2.1.3.1. Hiện trạng môi trường không khí
Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án, Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 đã kết hợp với Phòng thí nghiệm phân tích môi trường khu vực III - Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ tiến hành đi thực địa từ ngày 29/10/2006 - 01/11/2006, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm. Địa điểm đo, lấy mẫu xem hình 9. Kết quả phân tích, số lượng mẫu như sau:
Bảng 2.16: Kết quả phân tích tiếng ồn khu vực dự án ST
T hiệuKý Thờigian
L90 L50 L10 Lmin Lmax Leq
Vị trí (dBA)
1 KK1 14h10 54,1 57,2 62,9 51,0 70,4 59,6 Đập vai phải 2 KK2 15h10 44,3 54,5 63,7 33,7 76,8 59,3 Khu tái định cư 2 3 KK3 10h20 41,4 43,2 50,7 38,3 73,2 47,9 Đập vai trái 4 KK4 16h20 40,1 45,3 47,1 37,2 71,0 45,2 Mỏ đất số 4a Tiêu chuẩn vệ sinh lao động <85 TCVN5949-1998 - Từ 6h - 18h - Từ 18h -22h - Từ 22h -6h 75 70 50
Bảng 2.17: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án STT hiệuKý Thờigian
Bụi
tổng PM10Bụi SO2 NO2 CO Pb
Vị trí (mg/m3)
1 KK1 14h10 0,27 0,15 0,040 0,032 1,4 KPH đập vai phải 2 KK2 15h10 0,16 0,09 0,038 0,024 0,5 KPH Khu tái định cư 2 3 KK3 10h20 0,21 0,13 0,086 0,073 2,1 KPH đập vai trái 4 KK4 16h20 0,14 0,07 0,053 0,036 0,9 KPH mỏ đất số 4a
TCVN-5937-2005 0,3 - 0,35 0,2 30 0,01
Ghi chú: KPH: không phát hiện
So sánh kết quả quan trắc, phân tích với TCVN ta có thể kết luận:
+ Về tiếng ồn: so với TCVN 5949:1998, môi trường không khí khu vực dự án nằm trong giới hạn cho phép, không khí chưa bị ô nhiễm.
+ Về chất lượng không khí: so với TCVN 5937:2005, các thông số cơ bản môi trường không khí khu vực dự án nhỏ hơn giới hạn cho phép, không khí chưa bị ô nhiễm.
Nhận xét: khu vực dự án là vùng cao nguyên, nằm bên cạnh khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỷ lệ che phủ rừng còn khá tốt; kinh tế công nghiệp chưa phát triển, mật độ dân cư không cao nên không khí ở đây còn trong sạch, chưa bị ô nhiễm.
2.1.3.2. Hiện trạng môi trường nước
Địa điểm đo, lấy mẫu xem hình 9. Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.18: Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực dự án STT Kí hiệu mẫu Các chỉ tiêu phân tích pH EC (µS/cm) Màu Mùi Vị Độ đục (NTU) Chất rắn lơ lửng (mg/l) Tổng độ khoáng (mg/l) 1 NS1 7,76 90 89 Không Không 78 87,8 97,6 2 NS2 7,41 70 80 Không Không 20 22,5 52,8 3 NS3 7,75 90 73 Không Không 73 78,1 94,0 4 NS4 7,30 60 74 Không Không 51 40,6 72,8 TCVN 5942:1995 (cột A) 6, 0 - 8,5 - - - - - 20 - TCVN 5942:1995 (cột B) 5,5 - 9,0 - - - - - 80 - TCVN 6774:2000
Bảng 2.18 (tiếp): Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực dự án STT Kí hiệu mẫu Các chỉ tiêu phân tích DO (mg/l) COD (mg/l) BOD (mg/l) NH4+ (mg/l) NO3- (mg/l) NO2- (mg/l) Fe2+ (mg/l) Fe3+ (mg/l) PO43- (mg/l) 1 NS1 7,1 7,0 3,0 0,065 0,605 0,006 0,2819 1,228 0,020 2 NS2 7,2 6,5 1,7 0,028 0,103 0,002 0,140 0,884 0,007 3 NS3 6,9 8,2 3,4 0,146 0,513 0,005 0,1979 1,1476 0,012 4 NS4 7,1 7,2 3,3 0,187 0,494 0,018 0,100 0,5177 0,006 TCVN 5942:1995 (cột A) ≥ 6 < 10 < 4 0,05 10 0,01 1 - TCVN 5942:1995 (cột B) ≥ 2 < 35 < 25 1 15 0,05 2 - TCVN 6774:2000
bảo vệ thuỷ sinh >5 <10 <1,49
Ghi chú: NS1: tại vị trí hạ du nhà máy. NS2: tại vị trí TĐC - ĐC số 2. NS3: tại vị trí cầu Đăk Phú.
