Đối tượng, quy mô bị tác động do sự cố môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 101)

3.1.3.1. Nguy cơ mất nước của hồ chứa

- Đối tượng bị tác động: Kinh tế của chủ đầu tư.

3.2.3.2. Nguy cơ cháy nổ trong thi công

- Đối tượng bị tác động: Con người, môi trường không khí, kinh tế. - Quy mô tác động: Khu vực kho thuốc nổ, kho chứa xăng dầu.

3.2.3.3. Vỡ đê bao trong thi công, vỡ đập trong quá trình vận hành

- Đối tượng bị tác động: Các đối tượng bị tác động khi vỡ đê bao, vỡ đập: địa hình, các điều kiện thuỷ văn, thiệt hại về người và của, ô nhiễm môi trường nước, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình thuỷ điện Sông Ba Hạ (nếu không có được thông tin liên lạc và sự phối hợp chặt chẽ của BQL công trình thuỷ điện Sông Ba Hạ thì phạm vi ảnh hưởng sẽ rộng hơn xuống hạ lưu tuyến đập công trình thuỷ điện Sông Ba Hạ.

- Quy mô tác động: Khu vực hạ du công trình.

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 3.3.1. Đánh giá tác động

3.3.1.1. Tác động liên quan đến chất thải

1. Giai đoạn thi công công trình a) Chất thải khí, bụi, tiếng ồn

Chất thải khí

- Đối với môi trường không khí: làm tăng hàm lượng SO2, CO, NOx gây ô nhiễm môi trường không khí. Theo phân tích về nguồn thải, khối lượng, thời gian phát thải, thời gian tác động, quy mô tác động có thể đánh giá mức độ tác động ở mức trung bình. Tác động này có thể giảm thiểu. Biện pháp giảm thiểu được đề cập trong chương 4.

- Đối với con người: Tác động tới đường hô hấp ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân xây dựng trên công trường.

Khu vực lán trại công nhân cách khu vực tập trung các hạng mục công trình (khu vực tuyến đập,…) khoảng 1.200m và được được bố trí nguợc với hướng gió chính Tây, Tây Nam; khu vực dân cư cách khoảng 2.000m. So với bán kính ảnh hưởng lớn nhất của khí thải phát sinh do các hoạt động giao thông trong giai đoạn thi công (dự báo: 125m) thì khu vực lán trại công nhân và dân cư sẽ không bị ảnh hưởng. Ngoài ra các chất khí thải còn ảnh hưởng tới môi trường nước, môi trường đất, thực động vật: các chất khí này có thể bị hấp thụ bởi hơi nước tạo thành mưa axit. Trong nước mưa chứa axit (H2SO4, HNO3, H2CO3) có ảnh hưởng xấu đối với động thực vật, môi trường nước, đất. Tuy nhiên, theo tính toán ở trên, nồng độ, phạm vi phát thải,… của chất khí thải nhỏ nên không có nguy cơ xảy ra mưa axit.

Riêng đối với thực vật các chất thải khí có ảnh hưởng trực tiếp thông qua sự phá huỷ plasmolysit và gân lá, thay đổi màu lá, chậm sinh trưởng,… Biểu hiện của các tác động thường khó quan sát, đánh giá bằng mắt thường. Thời gian tác động ngắn (4 năm xây dựng), tác động được đánh ở mức độ yếu.

Bụi

Bụi phát sinh do nổ mìn; đào đắp đất đá; bốc xúc, vận chuyển nguyên vật liệu…ảnh hưởng trực tiếp tới:

- Chất lượng môi trường không khí: làm tăng hàm lượng bụi gây nhiễm bẩn môi trường không khí, làm cho nồng độ bụi trong không khí vượt mức cho phép tại điểm cách khu vực công trình 4km. Như vậy, có thể đánh giá tác động của bụi đến môi trường không khí ở mức độ mạnh.

- Sức khoẻ của con người: Bán kính ảnh hưởng lớn nhất của bụi trong giai đoạn thi công là 4km do nổ mìn nhưng thời gian diễn ra nổ mìn rất ngắn khi các hoạt động khác tạm ngừng (khoảng 1 giờ/ ngày) nên bán kính ảnh hưởng tập trung trong phạm vi khoảng 0,45km. Cũng như các khí thải bụi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân xây dựng trên công trường và người dân sống xung quanh khu vực công trình (phát sinh các bệnh liên quan tới hoạt động hô hấp và mắt) và ở mức độ trung bình.

