thục của cá bố mẹ

Các giai đọan phát triển của tuyến sinh dục được xác định bằng phương pháp xem trực tiếp trên trứng và làm tiêu bản mô học

Theo dõi các chỉ tiêu về sinh sản (hệ số thành thục, sức sinh sản, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở…)

Các chỉ tiêu về môi trường (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan…) được kiểm tra mỗi ngày và định kỳ

- Cá Hổ:

Nuôi trong bể xi măng 15m3, mật độ nuôi 0,5 - 1kg/m3 Thức ăn như giai đoạn nuôi thuần dưỡng đã xác định phù hợp

Xác định các chỉ tiêu sinh học sinh sản của cá nuôi vỗ:

Kiểm tra sự thành thục sinh dục của cá bố mẹ hàng tháng để đánh giá các chỉ tiêu sinh học sinh sản

Hệ số thành thục được tính theo công thức (8):

Trong đó: Ptsd là trọng lượng tuyến sinh dục (g)

Po là trọng lượng cá bỏ nội tạng HSTT= (Ptsd/Po) 100 (8)

Trang 32

sẹ của những cá đực có tỉ lệ vận động của tinh trùng trên 80%

* Chọn cá cái:

Cá cái khi thành thục sinh dục thì bụng to, mềm đều Nếu cá lớn, có thể dùng que thăm trứng thu một ít trứng, cho vào đĩa petri kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu như màu sắc, độ đồng đều, độ lệch tâm của nhân và đường kính trứng Cá cái có trứng có màu vàng nhạt, đồng đều, nhân lệch tâm, là có thể chọn để kích thích sinh sản

*Áp dụng phương pháp sinh sản nhân tạo vuốt khô:

Chọn cá cái và đực có sản phẩm sinh dục đạt giai đọan chín mùi, tiêm kích dục tố (KDT) / chất kích thích sinh sản (KTSS) Sau thời gian hiệu ứng thì cá cái sẽ rụng trứng Vuốt trứng, vuốt tinh dịch và tiến hành thụ tinh nhân tạo Thí nghiệm được bố trí với 3 liều lượng KDT / Chất KTSS khác nhau và lặp lại 3 lần

- Liều lượng các kích dục tố (KDT) và chất kích thích sinh sản (KTSS): Sử dụng 3 loại KDT và chất KTSS thông dụng hiện nay là:

+ HCG (Human Chorionic Gonadotropin) Đối với cá cái, liều lượng tổng cộng 2.500 - 3.500 - 4.500 UI/kg;

Trang 33

25

+ LH - RHa (Lutenizing Hormon Releasing hormone analog), liều lượng tổng cộng 100 – 150 – 200µg/kg + tương ứng với 5 – 10 – 15mg Domperidon hoặc 1-2-3 viên Motilium (DOM) chứa lượng Domperidon tương ứng

+ Não thùy thể cá (não cá chép có nguồn gốc tại nơi nghiên cứu, bảo quản trong aceton ngay sau khi lấy não), liều lượng tổng cộng 4 – 6 – 8mg/kg

- Các KDT/chất KTSS được tiêm theo phép tiêm dẫn (1/10 liều lượng tổng cộng), tiêm sơ bộ (với 1/4 liều lượng tổng cộng) và quyết định Cá đực tiêm một lần cùng với lần tiêm quyết định của cá cái với liều lượng bằng 1/3 – 1/4 liều quyết định của cá cái

- Trong sinh sản nhân tạo, trứng được vuốt rồi trộn với tinh dịch để tiến hành thụ tinh

- Số lượng trứng cá đẻ ra được tính theo phương pháp trọng lượng hoặc đếm trực tiếp toàn bộ số trứng thu được

- Những chỉ tiêu theo dõi trong quá trình kích thích sinh sản nhân tạo bao gồm: + Thời gian hiệu ứng (giờ): được tính từ khi tiêm liều quyết định đến khi

Trang 34

bể ấp composite hoặc trong khay nhựa Trong quá trình ấp, cho nước chảy nhẹ và sục khí để cung cấp đủ oxy Khi trứng nở toàn bộ thì vớt giá thể ra

