Nguồn gây tác động giai đoạn đầu tích nước và vận hành công trình

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 85)

3.1.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

Trong giai đoạn này các hoạt động phát sinh chất thải chủ yếu do việc tích nước vào hồ, vận hành nhà máy và sinh hoạt của công nhân vận hành.

a) Chất thải lỏng

Nguồn phát sinh chất thải lỏng bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt của công nhân vận hành: Công nhân vận hành nhà máy có khoảng 120 người. Lượng này rất nhỏ so với giai đoạn thi công công trình.

- Dầu mỡ của các máy móc, thiết bị vận hành trong quá trình bảo dưỡng: Đối với Tuabine thuỷ điện nhà máy đã lựa chọn loại thiết bị tiên tiến hiện nay và khẳng định trong quá trình vận hành không gây rò rỉ dầu mỡ khi nước qua Tuabine. Trong quá trình bảo dưỡng cũng không tạo dầu mỡ thải ra sông do trong thiết kế đã có hệ thống thu dầu mỡ thải và đưa vào nơi thải quy định.

b) Chất thải rắn

- Chất thải sinh hoạt: Với 120 công nhân vận hành lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 60 kg/ngày. So với lượng rác thải phát sinh trong giai đoạn thi công lượng này rất nhỏ.

- Ngoài ra còn có chất thải, rác thải khi di chuyển khu dân cư, nghĩa trang, nghĩa địa.

3.1.2.2. Nguồn tác động không liên quan tới chất thải giai đoạn đầu tích nước và vận hành

a) Tích nước hồ, chế độ vận hành nhà máy làm thay đổi chế độ dòng chảy

Sau khi công việc xây dựng được hoàn tất hồ bắt đầu được tích nước và nhà máy đi vào hoạt động. Theo tiến độ hồ bắt đầu tích nước từ tháng 7/2008 và bắt đầu vận hành vào tháng 9/2008. Việc tích nước hồ chứa và chế độ vận hành của nhà máy đã làm thay đổi sâu sắc chế độ dòng chảy của sông Ea Krông Hnăng. Trên

sông Ea Krông Hnăng sẽ xuất hiện 2 chế độ dòng chảy khác biệt ở thượng lưu và hạ lưu đập mà ranh giới của chúng là đập của hồ chứa.

Phần thượng du đập (khu vực hồ chứa):

Khi hồ được xây dựng đoạn sông dài khoảng 13km từ đập về thượng lưu biến thành hồ, chế độ dòng chảy trong sông được thay thế bởi chế độ thuỷ văn hồ, thể hiện qua mức độ dao động mực nước.

Trong điều kiện tự nhiên, dao động mực nước trên sông Ea Krông Hnăng theo mùa đạt từ 1- 2m. Mực nước trong mùa kiệt ổn định, thường dao động từ 0,3- 0,4 m. Trong các trận lũ, mực nước dao động từ 3 - 4m, thời gian duy trì mực nước cao tồn tại vài ngày kéo dài đến 1 tuần.

Khi hồ chứa hoạt động, mực nước trong hồ dao động từ MNC (242,5m) tới MNDBT (255m) phụ thuộc vào chế độ vận hành nhà máy thuỷ điện. Mực nước hồ sẽ luôn ở mức thấp trong các tháng đầu mùa lũ và tích nước đạt MNDBT vào cuối mùa lũ. Trong thời kỳ mùa kiệt nước hồ sẽ giảm dần xuống MNC. Như vậy, trong năm biên độ mực nước hồ sẽ dao động 12,5 m. Mực nước cao ở mức xấp xỉ MNDBT sẽ duy trì trong thời gian dài 2 - 3 tháng. Các tháng mùa kiệt dao động mực nước hồ lớn hơn rất nhiều so với mực nước sông tự nhiên. So với nước sông tự nhiên, mực nước hồ ở mức thấp nhất cũng cao hơn khoảng 30 m tại tuyến đập chính.

