Hiện trạng môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 58)

Hệ sinh thái khu vực dự án và phụ cận mang đặc trưng của hệ sinh thái ở Đông Trường Sơn rất độc đáo, là nơi đang bảo vệ nhiều loại động thực vật quý hiếm của Việt Nam và Đông Nam Á. Đặc biệt ở đây có hệ sinh thái đồng cỏ rất thích hợp cho các quần thể thú lớn.

a. Hệ thực vật và thảm thực vật

Hệ thực vật

Theo số liệu đã công bố, tại lưu vực công trình thuỷ điện Krông Hnăng bước đầu đã thống kê được 1.700 loài thực vật bậc cao có mạch.

Trong số 1.700 loài có khoảng 400 loài cây cho gỗ thuộc họ Dầu (Diplerocazpareae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Đào lộn hột (Anacazdiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu ( Euphorbiaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), Trinh nữ (Minosaceae), Chè (Theaceae),... Khoảng 300 loài cây thuốc tập trung chủ yếu trong các họ như: Cúc (Asteraceae), Ngũ gia bì (Araliaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Trúc đào (Apocynaceae), Cà phê (Rubiaceae), Đậu (Fabaceae), Bỏng (Malvaceae), Thiên lý ( Asclepiadaceae), Hoàng liên (Berheridaceae), Khúc khắc (Smilacaceae),... Ngoài ra còn có nhiều loài cây có giá trị khác như: cây lương

thực thực phẩm, cây cho tinh dầu và dầu béo, cây cho tanin chất nhuộm, cây lấy sợi, cây cảnh, cây làm thức ăn gia súc,...

Trong lưu vực có 10 họ có nhiều loài nhất: Cúc (Asteraceae), Hoà thảo (Poaceae), Đậu (Fabaceae), Cói (Cyperaceae), Lan (Orchidaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cà phê (Rubiaceae), Dẻ (Fagaceae), Na (Annonaceae), Dâu tằm (Moraceae). Tuy vậy, trong cấu trúc các loài của thảm thực vật thì tổ thành loài lại thuộc về những họ có số lượng ít hơn như: Dầu (Diplerocazpareae), Đào lộn hột (Anacazdiaceae), Dẻ (Fagaceae), Re (Lauraceae), Xoan (Meliaceae), Chè (Theaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Thông (Pinaceae), Tử vi (Lythraceae), Trúc đào (Apocynaceae), Trôm ( Sterculiaceae), Bồ hòn (Sapindaceae).

Ngoài cây gỗ, trong hệ thực vật còn có rất nhiều loài dây leo thân gỗ và dây leo thân cỏ.

Tại khu vực công trình:

Vùng lòng hồ thuỷ điện Krông Hnăng thuộc một phần Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Bước đầu đã thống kê được khu bảo tồn này có 709 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 139 họ. Kết quả khảo sát tại khu vực lòng hồ năm 2003 cho thấy: một vài loài thực vật quý hiếm như Thổ phục linh (smilax glabra), Cò kén (Pavieasia annamensis), Kơnia (Irvingia malayana) với số lượng cá thể không lớn sẽ bị ngập trong lòng hồ.

Thảm thực vật

Trong khu vực công trình có các loại thảm thực vật sau:

- Thảm thực vật tự nhiên:

1. Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

Loại rừng này phân bố ở vùng M'Đrăk, khu bảo tồn Ea Sô, ...ở độ cao từ 300 - 1.000m hoặc thấp hơn ven suối. Rừng thường có cấu trúc 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và 1 tầng cỏ.

2. Rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới

Đây là kiểu rừng phổ biến nhất ở những diện tích đất có rừng trong khu vực. Phân bố hầu khắp các độ cao, có thể xen kẽ với kiểu rừng trên, trong đó tỷ lệ cây rụng lá chiếm 25-75%. Kết cấu của kiểu rừng này thay đổi ở từng vị trí trong khu vực. Rừng thường có cấu trúc 3 tầng chính.

3. Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp)

Loại rừng này còn lại chiếm diện tích không lớn trong khu vực. Kết cấu thường có 3 tầng: 2 tầng cây gỗ, tằng dưới cùng là thảm có, cây bụi.

