Sự cố môi trường do dự án gây ra

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 95)

3.1.3.1. Nguy cơ mất nước của hồ chứa

Từ những đặc điểm địa hình, địa chất, địa chất công trình và thủy văn nêu trên cho thấy khu vực phân thủy của hồ chứa đều phân bố các thành tạo đá gốc không thấm nước. Cao trình phân thủy hồ chứa đều nằm cao hơn mực nước dâng hồ chứa ít nhất từ 9m – 10m, đỉnh phân thủy rộng nên không có khả năng thấm mất nước của hồ chứa sang lưu vực khác.

Theo tính toán, lớp đá IIA, IIB của vai đập có độ mất nước nhỏ hơn 3 lugeon do vậy khả năng mất nước do thấm qua vai đập là không đáng kể.

Đá ở khu vực lòng hồ chủ yếu là đá: granodiorit, granit và bazan. Đây là các loại đá macma rắn chắc, không có khả năng thấm nước. Mặt khác, đá hầu như không bị nứt nẻ, không xuất hiện hiện tượng kastơ hoá nên hồ chứa sẽ không bị mất nước do thấm qua đá nền, lòng hồ.

Sau khi hình thành hồ chứa, mặt gương nước mở rộng sẽ làm thay đổi bức xạ hấp thụ dẫn đến thay đổi cán cân nhiệt địa phương, làm tăng lượng bốc thoát hơi nước mặt hồ. Tác động này làm thay đổi cán cân cân bằng nước trong khu vực hồ. Tuy nhiên qua tính toán, lượng bốc hơi gia tăng trên lưu vực sông Ea Krông Hnăng tại tuyến đập Krông Hnăng chỉ đạt 402mm/năm. Vì vậy, việc xuất hiện hồ chứa ít làm biến đổi các thành phần cán cân cân bằng nước trong lưu vực Krông Hnăng.

3.1.3.2. Nguy cơ cháy, nổ trong thi công

Trong quá trình thi công, sự cố môi trường tiềm ẩn ở các kho chứa nhiên liệu và kho thuốc nổ đó là nguy cơ cháy, nổ. Nguyên nhân chính là do:

- Về thuốc nổ: do sự quản lý, thao tác khi sử dụng ở ngoài công trường. - Về xăng, dầu (nhiên liệu): chủ yếu là do rò rỉ mà nguyên nhân chính là sự ăn mòn hoặc khiếm khuyết trong chế tạo thành bồn chứa, thêm vào đó là sự vận

hành không chính xác của công nhân. Vì vậy, cần phải có biện pháp phòng tránh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các kho.

Để phục vụ thi công công trình thuỷ điện Krông Hnăng sẽ xây dựng : 01 kho thuốc nổ 20 tấn có diện tích 0,26ha đặt cách biệt về phía hạ lưu gần với mỏ đá dự phòng; 01 kho xăng dầu có khối lượng 100 tấn diện tích xây dựng 0,25ha. Cơ sở sửa chữa thường xuyên và bãi đỗ xe, cơ sở lắp ráp liên hợp dự kiến được bố trí dọc theo tỉnh lộ 645.

Nguy cơ cháy, nổ ở khu vực kho thuốc nổ, kho xăng dầu là rất lớn, vì vậy các biện pháp an toàn cho các kho sẽ được quan tâm và thực hiện nghiêm túc.

3.1.3.3. Nguy cơ vỡ đê bao trong thi công và vỡ đập trong quá trình vận hành - Các nguyên nhân có thể làm vỡ đê quai:

+ Lưu lượng và mực nước lớn nhất của lũ thi công vượt lưu lượng và mực nước lớn nhất theo thiết kế.

Theo TCXD VN 285:2002 đê quai thượng lưu, hạ lưu được thiết kế với tần suất P = 5% (cao trình đỉnh đập đê quai thượng lưu 226m, hạ lưu 215,5m) nên nguy cơ bị vỡ có thể xảy ra nếu gặp lũ vượt tần suất thiết kế 5%. Cần có các biện pháp để phòng tránh và giảm thiểu tác động này khi xảy ra.

+ Nguy cơ làm vỡ đê quai do chất lượng của vật liệu đắp đập không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn.

+ Trong quá trình thi công chưa đạt cao độ thiết kế gặp lũ tiểu mãn vượt thiết kế. + Nguy vỡ đê quai do thi công không đúng theo thiết kế.

- Các nguyên nhân có thể làm vỡ đập khi vận hành:

+ Lưu lượng và mực nước của hồ vượt lưu lượng và mực nước lớn nhất theo thiết kế.

Thuỷ điện Krông Hnăng có công suất lắp máy 64MW, thuộc công trình cấp II. Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 285:2002 và Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ, tần suất lưu lượng và mực nước lớn nhất thiết kế của công trình là 0,5% (lưu lượng và mực nước tương ứng là 5.101m3/s và 255,16m); tần suất lưu lượng và mực nước lớn nhất kiểm tra là 0,1% (lưu lượng và mực nước tương ứng là 6.805m3/s và 257,4m). Cao trình đỉnh đập được xây dựng là 258,2m ứng với mực nước lũ kiểm tra P = 0,1%, sóng do gió tần suất P = 50% có xét với hướng gió nguy hiểm nhất đối với công trình. Với phương án thiết kế như trên và quy trình công nghệ, các giải pháp thi công đã kiến nghị thì nguy cơ vỡ đập là khó có thể xảy ra.

+ Do sự cố của hệ thống cửa xả lũ: kẹt cửa xả lũ.

+ Do dự báo quá trình lũ chưa chính xác nên sự vận hành của nhà máy không kịp thời khi lũ về.

+ Do động đất kích thích: Theo phân tích ở mục 3.1.2.2 khu vực dự án khó có năng xảy ra động đất kích thích.

+ Do đứt gãy và phá huỷ kiến tạo: Qua điều tra, khảo sát khu vực tuyến đập có 3 đứt gãy bậc IV cắt qua vai đập bờ trái, 2 đứt gãy bậc V cắt qua vai đập bờ phải. Các đứt gãy này đều là các đứt gãy thứ cấp với cấp phân nhánh rất nhỏ. Theo TCVN 4253-86 các đứt gãy này chỉ mang tính nội đới không có khả năng sinh chấn và gây

ra các hoạt động phá huỷ kiến tạo. Hơn nữa, trong quá trình thi công đã kiến nghị các biện pháp xử lý tác động do các đứt gãy và phá huỷ kiến tạo gây ra đối với tuyến đập.

3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 95)