NS4: tại vị trí thượng nguồn cầu Đắk Phú (đuôi hồ).
So sánh kết quả quan trắc, phân tích với TCVN 5942:1995, TCVN 6774:2000 ta có thể kết luận: hầu hết các chỉ tiêu quan trắc của nước sông Ea Krông Hăng nằm trong giới hạn cho phép.
Nhận xét: Nước sông Ea Krông Hnăng chưa bị ô nhiễm, đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt theo TCVN 5942:1995. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu đã đạt dao động quanh ngưỡng cho phép, cần theo dõi, kiểm tra khi có nguồn thải thải vào nước sông.
Theo các chỉ tiêu dùng nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, xây dựng, thậm chí dùng trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư, nước sông Ea Krông Hnăng hoàn toàn có thể đáp ứng được về chất lượng nước.
2.1.3.3. Môi trường đất
a. Phân loại đất lưu vực công trình Krông Hnăng
Các tài liệu thống kê dưới đây được sử dụng làm cơ sở phân loại tài nguyên đất lưu vực công trình thuỷ điện Krông Hnăng:
- Bảng phân loại đất Việt Nam của Ban Biên tập Bản đồ đất Việt Nam. - Các tài liệu thực địa năm 2003 và 2006 do công ty Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba thực hiện.
- Toàn bộ bản đồ đất và những nghiên cứu sâu về phát sinh đất vùng lãnh thổ Tây Nguyên của KSC. Nguyễn Bá Nhuận, PGS. TS. Cao Liêm, PGS. TS. Vũ Cao Thái.
- Bản đồ đất tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Phú Yên tỷ lệ 1:100.000. Các loại đất được phân chia gồm:
* Đất Phù sa
2- Đất Phù sa không được bồi không gơlây hoặc gơlây yếu (P). 3- Đất Phù sa không được bồi gơlây trung bình hoặc mạnh (Pg).
* Đất Xám - Bạc màu
4- Đất Xám trên thềm phù sa cổ (X).
5- Đất Xám - Bạc màu trên sản phẩm phong hoá của đá riôlit và granit (Xa).
* Đất Đen
6- Đất Đen trên sản phẩm tích tụ của đá bazan (Rk).
* Đất Đỏ vàng (đất Feralit)
7- Đất Nâu đỏ phát triển trên đá bazan Fk). 8- Đất Nâu vàng phát triển trên đá bazan (Fu). 9- Đất Vàng đỏ phát triển trên các đá sét (Fs).
10- Đất Đỏ vàng phát triển trên các đá biến chất (Fj). 11- Đất Vàng đỏ phát triển trên riôlit, granit (Fa).
12- Đất Vàng nâu phát triển trên phù sa cổ và lũ tích (Fp).
* Đất Mùn - Vàng xám (đất Feralit - Mùn)
13- Đất Mùn - Vàng xám phát triển trên granit và riôlit (HFa).
* Đất Dốc tụ
14- Đất Dốc tụ (D).
b. Đặc điểm chính về tài nguyên đất khu vực dự án
* Đất phù sa
Sông Ea Krông Hnăng chủ yếu chảy trong vùng có đất đá phát triển trên đá riôlit, granit nên đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, chặt xít ở các tầng dưới, độ phì nhiêu tự nhiên từ kém - trung bình. Đất phù sa bao gồm: đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi.
* Đất xám - bạc màu
Đất xám bạc màu là loại đất xấu do thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi, chất hữu cơ bị khoáng hoá mạnh hoặc bị đốt cháy bởi lửa rừng, nghèo mùn, chua (pH KCl từ 4,0 - 5,0), độ phì nhiêu thấp, nhiều nơi có tầng kết von ở ngay sát lớp đất mặt và dễ bị khô hạn. Đất xám - bạc màu có diện tích khoảng 11.500 ha, phân bố trên các bậc thềm phù sa cổ (loại X) hoặc trên các vạt deluvi dốc thoải chân sườn các dãy núi cấu thành từ đá riôlit, granit.
Đất xám phát triển trên phù sa cổ (X) có địa hình bằng phẳng, nhiều mùn, có thành phần cơ giới nặng hơn đất Xám - bạc màu phát triển trên sản phẩm phong hoá của riôlit, granit.
* Đất đen
Đất đen trên sản phẩm tích tụ của đá bazan (Rk) có diện tích nhỏ, khoảng 1.500 ha, phân bố rất phân tán trong khe trũng hoặc chân sườn thấp của các dãy đồi bazan, khu vực trũng, vùng các nông trường cà phê ở M’Đrăk, ... Đất có màu nâu đen - đen, độ phì nhiêu cao, rất giàu mùn, đạm, ít chua - trung tính (pH KCl từ 5,5 - 7,0).