4. Trảng cỏ và trảng cỏ xen cây gỗ, cây bụi

Đây là kiểu thảm thực vật chiếm diện tích lớn trong khu vực, phân bố ở độ cao 200 - 300m, địa hình tương đối bằng phẳng. Đây cũng là hệ sinh thái rất thích hợp với các động vật ăn cỏ - các loài thú lớn: Hươu, Nai, Sơn dương, Bò tót,...

- Thảm thực vật nhân tác:

1. Rừng trồng: gồm các loài cây gỗ như: Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng, Tếch, Thông.

2. Cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, Điều, Mía, Tiêu,...

3. Cây trồng cạn ngắn ngày:Ngô, Khoai, Sắn, Rau đậu các loại, Lúa nương. 4. Lúa nước: bao gồm lúa một vụ, lúa hai vụ.

Tại khu vực công trình:

Nhìn chung, tại khu vực xây dựng công trình thảm thực vật nghèo nàn, độ che phủ rừng thấp. Qua khảo sát chúng tôi thấy tại khu vực bị ảnh hưởng thành phần thảm thực vật có các trạng thái như sau:

Thảm thực vật tự nhiên: Bao gồm các trạng thái sau: * Lòng hồ:

- Rừng tự nhiên và rừng trồng: 129,47 ha. - Đất trống và cây tạp, khe, suối: 435,44 ha. Trong đó:

+ Phần diện tích thảm phủ nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô là 519ha bao gồm: 112,60ha đất rừng nghèo kiệt, rừng trung bình; 406,4ha đất trống, cây tạp (chiếm 1,87% tổng diện tích khu bảo tồn) (thuộc xã Ea Sô). Diện tích đất rừng bị ảnh hưởng thuộc phạm vi khu bảo tồn thiên nhiện Ea Sô là rừng tự nhiên đặc dụng.

+ Phần diện tích thảm phủ không nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô là 45,91ha, trong đó có: 16,87ha rừng trồng; 29,04ha đất trống và cây tạp (thuộc xã Cư Prao).

* Tuyến năng lượng, nhà máy, kênh xả:

- Rừng tự nhiên: 118,76 ha.

- Đất trống và cây tạp, khe, suối: 1,66 ha. Phần đất này thuộc xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.

Phần lớn rừng bị ảnh hưởng là rừng nghèo, có trữ lượng gỗ thấp, trung bình chỉ vào khoảng 25 - 50m3/ha. Chiều cao bình quân lâm phần đạt 10 - 12m, đường kính bình quân các cây gỗ đạt 20 - 30cm. Tại đây, trạng thái rừng kín thường xanh thứ sinh nghèo kiệt bị tác động mạnh do khai thác gỗ, củi quá mức là phổ biến. Các loài cây gỗ lớn có giá trị sử dụng cao đã bị khai thác đến cạn kiệt.

Thảm thực vật nhân tạo: chủ yếu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cụ thể là:

* Lòng hồ:

- Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 796,95 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm, lâu năm: 793,80 ha

Đất ao, hồ: 3,15 ha

* Tuyến năng lượng, nhà máy, kênh xả:

- Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 22,51 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm: 9,89 ha

Đất trồng cây lâu năm: 12,62 ha  Các loài thực vật quí hiếm

Trong nhiều năm qua, nhiều diện tích rừng tự nhiên trong lưu vực đã bị khai thác lấy gỗ, đất canh tác do vậy nhiều loài thực vật đang trong tình trạng nguy cấp có nguy cơ bị tiêu diệt.

Theo Sách đỏ Việt Nam, trong lưu vực của công trình thuỷ điện Krông Hnăng đã thống kê được 31 loài thực vật quí hiếm.