- Theo dõi và ghi hình ảnh các giai đoạn phát triển phôi trên kính hiển vi

2.3.7 Ương cá bột lên cá hương và giống cá Chạch lửa

- Ương cá bột lên giống trong bể composite hoặc bể kính Thí nghiệm được bố trí với các loại thức ăn: (1) Moina rồi đến trùn chỉ; (2) thức ăn chế biến; (3) thức ăn công nghiệp Các thí nghiệm ương lặp lại 3 lần

Bảng 2.1 Các loại thức ăn khác nhau dùng ương từ cá bột đến 60 ngày tuổi

Loại thức ăn Ngày tuổi 1 – 10 Ngày tuổi 11 – 20 Ngày tuổi 21 trở đi

Công nghiệp

(UP, Tomboy)

Bột mịn (42% đạm)

Viên (40% đạm) Viên (35% đạm)

Cá hương sau 30 ngày tuổi được ương đến 60 ngày tuổi trong bể composite 2m3 hoặc bể kính 200 lít với thức ăn tươi sống là trùn chỉ

- Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình ương cá giống:

Chiều dài, khối lượng cá được theo dõi 1 lần / tháng (25 - 30 cá thể)

Tỉ lệ nở (%) = (số trứng nở / Số trứng thụ tinh) 100 (11)

Tỉ lệ sống của cá hương (%) (Số cá hương / Số cá bột ương nuôi) 100 (12)

Tỉ lệ sống của cá giống (%) = (Số cá giống / Số cá hương ương nuôi) 100 (13)

Trang 35

27

2.3.8 Khảo sát bệnh

- Thu và phân tích mẫu cá bệnh, kiểm tra ký sinh trùng (ngoại và nội ký sinh) theo Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) Xác định tỷ lệ cảm nhiễm (TLCN) và cường

độ nhiễm (CĐN) ký sinh trùng trên da, vây, mang và nội quan:

- Phân tích mẫu bệnh với số mẫu tương ứng từ 5 - 10% số cá bệnh

2.3.9 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối thiểu và tối đa

TLCN (%) = số cá nhiễm ký sinh trùng / (tổng số cá kiểm tra) x 100 (14)

(15) CĐN (%) = số ký sinh trùng / con cá x 100

Trang 36

28

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁ CHẠCH LỬA (Mastacembelus erythrotaenia)

3.1.1 KẾT QUẢ NUÔI THUẦN DƯỠNG CÁ BỐ MẸ

Cá được tập hợp từ các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang Do Chạch lửa là loài rất hiếm gặp trong tự nhiên nên qua 4 đợt thu thập kéo dài từ tháng 9/2010 đến tháng 3/2011 thu thập được 400 cá thể với các kích cỡ khác nhau, nhỏ nhất 20g, lớn nhất 243,9g Sau khi chuyển cá về có một số cá thể bị sây sát, bị chết (có thể do cá bị đánh bắt bằng dụng cụ hủy diệt như xung điện, hóa chất), còn lại 107 con Trong số đó, chỉ có 15 con đạt yêu cầu khối lượng để chọn ngay làm cá bố mẹ (cá đạt 2 năm tuổi), số còn lại đều có kích thước và khối lượng nhỏ (đều là dưới 1 năm tuổi) Điều này đã gây không ít khó khăn cho quá trình thực hiện để tài nghiên cứu vì không tập hợp đủ số lượng cá bố mẹ, đồng thời kích thước

cá có cỡ nhỏ sẽ chậm thành thục, vì giai đoạn thành thục của Chạch lửa phải từ 2 tuổi trở lên (Nguyễn Xuân Đồng [7])

Bước đầu khi thuần dưỡng, đã thả thử 10 cá thể cá Chạch vào ao có diện tích 500m2 (ao 1.000m2 được ngăn làm đôi bằng lưới chắn), độ sâu nước 1m Tuy nhiên, sau 1 tuần khi muốn kiểm tra cá, phải dùng lưới để kéo và chỉ bắt được 2 cá thể sau nhiều lần kéo lưới Vì vậy nhóm nghiên cứu chuyển sang thả cá vào trong bể xi măng