* Đất đỏ vàng (đất feralit)
Đất đỏ vàng được hình thành do đá mẹ bị phong hoá sâu sắc và khá triệt để khiến các khoáng vật nguyên sinh hầu như không còn đã hình thành nên lớp vỏ
phong hoá - thổ nhưỡng feralit (do tích luỹ Fe, Al). Đất đỏ vàng phân bố ở độ cao dưới 1.000m, điển hình cho khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Lưu vực hồ chứa có độ cao trung bình trên 250m nên đất đỏ vàng là loại đất chiếm ưu thế, bao gồm :
- Đất nâu đỏ (Fk) và nâu vàng trên đá bazan (Fu):
- Đất vàng đỏ phát triển trên các đá sét (Fs) và đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj)
- Đất vàng đỏ phát triển trên riôlit, granit (Fa)
* Đất mùn - vàng xám (đất feralit - mùn)
Đất mùn - vàng xám trên granit và riôlit (HFa) có diện tích khoảng 15.000 ha, phát triển trên địa hình dốc, rất dốc (từ 20 - 300 hoặc trên 300), chia cắt mạnh. Đất có tính chua, thành phần cơ giới nhẹ - trung bình. Tầng đất mỏng dưới 1m, thường lẫn nhiều mảnh đá vụn do hiện tượng sườn tích. Tại những khu vực còn lớp phủ rừng, tầng đất mặt dày hơn, rất giàu mùn, nhưng ở mức độ phân giải kém, trên mặt đất thường có một lớp mỏng lá, cành cây khô đang hoai mục.
* Đất dốc tụ (D)
Đất dốc tụ (D) có diện tích khoảng 1.000 ha, hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của tất cả các loại đất. Đất dốc tụ phân bố phân tán ở các chân sườn thoải, thung lũng hoặc khe dốc hẹp. Độ phì nhiêu, cũng như thành phần cơ giới của đất dốc tụ phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm thổ nhưỡng của các loại đất đồi núi kế cận.
c. Diện tích đất bị mất do ngập trong lòng hồ và tuyến đập
Theo thiết kế, hồ chứa và tuyến đập Krông Hnăng chiếm dụng 1.367,3 ha (ứng với MNDBT 255m), theo tính toán có các loại đất sau đây:
+ Đất Phù sa sông Ba các loại (Pb, P và Pg) khoảng 13 ha, có độ phì nhiêu trung bình, độ dốc <30.
+ Đất Xám - Bạc màu (X và Xa) khoảng 98 ha, độ phì nhiêu rất thấp, dốc từ 30 - 80.
+ Đất Đỏ vàng phát triển trên gơnai (Fj) khoảng 136 ha, có tầng mỏng đến trung bình 0,70 - 1,00m, độ phì nhiêu thấp, chủ yếu có độ dốc từ 150 đến trên 250.
+ Đất Vàng đỏ phát triển trên riôlit, granit (Fa) khoảng 1.036 ha, có tầng mỏng đến trung bình 0,70 - 1,00m, độ phì nhiêu thấp, chủ yếu có độ dốc từ 150 đến trên 250.
+ Đất Nâu vàng phát triển trên phù sa cổ và lũ tích (Fp) khoảng 59 ha, có độ phì nhiêu kém - trung bình, dốc từ 80 - 150.
+ Đất Dốc tụ (D) khoảng 25 ha, có độ phì nhiêu trung bình, độ dốc <30.
d. Hiện trạng sử dụng đất trong vùng ngập lòng hồ: xem hình 10. e. Xói mòn đất
Xói mòn không chỉ làm suy giảm tầng dày, độ phì nhiêu, huỷ hoại đất trồng, làm kiệt quệ nhanh chóng sức sản xuất của đất mà còn làm thoái hoá dòng chảy sông, suối, kênh mương; giảm tuổi thọ của các hồ chứa nước; gây sạt lở đất nghiêm trọng ở ven sông suối, hệ thống kè, đập và đường giao thông,...
Để tính toán lượng đất xói mòn tiềm năng hàng năm do mưa trong lưu vực chúng tôi đã sử dụng phương trình mất đất phổ dụng của Whischmeier và Smith hiện đang được sử dụng rộng rãi trên khắp các vùng lãnh thổ cận nhiệt đới, nhiệt đới, xích đạo và nhiệt đới gió mùa (trong đó có Việt Nam).