Bảng 2.21: Danh mục một số loài thực vật quý hiếm trong lưu vực của công trình thuỷ điện Krông Hnăng

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Tình trạng

1 Acmena acuminatissima Thoa V

2 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ V

3 Aquilaria crassma Trầm hương E

4 Adina cordifolia Gáo T

5 Camchaya kampotensis Cúc hồng đào Kompot R

6 Calamus poilanei Song bột K

7 Chukrasia tabularis Lát hoa K

8 Cosinium fenestratum Vàng đắng V

9 Dalbergia bariaensis Cẩm lai Bà rịa V

10 Dalbergia cochinchinensis Trai V

11 Dalbergia mamosa Cẩm lai vá V

12 Dalbergia tonkinensis Sưa V

13 Dendrobium gratiossimum ý thảo R

14 Enomymus chinensis Đỗ trọng tía T

15 Hopea pierrei Kiền kiền K

16 Hydrophylum fomicarum Kỳ nam kiến K

17 Rauwolfia cambodiana Ba gạc lá to T

18 Rauwolfia indochinensis Ba gạc lá nhỏ T

19 Rhodoleia championii Hồng quang V

20 Pterocazpus macrocarpus Giáng hương K

21 Scaphium macropodium Lười ươi K

22 Schoutenia hypoleuca Sơn tần V

23 Smilax glabra Thổ phục linh V

24 Sindora siamensis Gụ mật K

25 Strychnos thorelii Mã tiền quả dài T

26 Tarrietia parvifolia Huỳnh lá nhỏ V

27 Terminania nigrovenulosa Chiêu liêu nghệ K

28 Tetrameles nudiflora Tung K

29 Irvingia malayna Kơ nia V

30 Valenriana hardvickii Nữ lang R

31 Vitex ajugaeflora Bình linh nghệ V

Ghi chú:

- E: Đang nguy cấp: 1 loài - T: Bị đe doạ: 5 loài

- V: Sẽ nguy cấp: 13 loài - K: Biết không chính xác: 9 loài - R: Hiếm: 3 loài

b. Hệ động vật hoang dã

Thành phần loài

Do nằm một phần trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nên hệ động vật lưu vực công trình thuỷ điện Krông Hnăng khá phong phú và đa dạng. Hiện nay đã ghi

nhận được 326 loài động vật tại lưu vực công trình thuỷ điện Krông Hnăng, bao gồm 64 loài thú, 221 loài chim, 31 loài bò sát và 10 loài ếch nhái.

So với toàn quốc, số loài động vật ở lưu vực công trình thuỷ điện Krông Hnăng thuộc loại trung bình, chiếm 23,44% tổng số loài toàn quốc. Tuy nhiên, ở từng lớp động vật, tỉ lệ % của số loài so với toàn quốc có sự khác biệt khá rõ rệt như lớp thú: 28,70%, lớp chim: 26,69%, lớp bò sát: 12,02% và lớp ếch nhái: 12,20%.

Bảng 2.22: Phân loại động vật lưu vực thuỷ điện Krông Hnăng

Lớp Số bộ Số họ Số loài Thú (Mammalia) 9 23 64 Chim (Aves) 17 52 221 Bò sát (Reptilia) 3 13 31 Ếch nhái (Amphibia) 1 4 10 Tổng cộng 30 92 326

Tỉ lệ % so với toàn quốc 81,01% 61,11% 23,44%

Nhìn chung, các loài ở lưu vực công trình thuỷ điện Krông Hnăng hầu hết là những loài phân bố rộng, phổ biến ở nhiều khu vực trong toàn quốc. Do là hệ sinh thái Đông Trường Sơn - khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và đồng bằng ven biển nên các loài động vật ở đây rất đa dạng; có những loài quý hiếm như: hươu vàng, voọc bạc, voọc xám, bò rừng,...

Trong khu vực có 4 họ thuộc lớp lưỡng cư và 13 họ thuộc lớp bò sát. Có một số loài có giá trị kinh tế như: cá sấu nước ngọt, ba ba sông, trăn mốc, kỳ đà, rùa nước, tắc kè,... Riêng về các loài cá sấu nước ngọt, trước đây tồn tại số lượng cá thể lớn sống ở các khúc cong của sông sâu, nước lặng, lắm ghềnh thác; song hiện nay bị khai thác nhiều, không còn xuất hiện.

