Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 135)

4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi và tiếng ồn

a) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải

 Biện pháp giảm thiểu:Tất cả các xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

- Các phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị xây dựng phải được kiểm định thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ.

- Điều tiết xe phù hợp để tránh làm gia tăng mật độ xe.  Ưu điểm: Các biện pháp giảm thiểu đơn giản, dễ thực hiện.  Nhược điểm: Không giảm thiểu được một cách triệt để.  Mức độ khả thi: Có tính khả thi cao.

 Hiệu quả của biện pháp: Do được kiểm định trước khi vận hành và điều tiết phù hợp nên khối lượng các chất khí thải từ phương tiện giao thông, máy móc đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường.

b) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi

Biện pháp giảm thiểu

- Tất cả các loại xe phải có bạt phủ vật liệu khi vận chuyển.

- Áp dụng biện pháp phun ẩm trong quá trình san ủi mặt bằng 01 lần/ngày. - Vào những thời điểm có nắng to và gió, đặc biệt là vào mùa khô, từ tháng I đến tháng VII cần phun ẩm ít nhất là 2 lần mỗi ngày những đoạn đường thi công đi nằm gần khu vực lán trại công nhân, khu dân cư: tỉnh lộ 645, VH6.

- Không được để nồng độ bụi dọc tuyến đường tỉnh lộ 645, VH6 vượt quá tiêu chuẩn cho phép (xem tiêu chuẩn trong chương 5).

Ưu điểm

- Dễ thực hiện, chi phí giảm thiểu thấp.  Nhược điểm

- Chỉ giảm thiểu được lượng bụi phát sinh do các hoạt động giao thông, hoạt động san gạt, đào đắp đất. Không giảm thiểu được hàm lượng bụi do nổ mìn thi công và khai thác nguyên vật liệu.

Mức độ khả thi

- Việc tiến hành che phủ, phun ẩm trong quá trình thi công xây dựng và vận chuyển dễ thực hiện và có tính khả thi cao.

c) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

Biện pháp giảm thiểu

- Sắp xếp thời gian làm việc thích hợp.

- Có chế độ điều tiết các phương tiện, máy móc, thiết bị phù hợp.  Ưu điểm

- Dễ thực hiện.  Nhược điểm

- Chỉ giảm thiểu tác động của tiếng ồn đối với công nhân xây dựng thông qua việc sắp xếp thời gian làm việc thích hợp theo tiêu chuẩn tiếp xúc với tiếng ồn (TCVN 3985-1999).

Mức độ khả thi

- Việc xắp xếp thời gian làm việc, điều tiết hoạt động của các phương tiện máy móc để giảm thiểu tiếng ồn có tính khả thi cao.

Hiệu quả của biện pháp

- Việc điều tiết xe, các phương tiện, máy móc và bố trí thời gian làm việc hợp lý sẽ giảm được mức ồn do cộng hưởng, do tập trung quá nhiều phương tiện, máy móc tại một thời điểm thi công.

- Biện pháp được thực hiện sẽ giảm thiểu được tác động của tiếng ồn đối với sức khoẻ của công nhân xây dựng.

* Các biện pháp nêu trên sẽ được đưa vào trong hồ sơ mời thầu như là một điều kiện bắt buộc đối với các nhà thầu nhằm đảm bảo chất lượng môi trường không khí đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; TCVN 5939 - 2005 - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; TCVN 6438 - 2001 - Giới hạn lớn nhất cho phép của các phương tiện giao thông đường bộ và TCVN 5948 - 1999 - Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn.

4.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏng

Biện pháp giảm thiểu

- Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:

Nguồn tiếp nhận nước thải là sông Ea Krông Hnăng. Vì vậy, để hạn chế ô nhiễm môi trường nước, nước thải này được thu gom vào bể phốt để xử lý, lắng lọc trước khi thải ra sông.