Vùng hạ du đập:

Đoạn sông sau đập - nhà máy: Theo thiết kế, lượng nước từ hồ chứa chuyển qua đường hầm, đường ống xuống nhà máy qua kênh xả đổ trở lại sông cách đập khoảng 3km theo đường sông. Khi ngăn sông và hồ tích nước, đoạn sông dài khoảng 3km sau đập này sẽ bị hạn chế cấp nước. Việc duy trì dòng chảy cho đoạn sông này sẽ do các con suối Ea Gbou (F = 8km2), Ea Khang (F=2km2) đổ vào, lượng nước xả tràn vào mùa lũ và lượng nước thấm qua đập. Theo tính toán lượng nước gia nhập trong lưu vực khu giữa là 0,25m3/s bao gồm: lưu lượng nước từ suối 0,22m3, thấm từ đập 0,03m3.

Vùng hạ du sau nhà máy: Dòng chảy trên sông vùng hạ du nhà máy có chế độ điều tiết năm theo chế độ vận hành của nhà máy. Hồ chứa vận hành theo chế độ điều tiết năm: tích nước đạt MNDBT (255m) vào cuối mùa lũ, điều tiết đảm bảo công suất phát điện trong mùa kiệt, trở về MNC (242,5m) vào cuối mùa kiệt.

b) Địa động lực, địa chấn

- Địa động lực: Khi công trình đi vào hoạt động, tại vị trí những đới đứt gãy kiến tạo sẽ có thể gia tăng hoạt động phá huỷ.

Theo TCVN 4253-86, quy mô những đứt gãy phá huỷ kiến tạo chạy qua vùng lưu vực sông Ea Krông Hnăng là những đứt gãy nhỏ, trừ đứt gãy Krông Hnăng là đứt gãy bậc III, còn lại là các đứt gãy bậc IV và V. Đây là các đứt gãy mang tính nội đới không có khả năng sinh chấn. Đứt gãy bậc III có chiều dài đới phá huỷ hàng chục km, chiều rộng 10 - 20m; đứt gãy bậc IV có đới phá huỷ dài từ 1 vài km đến 5 - 10km, rộng 2 - 5m; đứt gãy bậc V có chiều rộng đới phá huỷ dưới 1m, đới ảnh hưởng nứt nẻ một vài m nên ảnh hưởng và có biểu hiện hoạt động rất yếu. Vì vậy, sự kích hoạt của việc hình thành hồ chứa Krông Hnăng với dung tích toàn bộ 171,6 triệu m3 đến hoạt động của các đứt gãy nói trên được đánh giá là yếu, chứng tỏ tác động của dự án đến địa động lực trong khu vực là không đáng kể.

- Địa chấn: Lưu vực sông Ea Krông Hnăng chịu ảnh hưởng của đứt gãy sâu Sông Ba. Đứt gãy Sông Ba này có khả năng phát sinh động đất có chấn cấp M0max = 5,6 - 6,0 ở độ sâu 25 - 30km, gây chấn động cực đại tại chấn tâm I0max = 7 (theo thang chuẩn quốc tế MSK 64). Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu nằm khá xa các đứt gãy này, do vậy khả năng phát sinh động đất cực đại sẽ có cường độ nhỏ hơn, Imax = 6 (MSK 64), gia tốc địa chấn Amax = (0,08 - 0,10)g.

Theo thống kê của tổ chức UNESCO, điều kiện để hồ chứa có khả năng gây động đất kích thích là: dung tích hồ phải đạt trên 1 tỷ m3, độ sâu hồ lớn hơn 90m, điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo.

