KẾT QUẢ NUÔI THUẦN DƢỠNG CÁ BỐ MẸ

Một phần của tài liệu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa để làm cá cảnh và bước đầu nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá thái hổ (Trang 36)

Cá đƣợc tập hợp từ các địa phƣơng nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng, Tây Ninh, An Giang. Do Chạch lửa là loài rất hiếm gặp trong tự nhiên nên qua 4 đợt thu thập kéo dài từ tháng 9/2010 đến tháng 3/2011 thu thập đƣợc 400 cá thể với các kích cỡ khác nhau, nhỏ nhất 20g, lớn nhất 243,9g. Sau khi chuyển cá về có một số cá thể bị sây sát, bị chết (có thể do cá bị đánh bắt bằng dụng cụ hủy diệt nhƣ xung điện, hóa chất), còn lại 107 con. Trong số đó, chỉ có 15 con đạt yêu cầu khối lƣợng để chọn ngay làm cá bố mẹ (cá đạt 2 năm tuổi), số còn lại đều có kích thƣớc và khối lƣợng nhỏ (đều là dƣới 1 năm tuổi). Điều này đã gây không ít khó khăn cho quá trình thực hiện để tài nghiên cứu vì không tập hợp đủ số lƣợng cá bố mẹ, đồng thời kích thƣớc cá có cỡ nhỏ sẽ chậm thành thục, vì giai đoạn thành thục của Chạch lửa phải từ 2 tuổi trở lên (Nguyễn Xuân Đồng [7]).

Bƣớc đầu khi thuần dƣỡng, đã thả thử 10 cá thể cá Chạch vào ao có diện tích 500m2 (ao 1.000m2 đƣợc ngăn làm đôi bằng lƣới chắn), độ sâu nƣớc 1m. Tuy nhiên, sau 1 tuần khi muốn kiểm tra cá, phải dùng lƣới để kéo và chỉ bắt đƣợc 2 cá thể sau nhiều lần kéo lƣới. Vì vậy nhóm nghiên cứu chuyển sang thả cá vào trong bể xi măng.

Cá đƣợc thả nuôi trong 3 bể xi măng, mỗi bể 22 - 47 con theo kích cỡ tƣơng đƣơng nhau và cùng một đợt thu thập. Cá khi tập hợp về đƣợc tắm trong nƣớc muối 2% sau đó đƣa vào bể thuần dƣỡng thể tích 15m3/ bể, độ sâu nƣớc 0,8m, có thả các ống nhựa để cá trú ẩn và sục khí liên tục. Định kỳ thay nƣớc 3 - 7 ngày / lần. Đáy bể đƣợc xi phông 2 ngày / lần. Thời gian nuôi thuần dƣỡng là 1 tháng (30 ngày).

Thức ăn cho cá là (1) bể số 1: tép bò (Macrobrachium lancestery) sống hoặc đông lạnh, (2) bể số 2; cá con băm nhỏ và (3) bể số 3: trùn chỉ. Khẩu phần ăn 3 – 5% / ngày. Theo dõi tình hình ăn của cá, sự phù hợp của thức ăn và tăng trƣởng của cá qua thời gian thuần dƣỡng.

29

3.1.1.1. Đặc tính sống chui rúc của cá Chạch lửa

Cá Chạch lửa sống chủ yếu ở tầng đáy và có đặc tính thích trú ẩn trong các hang hốc, ống bộng. Khi nuôi vỗ cá trong bể, đã dùng các ống nhựa để làm nơi trú ẩn cho cá (hình 8). Cá có thể nằm trú trong ống suốt ngày chỉ trừ thời gian đi tìm thức ăn. Nhờ có đặc tính chui rúc này nên tƣơng đối dễ dàng bắt đƣợc cá khi chúng ta cần kiểm tra.

Hình 3.1. Cá Chạch lửa trú ẩn trong ống nhựa 3.1.1.2. Môi trƣờng nƣớc các bể nuôi thuần dƣỡng

Trong quá trình thuần dƣỡng, chất lƣợng nƣớc bể nuôi cá Chạch lửa đƣợc quản lý chặt chẽ. Các thông số môi trƣờng đƣợc trình bày qua bảng 3.1

Bảng 3.1. Các yếu tố chất lƣợng nƣớc bể nuôi trong thời gian thuần dƣỡng

Bể Nhiệt độ (0C) pH DO (mg/l)

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

1 28,0 ± 1,23 29,8 ± 1,32 8,0 ± 0,53 8,5 ± 0,32 3,9 ± 1,32 5,5 ± 0,85 2 27,9 ± 1,55 29,4 ± 0,82 8,1 ± 0,47 8,7 ± 0,35 2,2 ± 0,52 6,2 ± 1,17 3 27,8 ± 1,07 29,8 ± 0,95 8,3 ± 0,55 8,7 ± 0,51 3,0 ± 0,91 6,0 ± 0,83

Bảng 3.1 cho thấy các yếu tố môi trƣờng đều thích hợp cho hoạt động sống của cá. Oxy là yếu tố vô cùng quan trọng hàng đầu của cá. Quá trình thuần dƣỡng do có sục khí liên tục nên trong nƣớc bể luôn duy trì hàm lƣợng oxy hòa tan 2,2 - 6,2 mg/lít và nằm trong giới hạn thích hợp cho nhu cầu tiêu thụ oxy của cá nuôi.