Tài nguyên động vật rừng

Giá trị sử dụng của các loài động vật chủ yếu là:

- Dùng làm thực phẩm: đã thống kê được 24 loài trong đó có 13 loài thú (cầy vòi mốc, cầy giông, cầy hương, mèo rừng, nai, nai cà tông, hoẵng, cheo cheo Nam dương, lợn rừng, sơn dương, thỏ rừng, nhím), 4 loài chim (gà gô, gà rừng, cu gáy, gầm ghì lưng xanh), 5 loài bò sát (rồng đất, nhông cát, kỳ đà hoa, ba ba gai, ba ba trơn) và 2 loài ếch nhái (ếch đồng, chẫu).

- Dùng làm thuốc: có 16 loài trong đó có 7 loài thú (tê tê, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, khỉ vàng, gấu chó, gấu ngựa, nhím), 2 loài chim (bìm bịp lớn và bìm bịp nhỏ), 6 loài bò sát (tắc kè, kỳ đà hoa, rắn ráo thường, rắn cạp nong, rắn hồ mang, rắn hổ chúa) và 1 loài ếch nhái (cóc nhà).

- Khai thác cho mục đích thương mại: có 26 loài động vật bao gồm 16 loài thú (tê tê, cu li, các loài khỉ, voọc, các loài cầy, gấu, nhím đuôi ngắn), 9 loài chim (cu gáy, vẹt ngực đỏ, vẹt đầu hồng, vẹt đầu xám, yểng quạ, các loài khướu, sáo), 10 loài bò sát (tắc kè, rồng đất, kỳ đà hoa, trăn đất, trăn gấm, rắn ráo thường, rắn sọc dưa, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rùa núi vàng). Những loài này được khai thác, buôn bán trao đổi với các vùng khác nhau trong nước, thậm chí theo đường dây vận chuyển ra nước ngoài. Một số loài có giá trị thực phẩm được bán cho nhà hàng chế biến thành những món ăn đặc sản.

Ngoài ra, một số loài được khai thác với mục đích làm cảnh: nuôi trong các gia đình hoặc các sản phẩm của chúng được treo làm vật trang trí trong nhà.

Nhóm động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn

Động vật quý hiếm là những loài có giá trị về nhiều mặt: khoa học, dược liệu, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu kỹ nghệ (da, lông), làm vật trang trí, làm cảnh. Chính vì những giá trị đó mà hiện nay các loài trong nhóm này đã bị săn bắt, khai thác quá mức.

Bên cạnh đó, sinh cảnh sống của các loài động vật rừng ngày càng bị thu hẹp do việc xâm lấn đất rừng làm nương rẫy, nạn cháy rừng, khai thác gỗ, khai thác các sản phẩm phi gỗ khác (măng, cây thuốc, song mây,...), săn bắt động vật hoang dã. Khu hệ động vật trong vùng đã bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều loài trở nên hiếm hoặc phải di chuyển đến vùng phân bố mới an toàn hơn.

Trong số 326 loài động vật đã phát hiện, đã thống kê được 46 loài quý hiếm (chiếm 14,11% tổng số loài trong vùng), có giá trị bảo tồn, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.

Bảng 2.23: Danh sách các loài động vật rừng quý hiếm trong lưu vực

TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Sách đỏ ViệtNam 2000 IUCN2000

I Lớp thú Mammalia

1 Cầy bay Cynocephalus variegatus R

2 Cu li lớn Nycticebus coucang V DD

3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus V VU

4 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides V VU

5 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis LR

6 Khỉ đuôi lợn M. nemetrima V

7 Khỉ vàng Macaca mulatta LR

8 Voọc vá Pygathrix nemaeus E EN

9 Voọc đen Trachipithecus francoisi E VU

10 Vượn đen Hylobates concolor E EN

11 Sói đỏ Cuon alpinus E VU

12 Gấu chó Ursus malayanus E

13 Gấu ngựa Ursus thibetanus E VU

14 Rái cá lông mượt Lutra perspicillata V VU

15 Cầy mực Arctictis binturong V

16 Hổ Panthera tigris E EN

17 Báo hoa mai P. pardus E

18 Cheo cheo Nam Dương Tragulus javanicus V

19 Hươu cà tông Cervus eldi E VU

20 Hươu vàng Cervus porcinus E

21 Bò rừng Bos banteng V EN

22 Bò tót Bos gaurus E VU

TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Sách đỏ ViệtNam 2000 IUCN2000