Công trình thuỷ điện Krông Hnăng được thiết kế có độ cao cột nước cao nhất chỉ đạt 47,8m (ứng với mực nước max P=0,1% là 257,4m); dung tích thiết kế chỉ đạt 171,6 triệu m3, nhỏ hơn nhiều so với dung tích giới hạn, kết hợp với điều kiện đất đá ít bị phân cắt trong khu vực, có thể thấy khả năng động đất kích thích trong khu vực khi xây dựng công trình là khó xảy ra.

c) Chìm ngập nguồn tài nguyên khoáng sản

Việc chiếm dụng đất xây dựng hồ thuỷ điện Krông Hnăng cũng có thể làm chìm ngập các tài nguyên khoáng sản trong lòng đất khi hồ tích nước.

d) Bùn hoá đất đáy hồ sau khi hồ tích nước

Sau khi đất bị đánh chìm khoảng 3-6 tháng, không chỉ cây cỏ, xác các sinh vật sống trong đất (giun, dế,...) bị chết thối rữa mà cả đất vùng đáy hồ bị phá vỡ kết cấu, mất sức liên kết, nhão hoá,... tạo thành trầm tích bùn đáy hồ.

Theo dòng chảy, bùn đáy hồ có chiều hướng dịch chuyển về vùng đáy phía đập chính và thường bị cuốn theo nước khi xả ngầm, xả lũ.

e) Biến đổi chất lượng nước hồ và ảnh hưởng đến vùng hạ du sau đập

- Nguồn thải rắn lớn nhất trong giai đoạn này là lượng sinh khối thực động vật không được thu gom khi tích nước vào hồ.

Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất vùng lòng hồ tổng diện tích đất bị ngập là 1.367,3ha. Trong đó, diện tích đất thổ cư 3,36ha (chiếm 0,25%); diện tích đất rừng là 129,47ha (chiếm 9,47%); diện tích đất trống, cây tạp là 435,44ha (chiếm 31,85%); diện tích đất sản xuất nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm) là 793,8ha (chiếm 58,06%); diện tích ao hồ và đất nghĩa địa là 5,23ha (chiếm 0,38%).

Theo phương pháp tính các loại sinh khối cây đứng của TS.Trần Tý cho vùng rừng Tây Nguyên, phương pháp tính sinh khối cây đứng của Kato, Oga Wa và hiện trạng sử dụng đất vùng hồ tính được tổng sinh khối trong vùng lòng hồ theo các loại như bảng 3.13.

Bảng 3.13: Tổng sinh khối trong vùng lòng hồ Krông Hnăng (tấn)

Thân Cành Rễ Cỏ dưới tán rừng Cỏ tái sinh

11983,29 4517,29 2737,02 1292,07 155,86 587,85

Trong trường hợp không thu dọn lòng hồ tổng lượng sinh khối bị chìm trong lòng hồ sẽ là 20.685,53 tấn gồm thân, cành, rễ, lá và cỏ dưới tán rừng.

Trong trường hợp thu dọn sơ bộ lòng hồ khi tích nước: toàn bộ phần gỗ tròn thân cây, toàn bộ tre nứa lồ ô được mang đi, lá cây chặt bỏ tại chỗ. Lượng sinh khối của sinh vật còn lại trong hồ gồm rễ cây, cành nhỏ, lá và cỏ dưới tán là 8.702,24 tấn.

Trường hợp thu dọn kỹ lòng hồ: trước khi tích nước toàn bộ phần gỗ tròn thân cây, toàn bộ tre nứa lồ ô được mang đi hết; cỏ, lá và cành được đốt hết. Sinh khối bị ngập trong hồ là rễ cây và cỏ tái sinh trong thời gian thu dọn xong tới thời điểm tích nước, khi đó lượng sinh khối còn lại bị ngập trong hồ là 3.324,87tấn. Đây cũng là nguồn chất hữu cơ khá lớn làm biến đổi chất lượng nước hồ.

f) Hoà tan chất độc hoá học

Theo công văn số 399/BCH-TH ngày 17/05/2007 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk về việc “trả lời khả năng tồn lưu chất độc hoá học trong vùng dự án thuỷ điện Krông Hnăng”: Sau khi khảo sát lấy mẫu đất, nước, không khí tại một số địa điểm trong vùng lòng hồ thuỷ điện Krông Hnăng và sử dụng khí tài trinh sát hoá học để kiểm tra, phân tích cơ quan chuyên môn không phát hiện thấy có chất độc hoá học trong không khí, đất nước vùng lòng hồ thuộc dự án thuỷ điện Krông Hnăng.