Bảng 2.19: Bảng phân cấp xói mòn của Whischmeier và Smith Cấp xói mòn
hiện tại Ký hiệu Số lượng đất bị xói mòn(T/ha/năm)
Rất mạnh V > 250
Mạnh IV 150 - 250
Trung bình III 100 - 150
Yếu II 50 - 100
Rất yếu I < 50
Theo tính toán, lượng đất mất trên lưu vực công trình thuỷ điện Krông Hnăng được trình bày trong bảng 2.20.
Bảng 2.20: Lượng đất mất do xói mòn trên lưu vực thuỷ điện Krông Hnăng Loại đất
Các nhân tố gây xói mòn đất
Lượng đất xói mòn (tấn/ha/năm) Lượng mưa tb năm lưu vực (mm/năm) Chiều dài sườn (km) Độ dốc Thảm phủthực vật HA/granit 1.992 2,50 20 - 250 Rừng 31
HA/granit 1.992 1,50 15 - 200 Cỏ-Cây bụi 115
HFa/granit 1.992 10,00 20 - 250 Cây bụi-cỏ 205
Fa/granit 1.992 4,50 20 - 250 Rừng 86
Fa/granit 1.992 4,50 20 - 250 Cỏ-cây bụi 539
Fs/đá sét 1.992 8,00 8 - 150 Rừng 87
Fs/đá sét 1.992 2,00 8 - 150 Cây bụi- cỏ 92
Fj/gơnai 1.992 5,00 20 - 250 Cây bụi-cỏ 145
Fp/phù sa cổ 1.992 3,00 3 - 80 Cây ăn quả 17
Fu/bazan 1.992 4,00 3 - 80 Cà phê 48
Fk/bazan 1.992 3,60 8 - 150 Cà phê 57
Theo tính toán, tổng lượng đất xói mòn lưu vực biến thiên trong khoảng từ 14.600.000 - 17.520.000 tấn/năm (có thể xếp toàn khu vực vào cấp xói mòn trung bình - mạnh).
Từ bảng 2.20 có thể nhận định:
- Các vùng núi cấu tạo trên đá granit có chiều dài sườn và độ dốc lớn (20 - 25o) nên lượng đất bị xói mòn lớn đạt cấp xói mòn mạnh - rất mạnh.
- Đất đỏ vàng phát triển trên gơnai khi không có độ che phủ rừng cũng có lượng đất bị xói mòn khá cao, luôn đạt các giá trị cực đại của cấp xói mòn trung bình.
- Đất đỏ vàng trên đá sét có địa hình ít dốc có lớp phủ rừng, lượng đất bị xói mòn yếu, các giá trị luôn tiệm cận cấp xói mòn trung bình.
- Các loại đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên bazan có địa hình ít dốc, được phủ bởi cây công nghiệp (cà phê), thường xuyên được nhân dân chăm sóc, bảo vệ nên lượng đất bị xói mòn thấp, luôn ở cấp rất yếu - yếu.
Tóm lại:
Do cấu tạo địa chất, chịu ảnh hưởng của địa hình, điều kiện khí hậu nên quy luật phân bố đất theo đai cao tương tự như nhiều vùng đồi núi và cao nguyên khác ở
Việt Nam đã tạo nên sự phong phú, đa dạng các loại đất cho khu vực. Đất ở lưu vực công trình thuỷ điện Krông Hnăng bao gồm 14 loại với 6 nhóm đất chính, trong đó đất Feralit chiếm ưu thế.
Nhìn chung, đất trong khu vực có tầng dày từ trung bình đến mỏng, phản ứng trung tính đến chua, nhiều đá lẫn, đá lộ đầu và kết von, dễ bị xói mòn rửa trôi và đá ong hoá.
Hiện nay, trừ phần đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô còn phần lớn lớp phủ rừng trên các loại đất này đang bị chặt phá, làm giảm khả năng giữ nước và các dinh dưỡng trong đất, gây ra tình trạng thoái hoá đất nghiêm trọng. Đặc biệt đối với nhóm đất Feralit, trong điều kiện mực nước ngầm cao, lớp phủ thực vật bị chặt phá, trong đất có thể diễn ra quá trình tích luỹ tuyệt đối sắt và nhôm, gây ra hiện tượng kết von, đá ong hoá, khi đó đất khó có khả năng phục hồi, do đó cần phải có biện pháp canh tác hợp lý và bảo vệ lớp phủ thực vật.
- Đất phù sa, đất đen, đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên bazan có độ phì nhiêu tự nhiên từ trung bình - khá, là mặt bằng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các nông trường, trang trại và nhân dân trong khu vực. Trong mùa khô thường bị hạn do vậy hệ số sử dụng đất không cao.
- Đất xám - bạc màu, đất vàng đỏ trên riôlit, granit, đất vàng nâu trên phù sa cổ và lũ tích, đất vàng đỏ trên các đá sét phát triển trên địa hình dốc - rất dốc có khả