Cá được thả nuôi trong 3 bể xi măng, mỗi bể 22 - 47 con theo kích cỡ tương đương nhau và cùng một đợt thu thập Cá khi tập hợp về được tắm trong nước muối 2% sau đó đưa vào bể thuần dưỡng thể tích 15m3/ bể, độ sâu nước 0,8m, có thả các ống nhựa để cá trú ẩn và sục khí liên tục Định kỳ thay nước 3 - 7 ngày / lần Đáy bể được xi phông 2 ngày / lần Thời gian nuôi thuần dưỡng là 1 tháng (30 ngày)

Thức ăn cho cá là (1) bể số 1: tép bò (Macrobrachium lancestery) sống hoặc

đông lạnh, (2) bể số 2; cá con băm nhỏ và (3) bể số 3: trùn chỉ Khẩu phần ăn 3 – 5% / ngày Theo dõi tình hình ăn của cá, sự phù hợp của thức ăn và tăng trưởng của

cá qua thời gian thuần dưỡng

Trang 37

29

3.1.1.1 Đặc tính sống chui rúc của cá Chạch lửa

Cá Chạch lửa sống chủ yếu ở tầng đáy và có đặc tính thích trú ẩn trong các hang hốc, ống bộng Khi nuôi vỗ cá trong bể, đã dùng các ống nhựa để làm nơi trú

ẩn cho cá (hình 8) Cá có thể nằm trú trong ống suốt ngày chỉ trừ thời gian đi tìm thức ăn Nhờ có đặc tính chui rúc này nên tương đối dễ dàng bắt được cá khi chúng

ta cần kiểm tra

Hình 3.1 Cá Chạch lửa trú ẩn trong ống nhựa

3.1.1.2 Môi trường nước các bể nuôi thuần dưỡng

Trong quá trình thuần dưỡng, chất lượng nước bể nuôi cá Chạch lửa được quản lý chặt chẽ Các thông số môi trường được trình bày qua bảng 3.1

Bảng 3.1 Các yếu tố chất lượng nước bể nuôi trong thời gian thuần dưỡng

Trang 38

30

Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm dao động ít, chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi chiều từ 1 - 20C Theo Boyd, 1998 [27], nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi từ 20 - 300C nhưng giới hạn cho phép từ 10 - 400C Do đó ở điều kiện nhiệt độ này cá Chạch lửa sinh trưởng và phát triển tốt

Theo Boyd [27], pH thích hợp cho sự phát triển của cá trong khoảng từ 6,5 - 9 Trong quá trình thuần dưỡng, pH dao động từ 8 - 8,7 cũng là khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển

Ở bể sử dụng thức ăn là tép bò hoặc trùn chỉ do nước khá sạch nên hàm lượng oxy hòa tan không bị giảm mạnh vào ban đêm Các bể sử dụng thức ăn cá băm nhỏ thì do có một lượng thức ăn dư thừa gây ra sự ô nhiễm nước, tiêu hao oxy nhiều hơn nên hàm lượng oxy hòa tan giảm thấp vào ban đêm và vào buổi sáng

3.1.1.3 Kết quả sử dụng thức ăn của cá thuần dưỡng

Trong giai đoạn thuần dưỡng, loại thức ăn và lượng thức ăn được theo dõi chặt chẽ hàng ngày (Bảng 3.2)

Bảng 3.2 Kết quả sử dụng thức ăn của cá thuần dưỡng

Quan sát khi thả thức ăn vào bể cho thấy cá nhanh chóng bắt mồi Loại thức

ăn là tép bò thì cá Chạch ưa thích nhất, kiểm tra sàn ăn sau khi thả thức ăn 2 giờ thì thấy tép bò hầu như đều được ăn hết Thức ăn là cá băm nhỏ cũng thích hợp với cá nhưng mức độ kém hơn so với tép bò, có lượng thức ăn dư thừa sau khi thả thức ăn vào sàn 2 giờ Do có thức ăn dư thừa nên làm cho nước trong bể bị ô nhiễm, tảo phát triển nhiều làm cho nước chuyển màu xanh khi chưa kịp thay nước Thức ăn trùn chỉ thì cá cũng sử dụng tốt, ít còn dư thừa, chứng tỏ đây cũng là loại thức ăn phù hợp với cá Chạch lửa