Nước thải sinh hoạt được xử lý theo sơ đồ:

Nước thải

Thải ra sông Ea Krông Hnăng (TCVN 6772-2000)

Nguyên lý hoạt động

Nước thải sinh hoạt được thu gom theo đường ống cống chung, qua lưới chắn rác, vào bể thu gom. Từ bể gom, nước thải qua bể phân huỷ sinh học hiếu khí (dạng đệm cố định). Tại đây, trong điều kiện sục khí liên tục các vi sinh vật hiếu khí bám trên bề mặt vật liệu đệm sẽ phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải. Sau đó, nước thải được đưa sang bể lắng để lắng các cặn bùn. Nước thải sau khi lắng được đưa sang ngăn tiếp xúc khử trùng sử dụng Chlorine. Sau khi khử trùng, nước thải đạt tiêu chuẩn. Cách công trình 8-10 km về phía hạ lưu không có dân cư sinh sống nên nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sẽ được thải ra sông Ea Krông Hnăng.

Nước thải sau khi xử lý phải đạt mức II của tiêu chuẩn TCVN 6772-2000, với giới hạn cho phép của các chỉ tiêu chính như: pH: 5-9

BOD5 : 30 mg/l Tổng chất rắn hoà tan: 500mg/l Hệ thống thoát nước thải không được chảy vào nguồn cấp nước sạch.

- Lượng dầu mỡ thải từ phương tiện thi công: Tại trạm bảo dưỡng, sửa chữa máy thiết bị thi công dầu mỡ thải được thu gom xử lý.

Ưu điểm

Đây là phương pháp thu gom, xử lý nước thải đơn giản, dễ triển khai mà vẫn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.

Nhược điểm

- Việc xây dựng hệ thống xử lý làm tăng chi phí đầu tư.

- Hệ thống thu gom xử lý nước thải chỉ sử dụng trong thời gian ngắn (giai đoạn thi công 4 năm).

Mức độ khả thi

- Quy trình công nghệ, kỹ thuật thu gom xử lý không quá phức tạp, có khả năng thực hiện được.

Lọc rác

Bể phân huỷ sinh học hiếu khí (FBR)

Ngăn lắng Khí

Ngăn khử trùng Bể gom

Hiệu quả của biện pháp

- Biện pháp được thực hiện cho kết quả tốt, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường.

4.1.1.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn

Biện pháp giảm thiểu

- Chất thải sinh hoạt:

+ Các nhà thầu thi công phải làm các nhà vệ sinh tạm thời.

+ Đơn vị thi công phải phổ biến quy định về vệ sinh công trường, rác thải đưa về đúng nơi quy định. Đào hố chôn lấp các các chất thải rắn sinh hoạt khác.

+ Chương trình xử lý chất thải sinh hoạt:

Giai đoạn thi công ước tính trên công trường sẽ dao động từ 1.800 đến 1.850 người. Với lượng rác thải sinh hoạt tính bình quân 0,5 kg/người/ngày đêm thì tổng lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của công trường là 0,9 ÷ 0,925 tấn/ngày. Theo Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp (CEETIA) tỷ trọng của chất thải rắn dao động từ 480-580kg/m3 tại Hà Nội, 420kg/m3 tại Đà Nẵng, 580kg/m3 tại Hải Phòng, 500kg/m3 tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi lấy trị số trung bình 500kg/m3 để tính toán. Như vậy, thể tích rác thải hàng ngày tại khu công trường khoảng từ 1,8 ÷ 1,85 m3/ngày. Tổng lượng rác thải hàng năm dao động từ 328,5 ÷ 337,625 tấn/năm. Sau 4 năm thi công công trình, ước tính sẽ sinh ra khoảng 1.350,5 tấn rác thải sinh hoạt.

Như vậy để chứa hết được lượng rác trên cần xây dựng 1 bãi rác có chiều cao 5m và chất thải chôn lấp được nén ép tới khối lượng riêng 700 kg/m3 thì quy mô bãi chứa rác là:

Thể tích của bãi rác: 1.350,5 : 0,7 = 1.929,3m3

Diện tích ô chôn lấp bãi rác sẽ là: 1.929,3 : 5 = 385,86m2

Diện tích mặt bằng bãi rác là: 385,86m2 : 0,75 = 514,48 m2 = 0,0515 ha - Địa điểm dự kiến xây dựng hố chôn lấp: theo quy định, bãi thải không được nằm trong vùng ngập và vùng chịu ảnh hưởng xả lũ, bởi đây là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nước sông nếu bị ngập. Thời gian phân huỷ hoàn toàn có thể kéo dài trong suốt thời gian thi công công trình. Khoảng cách tới các vùng này không được dưới 1 km.

- Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt: Hố chôn rác phải được xây dựng theo các quy định vệ sinh, có xử lý nước rỉ bằng phương pháp Treatment Wall. Nền của hố rác phải được chống thấm, đảm bảo độ thấm tối thiểu của nền hố là 10-7cm/s. Sau mỗi ngày đổ rác phải phủ một lớp đất dày khoảng 10cm để hạn chế mùi hôi và sự hoạt động của các loài côn trùng.Việc xử lý rác phải được tiến hành đúng quy trình kỹ thuật.

- Chất thải rắn xây dựng: Được bố trí đưa về hai bãi thải bờ trái có diện tích 2,06ha và bốn bãi thải bờ phải có diện tích 3,36ha. Toàn bộ chất thải xây dựng sẽ được đưa về các bãi thải nêu trên, đầm nén theo đúng quy định.

+ Chương trình xử lý chất thải công nghiệp xây dựng: Chất thải công nghiệp xây dựng chủ yếu là đất đá thải. Khối lượng này thường rất lớn (khối lượng đất đá đổ ra bãi thải từ việc khai thác vật liệu xây dựng là 836 x 103 m3, từ việc đào hố móng công trình là 300,67 x 103 m3) đòi hỏi cần phải xử lý riêng để tránh các vấn

đề về môi trường như: xói mòn đất gây ô nhiễm các nguồn nước trong mùa mưa lũ,... nên sẽ được thu gom vào các bãi thải đất đá thải.

- Các bãi thải được bố trí đủ và hợp lý, giúp cho việc thu gom chất thải được thuận tiện: Vị trí các bãi chứa đất đá thải được thể hiện trong sơ đồ mặt bằng công trình. Các bãi thải này ngoài hạn chế ô nhiễm môi trường còn phải tiện lợi cho quá trình thi công nên đã được bố trí ở 2 bờ sông, có diện tích khoảng 7,39 ha.

- Để ổn định rìa của khối đất đá thải; chống rửa trôi vật liệu thải xuống sông suối, hồ chứa; hạn chế ô nhiễm các nguồn nước; bảo vệ cảnh quan,…xung quanh bãi lưu giữ đất đá thải dự kiến đắp đê quây và sẽ đào mương xung quanh bãi thải để thu gom nước mưa cuốn theo các chất rắn lơ lửng và lắng đọng trước khi chảy ra sông. Nhà thầu phải san ủi, đầm nén và trồng cây xanh khi bãi thải đã hết khả năng chứa để đảm bảo đất ở các bãi thải không không bị sạt lở, xói mòn theo dòng nước chảy ra sông.

- Các chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở hoạt động khác (vỏ bao bì,…), tuy không nhiều cũng được thu gom triệt để. Tuỳ theo điều kiện cụ thể sử dụng các bãi thải của dự án để thu gom rác.

Ưu điểm

Nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu đã nêu trên sẽ đáp ứng được mục tiêu bảo vệ môi trường.

Nhược điểm

- Tăng chi phí đầu tư do việc xây dựng công trình thu gom và xử lý chất thải: lắp đặt nhà vệ sinh tạm thời, xây dựng bãi chôn lấp và xử lý chất thải.

- Việc xây dựng bãi chôn lấp và xử lý chất thải đúng quy trình công nghệ khá phức tạp và chi phí để xây dựng bãi chôn lấp chất thải khá lớn, đặc biệt là bãi rác thải.

Mức độ khả thi

- Có khả năng thực thi.  Hiệu quả của biện pháp

- Khi các chất thải rắn được thu gom, xử lý đã hạn chế được mùi hôi do sự phân huỷ chất hữu cơ và hoạt động của vi sinh vật có hại cho người và gia súc (lan truyền dịch bệnh), đồng thời hạn chế lượng đất đá bở rời bị rửa trôi, xói mòn theo dòng chảy do mưa ở các khu vực bãi đất đá thải.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w