Mặt khác, qua việc điều tra, thu thập thông tin từ người dân trong vùng hiện tại chưa phát hiện có chất độc hóa học tồn tại trong khu vực lòng hồ.

Tóm lại, việc xây dựng thuỷ điện Krông Hnăng không gây hoà tan chất độc hoá học vào nguồn nước do không có chất độc hoá học tồn lưu trong khu vực lòng hồ.

g) Sự biến đổi của dòng chảy bùn cát

Việc đắp đập ngăn sông tạo thành hồ chứa làm thay đổi cơ bản chế độ thuỷ văn - thuỷ lực của dòng chảy. Tốc độ dòng chảy khi vào hồ bị giảm đột ngột dẫn đến khả năng mang bùn cát của dòng chảy giảm đáng kể và phần lớn phù sa bị lắng đọng lại trong hồ.

Theo các số liệu quan trắc của các hồ chứa đã xây dựng trên các sông như hồ Hoà Bình, Trị An,... lượng bùn cát ở hạ du công trình thường giảm (90 - 95)% so với lượng bùn cát trước khi có công trình. Lượng bùn cát từ thượng lưu mang về sẽ nằm lại trong lòng hồ và làm giảm dung tích hoạt động của hồ, giảm hiệu ích công trình.

Trên cơ sở mượn tài liệu thực đo bùn cát tại trạm thuỷ văn An Khê (1988- 2003), tính toán được tổng lượng bùn cát đến hồ chứa Krông Hnăng (bảng 3.14).

Bảng 3.14: Lượng bùn cát đến hồ Krông Hnăng F Km2 Qo m3/s R Kg/s Wll m3/năm Wdd m3/năm Ws=1,2(Wll +Wdd) m3/năm Ws (106) m3/100năm 1.196 31,7 3,20 91.879 20.213 134.511 13,5

(Ghi chú: Ws: tổng lượng bùn cát tính toán đến tuyến đập I)

(Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) Tính toán lượng bùn cát lắng đọng trong hồ:

Đánh giá lượng bùn cát lắng đọng trong hồ chứa Krông Hnăng được dựa trên cơ sở đường cong quan hệ giữa hệ số phù sa giữ lại hồ và tỉ lệ giữa dung tích hồ chứa với tổng lượng dòng chảy bình quân vào hồ của Brune. Theo phương trình Brune tính được lượng bùn cát lắng đọng trong hồ chứa là 90%. Tổng lượng bùn cát lắng đọng tại hồ Krông Hnăng tính toán được trong bảng 3.15.

Bảng 3.15: Lượng bùn cát lắng đọng cho hoạt động hồ chứa tuyến đập I Tổng lượng bùn cát năm đến hồ (106 m3/năm) Tỉ lệ giữ lại hồ (%) Tổng lượng bùn cát lắng đọng 1 năm (106 m3/năm) Tổng lượng bùn cát lắng đọng 100 năm (106 m3) 0,135 90 0,122 12,2

(Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4)

Như vậy, lượng bùn cát hàng năm lắng đọng trong lòng hồ chứa Krông Hnăng là 0,122 triệu m3 (bao gồm tổng lượng bùn cát lơ lửng là 0,102 triệu m3; bùn cát di đẩy 0,020 triệu m3).