- Thực vật: Bụi bám trên bề mặt lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp và bốc thoát hơi nước của thực vật, tác động ở mức độ yếu.

Tiếng ồn

- Tác động của tiếng ồn đối với con người: Kết quả tính toán ở trên cho thấy bán kính ảnh hưởng lớn nhất của tiếng ồn phát ra từ sự vận hành các máy móc, thiết bị và các phương tiện là 0,45km. Ngoài phạm vi này con người ít bị ảnh hưởng và có thể sinh sống, hoạt động trong suốt 24 giờ.

Riêng hoạt động nổ mìn có bán kính ảnh hưởng lớn hơn (khoảng 2,7km) nhưng hoạt động này xảy ra trong thời gian rất ngắn và thường được nổ vào thời

điểm tất cả các hoạt động tạm ngừng. Hơn nữa, khu vực dự án nằm ở khu vực có độ cao địa hình thấp hơn khu vực xung quanh, thảm phủ thực vật còn khá lớn nên mức độ ảnh hưởng đến người dân và công nhân xây dựng không lớn và bán kính ảnh hưởng thực tế sẽ nhỏ hơn 2,7km.

- Tác động tới động vật: Sự hoạt động hàng ngày của máy móc, thiết bị, phương tiện, nổ mìn phá đá,... làm phát sinh tiếng ồn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động và tập tính sinh hoạt của các loài động vật sinh sống gần khu vực công trình. Cụ thể với các loài động vật trong KBTTN Ea Sô gần công trình như sau:

Các loài thú lớn có vùng hoạt động rộng, di chuyển nhanh, phản ứng nhạy cảm với các tác động quấy nhiễu (ồn ào của công trình, khu vực dân cư), phân bố gần khu vực công trường như: bò tót, bò rừng, các loài khỉ,... sẽ di chuyển đến những khu rừng xa, yên tĩnh trên núi cao trong KBTTN Ea Sô để sinh sống.

Các loài sống gần khu vực dân cư như các loài nai, hoẵng, lợn rừng,… lúc đầu chúng sẽ di chuyển ra xa khu vực công trình, thường tìm đến những khu rừng ở thung lũng hoặc vùng núi thấp vắng vẻ sinh sống rồi sau đó chúng quay trở lại những vạt rừng, nương rẫy gần công trình hoạt động kiếm ăn.

Những loài thú nhỏ, chim, bò sát chỉ di chuyển khỏi khu vực ngập nước hoặc tản ra khu vực cách công trình không xa để sinh sống.

Những loài sống gắn liền với nước như rái cá, các loài chim nước (họ chim lặn, họ diệc, họ bói cá, họ vịt), các loài kỳ đà, rắn nước, lưỡng cư sẽ chỉ di chuyển vào vùng ven bờ sinh sống.

KBTTN Ea Sô là nơi tập trung rất nhiều động vật hoang dã cần được bảo vệ, đặc biệt ở đây có rất nhiều thú lớn ăn cỏ nên tác động của tiếng ồn đến các động vật hoang dã của KBTTN Ea Sô là đáng kể nhất. Tuy nhiên, do khoảng cách từ tuyến đập đến ranh giới khu bảo vệ nghiêm ngặt trên 3 km (bán kính ảnh hưởng lớn nhất của tiếng ồn là 2,7km) nên tiếng ồn do nổ mìn, do sự vận hành máy móc, thiết bị và các phương tiện ảnh hưởng đến động vật của khu BTTN Ea Sô giảm đáng kể.

b) Chất thải lỏng

- Đối với môi trường nước:

Nước thải sinh hoạt khi được đưa vào sông Ea Krông Hnăng sẽ làm tăng hàm lượng các chất có trong nước gây ô nhiễm môi trường nước. Cụ thể:

Với lượng nước thải đưa vào hồ là 148m3/ngày (tương đương 54.020 m3/năm); lượng chất rắn lơ lửng đưa vào hồ lớn nhất là 37kg/ngày (tương đương 13.505 kg/năm) thì nồng độ trung bình của chất rắn lơ lửng có trong nước thải sinh hoạt sau khi thải vào hồ là 0,01 mg/l. Điều này có nghĩa là sẽ làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước tự nhiên 0,01 mg/l, rất nhỏ.