Trang 39

31

3.1.1.4 Tăng trọng của cá Chạch lửa thuần dưỡng sau 1 tháng nuôi

Cá được kiểm tra trọng lượng, số lượng vào đầu và cuối giai đoạn thuần dưỡng để theo dõi tăng trọng và tỉ lệ sống (Bảng 3.3)

Bảng 3.3 Tăng trọng và tỷ lệ sống của cá sau khi thuần dưỡng

Bể Trọng lượng trung bình

trước khi thuần dưỡng

(gam/con)

Trọng lượng trung bình sau khi thuần dưỡng (gam/con)

Kết quả bảng 3.3 cho thấy: trong quá trình thuần dưỡng sử dụng thức ăn là tép

bò thì thích hợp và cá sử dụng tốt hơn, kết quả tăng trọng khá hơn, tỷ lệ sống cũng

cao hơn 2 loại thức ăn cá băm nhỏ và thức ăn là trùn chỉ (Limnodrilus hoffmoistery)

Thuần dưỡng sau 1 tháng, tỷ lệ cá còn sống đạt 77,57%, tỷ lệ cá hao hụt chung 22,43% Kết quả kiểm tra sau 1 tháng thuần dưỡng cho thấy cá đã hoàn toàn thích nghi trong điều kiện bể nuôi, sức khỏe tốt, nhưng chưa có biểu hiện phát dục thành thục

Tỉ lệ sống trong quá trình thuần dưỡng không cao nguyên nhân do cá bị sây sát nhiều khi thu mua, có lẽ do các hình thức đánh bắt của ngư dân như câu hoặc chà lưới, thậm chí dùng điện và hóa chất, cộng với quãng đường vận chuyển khá xa nên cũng làm cá yếu sức, chết rải rác nhiều ngày sau đó Tuy nhiên, do cá quá hiếm, không thu thập được nhiều nên nhóm nghiên cứu vẫn phải tiến hành lựa chọn thu mua những cá thể đạt yêu cầu tương đối để kịp mùa vụ nuôi vỗ sinh sản

3.1.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHẠCH LỬA 3.1.2.1 Đặc điểm sinh học sinh sản

a Phân biệt giới tính

Chỉ có một số ít loài cá có sự khác nhau về hình dạng bên ngoài giữa con đực

và con cái và một số loài chỉ khác nhau vào mùa sinh sản Tuy nhiên đa số các loài

cá, đặc biệt các loài cá hoang dã sống trong tự nhiên, việc xác định giới tính bằng

Trang 40

32

cách quan sát các đặc điểm hình thái bên ngoài thì rất khó và nhất là đối với cá chưa thành thục Trong trường hợp không xác định được giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài, cá phải được giải phẫu để quan sát tuyến sinh dục bằng mắt hoặc sử dụng kính lúp

Rất khó phân biệt cá Chạch lửa đực và cái bằng các chỉ tiêu hình thái ở giai đoạn cá chưa thành thục sinh dục Tuy nhiên khi cá đã thành thục và vào mùa sinh sản thì có thể phân biệt bằng quan sát ngoại hình độ lớn của bụng cá cái và của bộ phận sinh dục phụ của cá đực và cá cái tương đối rõ ràng Vào mùa sinh sản, bụng con cá cái thành thục sinh dục thì căng to, trong khi con đực thì bụng vẫn thon Cá cái có lỗ sinh dục to, hơi lồi ra ngoài, màu hơi hồng, nằm gần với lỗ hậu môn hơn lỗ sinh dục của cá đực Cá đực khi thành thục có thân thon, lỗ sinh dục nhỏ, tròn, hơi lõm (hình 3.2), kích cỡ lớn và thon dài hơn cá cái cùng lứa Trong đa số các trường hợp, vào mùa thành thục thì cá cái có xu hướng chuyển màu sắc thân từ xám đỏ sang hơi ửng vàng