h) Sạt lở, tái tạo bờ hồ; bồi lắng lòng hồ

- Sạt lở, tái tạo bờ hồ: Hồ tích nước và đi vào vận hành, dạng địa hình trũng ngập nước được mở rộng quy mô diện tích (diện tích đất bị ngập ứng với MNDBT 255m là 1.367,3ha) kéo theo quá trình xâm thực, tích tụ, xói lở, sạt lở bờ. Cụ thể: Khi hồ chứa hình thành, mực xâm thực cơ sở địa phương được nâng lên. Mực nước mặt tăng, làm tăng mực nước ngầm và lượng ẩm trong đất dẫn tới quá trình sạt lở bờ để hình thành nên đường bờ mới đạt tới trắc diện cân bằng. Đặc biệt là đối với những vùng bờ được cấu tạo bởi những vật chất bở rời, kết cấu và mức độ liên kết yếu, có độ dốc lớn quá trình sạt lở, tái tạo bờ có thể xảy ra mạnh hơn. Quá trình sạt lở, tái tạo bờ mới diễn ra thường xuyên, do tác động của sóng, của gió và dòng chảy,...Quá trình này tạo ra một lượng phù sa tham gia vào việc tạo trầm tích bùn đáy hồ.

Khu vực bờ hồ có địa hình tương đối thoải, phần lớn có độ dốc 5-100; bề mặt địa hình có sườn thoải, phân cắt kém, đỉnh tương đối bằng phẳng, do vậy khả năng sạt lở tái tạo bờ hồ sẽ diễn ra là chậm, ở quy mô nhỏ.

Về khả năng tái tạo của bờ hồ chứa: dựa trên việc lập sơ đồ tính toán, dự báo việc phá huỷ và tái tạo của bờ hồ. Theo quy phạm tải trọng và áp lực tác dụng lên công trình thuỷ lợi (QP.TL-C-1-78) và sử dụng phương pháp Zôlôtariep cho mặt cắt đặc trưng (xem hình vẽ 12, 13). Kết quả tính toán như bảng 3.16.

Bảng 3.16: Kết quả tính toán dự báo sạt lở hồ công trình thuỷ điện Krông Hnăng Khu vực Chiều dài tái tạo (km)

Tái tạo sau 10 năm Tái tạo sau 100 năm

C. rộng trung bình (m) D.tích trung bình m/cắt (m2) K.lượng đới trượt, lở (m3) C. rộng trung bình (m) D.tích trung bình m/cắt (m2) K.lượng đới trượt, lở (m3) 1 5 52,1 94,4 472.000 91,3 187,4 937.000 2 8 34,5 43,9 351.200 41,2 68,4 547.200 Tổng cộng 823.200 1.484.200

Kết quả cho thấy khối lượng sạt lở sau 100 năm là 1,48x106 m3.Như vậy, có thể dự đoán hồ thủy điện Krông Hnăng khi vận hành, khả năng tái tạo bờ hồ xảy ra ở mức độ yếu, quy mô nhỏ, cục bộ. Tại những khu vực dự báo có khả năng sạt lở cục bộ hiện tại không có các công trình xây dựng nào.

- Bồi lắng lòng hồ: Lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ gồm lượng phù sa sông đưa vào hồ theo dòng chảy và phù sa do xói lở bờ.

+ Theo tính toán, lượng bùn cát đến hồ Krông Hnăng theo dòng chảy trong 100 năm là 13,5x106m3; lượng bùn cát bồi lắng trong lòng hồ là 12,2 triệu m3/100 năm.

+ Khi đi vào vận hành đất vùng bờ và vùng bán ngập (40ha) do bị ngập nước thường xuyên hoặc ngập theo thời điểm nên đất khu vực bán ngập có mức độ liên kết yếu, rất dễ bị xói mòn, sạt lở tạo trầm tích bồi lắng lòng hồ ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ và làm giảm tuổi thọ công trình. Quá trình xói mòn, sạt lở đất được tăng cường khi hoạt động canh tác diễn ra trong khu vực này. Để giảm thiểu tác động cần hạn chế khai thác đất ở khu vực này.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w