Như vậy có thể nói lượng chất thải sinh hoạt tuy lớn nhưng khi đổ vào hồ Krông Hnăng có dung tích và lượng nước trao đổi lớn thì nồng độ các chất có trong nước thải bị pha loãng rất nhiều. Mặt khác, chất thải lỏng sinh hoạt còn được thu gom xử lý trước khi đưa ra sông (nêu trong biện pháp giảm thiểu) nên ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng nước sông.

Ngoài nước thải sinh hoạt còn có nước thải từ các hoạt động xây dựng; khai thác và chế biến nguyên vật liệu; thay dầu mỡ bảo dưỡng phương tiện máy móc,…

nên nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước sẽ lớn hơn so với dự báo ở trên và có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ khi không có biện pháp thu gom.

Cả hai loại chất thải lỏng nêu trên đều được thu gom xử lý

- Đối với sinh vật thuỷ sinh: Như phân tích ở trên hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt tuy không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước sông tự nhiên nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống các động vật thuỷ sinh. Cụ thể, trong nước thải chứa nhiều các thành phần hữu cơ, là nguồn thức ăn quan trọng đối với các sinh vật thuỷ sinh. Tác động được đánh giá ở mức độ yếu.

- Ngoài ra, nếu nước thải không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ bốc mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân xây dựng.

c) Chất thải rắn

- Chiếm dụng đất làm bãi đổ thải:

Sinh hoạt của cán bộ, công nhân xây dựng và dân nhập cư tự do đã đưa vào môi trường một lượng khá lớn rác thải cần có bãi đổ thải, kèm theo nó là các giải pháp chống ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm từ bãi đổ thải này. Diện tích bị chiếm dụng làm bãi đổ thải sẽ được tính toán một cách cụ thể trong phần biện pháp giảm thiểu (chương 4).

Đất đá bị bóc bỏ và thải ra trong quá trình xây dựng, khai thác vật liệu xây dựng cũng được đổ tập trung ở bãi đổ thải.

Do đất bị chiếm dụng làm bãi thải nhỏ, chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ được chôn lấp, trồng rừng hoàn trả khi công trình được hoàn thành hoặc hết khả năng chứa nên tác động được đánh giá ở mức độ yếu.

- Đối với môi trường nước:

Môi trường nước mặt và nước ngầm có thể bị ô nhiễm nếu đất đá thải, rác thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý. Cụ thể:

+ Đất đá bở rời ở khu vực bãi đất đá thải sẽ bị cuốn trôi theo dòng chảy xuống sông, hồ làm tăng độ đục, tăng hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước.

+ Nước chảy ra từ bãi rác thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước mặt rất cao nếu không được thu gom xử lý do có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi khuẩn có hại. Riêng đối với nước ngầm nếu bãi rác không được thiết kế đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ và có biện pháp xử lý hợp lý sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm khá cao.

+ Ngoài đất đá thải, rác thải thì các vật liệu thải, dư thừa, rơi vãi trong quá trình xây dựng (xi măng, bê tông, vỏ bao bì,…) cũng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước rất cao.

Tác động được đánh giá ở mức độ trung bình .

Tác động này có khả năng giảm thiểu. Biện pháp giảm thiểu được trình bày trong chương 4.

- Đối với môi trường không khí và con người: Nếu các chất thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý, các chất hữu cơ khi bị phân huỷ sẽ tạo ra mùi rất khó chịu gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân xây dựng.

Chất thải sinh hoạt (là chủ yếu): Theo thiết kế nhà máy, có 120 công nhân vận hành - sinh hoạt tại nhà máy. Nhà máy thiết kế đầy đủ hệ thống vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn thiết kế dân dụng nên không thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên.

Tóm lại: Các chất thải lỏng phát sinh từ sinh hoạt của công nhân vận hành và quá trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành nhà máy có thể ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước và đời sống thuỷ sinh. Tuy nhiên, như đã nêu trên thì chất thải sinh hoạt và dầu mỡ đã được thu gom xử lý theo tiêu chuẩn nên không gây tác động.