Hình 3.2 Lỗ sinh dục cá Chạch lửa đực (A) và cá cái (B)

b Đặc điểm tuyến sinh dục

b.1 Tuyến sinh dục cá cái (buồng trứng hay noãn sào) cá Chạch lửa:

được chia làm 6 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn I

Buồng trứng còn là hai sợi rất mảnh, trong suốt, nằm dọc hai bên xương sống, không thể phân biệt được buồng tinh hay buồng trứng bằng mắt thường Quan sát

Ngày đăng: 11/02/2015, 01:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 238 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
2. Nguyễn Tường Anh, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
3. Bộ Thủy Sản, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 312-313 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn lợi thủy sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
4. Võ Văn Chi, 1993. Cá cảnh, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá cảnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật
5. Nguyễn Quốc Đạt, 2007. Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá Chạch sông (Maccrognathussiamensis). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, 54 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá Chạch sông (Maccrognathussiamensis
6. Nguyễn Xuân Đồng và Hoàng Đức Đạt, 2005. “Đa dạng sinh học khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long”, Hội thảo đa dạng sinh học Việt Nam, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long”
7. Nguyễn Xuân Đồng, 2009. Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài cá có khả năng thuần hóa để làm cá cảnh ở thủy vực nội địa các tỉnh Nam bộ, Báo cáo nghiệm thu đề tài, Sở khoa học công nghệ Tp Hồ Chí Minh, 96 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài cá có khả năng thuần hóa để làm cá cảnh ở thủy vực nội địa các tỉnh Nam bộ
8. Đỗ thị Thanh Hương, Nguyễn thị Hồng Thắm và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Kết quả bước đầu về sản xuất giống nhân tạo lươn đồng (Monopterus albus). Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ số 2 -2008, tr 50-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu về sản xuất giống nhân tạo lươn đồng (Monopterus albus)
9. Phạm Văn Khánh, 1996. Sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage ,1878) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Thủy sản Nha Trang, 134 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasius hypophthalmus" Sauvage ,1878) "ở Đồng bằng sông Cửu Long
10. Phạm Văn Khánh, Phạm Đình Khôi, Đặng Văn Trường, Thi Thanh Vinh, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Tường Anh, Nguyễn Thị Rô, 2005. Sinh sản nhân tạo và nuôi cá cóc (Cyclocheilychthysenoplos, 1850). Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản nhân tạo và nuôi cá cóc (Cyclocheilychthysenoplos
11. Trương thủ Khoa, Trần thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu long. Đại học Cần Thơ. Tr 138-139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định loại cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu long
12. Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 360 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật
13. Nguyễn Văn Kiểm. 2000. Bài giảng kỹ thuật sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kỹ thuật sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long
14. Phan Phương Loan, 2010. Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus) tại An Giang. Báo cáo KH đề tài cấp tỉnh. 70 trang 15. Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá cảnh nước ngọt, Nxb Nông nghiệp, trang 211 - 212 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus) tại An Giang". Báo cáo KH đề tài cấp tỉnh. 70 trang 15. Vũ Cẩm Lương, 2008. "Cá cảnh nước ngọt
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
16. Hồ Thị Bích Ngân, 2010. Thành công trong nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng. Tạp chí “Con tôm”, số 173, Hội nghề cá Việt Nam xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành công trong nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng". Tạp chí “Con tôm
17. Nikolskii, 1963. Sinh thái cá (tiếng Việt). NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái cá
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
18. Đặng Thị Hoàng Oanh, 2008. Hướng dẫn thực tập giáo trình chuyên môn bệnh học thủy sản, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực tập giáo trình chuyên môn bệnh học thủy sản
19. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản
20. Pravdin, 1963. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, Phạm Thị Minh Giang dịch, 276 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn nghiên cứu cá
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
1. Fire eel. Wikipedia, the cyclopedia http://en.wikipedia.org/wiki/Fire_eel Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w