30

Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm dao động ít, chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi chiều từ 1 - 20C. Theo Boyd, 1998 [27], nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi từ 20 - 300C nhƣng giới hạn cho phép từ 10 - 400C. Do đó ở điều kiện nhiệt độ này cá Chạch lửa sinh trƣởng và phát triển tốt.

Theo Boyd [27], pH thích hợp cho sự phát triển của cá trong khoảng từ 6,5 - 9.. Trong quá trình thuần dƣỡng, pH dao động từ 8 - 8,7 cũng là khoảng thích hợp cho cá sinh trƣởng và phát triển.

Ở bể sử dụng thức ăn là tép bò hoặc trùn chỉ do nƣớc khá sạch nên hàm lƣợng oxy hòa tan không bị giảm mạnh vào ban đêm. Các bể sử dụng thức ăn cá băm nhỏ thì do có một lƣợng thức ăn dƣ thừa gây ra sự ô nhiễm nƣớc, tiêu hao oxy nhiều hơn nên hàm lƣợng oxy hòa tan giảm thấp vào ban đêm và vào buổi sáng.

3.1.1.3. Kết quả sử dụng thức ăn của cá thuần dƣỡng

Trong giai đoạn thuần dƣỡng, loại thức ăn và lƣợng thức ăn đƣợc theo dõi chặt chẽ hàng ngày (Bảng 3.2)

Bảng 3.2. Kết quả sử dụng thức ăn của cá thuần dƣỡng

Bể Loại thức ăn Kết quả Màu nƣớc bể

1 Tép Cá bắt ăn tép bò tốt, ăn hết thức ăn Nƣớc trong

2 Cá băm nhỏ Cá ăn ít, thức ăn dƣ nhiều Nƣớc xanh

3 Trùn chỉ Cá ăn tốt, dƣ ít Nƣớc xanh

Quan sát khi thả thức ăn vào bể cho thấy cá nhanh chóng bắt mồi. Loại thức ăn là tép bò thì cá Chạch ƣa thích nhất, kiểm tra sàn ăn sau khi thả thức ăn 2 giờ thì thấy tép bò hầu nhƣ đều đƣợc ăn hết. Thức ăn là cá băm nhỏ cũng thích hợp với cá nhƣng mức độ kém hơn so với tép bò, có lƣợng thức ăn dƣ thừa sau khi thả thức ăn vào sàn 2 giờ. Do có thức ăn dƣ thừa nên làm cho nƣớc trong bể bị ô nhiễm, tảo phát triển nhiều làm cho nƣớc chuyển màu xanh khi chƣa kịp thay nƣớc. Thức ăn trùn chỉ thì cá cũng sử dụng tốt, ít còn dƣ thừa, chứng tỏ đây cũng là loại thức ăn phù hợp với cá Chạch lửa.

31

3.1.1.4. Tăng trọng của cá Chạch lửa thuần dƣỡng sau 1 tháng nuôi

Cá đƣợc kiểm tra trọng lƣợng, số lƣợng vào đầu và cuối giai đoạn thuần dƣỡng để theo dõi tăng trọng và tỉ lệ sống (Bảng 3.3)

Bảng 3.3. Tăng trọng và tỷ lệ sống của cá sau khi thuần dƣỡng

Bể Trọng lƣợng trung bình trƣớc khi thuần dƣỡng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(gam/con)

Trọng lƣợng trung bình sau khi thuần dƣỡng (gam/con)

Tỉ lệ sống (%)

1 112,50 ± 21,30 124,25 ± 31,47 19/22 (86,36%)

2 85,33 ± 15,88 93,14 ± 12,55 33/47 (70,22%)

3 89,78 ± 18,75 95,95 ± 22,44 30/38 (78,95%)

Trung bình 83/107 (77,57%)

Kết quả bảng 3.3 cho thấy: trong quá trình thuần dƣỡng sử dụng thức ăn là tép bò thì thích hợp và cá sử dụng tốt hơn, kết quả tăng trọng khá hơn, tỷ lệ sống cũng cao hơn 2 loại thức ăn cá băm nhỏ và thức ăn là trùn chỉ (Limnodrilus hoffmoistery)

Thuần dƣỡng sau 1 tháng, tỷ lệ cá còn sống đạt 77,57%, tỷ lệ cá hao hụt chung 22,43%. Kết quả kiểm tra sau 1 tháng thuần dƣỡng cho thấy cá đã hoàn toàn thích nghi trong điều kiện bể nuôi, sức khỏe tốt, nhƣng chƣa có biểu hiện phát dục thành thục.

Tỉ lệ sống trong quá trình thuần dƣỡng không cao nguyên nhân do cá bị sây sát nhiều khi thu mua, có lẽ do các hình thức đánh bắt của ngƣ dân nhƣ câu hoặc chà lƣới, thậm chí dùng điện và hóa chất, cộng với quãng đƣờng vận chuyển khá xa nên cũng làm cá yếu sức, chết rải rác nhiều ngày sau đó. Tuy nhiên, do cá quá hiếm, không thu thập đƣợc nhiều nên nhóm nghiên cứu vẫn phải tiến hành lựa chọn thu mua những cá thể đạt yêu cầu tƣơng đối để kịp mùa vụ nuôi vỗ sinh sản.

Một phần của tài liệu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa để làm cá cảnh và bước đầu nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá thái hổ (Trang 36)