3.3.1.2. Tác động không liên quan đến chất thải

1. Giai đoạn thi công công trình

a) Diện tích chiếm đất khu vực lòng hồ, mặt bằng công trình và mỏ vật liệu

- Đối với người dân bị ảnh hưởng khu vực công trình: Tác động lớn nhất khi thu hồi đất để xây dựng công trình là làm ảnh hưởng đến 189 hộ và sẽ phải di dời tái định cư, tái định canh cho 140hộ/560khẩu, trong đó: số hộ dân tộc Ê Đê là 136hộ/537 khẩu, số hộ dân tộc Kinh là 4 hộ/23 khẩu. Số dân này phần lớn thuộc xã Cư Prao, huyện M’Đrăk (bảng 3.18).

Bảng 3.18: Tổng hợp cơ cấu dân tộc các hộ bị ảnh hưởng phải TĐC - ĐC khu vực dự án thuỷ điện Krông Hnăng

TT ĐỊA ĐIỂM HỘSỐ KHẨUSỐ DÂN TỘC (hộ)

KINH ÊĐÊ

Xã Cư Prao, M'Đrăk, Đăk Lăk

1 Buôn Zô 57 228 57

2 Buôn Năng 34 136 1 33 3 Buôn Pa 21 84 2 19 4 Buôn Hoang 28 112 1 27

Tổng 140 560 4 136

(Nguồn: Số liệu Công ty Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba cung cấp tháng 12/2006)

- Đối với môi trường xã hội: Việc di chuyển các hộ dân bị ảnh hưởng thuộc đối tượng TĐC - ĐC đến các khu TĐC - ĐC theo phương án đề ra ít nhiều cũng gây nên sự xáo trộn dân số ở các xã Cư Prao, Ea Sô, Ea Ly. Tuy nhiên, do khu TĐC - ĐC được bố trí ngay trên địa bàn các xã bị ảnh hưởng nên dân số huyện M’Đrăk, huyện Ea Kar và huyện Sông Hinh ít bị biến động.

- Đối với kinh tế:

+ Làm chuyển mục đích sử dụng đất:

Khi dự án được triển khai đã chuyển mục đích sử dụng của 1638,14 ha đất các loại (đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, đất trống cây tạp, đất công trình công cộng, …) thành đất xây dựng công trình, làm mất đất canh tác và các loại thảm thực vật.

Trong diện tích đất bị ngập trong lòng hồ thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 770,64ha gây thiệt hại nhất định về kinh tế cho người dân trong khu vực lòng hồ, cần có biện pháp bồi thường thoả đáng.

Theo một số tài liệu về đánh giá vùng ngập, diện tích đất canh tác bị ngập từ 50% trở lên được đánh giá ở mức độ tác động đáng kể. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong vùng bị ngập chiếm 56% tổng diện tích bị ngập, tuy nhiên năng suất, sản lượng cây trồng trên khu vực đất này không cao, diện tích đất canh tác bị ngập phân bố không tập trung. Vì vậy tác động của dự án được đánh giá ở mức trung bình. + Làm thiệt hại đất đai, tài sản và các công trình trên đất của hộ dân và tập thể: Khi dự án được triển khai xây dựng, thu hồi đất làm mặt bằng công trình, mỏ vật liệu, lòng hồ đã làm thiệt hại đất đai, tài sản và các công trình trên đất của các hộ dân.

Theo tài liệu khảo sát thực địa của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4, trong khu vực các xã bị ảnh hưởng của dự án không có di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ nào. Theo phương án chọn (PA 1, MNDBT 255m), tài sản bị thiệt hại chủ yếu là tài sản của dân và của tập thể, thể hiện trong bảng 3.19:

Bảng 3.19: Bảng khối lượng thiệt hại về nhà cửa, công trình kiến trúc dự án thuỷ điện Krông Hnăng

TT Tài sản thiệt hại Đơn

vị

Khối lượng thuộc xã Tổng cộng

Ghi chú Cư Prao Ea Sô Ea Ly

I Khu vực lòng hồ, tuyến đập, cửanhận nước ha 1 Nhà cửa -Nhà sàn lợp tôn m2 2.880,0 - - 2.880,0 -Nhà sàn lợp tranh m2 1.640,0 - - 1.640,0 -Nhà gỗ lợp ngói m2 800,0 - - 800,0 -Nhà gỗ lợp tôn m2 440,0 - - 440,0 -Nhà xây lợp ngói (trệt) m2 - 60,0 60,0 2 Mồ mả cái - 59,0 - 59,0 + Mộ xây cái - 10,0 - 10,0 + Mộ đất cái - 49,0 - 49,0 3 Công trình công cộng -Trường học 2 tầng (1cái) m2 250,0 - - 250,0

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w