24 Tê tê vàng Manis pentadactyla V LR

25 Sóc bay trâu Petaurista petaurista R

26 Sóc đen Ratufa bicolor R

II Lớp Chim Aves

27 Cốc đế Pharacrocorax carbo R

28 Gà lôi hông tía Lophura diardi T LR

29 Le khoang cổ Nettpus coromandelianus T

30 Trĩ sao Rheinartia ocellata T VU

31 Công Pavo muticus imperator R VU

32 Bồ câu nâu Columba punicea T VU

33 Hồng hoàng Buceros bicornis T LR

III Lớp Bò sát Reptilia

34 Tắc kè Gekko gecko T

35 Rồng đất Physignathus cocincinus V

36 Kỳ đà hoa Varanus salvator V

37 Trăn đất Python molurus V LR

38 Trăn gấm Python reticulatus V

39 Rắn ráo thường Ptyas korros T

40 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus T

41 Rắn hổ mang Najanaja T

42 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah E

43 Rùa núi vàng Indotestudo elongata V EN

44 Ba ba trơn Pelodiscus sinensis VU

45 Ba ba gai Palea steindachneri EN

Trong đó:

E: Nguy cấp CR: Cực kỳ nguy cấp T: Bị đe doạ V: Sẽ nguy cấp EN: Nguy cấp LR: ít nguy cấp

R: Hiếm VU: Sẽ nguy cấp DD: Thiếu dẫn liệu

Có 41 loài (chiếm 91,11% số loài quý hiếm) bị đe doạ cấp quốc gia ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000). Trong đó có 12 loài (chiếm 26,67%) ở bậc E, gồm 10 loài thú và 2 loài bò sát. 16 loài (chiếm 35,56%) ở bậc V, bao gồm 11 loài thú và 5 loài bò sát. 4 loài ở bậc R, gồm 2 loài thú, 2 loài chim. Và 9 loài ở bậc T.

Có 26 loài (chiếm 57,78% tổng số loài quý hiếm) bị đe doạ cấp toàn cầu ghi trong Sách đỏ IUCN 2000. Trong đó có: 6 loài ở bậc EN, gồm 4 loài thú và 2 loài bò sát; 13 loài ở bậc VU, gồm 9 loài thú, 3 loài chim và 1 loài bò sát; 6 loài ở bậc ít nguy cấp, gồm 3 loài thú, 2 loài chim và 1 loài bò sát.

Tóm lại, khu hệ động vật trên cạn tại tại lưu vực công trình thuỷ điện Krông Hnăng phong phú về thành phần loài; tuy nhiên hiện nay đang ở vào tình trạng bị đe doạ do cây rừng bị khai thác, phá hoại và tình trạng săn bắt trái phép. Một số các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng.

Theo tài liệu của Ban quản lý KBTTN Ea Sô, trong sâu địa phận bảo vệ nghiêm ngặt thường gặp bò rừng, bò tót đi theo đàn 2-3 con. Ngoài ra, còn hay gặp heo rừng, hoẵng, khỉ,...một số loài chim di cư từ nơi khác đến, chứng tỏ điều kiện sống ở đây khá phù hợp. Tuy nhiên, từ khu vực đường tỉnh lộ 645 trở về phía sông Ea Krông Hnăng - khu vực chiếm đất của công trình - thuộc phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ, hành chính, sản xuất không thấy xuất hiện những loài động vật quý hiếm.

Theo kết quả khảo sát và các cuộc phỏng vấn dân địa phương thì khu vực công trình không thấy gặp những loài vật động vật lớn, động vật có giá trị. Chỉ thỉnh thoảng bắt gặp một số loài động vật nhỏ, đã thích nghi với tiếng ồn và sự xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng (Trang 58)